BỘ
TÀI CHÍNH – BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2010
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH
NGÀY 27/9/2007 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHI, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC XÁC MINH, TIẾP NHẬN VÀ
HỖ TRỢ PHỤ NỮ, TRẺ EM BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 17/2007/QĐ-TTG NGÀY 29/01/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị
buôn bán từ nước ngoài trở về.
Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư
liên tịch số 116/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 27/9/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh,
tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập
cộng đồng như sau:
Điều 1.
Thay nội dung điểm c, khoản 3, mục II
Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH bằng
nội dung sau:
c) Chi cho các hoạt động tư vấn,
hỗ trợ tâm lý, giáo dục, y tế, hướng nghiệp tại cơ sở hỗ trợ.
Điều 2.
Thay nội dung của khoản 2, mục III
Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH bằng
nội dung sau:
a) Nạn nhân sau khi được tiếp nhận
tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ được xem xét, trợ cấp một lần quần áo, vật
dụng cá nhân cần thiết. Mức chi được tính trên cơ sở giá cả thực tế của từng địa
phương nhưng không quá 200.000 đồng/người.
b) Tiền vệ sinh phụ nữ với mức
20.000 đồng/người/tháng.
c) Tiền ăn với mức 20.000 đồng/người/ngày.
d) Trong thời gian lưu trú tại
cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, nếu nạn nhân bị ốm phải điều trị để phục hồi
sức khoẻ thì được xem xét hỗ trợ tiền khám bệnh và thuốc chữa bệnh; trường hợp
mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở phải chuyển đến bệnh
viện của Nhà nước điều trị thì chi phí khám bệnh, thuốc chữa bệnh và điều trị
trong thời gian nằm viện do Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ xem
xét hỗ trợ. Mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/đợt điều trị.
e) Trường hợp nạn nhân chết
trong thời gian lưu trú tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, sau khi có kết
luận của các cơ quan có thẩm quyền, sau 24 giờ mà thân nhân không đến kịp hoặc
không có điều kiện mai táng thì Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ có
trách nhiệm tổ chức mai táng. Mức chi phí mai táng là 3.000.000 đồng/người.
g) Trợ cấp tiền ăn trong thời gian
đi đường là 20.000 đồng/người, tối đa không quá 5 ngày.
h) Mức hỗ trợ tiền tầu, xe được
tính trên quãng đường thực tế và giá vé phương tiện vận chuyển công cộng. Cơ sở
tiếp nhận, cơ sở hỗ trợ có trách nhiệm mua vé tầu, xe cấp cho nạn nhân.
Trường hợp nạn nhân là trẻ em nếu
không có thân nhân đến đón thì cơ sở hỗ trợ bố trí cán bộ đưa trẻ em về nơi cư
trú hoặc liên hệ với cơ quan Lao động -Thương binh và Xã hội nơi trẻ em cư trú
để đón nhận.
i) Mức chi thù lao cho chuyên
gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân là 50.000 đồng/buổi, tối đa không quá 20
buổi.
Điều 3.
Thay nội dung của điểm a và điểm b, khoản
4, mục III Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH bằng nội dung sau:
a) Nạn nhân nếu thuộc hộ nghèo
(theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành từng thời kỳ) hoặc hoàn cảnh
gia đình khó khăn đặc biệt (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận) thì được
xem xét trợ cấp khó khăn ban đầu với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/người.
b) Nạn nhân nếu có nhu cầu học
nghề được xem xét, cấp kinh phí học nghề một lần với mức 1.000.000đồng/người/khoá
học nghề.
Điều 4.
Thay khoản 1, mục IV Thông tư liên tịch
số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH bằng nội dung sau:
1. Thủ tục chi hỗ trợ nạn nhân
tái hoà nhập cộng đồng:
Để nhận được các khoản hỗ trợ
tái hoà nhập cộng đồng quy định tại mục III của Thông tư liên tịch
số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH và tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch này,
trong thời hạn 12 tháng (kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận về nước) nạn nhân hoặc gia đình có trẻ em là nạn nhân phải làm đơn gửi Uỷ
ban nhân dân cấp xã (mẫu 01 kèm theo Thông tư).
Căn cứ vào đơn đề nghị, Uỷ ban
nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ nạn nhân (mẫu 02 kèm theo Thông tư) gửi
cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Cơ quan Lao động - Thương binh
và Xã hội cấp huyện tổng hợp, thẩm định hồ sơ và làm văn bản đề nghị (kèm theo
hồ sơ) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên cơ sở đơn, hồ sơ đề nghị,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định chi hỗ trợ nạn nhân
theo chế độ quy định.
