Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 65/2018/TT-BTC quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính

Số hiệu: 65/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 31/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính.

2. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành Tài chính và các đặc điểm cơ bản của đối tượng quản lý của ngành Tài chính nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính và các cơ quan Nhà nước; công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển các lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính; đáp ứng nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin thống kê tài chính theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn Luật Thống kê.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính bao gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê tài chính:

a) Chủ trì tổng hợp thông tin thống kê được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính;

b) Thực hiện phổ biến thông tin thống kê tài chính theo đúng quy định tại Điều 48 của Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015 và các quy định về chế độ bảo mật thông tin của ngành Tài chính;

c) Chủ trì xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thu thập, tổng hợp, lưu trữ, khai thác thông tin từ hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế;

đ) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

2. Các đơn vị liên quan theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:

a) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tổ chức triển khai thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính theo quy định;

b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thu thập, tổng hợp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành địa phương cung cấp thông tin để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính theo quy định;

c) Tổ chức thực hiện phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thu thập, tổng hợp, lưu trữ, khai thác thông tin đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; đảm bảo tính kết nối, liên thông, chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu với Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính, các hệ thống thông tin tác nghiệp và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của đơn vị.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Lưu: VT, THTK.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2018/TT- BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính)

STT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

01

Lĩnh vực Ngân sách nhà nước

1

0101

Thu Ngân sách nhà nước

2

0102

Chi ngân sách nhà nước

3

0103

Bội chi/Kết dư ngân sách nhà nước

4

0104

Chi trả nợ gốc của ngân sách nhà nước

5

0105

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước

6

0106

Chi ngân sách trung ương

7

0107

Thu ngân sách địa phương

8

0108

Chi ngân sách địa phương

9

0109

Bội chi/Kết dư ngân sách địa phương cấp tỉnh

10

0110

Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương

11

0111

Tổng mức vay của ngân sách địa phương

12

0112

Chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu

02

Lĩnh vực Quản lý ngân quỹ nhà nước

13

0201

Thu, chi ngân quỹ nhà nước

14

0202

Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi/Xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt

03

Lĩnh vực Nợ công

15

0301

Vay và trả nợ công

16

0302

Vay và trả nợ của Chính phủ

17

0303

Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

18

0304

Vay và trả nợ của Chính quyền địa phương

19

0305

Vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

20

0306

Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia

04

Lĩnh vực Dự trữ quốc gia

21

0401

Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia

22

0402

Nhập hàng dự trữ quốc gia

23

0403

Xuất hàng dự trữ quốc gia

24

0404

Tồn hàng dự trữ quốc gia

05

Lĩnh vực Chứng khoán

25

0501

Chỉ số chứng khoán

26

0502

Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu

27

0503

Khối lượng và giá trị chứng khoán giao dịch

28

0504

Khối lượng và giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

29

0505

Số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

30

0506

Chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch mới và hủy niêm yết/đăng ký giao dịch

31

0507

Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động

32

0508

Hoạt động đấu thầu trái phiếu

33

0509

Hoạt động đấu giá cổ phần

34

0510

Tình hình mở/đóng tài khoản của nhà đầu tư

35

0511

Hoạt động lưu ký chứng khoán

36

0512

Giao dịch trái phiếu Chính phủ

37

0513

Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán

38

0514

Hoạt động phát hành chứng khoán

39

0515

Khối lượng và giá trị chứng khoán phái sinh giao dịch

06

Lĩnh vực Quản lý trái phiếu

40

0601

Kế hoạch phát hành trái phiếu

41

0602

Kết quả phát hành trái phiếu

42

0603

Thanh toán trái phiếu

43

0604

Sở hữu trái phiếu của nhà đầu tư

44

0605

Sở hữu tín phiếu của nhà đầu tư

45

0606

Giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ

46

0607

Mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

07

Lĩnh vực Bảo hiểm thương mại

47

0701

Doanh thu phí bảo hiểm

48

0702

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

49

0703

Tổng tài sản

50

0704

Vốn chủ sở hữu

51

0705

Trích lập dự phòng nghiệp vụ

52

0706

Hoạt động đầu tư

53

0707

Khả năng thanh toán

08

Lĩnh vực Xuất, nhập khẩu

54

0801

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

55

0802

Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

56

0803

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế

57

0804

Mức độ tự do hóa đối với thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại

58

0805

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

09

Lĩnh vực Quản lý giá

59

0901

Giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá

60

0902

Giá đăng ký của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá

61

0903

Giá kê khai của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá

62

0904

Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường

63

0905

Số doanh nghiệp thẩm định giá

64

0906

Số doanh nghiệp đăng ký, kê khai giá

65

0907

Trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

10

Lĩnh vực Tài sản công

66

1001

Tài sản công

11

Lĩnh vực Người nộp thuế

67

1101

Số lượng người nộp thuế

68

1102

Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

69

1103

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

70

1104

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

71

1105

Tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp

12

Lĩnh vực Đơn vị có quan hệ với ngân sách

72

1201

Số lượng mã số đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

73

1202

Số lượng mã số dự án đầu tư

13

Lĩnh vực Đơn vị sự nghiệp công

74

1301

Số lượng đơn vị sự nghiệp công

75

1302

Thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công

14

Lĩnh vực Doanh nghiệp có vốn nhà nước

76

1401

Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

77

1402

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

78

1403

Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

79

1404

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

80

1405

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

81

1406

Xếp loại doanh nghiệp nhà nước

15

Lĩnh vực Quỹ tài chính nhà nước

82

1501

Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội

83

1502

Thu, chi quỹ bảo hiểm y tế

84

1503

Thu, chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp

85

1504

Thu lãi đầu tư tài chính các quỹ bảo hiểm

86

1505

Kết quả kinh doanh của các quỹ tài chính có chức năng cho vay, bảo lãnh

87

1506

Quyết toán các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

16

Lĩnh vực Xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng

88

1601

Tình hình hoạt động kinh doanh xổ số

89

1602

Tình hình hoạt động kinh doanh đặt cược

90

1603

Tình hình hoạt động kinh doanh casino

91

1604

Tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

17

Lĩnh vực Vốn đầu tư công

92

1701

Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công

93

1702

Thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển/chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển Việt Nam

94

1703

Thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công

95

1704

Quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính)

PHẦN I.

01. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Khái niệm chung:

- Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách trung ương (NSTW) là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

- Ngân sách địa phương (NSĐP) là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

0101. Thu ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố ngày, tháng, quý, năm (số chấp hành) do Kho bạc Nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực;

- Sắc thuế;

- Cấp ngân sách;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Mục lục ngân sách nhà nước.

2.2. Đối với kỳ công bố tháng (số ước thực hiện) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực;

- Sắc thuế;

- Loại hình kinh tế.

2.3. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực;

- Sắc thuế;

- Cấp ngân sách;

- Ngành kinh tế;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Ngân sách nhà nước;

- Kho bạc Nhà nước.

Ghi chú:

Số liệu thu ngân sách nhà nước phân tổ theo sắc thuế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với kỳ công bố tháng, quý, năm, và phân tổ theo ngành kinh tế với kỳ công bố năm do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0102. Chi ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

- Chi đầu tư phát triển;

- Chi dự trữ quốc gia;

- Chi thường xuyên;

- Chi trả nợ lãi;

- Chi viện trợ;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố ngày, tháng, quý, năm (số chấp hành) do Kho bạc nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Nội dung chi;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Mục lục ngân sách nhà nước.

2.2. Đối với kỳ công bố tháng, năm (số ước thực hiện) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Nội dung chi.

2.3. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, quyết toán) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Nội dung chi;

- Bộ/ngành;

- Ngành kinh tế;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ báo cáo: Ngày, tháng, quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Ngân sách nhà nước;

- Kho bạc nhà nước.

Ghi chú:

Số liệu chi ngân sách nhà nước phân tổ theo bộ/ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với kỳ công bố tháng, quý, năm, và phân tổ theo ngành kinh tế với kỳ công bố năm do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0103. Bội chi/Kết dư ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

Phương pháp tính:

Bội chi ngân sách nhà nước = Tổng thu ngân sách nhà nước - Tổng chi ngân sách nhà nước

- Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.

2. Phân tổ:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý là số Chênh lệch thu, chi NSNN và không phân tổ.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (Số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) thực hiện phân tổ theo:

- Cấp ngân sách (Trung ương/Địa phương);

- Nguồn bù đắp (vay trong nước/vay ngoài nước).

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

Ghi chú:

Số liệu bội chi ngân sách nhà nước phân tổ theo nguồn bù đắp với kỳ công bố tháng, quý, năm do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0104. Chi trả nợ gốc của ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.

- Nguồn chi trả nợ gốc, gồm:

+ Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hàng năm;

+ Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

+ Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước;

+ Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý không phân tổ.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (Số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) thực hiện phân tổ theo:

- Cấp ngân sách (NSTW/NSĐP);

- Nguồn chi trả nợ.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

0105. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Phương pháp tính:

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ: Mục đích vay.

3. Kỳ công bố: Năm (Số dự toán, ước thực hiện, quyết toán).

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

0106. Chi ngân sách trung ương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:

(1) Chi đầu tư phát triển:

(a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại chi thường xuyên ở mục (3);

(b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

(c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

(2) Chi dự trữ quốc gia.

