Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 86-LB/TT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế Người ký: Lê Văn Truyền, Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 30/12/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 86-LB/TT

Hà Nội , ngày 30 tháng 12 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - Y TẾ SỐ 86/TT-LB NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỀ ÁN POD THUỘC NGUỒN VIỆN TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ THUỴ ĐIỂN CHO NGÀNH Y TẾ

Thực hiện Quyết định số 142/HĐBT ngày 10-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại thông báo số 01/TB ngày 10-01-1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ) về việc tập trung quản lý thu, chi ngoại tệ và nguồn viện trợ vào Ngân sách Nhà nước. Nhằm phát huy có hiệu quả nguồn viện trợ của Chính phủ Thuỵ Điển, thông qua tổ chức SIDA cho Đề án cung cấp thuốc thiết yếu (gọi tắt là đề án POD), thuộc chương trình Quốc gia thuốc thiết yếu của ngành Y tế, Liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Đề án POD như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Viện trợ của Chính phủ Thuỵ Điển thông qua tổ chức SIDA cho Đề án POD thuộc Chương trình Quốc gia thuốc thiết yếu nhằm mục tiêu mua, tậu thuốc thiết yếu và thuốc tối cần phục vụ cho chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam, đặc biệt cho các vùng có khó khăn và các đối tượng ưu tiên. Vì vậy, cần phải được tổ chức quản lý chặt chẽ, thống nhất, có hiệu quả cao.

2. Hàng năm và từng quý trong năm, Ban chủ nhiệm Đề án POD phải lập kế hoạch tiếp nhận, cung cấp và sử dụng nguồn viện trợ POD để báo cáo Bộ Y tế và Bộ Tài chính (Ban Quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế) để đưa vào kế hoạch Ngân sách Nhà nước.

3. Tiền thu được do bán thuốc thuộc Đề án POD (sau khi trừ phí quản lý được phép), được coi như nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung cho ngành Y tế. Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích đã được ký kết giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Thuỵ Điển.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Căn cứ vào đơn hàng do hai Công ty dược phẩm Trung ương 1 và 2 lập đã được Chủ nhiệm Đề án và cố vấn Thuỵ Điển xét duyệt, căn cứ vào giấy báo đã đặt hàng của hai Công ty (đối với nguyên liệu và thành phẩm nhập ngoại). Căn cứ vào giấy báo tiền về (đối với các thuốc mua trong nước). Bộ Y tế làm xác nhận để hai Công ty Dược phẩm Trung ương 1 và 2 đến Bộ Tài chính (Ban Quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế) làm thủ tục xác nhận tiền hàng viện trợ. Bộ Tài chính thực hiện thanh toán vào Ngân sách Nhà nước.

Căn cứ vào số hàng đã nhận và số tiền mua thuốc ở thị trường trong nước, Bộ Y tế duyệt tổng thể kế hoạch mua, bán thuốc, kế hoạch thu, chi tài chính do các Công ty Dược phẩm Trung ương 1 và 2 xây dựng để cung ứng thuốc theo yêu cầu của từng địa phương tham gia Đề án POD.

2. Thuốc (bao gồm cả nguyên liệu, thành phẩm) được mua từ nguồn viện trợ SIDA - Thuỵ Điển, vòng đầu được dùng cung ứng cho các tỉnh trọng điểm tham gia đề án, hỗ trợ cho vùng có khó khăn và các đối tượng ưu tiên.

3. Sau khi nhận thuốc, chậm nhất 60 ngày, các Công ty Dược phẩm cấp 1 phải thanh toán và nộp tiền vào một khoản riêng của Đề án POD đứng tên Bộ Y tế. Hoá đơn nộp tiền phải gửi thêm một liên đến Ban Quản lý và tiếp nhận hàng viện trợ quốc tế - Bộ Tài chính.

4. Tiền thu được sau khi bán thuốc vòng đầu, Bộ Y tế và Bộ tài chính sẽ cùng bàn bạc để thống nhất kế hoạch sử dụng vào các mục đích sau:

* Tái tạo lại thuốc, nhằm cung ứng cho các tỉnh trọng điểm tham gia đề án, các vùng có khó khăn và các đối tượng ưu tiên thuộc diện chính sách xã hội trên phạm vi cả nước.