Điều 5.
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45
ngày, kể từ ngày ký.
Trong quá trình triển khai thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ./.
KT.
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng, Thủ tướng CP, các
Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Tài chính, Sở LĐTBXH, Sở Ngoại vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kho bạc Nhà nước, Công an, Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website Chính phủ, Bộ Tài Chính, Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT BTC, Bộ LĐTBXH.
|
Mẫu số 01
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số: 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 03/8/2010 của Bộ Tài
chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
.................ngày......
tháng...... năm..............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG
Kính gửi: UBND
xã..................................................................
Họ và
tên:........................................Giới tính: ................ Dân tộc:
..........................
Sinh ngày:.........tháng.........
năm............. Tại:.........................................................
Quốc tịch:
.............................................. Nơi thường trú trước khi rời Việt
Nam (ghi rõ số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn, xóm, xã,
huyện, tỉnh)
...................................................................................................................................
Thời gian rời Việt Nam:..../..../........ Phương
tiện: .......... Cửa khẩu: ........................
1. Đối với nạn nhân qua tiếp nhận chính thức1:
Đơn vị tiếp nhận:
.......................................................................................................
Cơ sở tiếp nhận:
.......................................................................................................
Thời gian tiếp nhận: ....../...../. Cửa khẩu:
..................................................................
2. Đối với nạn nhân tự trở về địa phương
không qua tiếp nhận:
Trở về từ2:...........................Thời
gian trở về đến nơi thường trú: ......../........./.........
Đi qua cửa khẩu hoặc tỉnh/huyện/xã biên giới
nào: ...................................................
Trở về bằng phương tiện gì:
......................................................................................
Để giải quyết khó khăn trước mắt trong quá trình
tái hòa nhập cộng đồng, đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết cho
tôi được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định./.
|
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(ký,
ghi rõ họ và tên)
|
________________________
1 Ghi theo Giấy chứng nhận về nước
2 Nước nạn nhân bị buôn bán trở về
Mẫu số 02
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số: 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 03/8/2010 của Bộ Tài
chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
.................ngày......
tháng...... năm..............
HỒ SƠ
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ, TRẺ
EM LÀ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ
Dán
ảnh
(4
x 6)
(Đóng
dấu giáp lai trên ảnh
|
1. Thông tin cá nhân:
Họ và
tên:...............................................Giới tính:
..................
Sinh ngày:........ tháng........
năm.............. Dân tộc: .................
Nơi sinh: ……………………………………………………………
Quốc tịch:
................................................................................
|
Nơi thường trú trước khi rời
Việt Nam (ghi rõ số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn,
xóm, xã, huyện, tỉnh): ................
|
………………………………………………………………………………………………
Thời gian rời Việt nam:....../.../........
Phương tiện: .......... Cửa khẩu: ......................
2. Thông tin tiếp nhận:
2.1. Đối với nạn nhân qua tiếp nhận chính thức3:
Đơn vị tiếp nhận: .....................................................................................................
Cơ sở tiếp nhận:
.....................................................................................................
Thời gian tiếp nhận: ....../...../............4
cửa khẩu......................................................
2.2. Đối với nạn nhân tự trở về địa phương không
qua tiếp nhận:
Trở về từ5...............................Thời
gian trở về đến nơi thường trú: ...../...../.........6
Đi qua cửa khẩu hoặc tỉnh/huyện/xã biên giới
nào: ..............................................
Trở về bằng phương tiện gì:
.................................................................................
3. Thông tin tái hoà nhập:
- Nghề nghiệp trước khi bị buôn bán (nông
dân, công nhân; học sinh, sinh viên, buôn bán nhỏ, công chức, viên chức, các
công việc dịch vụ...): ........................
- Hoàn cảnh kinh tế gia
đình...................................................................................
- Nguồn thu nhập chính của gia đình từ:
...............................................................
4. Đề nghị hỗ trợ:
- Hỗ trợ khó khăn ban đầu:
.....................................................................................
- Hỗ trợ học nghề: ...................................................................................................
- Hỗ trợ khác:
..........................................................................................................
NGƯỜI LẬP HỒ
SƠ
|
TM. UBND XÃ
.....................
CHỦ TỊCH
|
(ký và ghi
rõ họ và tên)
|
(ký tên,
đóng dấu)
|
_____________________
3 Ghi theo Giấy chứng nhận về nước
4 Ghi rõ ngày, tháng, năm
5 Nước nạn nhân bị buôn bán
6 Ghi rõ ngày, tháng, năm