Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 87/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em

Số hiệu: 87/2008/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Sỹ Danh
Ngày ban hành: 08/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Số: 87/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quỹ Bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp công lập; được thành lập ở cấp tỉnh và cấp Trung ương; do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) và do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo quy định tại Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ:

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiệm ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật;

- Trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; bị tai nạn thương tích;

- Trẻ em vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh;

- Trẻ em thuộc gia đình nghèo vượt khó học giỏi;

- Trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ;

- Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.

3. Quỹ Bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội: có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước để giao dịch, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán; số dư quỹ cuối năm trước, kể cả kinh phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

4. Nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước) được gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, phục vụ cho hoạt động của quỹ.

5. Quỹ Bảo trợ trẻ em phải công khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc huy động, quản lý và sử dụng quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và những quy định tại Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nguồn thu của Quỹ Bảo trợ trẻ em:

- Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp bằng tiền, hiện vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước dưới hình thức ủng hộ, hợp đồng tặng cho tài sản, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;

+ Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên theo định mức chi quản lý hành chính đối với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm nhiệm vụ quản lý quỹ;

+ Kinh phí thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng (nếu có).

+ Kinh phí đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ (nếu có).

- Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ (nếu có).

- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

2. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em:

2.1. Chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn huy động đóng góp, tài trợ bao gồm:

- Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật như: phẫu thuật mắt, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch, phẫu thuật dị tật vận động, phẫu thuật tim …

- Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị tai nạn thương tích chi phí điều trị cao;

- Hỗ trợ kinh phí học nghề: học phí, tiền ăn, sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề.

- Hỗ trợ học bổng, sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh thuộc gia đình nghèo, con thương binh, liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng vượt khó học giỏi.

- Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lớp mẫu giáo, trung tâm phục hồi chức năng, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng.

- Hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em như: ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó.

- Hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

- Hỗ trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức.

- Hỗ trợ trẻ em nghèo gặp các tai nạn rủi ro khác.

- Hỗ trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ.

- Hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ.

Nội dung và mức chi cụ thể cho các hỗ trợ nêu trên do Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em cùng cấp đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của quỹ. Đối với các khoản tài trợ đã được thỏa thuận hoặc có văn bản ký kết giữa Quỹ Bảo trợ trẻ em với nhà tài trợ về nội dung và mức chi thì thực hiện theo thỏa thuận hoặc văn bản đã ký kết.

2.2. Chi hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em:

a) Quỹ được trích tối đa 10% (mười phần trăm) trên tổng số thu hàng năm của quỹ (trừ các khoản thu tài trợ có địa chỉ cụ thể, tài trợ bằng hiện vật và hỗ trợ của ngân sách nhà nước) để chi cho công tác quản lý quỹ. Căn cứ vào nguồn thu hàng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam) và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quyết định mức trích chi phí quản lý quỹ phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ.

b) Nội dung và mức chi quản lý quỹ:

- Chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên được thực hiện theo quy định hiện hành về nội dung cho đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù của quỹ bao gồm:

+ Chi công tác tuyên truyền, vận động để huy động nguồn tài trợ.

+ Chi cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng tài trợ đến đối tượng (tiền thuê kho, bến bãi; chi phí đóng thùng, vận chuyển hàng hóa; chi phí chuyển tiền; chi phí khác);

+ Chi cho việc khảo sát, lập dự án và kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho trẻ em.

+ Chi khen thưởng cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc vận động nguồn tài trợ và đóng góp cho hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em.

+ Chi đặc thù khác có liên quan đến hoạt động của quỹ.

Mức chi thực hiện theo chế độ, định mức chi hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ Bảo trợ trẻ em.

c) Quỹ Bảo trợ trẻ em được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với nguồn kinh phí quản lý quỹ theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2.3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, đề án do Nhà nước đặt hàng, vốn đối ứng cho các dự án viện trợ, tài trợ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Công tác lập dự toán, kế toán, quyết toán thu, chi và quản lý quỹ:

Việc lập, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số điểm cụ thể như sau:

a) Lập dự toán:

Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ chi tài chính hiện hành; tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề, Quỹ bảo trợ trẻ em lập dự toán thu, chi theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, gửi cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp gửi cơ quan Tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Hạch toán kế toán, quyết toán:

Quỹ bảo trợ trẻ em tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; mở sổ sách ghi chép đầy đủ danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách, địa chỉ các đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em giúp đỡ.

- Việc hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Nghiêm cấm để ngoài sổ sách kế toán bất kỳ khoản thu, chi, tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

- Đối với các nguồn viện trợ: thực hiện theo dõi, hạch toán và quyết toán theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ.

- Đối với một số hoạt động hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em giao cho các cơ quan, tổ chức khác thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với Quỹ Bảo trợ trẻ em thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại Quỹ Bảo trợ trẻ em, gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được Quỹ Bảo trợ trẻ em phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ lưu trữ theo quy định hiện hành.