(3) Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

(a) Quốc phòng;

(b) An ninh và trật tự an toàn xã hội;

(c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

(d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

(đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

(e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;

(g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

(h) Sự nghiệp thể dục thể thao;

(i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

(k) Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;

(l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

(m) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;

(n) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

(o) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

(4) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ.

(5) Chi viện trợ.

(6) Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

(7) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.

(8) Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.

(9) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý, năm (số chấp hành) do Kho bạc Nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Mục lục ngân sách nhà nước.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Bộ, ngành.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Ngân sách nhà nước;

- Kho bạc Nhà nước.

0107. Thu ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nguồn thu của ngân sách địa phương:

(1) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

(a) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

(b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

(c) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

(d) Tiền sử dụng đất;

(đ) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

(e) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

(g) Lệ phí môn bài;

(h) Lệ phí trước bạ;

(i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;

(k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;

(l) Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;

(m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

(n) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;

(o) Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;

(p) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

(q) Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

(r) Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phân ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;

(s) Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;

(t) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

(u) Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

(v) Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;

(x) Thu kết dư ngân sách địa phương;

(y) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016.

(3) Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.

(4) Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực thu.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số Dự toán, ước thực hiện) thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực thu;

- Sắc thuế.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số Quyết toán) thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực thu;

- Sắc thuế;

- Cấp ngân sách.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0108. Chi ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:

(1) Chi đầu tư phát triển:

(a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại chi thường xuyên ở mục (2);

(b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;

(c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

(2) Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:

(a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

(b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

(c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý;

(d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

(đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin;

(e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

(g) Sự nghiệp thể dục thể thao;

(h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

(i) Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác;

(k) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương;

(l) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

(m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

(n) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

(3) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.

(4) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.

(5) Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.

(6) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số Dự toán, ước thực hiện) thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Nội dung kinh tế.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số Quyết toán) thực hiện phân tổ theo:

- Lĩnh vực chi;

- Nội dung kinh tế;

- Cấp ngân sách.

3. Kỳ báo cáo: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0109. Bội chi/Kết dư ngân sách địa phương cấp tỉnh

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

- Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

2. Phân tổ: Không phân tổ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0110. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Nguồn chi trả nợ gốc của NSĐP, gồm:

+ Số vay để trả nợ gốc được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hàng năm;

+ Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

+ Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước;

+ Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ:

2.1. Đối với kỳ công bố tháng, quý: không phân tổ.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (Số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) thực hiện phân tổ theo nguồn chi trả nợ.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0111. Tổng mức vay của ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng mức vay của ngân sách địa phương bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương.

2. Phân tổ: Mục đích vay.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0112. Chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.

- Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn cụ thể.

- Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phân tổ:

2.1. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Bộ/ngành;

- Nguồn vốn.

2.1. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo:

- Nguồn vốn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Ngân sách nhà nước;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

PHẦN II.

02. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC

0201. Thu, chi ngân quỹ nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Ngân quỹ nhà nước (NQNN) là tiền trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại) và tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước.

Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách nhà nước các cấp; các quỹ tài chính nhà nước và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại KBNN.

Các khoản thu NQNN, bao gồm: thu NSNN; thu các quỹ tài chính nhà nước và các khoản thu tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước (KBNN); thu từ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển (vay trong nước; vay nước ngoài); các khoản thu hồi sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi.

Các khoản chi NQNN, bao gồm: chi NSNN (chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả hoàn thuế giá trị gia tăng, không bao gồm chi trả nợ thuộc phạm vi NSNN); chi trả nợ đến hạn (bao gồm: trả nợ trong nước như chi trả trái phiếu Chính phủ, trả nợ vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,…; trả nợ nước ngoài và các khoản thanh toán nợ khác); các khoản chi tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại KBNN và các quỹ tài chính nhà nước.

Sự biến động ngân quỹ KBNN được xác định dựa trên sự so sánh giữa tồn quỹ cuối ngày và tồn quỹ đầu ngày, trong đó: Tồn quỹ cuối ngày = Tồn quỹ đầu ngày + Thu trong ngày - Chi trong ngày.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nội dung kinh tế;

- Loại tiền tệ (VND/USD).

3. Kỳ công bố: Ngày, quý.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Kho bạc Nhà nước.

0202. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi/Xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt

1. Khái niệm, phương pháp tính:

NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Tồn NQNN ước tính đầu kỳ cộng (+) tổng khả năng thu NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản sử dụng NQNN đến hạn thu hồi) trừ đi (-) tổng nhu cầu chi NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản hoàn trả tiền vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đến hạn trong kỳ) trừ đi (-) định mức tồn NQNN tối thiểu trong kỳ. Trường hợp:

a) Phần chênh lệch dương là NQNN tạm thời nhàn rỗi trong kỳ.

b) Phần chênh lệch âm là NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ.

* Sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi:

NQNN tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:

- Tạm ứng cho ngân sách trung ương;

- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh;

- Gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại;

- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.

* Xử lý NQNN tạm thời thiếu hụt:

- Phát hành tín phiếu kho bạc;

- Thu hồi trước hạn tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức sử dụng/xử lý.

3. Kỳ báo cáo: Quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Kho bạc Nhà nước.

PHẦN III.

03. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC NỢ CÔNG

Khái niệm chung:

Vay là quá trình tạo ra nghĩa vụ nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay (sau đây gọi chung là thỏa thuận vay) hoặc phát hành công cụ nợ.

Chi trả nợ là việc thanh toán nợ, bao gồm chi trả gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay.

Cho vay lại là việc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.

Trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.

Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.

Tín phiếu Kho bạc công cụ nợ do Kho bạc Nhà nước phát hành, có kỳ hạn không vượt quá 52 tuần.

Công trái xây dựng Tổ quốc trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.

Bảo lãnh Chính phủ là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

Vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Vay ưu đãi nước ngoài là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

Thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

0301. Vay và trả nợ công

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nợ công bao gồm nợ Chính phủ (CP), nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương (CQĐP).

2. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức vay (Nợ CP, nợ được CP bảo lãnh, nợ CQĐP);

- Nguồn vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

0302. Vay và trả nợ của Chính phủ

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.

- Nợ Chính phủ bao gồm:

+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;

+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay (trong nước, ngoài nước);

- Hình thức vay;

- Công cụ nợ;

- Chủ nợ.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

0303. Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:

+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;

+ Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay;

- Chủ nợ;

- Đối tượng được bảo lãnh.

2. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

0304. Vay và trả nợ của Chính quyền địa phương

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

- Nợ chính quyền địa phương bao gồm:

+ Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

+ Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay;

- Hình thức vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

0305. Vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Vay nước ngoài của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp nhận khoản tín dụng từ người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của doanh nghiệp.

Vay nước ngoài của doanh nghiệp là các khoản vay không được chính phủ bảo lãnh (khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp) là việc doanh nghiệp thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.

Trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay, tự trả là các khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc và lãi phát sinh từ việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Kỳ hạn.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

0306. Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Đối tượng vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

PHẦN IV.

04. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA

0401. Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Ngân sách nhà nước;

- Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại nguồn;

- Loại hình kinh tế;

- Chức năng;

- Đơn vị được giao quản lý.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

0402. Nhập hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nhập hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định nhập hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định nhập hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được nhập vào trong kho dự trữ để thực hiện quy trình lưu kho, bảo quản.

Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp: Mua tăng, mua bù, mua bổ sung và nhập khác gồm: nhập trong tình huống đột xuất, cấp bách và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền; điều chuyển nội bộ; nhập tăng đối với lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán; tái nhập khi tạm xuất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ: là tổng số lượng các vật tư, thiết bị, hàng hóa thực tế được nhập kho dự trữ quốc gia trong một thời kỳ nhất định; có đơn vị tính cụ thể.

Số lượng hàng DTQG nhập trong kỳ

=

Số lượng mua tăng trong kỳ

+

Số lượng mua bù trong kỳ

+

Số lượng mua bổ sung trong kỳ

+

Số lượng mua trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Vùng địa bàn chiến lược;

- Đơn vị được giao quản lý;

- Nội dung/mục đích.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

0403. Xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng được chuyển lên phương tiện bên nhận tại cửa kho dự trữ xuất hoặc theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp xuất cấp không thu tiền.

Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp: Xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 35 Luật DTQG ); trong tình huống đột xuất, cấp bách (Điều 36 Luật DTQG); kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia (Điều 37 Luật DTQG); điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia (Điều 38 Luật DTQG) và trong trường hợp khác (thanh lý, tiêu hủy,…) theo quy định của pháp luật.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ: là tổng số lượng các vật tư, thiết bị, hàng hóa DTQG thực tế được xuất khỏi kho DTQG của đơn vị trong một thời kỳ nhất định.

Số lượng hàng DTQG xuất trong kỳ

=

Số lượng hàng xuất đột xuất, cấp bách trong kỳ

+

Số lượng hàng xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xuất cứu trợ, viện trợ, hỗ trợ) trong kỳ

+

Số lượng hàng xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng trong kỳ

+

Số lượng hàng xuất điều chuyển nội bộ và trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Nội dung/mục đích;

- Đơn vị xuất;

- Địa bàn.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

0404. Tồn hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ bằng số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ cộng với số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ trừ đi số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ.

