Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2005/CT-BTS Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 07/03/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2005/CT-BTS

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2005 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CÓ HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Trong các năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể lao động nghề cá và hàng loạt các biện pháp kiên quyết của Chính Phủ, Bộ Thuỷ sản, và các Bộ, Ngành liên quan, Ngành Thuỷ sản đã vượt qua rào cản an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới như EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản… góp phần quan trọng vào việc đưa hàng thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào 76 nước và khu vực trên thế giới, và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2004 đạt 2.397 triệu USD.

Tuy nhiên, do hoạt động kiểm soát dư lượng, hóa chất kháng sinh có hại đến sức khoẻ người tiêu dùng chưa được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, đánh bắt, thu mua vận chuyển nguyên liệu, đến chế biến, nên trong năm 2004, số lô hàng bị thị trường nhập khẩu phát hiện kháng sinh có hại vẫn còn cao (EU: 22 lô, Mỹ: 13 lô, Canada: 27 lô). Tình trạng trên không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín chất lượng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Hậu quả là Tổng vụ Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng EU (SANCO) đã thông báo sẽ cử Đoàn cán bộ thanh tra đến Việt Nam để kiểm tra hoạt động ngăn chặn hoá chất, kháng sinh có hại trong trong thuỷ sản ở Việt Nam từ 18 – 29/4/2005; Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thông báo sang Việt Nam kiểm tra chương trình HACCP của các doanh nghiệp vào tháng 9/2005.

Nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu, bảo vệ uy tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới và EU, đồng thời chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra của Liên minh Châu Âu (tháng 4/2005) và Đoàn Thanh tra của FDA (tháng 9/2005), Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ thị:

1. Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh/Thành phố chỉ đạo các Sở Thuỷ sản/Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản:

a) Phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản về ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài tại địa phương tuyên truyền về tác hại của các loại thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong Danh mục hạn chế sử dụng và cấm sử dụng theo quy định của Bộ Thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green.

b) Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green và các sản phẩm có chứa Malachite Green trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh thủy sản.

c) Khẩn trương thành lập và ổn định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 của liên Bộ Thủy sản và Bộ Nội vụ, đồng thời với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị cho phòng kiểm nghiệm chất lượng hoá chất kháng sinh và dịch bệnh của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý CL, ATVS thuỷ sản tại địa phương.

2. Các Sở Thủy sản và Sở NN&PTNT có quản lý thủy sản:

Chỉ đạo cơ quan Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản trực thuộc, triển khai đồng bộ các hoạt động:

a) Tổ chức đợt tổng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là kiểm soát các loại hóa chất, kháng sinh cấm đối với các đối tượng đã phân công cho địa phương quản lý (tàu cá, cảng, chợ, đại lý, cơ sở sản xuất cung ứng thức ăn, thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản). Phát hiện và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

b) Theo hướng dẫn nghiệp vụ và phương pháp của Chi cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng chủ trì tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản có liên quan đến hoá chất, kháng sinh tại địa phương.

c) Phối hợp với lực lượng khuyến ngư địa phương hướng dẫn cho các chủ đầm nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào của quá trình nuôi. Quản lý tốt hoạt động dịch vụ thú y, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề phòng trị bệnh thuỷ sản và xử lý ao đầm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

3. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản:

a) Kiểm soát chặt chẽ xuất xứ nguyên liệu của các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thụy Sĩ, Mỹ… về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng sản phẩm thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào thị trường EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương, phải bổ sung thêm chỉ tiêu Malachite Green và dẫn xuất của nó (Leucomalachite Green), các loại kháng sinh hạn chế sử dụng đặc biệt là nhóm Fluoroquinolone đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Thực hiện nghiêm túc cam kết với EU về việc tạm đình chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU có lô hàng bị phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng.

b) Phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, chủ đầm nuôi, tổ chức cá nhân hành nghề thú y thuỷ sản, các cơ quan chất lượng, thú y địa phương và cơ quan khuyến ngư các tỉnh/thành phố trong cả nước về tình hình chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường nhập khẩu, và hướng dẫn các biện pháp khắc phục, đặc biệt tập trung vào hoạt động ngăn chặn lây nhiễm dư lượng Malachite Green, Chloramphenicol, Nitrofurans.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản các tỉnh, thành phố thực hiện đợt tổng kiểm tra và sau đó duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật các tổ chức cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng Malachite Green, Chloramphenicol, Nitrofurans… trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản.

d) Phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn sử dụng chất thay thế Malachite Green. Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và các Viện Nghiên cứu thuỷ sản trong việc nghiên cứu mức tồn dư Malachite Greenvà khả năng phân huỷ của nó trong môi trường để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.

e) Thường xuyên cập nhật danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng của các tổ chức quốc tế, các nước nhập khẩu chủ yếu (EU, Mỹ, Nhật) để trình Bộ ban hành các qui định bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.

f) Rà soát, sửa đổi Quy chế Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi ban hành theo Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và trình Bộ ban hành.

g) Tăng cường và tập trung năng lực thiết bị phân tích để đáp ứng yêu cầu kiểm tra lô hàng thủy sản và kiểm soát các sản phẩm phục vụ nuôi trồng (hóa chất, thuốc thú y, thức ăn, chế phẩm sinh học).