- Hàng quý, năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và quyết toán thu, chi quỹ để báo cáo Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.

c) Công tác quản lý quỹ:

- Quỹ Bảo trợ trẻ em phải thực hiện công khai mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thu, chi của quỹ.

- Định kỳ và đột xuất, cơ quan Lao động – Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của quỹ. Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em về toàn bộ hoạt động thu, chi của quỹ.

- Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán toàn bộ các nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định hiện hành của Nhà nước và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội để quyết toán với cơ quan Tài chính cùng cấp.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 112/2004/TT-BTC ngày 24/11/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc BTC;
- Lưu: VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 87/2008/TT-BTC

Hanoi, October 8, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF CHILDREN RELIEF FUNDS

Pursuant to State Budget Law No. 01/2002/ QH11 of December 16, 2002, and its guiding documents;
Pursuant to the Government's Decree No. 36/2005/ND-CP of March 17, 2005. detailing the implementation of a number of articles of the Law on Child Protection, Care and Education;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/ 2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides the management and use of Children Relief Funds as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Children Relief Funds are public non-business units established at central and provincial levels and managed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (with regard to the National Fund for Vietnamese Children) or provincial-level Services of Labor, War Invalids and Social Affairs (with regard to provincial/ municipal Children Relief Funds) under the Government's Decree No. 186/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and Decree No. 13/2008/ND-CP of February 4, 2008, stipulating the organization of specialized agencies under provincial/municipal People’s Committees.

2. Children Relief Funds are set up to mobilize voluntary contributions of domestic and foreign agencies, organizations and individuals, international aid as well as state budget supports  for the cause of child protection, care and education.

3. Persons entitled to supports from Children Relief Funds:

- Children in exceptionally difficult circumstances, including orphans without anyone to rely on: abandoned children: disabled children; children victims of toxic chemicals; HIV/AIDS- infected children: children doing heavy or dangerous jobs or exposed to hazardous substances; children working far away from their families; street children; sexually abused children; juvenile drug addicts, and juvenile law offenders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Children in mountainous, deep-lying or remote regions, former revolutionary bases, and natural disaster- or epidemic-hit areas:

- Children of poor families who surmount difficulties and record good academic achievements at schools;

- Children specifically designated by donors;

- Other children in accordance with the funds' principles and purposes.

4. Children Relief Funds are public non- business units which operate in the social domain; have the legal person status and their own seals; are permitted to open their accounts at banks or state treasuries for transactions and organize their accountancy apparatus in accordance with the Accountancy Law. Their year-end balances, including regular state budged funding (if any), can be transferred to subsequent years for further use.

5. The Funds* idle money (excluding state budget supports) may be deposited as savings or used to purchase government bonds for fund preservation and growth in service of the Funds' operation.

6. Children Relief Funds shall publicize their mobilization, management and use and report on the implementation of financial publicity as provided for in the Prime Minister's Decision No. 192/2004/QD-TTg of November 16, 2004, promulgating the Regulation on financial publicity, applicable to state budgets at all levels, budget-estimating units, organizations enjoying state budget supports, capital construction projects funded by state budget support capital, state enterprises, funds originating from the state budget and funds originating from people's contributions as well as guiding documents of the Ministry of Finance. The fund mobilization, management and use must comply with the set purposes and ensure efficiency under current financial management regulations of the State and the provisions of this Circular.

II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Sources of revenues of Children Relief Funds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Aid received for specified purposes and addresses for use under the authorization of donors.

- State budget allocations, including:

+ Funding for the performance of tasks assigned by state agencies;

+ Funding in support of regular expenditures according to expenditure norms for administrative management for staff members assigned by competent authorities to manage the funds

+ Funding for the provision of public services, implementation of scientific researches, national target programs, projects and schemes ordered by the State (if any).

+ Domestic funding for foreign-funded projects (if any).

- Revenues from deposit interests or government bond interests (if any).

- Other lawful revenues (if any).

2. Children Relief Funds" spending contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Supports for functional rehabilitation of deformed children such as eye surgery, hare lip operation, deformed leg operation, heart surgery,...

- Supports for medical examination and treatment, travel and meals of children suffering serious or dangerous diseases, injuries in accidents, which require high hospitalization costs;

Funding supports for vocational training: tuitions, meals, textbooks and learning aids for children in exceptionally difficult circumstances who wish to attend vocational training.

- Supports in tuition, textbooks and learning aids for children of poor families, children of war invalids or martyrs, children of families with meritorious services to the revolution, who surmount difficulties and record high academic achievements.

- Supports for the construction, repair, upgrading of preschool institutions, functional rehabilitation centers, entertainment and recreation spots for children in particularly difficult communes in mountainous, deep-lying, remote regions, ethnic minority areas and former revolutionary bases.

- Supports for organization of children's festive days such as International Children Day June 1, mid-autumn festival, gatherings of children in difficult circumstances who surmount difficulties in daily life and study.