Số lượng hàng DTQG tồn kho cuối kỳ

=

Số lượng hàng DTQG tồn kho đầu kỳ

+

Số lượng hàng DTQG nhập trong kỳ

-

Số lượng hàng DTQG xuất trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Đơn vị quản lý.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

PHẦN V.

05. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

Khái niệm chung:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

- Hợp đồng góp vốn đầu tư;

- Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

0501. Chỉ số chứng khoán

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ số chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000).

Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành. Thí dụ, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số VNIndex là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trường trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch; sau đó được mở rộng cho các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HA STC) …

Chỉ số chứng khoán được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết tại thời kỳ tính toán. Người ta thường dùng công thức Passcher để tính:

Lấy công thức tính VNIndex làm đại diện:

(P1i x Q1i )

VNIndex(điểm)

=

---------------------------

× 100

(P0i x Q1i )

Trong đó:

Pli : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,

P0i : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc,

Qli : Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,

n : Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.

Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ số ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên.

Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến hành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết cũ

+

Giá thị trường của các cổ phiếu niêm yết mới

Hệ số chia mới (d)

=

Hệ số chia cũ

×

----------------------------------------------

Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yêt cũ

Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ

-

Giá trị thị trường của các cổ phiếu huỷ bỏ

Hệ số chia mới (d)

=

Hệ số chia cũ

×

-------------------------------------------------

Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ

Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu sau khi thay đổi

VNIndex (điểm)

=

100

×

-------------------------------------------------------------

Hệ số chia mới

2. Phân tổ chủ yếu: Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0502. Tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Là tổng giá trị của cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường tính theo giá thị trường tại thời điểm quy định, được tính bằng tổng các tích giữa khối lượng cổ phiếu niêm yết/ đăng ký giao dịch với giá cổ phiếu giao dịch tại một thời điểm xác định.

TEV

=

∑ Pti

x

Qti

Trong đó:

TEV: là tổng giá trị vốn hoá toàn thị trường

Pti: Giá cổ phiếu i được giao dịch (thị giá) tại thời điểm giao dịch t

Qti: Khối lượng cổ phiếu i niêm yết tại thời điểm giao dịch t

PtixQti: là giá trị vốn hoá thị trường của cổ phiếu i (tính theo thời điểm)

2. Phân tổ chủ yếu: Sàn giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0503. Khối lượng và giá trị chứng khoán giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Là lượng chứng khoán và giá trị chứng khoán thực tế được khớp lệnh giữa mua và bán ở các Sở giao dịch chứng khoán.

Phương pháp tính:

Giá trị chứng khoán giao dịch bằng tổng các tích giữa khối lượng chứng khoán giao dịch với giá chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

TTV

=

∑ Pti

x

Qti

Trong đó:

TTV: là tổng giá trị chứng khoán giao dịch

Pti: là giá chứng khoán i tại thời điểm giao dịch t

Qti: là khối lượng chứng khoán i giao dịch tại thời điểm t

Pti x Q­­­ti: là giá trị giao dịch của chứng khoán i

t: là số thứ tự phiên giao dịch kể từ phiên giao dịch đầu tiên hoặc ngày giao dịch

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0504. Khối lượng và giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.          

0505. Số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0506. Chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch mới và hủy niêm yết/đăng ký giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh các chứng khoán được niêm yết/đăng ký giao dịch mới hoặc bị huỷ niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0507. Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động là số Công ty chứng khoán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động và hiện chưa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Nghiệp vụ kinh doanh.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0508. Hoạt động đấu thầu trái phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của tổ chức phát hành. Trái phiếu phát hành thông qua đấu thầu sẽ được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô huy động vốn của Chính phủ và các tổ chức kinh tế thông qua phát hành và đấu thầu trái phiếu.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Kỳ hạn.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0509. Hoạt động đấu giá cổ phần

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Là việc bán công khai cổ phần của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá. Theo quy định hiện nay, hoạt động đấu giá cổ phần được thực hiện qua Sở Giao dịch Chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà đầu tư.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0510. Tình hình mở/đóng tài khoản của nhà đầu tư

1. Khái niệm, ý nghĩa chỉ tiêu: 

Tại mỗi thành viên lưu ký (TVLK), nhà đầu tư được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán để thực hiện giao dịch các chứng khoán lưu ký. TVLK có trách nhiệm cập nhật thông tin mở, đóng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) để báo cáo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà đầu tư.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0511. Hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0512. Giao dịch trái phiếu Chính phủ

1. Khái niệm, phương pháp tính:        

- Giao dịch mua bán thông thường là giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.

- Giao dịch mua bán lại là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu TPCP đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0513. Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán

1. Khái niệm, phương pháp tính:        

Chứng chỉ quỹ ETF là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại quỹ ETF. Mệnh giá chứng chỉ quỹ ETF là 10.000 đồng.

Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh Mục đầu tư chứng khoánvà tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình quỹ.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0514. Hoạt động phát hành chứng khoán

1. Khái niệm, ý nghĩa chỉ tiêu:

Chỉ tiêu hoạt động phát hành chứng khoán phản ánh tình hình huy động vốn của doanh nghiệp và nhà nước thông qua thị trường chứng khoán.

Các phương thức phát hành chứng khoán được quy định cụ thể tại Luật Chứng khoánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

0515. Khối lượng và giá trị chứng khoán phái sinh giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:

(i) Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai;

- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.

(ii) Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai;

- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

(iii) Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

(iv) Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán phái sinh;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

PHẦN VI.

06. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ TRÁI PHIẾU

Khái niệm chung:

- Công cụ nợ của Chính phủ (xem khái niệm công cụ nợ của Chính phủ tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực nợ công).

+ Các loại công cụ nợ của Chính phủ:

● Tín phiếu kho bạc.

● Trái phiếu Chính phủ.

● Công trái xây dựng Tổ quốc.

+ Phương thức phát hành:

Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước theo các phương thức phát hành sau: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (xem khái niệm Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực nợ công).

+ Phương thức phát hành:

● Đối với doanh nghiệp: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý, bán lẻ (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

● Đối với các ngân hàng chính sách: đấu thầu phát hành trái phiếu qua Sở Giao dịch Chứng khoán.

- Trái phiếu chính quyền địa phương (xem khái niệm Trái phiếu Chính quyền địa phương tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực nợ công).

+ Phương thức phát hành:

Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành tại thị trường trong nước theo các phương thức sau: đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

- Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.

+ Phương thức phát hành:

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua các phương thức sau: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

- Phát hành trái phiếu là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.

0601. Kế hoạch phát hành trái phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh kế hoạch phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Phương thức phát hành;

- Kỳ hạn;

- Mục đích phát hành;

- Thị trường (trong nước/quốc tế).

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp:

+ Số liệu về quản lý chung về trái phiếu theo các phân tổ: loại trái phiếu, kỳ hạn và thị trường với kỳ công bố năm;

+ Số liệu về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo các phân tổ: phương thức phát hành, kỳ hạn với kỳ công bố quý, năm;

- Kho bạc Nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu Chính phủ theo phân tổ mục đích phát hành với kỳ công bố năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: mục đích phát hành, phương thức phát hành và kỳ hạn với kỳ công bố năm.

0602. Kết quả phát hành trái phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát hành trái phiếu.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Phương thức phát hành;

- Kỳ hạn;

- Lãi suất phát hành bình quân;

- Thị trường (trong nước/quốc tế).

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp:

+ Số liệu về quản lý chung về trái phiếu theo các phân tổ: loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân (nếu có) và thị trường (nếu có) với kỳ công bố năm;

+ Số liệu về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo các phân tổ: kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân với kỳ công bố quý, năm;

- Kho bạc Nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu Chính phủ theo các phân tổ: loại trái phiếu, phương thức phát hành, kỳ hạn với kỳ công bố quý, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: phương thức phát hành, kỳ hạn, lãi suất phát hành với kỳ công bố là tháng và năm.

0603. Thanh toán trái phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán trái phiếu.

Các loại chi phí liên quan đến thanh toán trái phiếu bao gồm: gốc, lãi, phí phát hành, phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu, chi phí khác (nếu có).

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Phương thức phát hành;

- Kỳ hạn;

- Loại chi phí.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Kho bạc Nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu Chính phủ theo các phân tổ: phương thức phát hành và loại chi phí với kỳ công bố tháng, quý, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: kỳ hạn và loại chi phí với kỳ công bố năm.

0604. Sở hữu trái phiếu của nhà đầu tư

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình sở hữu trái phiếu của nhà đầu tư.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nhà đầu tư (trong nước/nước ngoài);

- Loại trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).

3. Kỳ công bố: Quý.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Uỷ ban Chứng khoán nhà nước.

0605. Sở hữu tín phiếu của nhà đầu tư

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình sở hữu tín phiếu của nhà đầu tư.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nhà đầu tư (trong nước/nước ngoài);

- Ngân hàng Nhà nước.

3. Kỳ công bố: Quý.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Uỷ ban Chứng khoán nhà nước.

0606. Giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vốn (kế hoạch năm/ứng trước kế hoạch năm/vốn kéo dài);

- Cấp quản lý (trung ương/địa phương);

- Dự án.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Kho bạc Nhà nước.

0607. Mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được xem xét, phê duyệt.

- Hoán đổi trái phiếu là việc mua, bán hai mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.