* Một phần dùng để giải quyết những nhu cầu Y tế cấp bách như: dịch bệnh, thiên tai, v.v...

5. Toàn bộ số tiền thu được do bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc, (sau khi đã trừ chi phí quản lý được phép) được sử dụng theo các mục đích như đã quy định tại mục 4 phần II của Thông tư này. Trong trường hợp một phần (hoặc toàn bộ) số tiền này được sử dụng để tái tạo lại thuốc thì mọi hoạt động từ khâu mua, nhập nguyên liệu, thành phẩm, đến khâu sản xuất gia công... phải được thực hiện theo cơ chế thị trường và được tính toán đầy đủ để đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm của ngành Y tế.

6. Thuốc của Đề án POD được cung ứng thông qua hệ thống cung ứng thuốc sẵn có của ngành Y tế, từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống các Công ty Dược phẩm, các đơn vị tham gia đề án POD từ Trung ương đến địa phương phải hạch toán và báo cáo kế toán riêng về: tình hình và kết quả thực hiện đề án POD theo đúng chế độ kế toán hiện hành, để việc quản lý được chặt chẽ và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhằm đạt các mục tiêu của Đề án.

7. Toàn bộ chi phí quản lý để thực hiện Đề án POD, nhằm đưa thuốc đến tận tuyến Y tế và cơ sở (xã, huyện), các đơn vị phải lập dự toán trình Liên Bộ xét duyệt. Toàn bộ chi phí này được khấu trừ vào nguồn tiền thu được do bán thuốc và không được cao hơn chi phí của ngành hàng.

8. Giá bán thuốc từ nguồn POD là giá trị trường, tại mỗi địa phương, đối với từng loại thuốc, theo từng thời điểm. Tiền thanh toán do bán thuốc của Đề án POD phải nộp vào tài khoản riêng của Đề án POD đứng tên Bộ Y tế bao gồm:

* Giá trị nguyên liệu, thành phẩm quy đổi từ nguyên tệ ghi trên đơn hàng nhập, theo tỷ giá mua vào do ngân hàng ngoại thương thông báo tại thời điểm nhận hàng.

* Tiền lãi thu được (nếu có) do bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc của Đề án POD.

* Trường hợp tiền thu được do bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc từ nguồn thuốc POD thấp hơn giá trị phải thanh toán, các Công ty Dược phẩm Trung ương phải lập báo cáo trình Liên Bộ Tài chính - Y tế xem xét, giải quyết.

9. Ngoài phần chi phí quản lý để thực hiện Đề án POD dành cho các đơn vị thực hiện Đề án. Ban chủ nhiệm Đề án POD được trích 1% số tiền thu được do bán thuốc, để sử dụng vào các mục đích quản lý như: văn phòng phí, điện thoại, Fax, in ấn tài liệu, hội thảo tập huấn, trả lương hợp đồng, phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, chi công tác phí ... Ban chủ nhiệm Đề án có trách nhiệm lập dự toán và làm báo cáo quyết toán trình lên Bộ xét duyệt.

10. Hàng năm và từng quý trong năm, các đơn vị, các địa phương tham gia Đề án POD phải báo cáo tình hình sử dụng, cung ứng nguồn thuốc POD, việc thu nộp, thanh toán, quyết toán tiền, hàng với Bộ Y tế và Bộ Tài chính (Ban tiếp nhận và quản lý viện trợ quốc tế). Ban chủ nhiệm Đề án có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp của toàn Đề án. Trình liên Bộ Y tế - Tài chính xét duyệt.

11. Liên Bộ Tài chính - Y tế có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất mọi hoạt động của các đơn vị tham gia Đề án POD.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành cho Đề án POD. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, Ban chủ nhiệm Đề án POD có trách nhiệm phản ánh về Liên Bộ để kịp thời bổ sung, sửa đổi.

Lê Văn Truyền

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 86-LB/TT ngày 30/12/1992 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đề án POD thuộc nguồn viện trợ của Chính phủ Thuỵ Điển cho ngành y tế do Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.794

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.90.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!