- Irregular supports for children in areas hit by natural disasters or epidemics.

- Supports for poor children studying at charity courses organized by organizations or individuals.

- Supports for poor children facing other risks and accidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Supports for other children in accordance with the Funds' principles and purposes.

The contents and specific levels of expenditure for the above-mentioned supports, which are decided by heads of Labor, War Invalids and Social Affairs agencies at the proposal of directors of Children Relief Funds of the same level, must suit the practical situation and the Funds' capability. For support amounts agreed upon or concluded in writing between the Children Relief Funds and donors with regard to the spending contents and levels, such agreements or concluded documents will apply.

2.2. Expenditures for management of Children Relief Funds:

a/ A fund may deduct 10% at most of its total annual revenue (excluding those spent for supports with designated addresses, assistance in kind and state budget supports) for fund management. Based on annual revenues, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs (for the National Fund for Vietnamese Children) and directors of provincial-level Services of Labor, War Invalids and Social Affairs (for provincial/municipal Children Relief Funds) shall decide on levels of expenditure for fund management, suitable to the situation of fund operation.

b/ Contents and levels of fund management expenditures:

- Regular and irregular expenditures comply with current regulations on spending contents applicable to public non-business units.

- Expenditures on particular operations of the Funds, including:

+ Expenditures on public information for mobilization of donations.

+ Expenditures on activities related to the receipt, transportation and distribution of donated money and commodities to beneficiaries (storehouse and yard rents; expenses for packaging and transportation of goods; money transfer expenses, other expenses);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Expenditures on commendation of and rewards to units, organizations and individuals recording achievements in the mobilization of financial assistance and support for the operation of Children Relief Funds.

+ Other peculiar expenditures related to Funds' operations.

The spending levels comply with current regulations and norms set by the State for public non-business units and the Regulation on internal expenditures of Children Relief Funds

c/ Children Relief Funds may apply financial autonomy mechanisms with regard to their management funding according to current regulations on financial regimes applicable to public non-business units.

2.3. Expeditions on scientific researches, national target programs, projects and schemes ordered by the State: domestic capital for foreign-funded projects comply with current regulations of the State.

3. Estimation, accounting and settlement of fund revenues, expenditures and management:

The estimation, accounting and settlement of revenues and expenditures of Children Relief Funds comply with the State Budget Law, the Accountancy Law and their guiding documents. This Circular additionally guides a number of specific points as follows:

a/ Estimation:

Annually, based on their functions and tasks assigned by competent authorities; tasks under their annual plans; current financial expenditure regimes, and the situation of financial revenues and expenditures of the preceding year, Children Relief Funds shall estimate their revenues and expenditures according to current regulations on financial regimes applicable to public non-business units, then send them to Labor, War Invalids and Social Affairs agencies for consideration and sum-up before sending them finance agencies of the same level for submission to competent authorities for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Children Relief Funds shall organize and conduct accounting and statistical work according to accounting and statistics laws, keep records of all agencies, organizations and individuals that make contributions or provide aid. and the names and addresses of beneficiaries assisted by Children Relief Funds:

- The accounting and settlement of funding of Children Relief Funds comply with current non business and administrative accounting regimes. It is strictly forbidden to leave outside accounting records any revenue or expenditure amounts, assets, money, debts or any contributions of units, organizations or individuals.

-For aid sources: To monitor, account and settle them in strict accordance with current state regulations on reception, management and use of aid sources.

- For a number of support activities of Children Relief Funds assigned to other agencies or organizations for performance under contracts signed with Children Relief Funds, documents serving as bases for accounting and settlement will be kept at Children Relief Funds, including task performance contracts (enclosed with detailed expenditure estimates approved by Children Relief Funds), records on work handover, written records of contract liquidation, spending orders or bills and other relevant documents. Specific expenditure documents will be kept by agencies or organizations directly conducting support activities according to current regulations.

- Quarterly and annually, Children Relief Funds shall make financial reports and settle fund revenues and expenditures for report to their sponsoring Councils and Labor War Invalids and Social Affairs agencies of the same level.

c/ Fund management:

- Children Relief Funds shall publicize all revenues and expenditures and strictly comply with the financial and accounting supplying necessary information for the management and administration of fund revenues and expenditures.

- Periodically and extraordinarily, Labor, War Invalids and Social Affairs agencies shall inspect the management and use of financial sources of the Funds. Directors of Children Relief Funds are answerable to heads of Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and their sponsoring Councils for all revenues and expenditures of the funds.

- Labor. War Invalids and Social Affairs agencies shall examine and approve the settlement of all sources of operation funding of Children Relief Funds according to current state regulations and synthesize them into settlement reports for final settlement with finance agencies of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Finance Ministry's Circular No. 112/2004/TT-BTC of November 24, 2004, guiding the management and use of the National Fund for Vietnamese Children.

Problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
 VICE MINISTER





Pham Sy Danh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 87/2008/TT-BTC ngày 08/10/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


32.338

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.186.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!