2. Phân tổ chủ yếu: Mã trái phiếu.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

PHẦN VII.

07. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

Khái niệm chung:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

0701. Doanh thu phí bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Công thức tính:

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

+

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

* Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

Doanh thu phí bảo hiểm phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các Khoản, gồm: giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Công thức tính:

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Phí bảo hiểm gốc

+

Phí nhận tái bảo hiểm

-

Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm

Trong đó:

- Phí bảo hiểm gốc phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;

- Phí nhận tái bảo hiểm phản ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;

- Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng, là số chênh lệch giữa số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm năm trước chuyển sang.

* Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

Doanh thu phí bảo hiểm phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các Khoản, gồm giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Phí bảo hiểm gốc

+

Phí nhận tái bảo hiểm

-

Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng

Trong đó:

- Phí bảo hiểm gốc phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;

- Phí nhận tái bảo hiểm phản ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;

- Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng, là số chênh lệch giữa số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng năm trước chuyển sang.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình doanh nghiệp;

- Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Ghi chú:

Chỉ tiêu này do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0702. Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng chi trả bảo hiểm

=

Chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

+

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ

* Chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm và các khoản chi liên quan đến hoạt động bồi thường khi xảy ra tai nạn tổn thất sau khi trừ (-) các khoản phải thu ghi giảm chi bồi thường, gồm thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Công thức tính:

Chi bồi thường

=

Tổng chi bồi thường

-

Các khoản giảm trừ

Trong đó:

- Tổng chi bồi thường phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm và các khoản chi liên quan đến hoạt động bồi thường khi xảy ra tai nạn tổn thất như chi bồi thường cho người được bảo hiểm, chi giám định tổn thất, chi điều tra, thu thập thông tin liên quan đến sự kiện bảo hiểm, chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo;

- Các khoản giảm trừ phản ánh tổng số thu giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm gồm thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

* Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sau khi trừ (-) các khoản thu giảm chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm (như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm) và sau khi đều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Công thức tính:

Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

=

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

-

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

+

Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc

+

Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm

Trong đó:

- Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm phản ánh tổng số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo;

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm phản ánh số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo;

- Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc, là số chênh lệch giữa số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc năm trước chuyển sang;

- Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm, là số chênh lệch giữa số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm năm trước chuyển sang.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình doanh nghiệp;

- Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Ghi chú:

Chỉ tiêu này do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0703. Tổng tài sản

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng tài sản là giá trị của tất cả các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp kể cả các loại tài sản có tính chất hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, hàng hóa,... và các loại tài sản có tính chất vô hình như phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền,...

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

0704. Vốn chủ sở hữu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) nợ phải trả. Nguồn vốn thuộc quyền sử dụng của đơn vị, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị hay nói cách khác vốn chủ sở hữu là giá trị của các loại tài sản như nhà cửa, máy móc, thiết bị, vốn bằng tiền,... mà các chủ thể sản xuất, kinh doanh đã đầu tư để có thể tiến hành các hoạt động kinh tế đã xác định.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

0705. Trích lập dự phòng nghiệp vụ

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

- Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

(A). Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được xác định như sau:

Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.

Trong đó:

- Đối với trách nhiệm bảo hiểm gốc: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 mục này trên cơ sở phí bảo hiểm gốc (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 mục này trên cơ sở bồi thường bảo hiểm gốc.

- Đối với trách nhiệm nhận tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 mục này trên cơ sở phí nhận tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 mục này trên cơ sở bồi thường nhận tái bảo hiểm.

- Đối với trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 mục này trên cơ sở phí nhượng tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và điểm 3.2 khoản 3 mục này trên cơ sở bồi thường nhượng tái bảo hiểm.

(2). Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại khoản 3 mục này và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP trước khi áp dụng.

Đối với dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm áp dụng phương pháp trích lập khác so với các phương pháp quy định tại khoản 3 mục này thì phải chứng minh phương pháp mới cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi áp dụng.

(3). Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

(3.1). Dự phòng phí chưa được hưởng:

a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

Các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 1 năm trở xuống được tính như sau:

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

- Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm

x

Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

- Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

(3.2). Dự phòng bồi thường:

Dự phòng phí chưa được hưởng

=

Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải trích lập 2 loại dự phòng:

- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

- Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường được trích lập theo công thức sau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm:

Dự phòng bồi thường cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường cho năm tài chính hiện tại

=

Tổng số tiền bồi thường cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường của 3 năm tài chính trước liên tiếp

x

Số tiền bồi thường phát sinh của năm tài chính hiện tại

x

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm tài chính hiện tại

x

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm tài chính hiện tại

Tổng số tiền bồi thường phát sinh của 3 năm tài chính trước liên tiếp

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm tài chính trước

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân của năm tài chính trước

Trong đó:

Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với tăng/giảm dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm không có đầy đủ số liệu thống kê để thực hiện trích lập bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường theo công thức quy định, doanh nghiệp, chi nhánh phải trích lập theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường:

Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

(3.3). Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

a) Trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

- Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, kể cả trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh có sử dụng (hoặc không sử dụng) dự phòng này để bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất trong năm tài chính.

- Mức trích lập tối đa hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp vụ bảo hiểm.

- Việc trích lập được thực hiện đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí giữ lại trong năm tài chính (không bao gồm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

b) Sử dụng dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất:

- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được sử dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm có dao động lớn về tổn thất.

Nghiệp vụ bảo hiểm được coi là có dao động lớn về tổn thất khi tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp, chi nhánh đối với nghiệp vụ bảo hiểm đó.

- Số tiền tối đa được sử dụng từ dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (DPDĐL) được tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:

Số tiền được sử dụng từ DPDĐL trong năm tài chính hiện tại

=

Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm tài chính hiện tại

-

Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm tài chính hiện tại

-

Dự phòng phí chưa được hưởng tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải trích lập trong năm tài chính hiện tại

-

Dự phòng bồi thường tương ứng với trách nhiệm giữ lại cho khiếu nại chưa giải quyết phải lập vào năm tài chính hiện tại

(B) Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình sản phẩm triển khai và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận.

(2). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo hướng dẫn tại khoản 3 mục này hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác đầy đủ, chính xác hơn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP trước khi áp dụng.

(3). Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

(3.1). Dự phòng toán học:

a) Đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ:

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

Trong mọi trường hợp, phương pháp trích lập dự phòng toán học phải đảm bảo kết quả không thấp hơn dự phòng được tính theo phương pháp và cơ sở dưới đây:

- Phương pháp trích lập:

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 05 năm trở xuống: Phương pháp phí bảo hiểm thuần.

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 05 năm:

● Đối với bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ: Phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.

● Đối với bảo hiểm tử kỳ: Phương pháp phí bảo hiểm thuần điều chỉnh FPT 12 tháng.

- Cơ sở trích lập:

+ Bảng tỷ lệ tử vong CSO1980 và các cơ sở kỹ thuật khác phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết với khách hàng tại sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong và các tỷ lệ rủi ro áp dụng trong trích lập dự phòng không được thấp hơn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tính phí sản phẩm bảo hiểm.

+ Lãi suất kỹ thuật tối đa không vượt quá 70% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 06 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng. Lãi suất kỹ thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của 04 (bốn) quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo hiểm.

Dự phòng toán học được coi là bằng không (0) trong trường hợp kết quả tính dự phòng toán học là số âm.

b) Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, dự phòng toán học bao gồm:

- Dự phòng rủi ro bảo hiểm: là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả các khoản chi phí trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng.

Trong đó, dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng bằng 100% phí bảo hiểm rủi ro thu được trong kỳ của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hoặc bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

- Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung) được tính theo một trong các phương pháp sau:

+ Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, hoặc:

+ Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

- Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị) là tổng số các khoản sau:

+ Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ tại ngày định giá;

+ Tổng số phí bảo hiểm đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực hiện.

- Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí) là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập.

- Dự phòng cho các quyền lợi bảo hiểm khác ngoài quyền lợi về rủi ro bảo hiểm và quyền lợi đầu tư.

(3.2). Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định tại điểm (3.1) khoản (3) “Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm” đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

(3.3). Dự phòng bồi thường:

a) Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: chỉ áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

(3.4). Dự phòng chia lãi bao gồm hai loại:

a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố

- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức tiền mặt:

Dự phòng chia lãi

=

Tổng giá trị các khoản tiền lãi công bố chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính

+

Tổng giá trị tích lũy của các khoản tiền lãi đã công bố chia cho chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước nhưng chưa chi trả

- Đối với các hợp đồng chia lãi dưới hình thức bảo tức tích lũy:

Dự phòng chia lãi

=

Giá trị hiện tại của tổng các khoản bảo tức tích lũy đã công bố chia cho chủ hợp đồng tính đến năm tài chính hiện hành

Cơ sở trích lập dự phòng chia lãi áp dụng tương tự như cơ sở trích lập dự phòng toán học. Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm việc trích lập dự phòng chia lãi đáp ứng trách nhiệm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.

b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố

Dự phòng cho phần lãi chưa công bố là giá trị hiện tại của phần lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai nhằm đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân bổ trong năm hiện tại. Việc trích lập dự phòng này phải đảm bảo nguyên tắc:

- Mức trích lập hàng năm của dự phòng này không được vượt quá 10% tổng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi phát sinh trong năm đó;

- Tổng giá trị của dự phòng cho phần lãi chưa công bố tại mọi thời điểm không được vượt quá 0,5% nhân với thời hạn còn lại trung bình của các hợp đồng có tham gia chia lãi nhân với tổng mức trách nhiệm của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi tại thời điểm đó.

