BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2018/TT-BGTVT
|
Hà Nội,
ngày tháng
năm 2018
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ
49/2016/TT-BGTVT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM THU GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG
BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20
tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11
tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài
sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng
giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, tổ
chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu
giá dịch vụ sử dụng đường bộ:
1. Bổ sung Khoản
4 Điều 3 như sau:
“4. Doanh thu
bình quân một ngày trong tháng được tính bằng doanh thu bình quân một ngày của
tổng doanh thu vé lượt, vé tháng, vé quý trong tháng.”
2. Bổ sung Khoản
3 Điều 4 như sau:
“3. Trạm thu giá phải đảm bảo các tiêu chí, điều kiện sau đây:
- Đối
với đường quốc lộ, Trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án
và có quyết định thành lập trạm thu giá của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; vị
trí đặt trạm thu giá phải phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất
của các cơ quan địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn Đại biểu
Quốc hội, Hiệp hội vận tải ô tô), đồng thời lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa
phương. Đối với đường địa phương, Trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường
gắn với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; vị trí đặt trạm thu giá
phải nằm trong phạm vi dự án do Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định.
- Khoảng cách giữa hai trạm thu
giá ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 (bảy mươi)
km trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ.
- Trạm
thu giá chỉ được tổ chức thu hoàn vốn cho dự án sau khi dự án hoàn thành, nghiệm
thu đưa vào sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra, xác định đủ điều kiện được tổ chức thu.
Đối với những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án đã đưa vào khai thác vận
hành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo các quy định
của hợp đồng dự án và các văn bản liên quan.
3. Sửa đổi Khoản
4 Điều 5 như sau:
“4. Thực hiện
thông báo công khai liên tục trước 5 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu
giá khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu thu, địa điểm trạm thu giá,
công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn giảm
giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong trường hợp có thay đổi về mức thu,
công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu thì đơn vị thu giá phải thông báo
công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu. Hình thức thông báo
công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa
phương và trung ương, đồng thời gửi thông báo đến Hiệp hội vận tải Việt Nam.
Trong suốt quá
trình thu, đơn vị thu giá phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử
(biển VMS) được gắn tại khu vực trạm thu giá bao gồm: Tên dự án, tổng mức đầu
tư của dự án (trong trường hợp dự án đã được quyết toán thì tổng mức đầu tư cập
nhật theo giá trị quyết toán), tổng thời gian được thu giá dịch vụ sử dụng đường
bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, doanh
thu lũy kế của trạm thu giá tính đến thời điểm cuối tháng trước liền kề (số liệu
doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại đường
dây nóng để phản ánh tiêu cực tại trạm thu giá.”
4. Bổ sung Mục
E Khoản 1 Điều 11 như sau:
“e) Khi có yêu
cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”
5. Sửa đổi Mục
c Khoản 2 Điều 11 như sau:
“c) Đơn vị
thu giá không thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này hoặc
không nộp phí sử dụng tài sản nhà nước, không nộp tiền thuê quyền khai thác tài
sản hạ tầng đường bộ theo quy định hiện hành khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có văn bản nhắc nhở 02 lần, mỗi lần cách nhau không dưới 05 ngày. Thời gian bị
trừ được tính như sau:
- Thời gian
chậm từ 10 ngày đến 30 ngày: Trừ thời gian thu 01 ngày.
- Thời gian
chậm từ 31 ngày đến 60 ngày: Trừ thời gian thu 02 ngày.
- Đối với
các ngày tiếp theo: Cứ chậm 05 ngày thì trừ thời gian thu 01 ngày.”
6. Sửa đổi Khoản
4 Điều 11 như sau:
“4. Thời gian
do việc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định
tại Mục a) b) c) d) đ) Khoản 1 Điều này không được tính để kéo dài thời gian
thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo Hợp đồng đã ký giữa Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền và Nhà đầu tư.”
7. Bãi bỏ Khoản
2 Điều 14 Thông tư.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày tháng năm
2018.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ
trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận
tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức
và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị
các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Giao
thông vận tải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu:….. .
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|