h) Hướng dẫn nghiệp vụ, phương pháp kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng (đặc biệt là Malachite Green)cho cơ quan quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản các tỉnh, Thành phố để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng trong nguyên liệu thủy sản nuôi trước khi thu hoạch và thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho toàn bộ nguyên liệu theo từng đơn vị bè/ đầm nuôi.

i) Hướng dẫn nghiệp vụ và phương pháp cho cơ quan kiểm tra chất lượng và thú y thuỷ sản các tỉnh, thành phố triển khai hoạt động mã hoá các cơ sở nuôi, cơ sở thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu để triển khai nhanh hoạt động kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh đối với các cơ sở này, và phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của lô hàng.

j) Chỉ thực hiện kiểm tra cấp chứng thư các lô hàng xuất khẩu đi EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương có đủ giấy chứng nhận hoặc phiếu phân tích các loại kháng sinh cấm và Malachite Greencho từng lô nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra lô hàng đó.

4. Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Nuôi thủy sản:

Có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản trong việc phổ biến tác hại của các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, hướng dẫn các trường Đại học, Trung học và Dạy nghề liên quan đến nuôi trồng và chế biến thủy sản cập nhật các qui định của Nhà nước và của Bộ Thủy sản về hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong thủy sản, và chỉ đạo các Viện Nghiên cứu thuộc Bộ triển khai các đề tài nghiên cứu phòng trị bệnh thủy sản bao gồm nội dung nghiên cứu các loại kháng sinh thay thế các chất bị cấm sử dụng trong phòng trị bệnh cho thủy sản.

5. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia:

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy sản, các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thủy sản tăng cường tuyên truyền phổ biến cho ngư dân về tác hại khi sử dụng các chất thuộc danh mục kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản đặc biệt là Malachite Green, Chloramphenicol, Nitrofurans.

b) Hướng dẫn sử dụng chất thay thế Malachite Green trong nuôi trồng thuỷ sản.

6. Các Doanh nghiệp chế biến thủy sản:

a) Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ Thủy sản về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản, đặc biệt là kiểm soát dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng.

b) Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu thủy sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lô hàng xuất khẩu vào EU, Canada và những thị trường có yêu cầu tương đương. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hoá chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải được lấy mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm (đặc biệt là Malachite Green).

c) Các lô hàng thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Canada và thị trường có yêu cầu tương đương phải được chứng nhận không nhiễm dư lượng hoá chất, kháng sinh, đặc biệt là Malachite Green, Leucomalachite Green.

d) Sẵn sàng xuất trình tài liệu, giấy tờ liên quan đến vấn đề kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hoạt động thuỷ sản khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

7. Các cơ sở (đại lý) thu mua và cung ứng nguyên liệu thuỷ sản

a) Phải tách rõ từng lô nguyên liệu, kèm tờ khai xuất xứ và phiếu kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh bị cấm, đặc biệt là Malachit Green cho tất cả các lô hàng do đơn vị thu mua và cung ứng.

b) Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh hoá chất cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản để bảo quản nguyên liệu.

c) Chấp hành nghiêm túc hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng và cơ quan kiểm tra chất lượng và thú y thuỷ sản tỉnh/thành phố.

d) Sẵn sàng xuất trình tài liệu, giấy tờ liên quan đến vấn đề kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hoạt động thuỷ sản khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

8. Các cơ sở sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản:

a) Nghiêm cấm việc nhập khẩu, tàng trữ, sản xuất, kinh doanh các hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green.

b) Chỉ được sản xuất, cung ứng cho người nuôi những mặt hàng đã được cấp chứng nhận được phép sản xuất và tiêu thụ.

c) Mỗi lô hàng trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện chế độ ghi nhãn theo Thông tư 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 07/2005 ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản và phải kèm theo phiếu kiểm tra dư lượng kháng sinh.

d) Chấp hành nghiêm túc hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Chi cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng và cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản các Tỉnh, Thành phố.

e) Sẵn sàng xuất trình tài liệu, giấy tờ liên quan đến qui định kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hoạt động thuỷ sản khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

9. Chủ đầm, bè nuôi thuỷ sản:

a) Sử dụng thuốc, hoá chất đúng mục đích, không tùy tiện sử dụng thuốc, hoá chất trong quá trình nuôi trồng thủy sản nếu chưa được hướng dẫn đầy đủ về thành phần, tác dụng và qui trình sử dụng.

b) Nghiêm cấm sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thủy sản, đặc biệt là Malachite Green .

c) Phải lập sổ ghi chép chi tiết quá trình nuôi, đặc biệt là việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y và thông báo cho đại lý thu mua, doanh nghiệp về các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất tại đầm nuôi và phải thực hiện lấy mẫu kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh cho nguyên liệu thuỷ sản trước khi thu hoạch.

d) Kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản biết những cơ sở cung ứng thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, những tổ chức, cá nhân hành nghề thú y thuỷ sản sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm để phòng và trị bệnh cho thuỷ sản.

e) Sẵn sàng xuất trình tài liệu, giấy tờ liên quan đến vấn đề kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hoạt động thuỷ sản khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản; Thủ trưởng các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ; Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý Nhà nước về thuỷ sản; và các cá nhân, tổ chức hoạt động thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

 

THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 03/2005/CT-BTS ngày 07/03/2005 về tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.603

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.24.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!