(3.5). Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi suất cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

(3.6). Dự phòng đảm bảo cân đối:

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: Mức trích lập hàng năm là 1% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, được trích lập cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí nhận tái bảo hiểm nhân thọ thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

(4). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải thường xuyên đánh giá phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.

Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Trường hợp thay đổi cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ trường hợp giảm lãi suất kỹ thuật để đáp ứng quy định tại tiết a điểm (3.1) khoản (3) “Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ”), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng, kèm tài liệu chứng minh cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù hợp quy định tại khoản (3) “Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ”.

(C). Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm sức khỏe phải trích lập các loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe) hoặc chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm) xác nhận.

(2). Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (đối với cả trách nhiệm bảo hiểm gốc và trách nhiệm nhận tái bảo hiểm) theo hướng dẫn tại khoản 3 mục này hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP trước khi áp dụng.

(3). Các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với bảo hiểm sức khỏe:

(3.1). Dự phòng toán học:

Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Dự phòng toán học được trích lập theo hướng dẫn sau:

a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (trừ các hợp đồng bảo hiểm quy định tại tiết b điểm này): Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp theo hệ số thời hạn hợp đồng trên cơ sở phí bảo hiểm gộp hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo kết quả trích lập dự phòng không thấp hơn kết quả trích lập theo phương pháp hệ số thời hạn 1/8 quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất, tiết b điểm (3.1) khoản (3) “Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm” mục (A) trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.

b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài triển khai, chỉ bảo hiểm cho trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài lựa chọn trích lập dự phòng toán học theo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp phí bảo hiểm thuần và cơ sở quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm (3.1) khoản (3) mục (B).

- Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày quy định tại điểm (3.1) khoản (3) mục (A) trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.

(3.2). Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính theo các phương pháp quy định tại điểm (3.1) khoản (3) mục (A), áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

(3.3). Dự phòng bồi thường:

a) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo: được tính theo các phương pháp quy định tại tiết a điểm (3.2) khoản (3) mục (A).

(3.4). Dự phòng đảm bảo cân đối:

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm (3.3) khoản (3) mục (A). Dự phòng này được sử dụng để trả tiền bồi thường khi có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro dẫn đến tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Số tiền tối đa được sử dụng được tính theo công thức sau:

Số tiền được sử dụng trong năm tài chính hiện tại

=

Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm tài chính hiện tại

-

Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm tài chính hiện tại

-

Dự phòng phí chưa được hưởng tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải trích lập trong năm tài chính hiện tại

-

Dự phòng bồi thường tương ứng với trách nhiệm giữ lại cho khiếu nại chưa giải quyết phải lập vào năm tài chính hiện tại

2. Phân tổ chủ yếu: Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

0706. Hoạt động đầu tư

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

a) Vốn chủ sở hữu;

b) Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

A. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu

Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện theo quy định sau:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm: Thực hiện theo quy định tại khoản (i) mục B “Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản (ii) mục B “Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”.

B. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

(i). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

(ii). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

(iii). Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản (i) mục này;

b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản (ii) mục này.

(iv). Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nghiệp vụ bảo hiểm;

- Lĩnh vực đầu tư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

0707. Khả năng thanh toán

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

Biên khả năng thanh toán:

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

(i). Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:

a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

(ii). Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

(iii). Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:

a) Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo khoản (i);

b) Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo khoản (ii).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

PHẦN VIII.

08. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC XUẤT, NHẬP KHẨU

0801. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

1. Khái niệm, phương pháp tính:

A. Khái niệm chung về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

(i). Xuất khẩu hàng hóa:

Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài làm giảm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Nhóm/mặt hàng xuất khẩu bao gồm toàn bộ hàng hóa thuộc phạm vi thống kê được phân loại theo nhóm/mặt hàng chủ yếu.

Trị giá xuất khẩu hàng hóa: Tổng trị giá hàng hóa của Việt Nam đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế (trị giá tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương FOB), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ (USD).

Trị giá xuất khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh các sắc thuế khi xuất khẩu.

Xuất khẩu với các châu lục, khối nước, nước/vùng lãnh thổ phản ánh tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với từng châu lục, từng khối nước và từng nước/vùng lãnh thổ.

(ii). Nhập khẩu hàng hóa:

Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của quốc gia. Trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái nhập khẩu là những hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê là hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Nhóm/mặt hàng nhập khẩu bao gồm toàn bộ hàng hóa thuộc phạm vi thống kê được phân loại theo nhóm/mặt hàng chủ yếu.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa: Toàn bộ trị giá hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá nhập khẩu được tính theo giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (trị giá tính theo điều kiện giao hàng CIF và tương đương CIF), được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh các sắc thuế khi nhập khẩu.

Nhập khẩu với các châu lục, khối nước, nước/vùng lãnh thổ phản ánh tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với từng châu lục, từng khối nước và từng nước/vùng lãnh thổ.

(iii). Loại hình xuất nhập khẩu: theo danh mục bảng mã loại hình của cơ quan hải quan.

B. Phạm vi thống kê hàng hóa trong các trường hợp đặc thù

(i) Hàng hóa thuộc phạm vi thống kê:

- Vàng phi tiền tệ: là tất cả các loại vàng trừ vàng tiền tệ, có thể ở dạng thanh, thỏi, xu, bột, vàng trang sức,… dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác;

- Tiền giấy, tiền xu, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy hoặc tiền xu;

- Phương tiện trung gian dùng để mang thông tin bao gồm đĩa mềm, đĩa CD, đĩa VCD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu trữ được thông tin đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;

- Hàng hoá gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

- Hàng hóa mua, bán theo phương thức thương mại điện tử và được thực hiện thủ tục hải quan như các hàng hóa giao dịch thông thường được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;

- Điện năng xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa trả lại là hàng hóa được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước đó, sau đó được tái nhập hoặc tái xuất;

- Nhiên liệu, thực phẩm, vật liệu chèn lót,… mua, bán để cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế;

- Dầu thô và khoáng sản khác được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

- Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:

+ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;

+ Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;

+ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;

+ Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

- Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng mà không thanh toán;

- Hàng vay nợ, viện trợ;

- Hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;

- Hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt;

- Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);

- Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;

- Hàng hóa là tài sản di chuyển;

- Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại.

(ii) Hàng hóa không thuộc phạm vi thống kê:

- Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải;

- Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công-ten-nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải,...;

- Vàng tiền tệ: vàng xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền thực hiện;

- Tiền giấy đã phát hành, chứng khoán và tiền xu đang lưu hành;

- Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

- Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị);

- Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;

- Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác);

- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;

- Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;

- Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp;

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia thuộc các danh mục bí mật của nhà nước;

- Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mặt hàng chủ yếu (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nước, vùng lãnh thổ (*);

- Trị giá/Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nhóm phương thức vận tải (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Khối doanh nghiệp;

- Số lượng doanh nghiệp/Trị giá/Khối doanh nghiệp;

- Loại hình xuất, nhập khẩu;

- Số lượng doanh nghiệp/Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục Hải quan;

- Mã hàng 8 số/Một số nước, vùng lãnh thổ chủ yếu;

- Mã hàng 6 số/Nước, vùng lãnh thổ, phương thức vận tải;

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Cửa khẩu chính.

3. Kỳ công bố:

- Phân tổ theo Mặt hàng chủ yếu: 15 ngày, tháng;

- Các phân tổ theo Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Khối doanh nghiệp; Trị giá/Tỉnh, thành phố; Cục Hải quan; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nước, vùng lãnh thổ: Tháng;

- Các phân tổ theo Loại hình xuất, nhập khẩu; Mã hàng 8 số/Một số nước, vùng lãnh thổ chủ yếu; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nhóm phương thức vận tải; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Cửa khẩu chính: Quý;

- Các phân tổ theo Số lượng doanh nghiệp/Trị giá/Khối doanh nghiệp; Số lượng doanh nghiệp/Tỉnh, thành phố; Mã hàng 6 số/Nước, vùng lãnh thổ, phương thức vận tải: 6 tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Hải quan.

Ghi chú:

(*) Phân tổ do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

0802. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

* Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu

- Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu là con số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động đơn giá của các mặt hàng xuất khẩu đại diện trong tháng báo cáo so với: kỳ gốc, cùng tháng báo cáo năm trước, tháng 12 năm trước, tháng ngay trước của tháng báo cáo. Đơn giá hàng hoá xuất khẩu của kỳ gốc được quy định là 100 và đơn giá hàng hóa xuất khẩu của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với đơn giá kỳ gốc.

- Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu là số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động lượng xuất khẩu của các mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

- Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân.

- Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu được tính toán bằng cách lấy chỉ số trị giá hàng hóa xuất khẩu chia cho chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu.

I (chỉ số lượng) =

I (Chỉ số trị giá hàng hoá xuất khẩu)

x 100

I (Chỉ số đơn giá hàng hoá xuất khẩu)

- Kỳ tính toán: hàng quý cho từng tháng trong quý báo cáo.

* Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa nhập khẩu

- Chỉ số đơn giá hàng hóa nhập khẩu là con số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động đơn giá của các mặt hàng nhập khẩu đại diện trong tháng báo cáo so với: kỳ gốc, cùng tháng báo cáo năm trước, tháng 12 năm trước, tháng ngay trước của tháng báo cáo. Đơn giá hàng hoá nhập khẩu của kỳ gốc được quy định là 100 và đơn giá hàng hóa nhập khẩu của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với đơn giá kỳ gốc.

- Chỉ số lượng hàng hóa nhập khẩu là số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động lượng nhập khẩu của các mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

- Chỉ số đơn giá hàng hóa nhập khẩu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân.

- Chỉ số lượng hàng hóa nhập khẩu được tính toán bằng cách lấy chỉ số trị giá hàng hóa nhập khẩu chia cho chỉ số đơn giá.

I (Chỉ số lượng) =

I (Chỉ số trị giá hàng hoá nhập khẩu)

x 100

I (Chỉ số đơn giá hàng hoá nhập khẩu)

- Kỳ tính toán: hàng quý cho từng tháng trong quý báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu;

- Mã hàng HS 2 số;

- Danh mục SITC 1 số.

3. Kỳ công bố: Quý.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Hải quan.

0803. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chịu thuế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Trị giá xuất khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh sắc thuế khi xuất khẩu.

- Trị giá nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh các sắc thuế khi nhập khẩu, gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế tài nguyên.

2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm, mặt hàng chủ yếu.

3. Kỳ công bố: Tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Hải quan.

0804. Mức độ tự do hóa đối với thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Mức độ tự do hóa thương mại được tính bằng số dòng thuế bị cắt giảm trong các Hiệp định thương mại.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại Hiệp định.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Hợp tác quốc tế.

0805. Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Bao gồm thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường, thuế suất ngoài hạn ngạch, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mã HS 8 số; Mã HS10 số;

- Thuế suất theo từng biểu thuế.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Chính sách thuế.

PHẦN IX.

09. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ

0901. Giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

(i) Nhà nước định giá đối với:

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;

- Tài nguyên quan trọng;

- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

(ii) Các hình thức định giá:

- Mức giá cụ thể;

- Khung giá;

- Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.

(iii) Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

- Định mức giá cụ thể đối với:

+ Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;

+ Dịch vụ kết nối viễn thông;

+ Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;

- Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;

- Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:

+ Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;

+ Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;

- Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:

+ Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được quy định;

+ Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;

+ Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.

(iv) Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(v) Hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá không bao gồm sản phầm dịch vụ công ích, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

0902. Giá đăng ký hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

(i). Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:

a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;

b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

(ii). Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:

a) Xăng, dầu thành phẩm;

b) Điện;

c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;

d) Phân đạm urê; phân NPK;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;

e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;

g) Muối ăn;

h) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;

i) Thóc, gạo tẻ thường;

k) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

(iii). Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(iv). Căn cứ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể để áp dụng biện pháp bình ổn giá phù hợp trong từng thời kỳ.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

0903. Giá kê khai của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

(i). Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá bao gồm:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá;

b) Xi măng, thép xây dựng;

c) Than;

d) Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát trỉến nông thôn;

đ) Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước;

e) Dịch vụ tại cảng biển;

g) Dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;

h) Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;

i) Sách giáo khoa;

k) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;

l) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước;

m) Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi;

n) Etanol nhiên liệu không biến tính; khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG);

o) Dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt;

p) Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

(ii). Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá không áp dụng biện pháp đăng ký giá.

(iii). Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu có).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ báo cáo: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

0904. Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khu vực điều tra thu thập giá thị trường: Chọn điểm thu thập thông tin là những nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, ổn định đại diện cho khu vực thành thị, nông thôn tại tỉnh, thành phố. Trường hợp thu thập theo giá niêm yết thì ghi rõ là niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

b) Các loại giá thị trường cần thu thập:

- Giá bán lẻ sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Giá bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý bán lẻ, các chợ tại khu vực trung tâm, khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố.

Các mức giá thu thập là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có).

c) Phương pháp thu thập:

- Thu thập trực tiếp: Cán bộ thị trường trực tiếp đến các nhà máy sản xuất, chế biến, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ,… để điều tra, thu thập thông tin;

- Thu thập gián tiếp: Cơ quan báo cáo giá thị trường có công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường; thu thập thông tin giá thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tạp chí,…; thu thập qua thống kê giá đăng ký, kê khai của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; thu thập qua hình thức ký hợp đồng mua tin, hợp đồng cộng tác viên thường xuyên với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại hàng hóa, dịch vụ;

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ báo cáo: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

0905. Số doanh nghiệp thẩm định giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý giá.

0906. Số doanh nghiệp đăng ký, kê khai giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

0907. Trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung - cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hàng hóa, dịch vụ.

- Số sử dụng/Số dư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý giá.

PHẦN X.

10. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC TÀI SẢN CÔNG

1001. Tài sản công

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Tài sản công được phân loại như sau:

- Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước (gọi tắt là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (gọi tắt là tài sản kết cấu hạ tầng);

- Tài sản công tại doanh nghiệp;

- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;

- Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mục đích sử dụng;

- Cấp quản lý;

- Loại tài sản;

- Giá trị tài sản.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý công sản.

11. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC NGƯỜI NỘP THUẾ

1101. Số lượng người nộp thuế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng người nộp thuế phản ánh quy mô, đặc trưng của người nộp thuế được quản lý tại cơ quan thuế các cấp và trong toàn ngành thuế trong từng giai đoạn nhất định và phản ánh quá trình phát triển của người nộp thuế theo thời gian thống kê, bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.

Mã số thuế 10 số được cấp cho:

a) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật;

b) Đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác:

- Người nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp).

+ Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

+ Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

+ Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).

+ Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế, gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA (sau đây gọi là Tổ chức khác).

+ Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân.

+ Người Điều hành, công ty Điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn.

+ Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) (sau đây gọi là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh).

+ Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).

+ Tổ chức và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.

- Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.

- Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Mã số thuế 13 số được cấp cho:

a) Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.

Sau đây gọi chung là “đơn vị trực thuộc”. Đơn vị có “đơn vị trực thuộc” được gọi là “đơn vị chủ quản”

b) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí:

- Đối với hợp đồng, hiệp định tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (sau đây gọi chung là “hợp đồng dầu khí”), mã số thuế 10 số được cấp cho: Người Điều hành, Công ty Điều hành chung theo từng hợp đồng dầu khí; Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh.

Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định mỗi nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ thuế riêng (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí) thì nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng được cấp mã số thuế 13 số (kể cả nhà thầu, nhà đầu tư là Người Điều hành và nhà thầu nhận phần lãi được chia) theo mã số thuế 10 số của Người Điều hành hoặc Công ty Điều hành chung hoặc Doanh nghiệp liên doanh.

Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí được cấp mã 13 số (theo mã số thuế 10 số của Người Điều hành hoặc Công ty Điều hành chung hoặc Doanh nghiệp liên doanh của từng hợp đồng dầu khí) để kê khai, nộp thuế đối với phần lãi được chia.

Trường hợp chuyển nhượng làm thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam, nhà thầu đứng tên trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam có trách nhiệm sử dụng mã số thuế 13 số được cấp để kê khai, nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng đối với phần thu nhập phát sinh có liên quan đến hợp đồng dầu khí ở Việt Nam và đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế theo mã số thuế 10 số của Người Điều hành hoặc Công ty Điều hành chung hoặc Doanh nghiệp liên doanh.

- Đối với tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần lãi dầu, khí được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, được cấp một mã số thuế 10 số theo từng hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận hoặc giấy tờ tương đương khác để kê khai, nộp thuế cho từng hợp đồng.

c) Các địa Điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa Điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.

Số lượng mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế đến thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế lũy kế đến thời điểm thống kê.

Số lượng người nộp thuế đang tạm ngừng hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế tạm ngừng hoạt động có thông báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật.

Số lượng người nộp thuế đã ngừng hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế ngừng hoạt động, đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, tại thời điểm thống kê. Người nộp thuế ngừng hoạt động do một trong các lý do sau:

- Người nộp thuế là tổ chức giải thể, phá sản;

- Hộ kinh doanh chấm dứt kinh doanh;

- Người nộp thuế ngừng hoạt động do chia, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

- Người nộp thuế là doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Người nộp thuế được cơ quan thuế xác định là không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;

- Người nộp thuế là đơn vị trực thuộc bị cơ quan thuế đóng mã số thuế khi đơn vị chủ quản đóng mã số thuế;

- Người nộp thuế bị cơ quan thuế cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề;

- Người nộp thuế là cá nhân khác (không phải hộ kinh doanh cá thể) đã thông báo với cơ quan thuế thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chết, mất tích, hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Số lượng người nộp thuế đang hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế, đang hoạt động tại thời điểm thống kê, không thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người nộp thuế đang tạm ngừng kinh doanh;

- Người nộp thuế ngừng hoạt động đã chấm dứt hoặc chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Địa bàn;

- Khu vực kinh tế;

- Loại hình kinh tế.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thuế.

1102. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh số lượng doanh nghiệp cơ quan thuế đang quản lý, đang kinh doanh tại không gian, thời điểm cụ thể và các biến động về số lượng doanh nghiệp tại không gian và trong khoảng thời gian cụ thể.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Địa bàn;

- Khu vực kinh tế;

- Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thuế.

1103. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…) thể hiện qua các chỉ tiêu thống kê tổng hợp từ các tờ khai thuế bác cáo tài chính của doanh nghiệp, các chứng từ nộp thuế của người nộp thuế, quyết định của cơ quan thuế.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Địa bàn;

- Khu vực kinh tế;

- Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thuế.

1104. Tình hình tài chính của doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…).

2. Phân tổ chủ yếu:

- Địa bàn;

- Khu vực kinh tế;

- Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thuế.

1105. Tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Các chỉ tiêu này phản ánh tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Địa bàn;

- Khu vực kinh tế;

- Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thuế.

PHẦN XI.

12. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC ĐƠN VỊ CÓ QUAN HỆ VỚI NGÂN SÁCH

Khái niệm chung:

Đơn vị có quan hệ với ngân sách bao gồm: đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách; dự án đầu tư thuộc cấp ngân sách Trung ương và các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã.

1201. Số lượng mã số đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.

Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.

Bao gồm: Mã số các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Chương ngân sách;

- Loại hình đơn vị;

- Cấp quản lý (trung ương/địa phương);

- Cấp ngân sách.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu theo các phân tổ: chương ngân sách, loại hình đơn vị, cấp quản lý (trung ương/địa phương), cấp ngân sách;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương quản lý theo phân tổ loại hình đơn vị.

1202. Số lượng mã số dự án đầu tư

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Dự án đầu tư là các dự án nằm trong kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn đối ứng cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được Nhà nước giao hàng năm. Kế hoạch vốn đầu tư bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Chương ngân sách;

- Giai đoạn đầu tư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu theo các phân tổ: chương ngân sách, giai đoạn đầu tư;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương quản lý theo phân tổ giai đoạn đầu tư.

PHẦN XII.

13. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

1301. Số lượng đơn vị sự nghiệp công

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng đơn vị sự nghiệp công gồm tổng số tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Cấp ngân sách.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1302. Thu dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công

Chỉ tiêu này không bao gồm nguồn NSNN.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin, truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không bao cấp, giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Đơn vị sự nghiệp công;

- Loại dịch vụ sự nghiệp công;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

PHẦN XIII.

14. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Phạm vi thu thập thông tin của nhóm chỉ tiêu này bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).

1401. Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Tổng tài sản: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

- Vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá,…

2. Phân tổ chủ yếu: Lĩnh vực kinh doanh.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1402. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức tái cơ cấu.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1403. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Các nội dung giám sát:

a) Đánh giá tính phù hợp của việc đầu tư vốn nhà nước theo mục tiêu và phạm vi đầu tư vốn nhà nước.

b) Đánh giá tính tuân thủ về trình tự, thủ tục, theo từng trường hợp cụ thể về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trương và quyết định đầu tư vốn nhà nước.

c) Đánh giá nguồn vốn, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư.

d) Đánh giá, so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nhà nước được thành lập giữa thực tế với Đề án: Thành lập doanh nghiệp nhà nước; Bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; Bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trường hợp hiệu quả thực tế thấp hơn hiệu quả trong Đề án, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải giải thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

đ) Đánh giá việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc đầu tư vốn nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mục tiêu giám sát;

- Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1404. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nội dung giám sát:

a) Tình hình bảo toàn và phát triển vốn:

- Vốn chủ sở hữu: Trong đó: Vốn chủ sở hữu theo mã số 410 Bảng cân đối kế toán và chi tiết số liệu vốn góp của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Tổng tài sản.

- Lợi nhuận sau thuế.

- Hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA).

b) Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

- Tình hình đầu tư Dự án: Nội dung giám sát bao gồm như sau:

+ Đối với các dự án thuộc nhóm A và nhóm B: Báo cáo tng mức đầu tư và nguồn vốn huy động đầu tư của từng dự án; đánh giá về tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân dự án so với kế hoạch; quyết toán vốn đầu tư; các vấn đề phát sinh liên quan đến sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hồi giấy phép đầu tư và các quy định khác về quản lý đầu tư; các điều chỉnh về mục tiêu, quy mô vốn, tiến độ và chủ đầu tư trong kỳ của các dự án đầu tư.

+ Đối với các dự án còn lại: Báo cáo tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động để đầu tư dự án; thời gian hoàn thành dự án; tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch; vướng mắc, tồn tại (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+ Đối với các dự án đầu tư đã đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo cn đánh giá hiệu quả mang lại.

- Tình hình đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: Nội dung giám sát bao gồm những thông tin sau:

+ Tính tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả của việc đầu tư: Cổ tức hoặc lợi nhuận được chia trên tổng giá trị vốn đầu tư so với cổ tức hoặc li nhuận được chia theo Nghị quyết của Đại hội đồng cđông hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn góp.

+ Kế hoạch tăng hoặc giảm vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác.

+ Tình hình thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài ngành theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động: Nội dung giám sát bao gồm những thông tin sau:

+ Tổng số vốn đã huy động trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo, trong đó: phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín dụng, vay của các tổ chức và cá nhân khác.

+ Tình hình sử dụng vốn huy động, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, chi mục đích khác.

+ Các khoản bảo lãnh vay vốn đối với các công ty con; công ty liên kết (nếu có); tình hình sử dụng và trả nợ đối với các khoản bảo lãnh.

+ Việc sử dụng vốn huy động và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn đã huy động.

- Tình hình quản lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả: Nội dung báo cáo giám sát bao gồm những thông tin sau:

+ Thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản trong kỳ theo quy định của pháp luật; tình hình trích khấu hao tài sản; tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản; tình hình xử lý hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất hoặc mất phẩm chất.

+ Tình hình nợ phải thu đến kbáo cáo.

+ Tình hình nợ phải trả đến kỳ báo cáo.

c) Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính:

- Về sản lượng sản xuất (hoặc lượng mua vào) trong kỳ, sản lượng tiêu thụ (hoặc lượng bán ra) trong kỳ, lượng tồn kho cuối kỳ của một số sản phẩm chủ yếu.

- Về các chỉ tiêu tài chính: Doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác, kết quả kinh doanh. So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện tại kỳ báo cáo với chỉ tiêu kế hoạch năm và chỉ tiêu thực hiện cùng kỳ báo cáo của hai năm trước liền kề năm báo cáo.

- Về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận sau thuê trên vn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA).

- Tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích (nếu có), trong đó đánh giá kết quả cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích về số lượng và chất lượng, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích trong kỳ so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước.

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ trong kỳ báo cáo: Thông tin về giám sát việc cân đối dòng tiền doanh nghiệp tạo ra với nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp; đồng thời cập nhật các dự báo về lưu chuyển tiền tệ trong tương lai, trong kỳ kế toán tiếp theo.

d) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tình hình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình biến động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trích lập các quỹ đặc thù theo quy định của pháp luật phải thực hiện báo cáo tình hình trích lập, sử dụng các quỹ này; cơ sở pháp lý, nguồn trích lập, cơ chế sử dụng các quỹ đặc thù.

đ) Tình hình chấp hành chế độ, chính sách và pháp luật trong đó đánh giá việc tuân thủ và chấp hành các quy định bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác.

2. Phân tổ chủ yếu: Nội dung giám sát.

3. Kỳ công bố: 06 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1405. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước được thể hiện cách tính như sau:

- Tổng doanh thu: bao gồm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; Đơn vị để tính sản lượng của sản phẩm dầu thô là tấn, khí là m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh.

- Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

a) Lợi nhuận sau thuế: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại.

b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp được xác định bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu, Quỹ đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối mỗi quý chia cho 4 quý.

- Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn:

a) Nphải trả quá hạn: Là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác.

b) Khả năng thanh toán nợ đến hạn: Khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn và được tính toán theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nợ đến hạn =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

- Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật:

a) Chế độ, chính sách pháp luật bao gồm các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra.

b) Việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật là chấp hành đúng quy định, không có những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện.

c) Những hành vi vi phạm bao gồm hành vi của tổ chức, cá nhân dưới danh nghĩa tổ chức hoặc của viên chức quản lý doanh nghiệp gây ra.

- Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích:

Thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích là việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về sản lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chuyên ngành, tính đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu đưa ra các tiêu chí đánh giá cho phù hợp.

Phương pháp đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí sau:

a) Tiêu chí 1: Tổng doanh thu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tổng doanh thu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tổng doanh thu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tổng doanh thu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.

b) Tiêu chí 2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

- Doanh nghiệp xếp loại A khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại B khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% so với kế hoạch được giao.

- Doanh nghiệp xếp loại C khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 90% so với kế hoạch được giao.

- Đối với những doanh nghiệp có lỗ kế hoạch: Nếu lỗ thực hiện thấp hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại A; Nếu lỗ thực hiện bằng lỗ kế hoạch: Xếp loại B; Nếu lỗ thực hiện cao hơn lỗ kế hoạch: Xếp loại C. Trường hợp do thực hiện tăng thêm nhiệm vụ được loại trừ khi xác định chỉ tiêu lỗ thực hiện so với lỗ kế hoạch được giao.

c) Tiêu chí 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1: Xếp loại A;

- Doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1: Xếp loại B;

- Doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5: Xếp loại C.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để làm căn cứ xếp loại chỉ tiêu này.

d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

- Doanh nghiệp không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm cơ chế, chính sách hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: xếp loại A.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại B:

+ Bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở 01 lần bằng văn bản về việc nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác không đúng quy định, không đúng hạn.

+ Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền (số tiền từng lần bị xử phạt dưới 10.000.000 đồng) phát sinh trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại C:

+ Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ 02 lần trở lên.

+ Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức khác (ngoài hình thức cảnh cáo) hoặc bị phạt tiền (số tiền bị xử phạt một lần từ 10.000.000 đồng trở lên) trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp.

+ Người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Tiêu chí 5: Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích

- Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại A;

- Hoàn thành tối thiểu 90% kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại B;

- Hoàn thành dưới 90% kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định: Xếp loại C.

2. Phân tổ chủ yếu: Tiêu chí đánh giá.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

1406. Xếp loại doanh nghiệp nhà nước

Kết quả đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được phân loại: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B, doanh nghiệp xếp loại C theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng tiêu chí 1, 2, 3 và tiêu chí 4 quy định tại chỉ tiêu 1405 để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 2 và tiêu chí 4 được xếp loại A;

- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 2 xếp loại C hoặc có tiêu chí, 2 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không Đýợc xếp loại A hoặc loại C.

b) Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thì căn cứ kết quả xếp loại cho từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại chỉ tiêu 1405 để xếp loại cho từng doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C và có tiêu chí 4 và tiêu chí 5 xếp loại A;

- Doanh nghiệp xếp loại C khi có tiêu chí 5 xếp loại C hoặc có tiêu chí 5 xếp loại B và 3 tiêu chí còn lại xếp loại C;

- Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp loại A hoặc loại C.

2. Phân tổ chủ yếu: Tiêu chí đánh giá.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

PHẦN XIV.

15. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

1501. Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể thực hiện dưới 02 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được tách thành các quỹ thành phần sau: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và Quỹ hưu trí và tử tuất.    

Các nguồn hình thành (nguồn thu) quỹ bảo hiểm xã hội:

- Người sử dụng lao động đóng theo quy định;

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo quy định;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

- Hỗ trợ của Nhà nước;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Sử dụng (Chi) quỹ bảo hiểm xã hội:

- Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định, bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất;

- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;

- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định;

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Nguồn thu/chi.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp.

1502. Thu, chi quỹ bảo hiểm y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau:

90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh (quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:

a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và Điều 4 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP.

b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

2. Phân tổ chủ yếu: Nguồn thu/chi.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp.

1503. Thu, chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau:

+ Trợ cấp thất nghiệp;

+ Hỗ trợ học nghề;

+ Hỗ trợ tìm việc làm.

- Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

- Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp:

+ Các khoản đóng và hỗ trợ theo mức đóng và trách nhiệm đóng nêu trên;

+ Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

+ Nguồn thu hợp pháp khác.

- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

+ Chi trả trợ cấp thất nghiệp;

+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

+ Hỗ trợ học nghề;

+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

+ Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

2. Phân tổ chủ yếu: Nguồn thu/chi.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp.

1504. Thu lãi đầu tư tài chính các quỹ bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thu lãi đầu tư tài chính của các quỹ bảo hiểm.

2. Phân tổ:

- Loại quỹ;

- Hình thức đầu tư.

3. Kỳ báo cáo: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp.

1505. Kết quả kinh doanh của các quỹ tài chính có chức năng cho vay, bảo lãnh

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Các khoản thu nhập bao gồm:

+ Thu nhập từ các hoạt động nghiệp vụ

+ Thu nhập từ hoạt động tài chính

+ Thu nhập khác

- Các khoản chi phí bao gồm:

+ Chi hoạt động nghiệp vụ

+ Chi cho cán bộ, nhân viên

+ Chi phí quản lý

+ Chi hoạt động tài chính

+ Các khoản chi khác

2. Phân tổ: Loại quỹ.

3. Kỳ báo cáo: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1506. Quyết toán các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Dư nguồn cuối kỳ = Dư nguồn đầu kỳ + Tổng nguồn vốn phát sinh trong kỳ - Tổng sử dụng nguồn vốn trong kỳ

2. Phân tổ: Loại quỹ.

3. Kỳ báo cáo: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

PHẦN XV.

16. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC XỔ SỐ, ĐẶT CƯỢC, CASINO, TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG

1601. Tình hình hoạt động kinh doanh xổ số

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh xổ số bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác, doanh thu từ hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật và thu nhập khác.

b) Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh xổ số bao gồm:

- Chi phí nghiệp vụ kinh doanh xổ số:

+ Chi phí trả thưởng:

● Chi phí trả thưởng đối với loại hình xổ số truyền thống, xổ số lô tô thủ công và xổ số biết kết quả ngay là số tiền thực tế trả cho người trúng thưởng đối với các vé xổ số trúng thưởng theo quy định của pháp luật. Riêng đối với loại hình xổ số truyền thống phát hành theo cơ chế liên kết phát hành, chi phí trả thưởng gồm: Chi phí trả thưởng thực tế đã thanh toán cho các vé xổ số trúng thưởng thuộc trách nhiệm tự chi trả của doanh nghiệp kinh doanh xổ số theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực; Chi phí trả thưởng thực tế đã chi trả được phân bổ cho doanh nghiệp kinh doanh xổ số theo tỷ lệ phân bổ đối với các vé xổ số trúng thưởng thuộc trách nhiệm chi trả chung của Hội đồng được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực.

● Chi phí trả thưởng đối với loại hình xổ số tự chọn số điện toán là số tiền thực tế trả cho người trúng thưởng đối với các vé xổ số trúng thưởng và giá trị của các giải thưởng tích lũy chưa trúng thưởng được chuyển sang kỳ quay số mở thưởng tiếp theo được quy định cụ thể tại Thể lệ tham gia dự thưởng theo quy định của pháp luật về xổ số.

+ Chi hoa hồng đại lý cho các đại lý xổ số.

+ Chi phí ủy quyền trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng.

+ Chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng.

+ Chi phí khác.

- Chi phí hoạt động kinh doanh khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình xổ số.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1602. Tình hình hoạt động kinh doanh đặt cược

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh đặt cược bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh đặt cược, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật, doanh thu tài chính và thu nhập khác (nếu có).

b) Chi phí hoạt động kinh doanh đặt cược bao gồm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp kinh doanh đặt cược trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia đặt cược theo quy định tại Thể lệ đặt cược và quy định của pháp luật về thuế.

- Chi hoa hồng đại lý bán vé đặt cược.

- Chi chế độ thù lao cho các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình đặt cược.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1603. Tình hình hoạt động kinh doanh casino

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh casino bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh casino, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật, doanh thu tài chính và thu nhập khác (nếu có).

b) Chi phí hoạt động kinh doanh casino bao gồm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia chơi các trò chơi tại Điểm kinh doanh casino theo quy định tại Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật về thuế.

- Chi phí thuê quản lý.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Kinh doanh casino.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1604. Tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh máy trò chơi điện tử có thưởng, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng thực hiện theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

b) Chi phí hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, bao gồm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia chơi các trò chơi trên máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật về thuế.

- Chi phí thuê quản lý.

- Chi phí khuyến mại.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình trò chơi điện tử có thưởng.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

PHẦN XVI.

17. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ LĨNH VỰC VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Khái niệm chung:

Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

1701. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Cấp quản lý (trung ương, địa phương);

- Nguồn vốn.

3. Kỳ công bố:

- Năm;

- Khi có điều chỉnh bổ sung.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Đầu tư chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc với các kỳ công bố: năm, khi có điều chỉnh bổ sung;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn với kỳ công bố năm.

1702. Thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển/chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển Việt Nam

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển/chính sách xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển Việt Nam.

2. Phân tổ: Không phân tổ.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

1703. Thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vốn;

- Cấp ngân sách;

- Mục lục ngân sách nhà nước.

3. Kỳ công bố: Tháng; quý; năm; giữa kỳ, cuối kỳ kế hoạch.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Kho bạc nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc với các kỳ công bố: tháng, quý, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn với các kỳ công bố tháng; quý; năm; giữa kỳ, cuối kỳ kế hoạch.

1704. Quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước gồm:

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn trong nước, bao gồm cả vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách nhà nước (nếu có).

+ Vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương.

+ Vốn trái phiếu Chính phủ.

+ Vốn công trái quốc gia.

+ Vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, bao gồm: lập, gửi, xét duyệt quyết toán, thẩm định, thông báo kết quả thẩm định quyết toán và chỉnh lý quyết toán.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vốn;

- Cấp ngân sách;

- Giai đoạn đầu tư;

- Bộ, ngành;

- Tỉnh, thành phố;

- Mục lục ngân sách nhà nước.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Đầu tư chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc theo các phân tổ: nguồn vốn; cấp ngân sách; giai đoạn đầu tư; bộ, ngành; tỉnh, thành phố; mục lục ngân sách nhà nước;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương quản lý theo các phân tổ: nguồn vốn; cấp ngân sách; mục lục ngân sách nhà nước.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 65/2018/TT-BTC ngày 31/07/2018 quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.004

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.48.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!