Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 57/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 29/2018/NĐ-CP quyền sở hữu toàn dân

Số hiệu: 57/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 05/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn chuyển giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Ngày 05/7/2018, BTC ban hành Thông tư 57/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân (SHTD) về tài sản, xử lý tài sản được xác lập quyền SHTD.

Theo đó, việc chuyển giao một số các tài sản thuộc SHTD cho các cơ quan chuyên ngành để bảo quản được thực hiện như sau:

- Đối với bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

- Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý: chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc cấp huyện;

- Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào NSNN, nếu không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thì chuyển giao cho KBNN.

- Đối với bộ phận của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc BTC.

- Tài sản là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ và thiết bị hạt nhân chuyển giao cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trực thuộc Bộ KH&CN.

Ngoài ra, BTC còn hướng dẫn việc chuyển giao cho các cơ quan chuyên ngành đối với một số tài sản khác.

Xem chi tiết tại Thông tư 57/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/8/2018.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2018/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP), gồm:

1. Việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Việc lập phương án và tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

3. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, trừ các tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Các tài sản phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật Quản lý, sử dụng tài sản côngKhoản 2 Điều 17 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa chuyển giao cho:

- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;

- Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định tịch thu, cơ quan ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tài sản.

Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc các cơ quan khác ra quyết định tịch thu được chuyển giao cho:

- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Cơ quan nhà nước được phép sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) để bảo quản. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.

d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Tài sản là gỗ, lâm sản khác thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại Điểm d Khoản này; động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh được chuyển giao theo quy định pháp luật cho các cơ quan sau:

- Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) nơi có tang vật bị tịch thu;

- Vườn thú do Nhà nước quản lý;

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường, Viện nghiên cứu chuyên ngành;

- Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

e) Tài sản là động vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại chuyển giao cho:

- Chi cục Kiểm ngư vùng hoặc cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh hoặc khu bảo tồn để thả lại nơi cư trú đối với động vật thủy sản còn sống;

- Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam;

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống, giáo dục, viện nghiên cứu chuyên ngành).

g) Tài sản là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ và thiết bị hạt nhân chuyển giao cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền và tài sản là vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng), tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể), đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 8, Khoản 9 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Điều 4. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức Điều chuyển từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

- Căn cứ đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính) lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP; đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương), báo cáo Bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp, căn cứ đề xuất của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

4. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Bộ, cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

Điều 5. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu

1. Đối với tài sản bị tịch thu thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản bị tịch thu thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định thi hành án - bản sao), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tịch thu có hiệu lực pháp lý, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), trình Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

Căn cứ đề nghị của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo thẩm quyền (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý).

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

- Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tịch thu có hiệu lực pháp lý, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án, viện kiểm sát cấp huyện quyết định tịch thu) hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án, viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý).

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

- Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát lập phương án xử lý tài sản, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

Điều 6. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy di sản không có người thừa kế

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Sở Tài chính đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

b) Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của người có thẩm quyền thuộc địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Phòng Tài chính – Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Điều 7. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

1. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cơ quan hải quan đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính.

Căn cứ báo cáo của cơ quan hải quan, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cơ quan hải quan đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính.

Căn cứ báo cáo của cơ quan hải quan, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản là hàng hóa có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật, cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức xử lý.

Điều 8. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể

1. Đối với tài sản quỹ thuộc trung ương quản lý bị giải thể, đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Nội vụ.

Căn cứ báo cáo của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Nội vụ lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc người được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản của quỹ thuộc địa phương quản lý bị giải thể, Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Điều 9. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước

1. Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương tiếp nhận tài sản:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương và trình Bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

- Căn cứ đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

b) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

4. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp:

a) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản; Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận tài sản:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản thuộc cấp huyện) hoặc gửi Sở Tài chính (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản thuộc cấp tỉnh).

- Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

5. Đối với tài sản là hàng tạm nhập tái xuất của các dự án do chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm làm thủ tục nộp thuế, trình cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không bố trí được kinh phí để nộp thuế thì báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc nộp thuế sau khi bán, thanh lý tài sản hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động

Đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động, sau khi có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Điều 11. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản chuyển giao cho Nhà nước theo hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

b) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với trường hợp cơ quan thuộc cấp huyện ký hợp đồng đối tác công tư) hoặc Sở Tài chính (đối với trường hợp cơ quan thuộc cấp tỉnh ký hợp đồng đối tác công tư).

b) Đối với trường hợp cơ quan thuộc cấp huyện ký hợp đồng đối tác công tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo phân cấp hoặc báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với trường hợp cơ quan cấp tỉnh ký hợp đồng đối tác công tư, Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Điều 12. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

1. Đối với tài sản xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Trong đó:

a) Đối với tài sản là tiền Việt Nam thì Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Đối với tài sản là ngoại tệ, đơn vị chủ trì quản lý tài sản nộp vào tài Khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Số thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được ghi thu quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước (theo nguyên tệ); đồng thời, quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ để hạch toán thu ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.

2. Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, việc tổ chức thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Đối với tài sản thuộc trường hợp được áp dụng xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng nhưng không có cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị tiếp nhận tài sản thì xử lý theo hình thức bán theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán đấu giá:

a) Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, việc tổ chức đấu giá được thực hiện như sau:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản ký hợp đồng đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản hoặc thành lập Hội đồng đấu giá tài sản (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu tài sản) theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

- Giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.

Trong các trường hợp sau đây phải thành lập Hội đồng đxác định giá khởi điểm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để đấu giá chưa được xác định giá trị; thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu giá.

Thành phần Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xác định giá khởi điểm để đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Thông tư 144/2017/TT-BTC).

- Việc thanh toán tiền, xuất hóa đơn bán tài sản công và bàn giao tài sản cho người mua được thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).

- Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

b) Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, việc tổ chức thực hiện đấu giá được quy định như sau:

- Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá là giá (đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định) do Hội đồng xác định giá khởi điểm quy định tại Điều 8 Thông tư 144/2017/TT-BTC xác định hoặc thuê tổ chức có đủ Điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định.

- Việc tổ chức đấu giá, thanh toán tiền, xuất hóa đơn bán tài sản công và bàn giao tài sản cho người mua được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

- Người mua tài sản là hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng và đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan trong thời hạn theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng. Sau thời hạn này, nếu người mua tài sản không thanh toán hoặc thanh toán mà không đến nhận, không đưa hàng hóa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan mà không có lý do chính đáng thì xử lý theo Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và pháp luật về dân sự.

- Người mua được tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản, không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.

- Khi người mua tài sản thanh toán và đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm: Hóa đơn bán tài sản công (01 bản chính), Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (01 bản chính) và Phiếu xuất kho của đơn vị được giao lưu giữ, bảo quản hàng hóa (01 bản chính).

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm bàn giao tài sản là hàng hóa tồn đọng cho người mua. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, doanh nghiệp đại lý, hãng tàu có trách nhiệm phối hợp giao hàng cho người mua hàng hóa tồn đọng và chịu chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng đến trước thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng từ thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền đến thời điểm hoàn thành việc xử lý.

c) Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này), việc tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật v đu giá tài sản.

d) Trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Khoản này không thành, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

4. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức bán chỉ định hoặc niêm yết giá:

a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng còn giá trị sử dụng:

- Việc bán tài sản là tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng còn giá trị sử dụng theo hình thức chỉ định hoặc niêm yết giá được thực hiện đối với thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, bị mất giá trị, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.

- Giá bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng do đơn vị chủ trì quản lý tài sản xác định căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chất lượng của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng để xác định; trường hợp không thể áp dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) để xác định giá bán của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng;

- Đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có Điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Việc bán chỉ định hoặc niêm yết giá được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

b) Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan:

- Việc bán tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo hình thức chỉ định hoặc niêm yết giá được thực hiện đối với hàng hóa là thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa, vật phẩm dễ cháy nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy nổ khác); hàng thực phẩm đã qua chế biến mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; thuốc chữa bệnh, thuốc thú y mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày; các loại hàng hóa khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, bị mất giá trị, hết thời hạn sử dụng; hàng hóa có giá trị dưới 50 triệu đồng/lô hàng hóa do đơn vị chủ trì quản lý tài sản xác định.

- Đối với tài sản là hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có Điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Việc bán chỉ định hoặc niêm yết giá được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

- Khi người mua tài sản thanh toán và đưa hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm: Hóa đơn bán tài sản công (01 bản chính); Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (01 bản chính); Phiếu xuất kho của đơn vị được giao lưu giữ, bảo quản hàng hóa (01 bản chính).

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm bàn giao tài sản là hàng hóa tồn đọng cho người mua. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, doanh nghiệp đại lý, hãng tàu có trách nhiệm phối hợp giao hàng cho người mua hàng hóa tồn đọng và chịu chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng đến trước thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng từ thời điểm có quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền đến thời điểm hoàn thành việc xử lý.

c) Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân còn lại (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này), việc bán chỉ định, niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

5. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức tiêu hủy:

a) Đối với tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng không còn giá trị sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tịch thu hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan.

b) Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, việc tiêu hủy được thực hiện đối với hàng hóa không còn giá trị sử dụng (mục nát, đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng) hoặc thuộc diện buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam. Riêng đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường không xác định được chủ phương tiện vận tải, người Điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tiêu hủy.

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc tiêu hủy hoặc thuê các tổ chức có chức năng để thực hiện việc tiêu hủy; trường hợp việc tiêu hủy do đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện thì có thể giao cho doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng huy động người lao động của doanh nghiệp để thực hiện.

c) Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân còn lại (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này), đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy.

d) Việc tổ chức tiêu hủy tài sản được thực hiện như sau:

- Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu huỷ được thực hiện theo các hình thức gồm: Sử dụng hóa chất; sử dụng biện pháp cơ học; hủy đốt; hủy chôn; hình thức khác theo quy định của pháp luật;

- Việc tiêu huỷ tài sản phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: Căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu huỷ và các nội dung khác có liên quan;

- Đối với loại tài sản mà việc tiêu hủy làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu hủy.

6. Đối với tài sản được xử lý theo các hình thức còn lại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP.

7. Việc tổ chức xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng/01 vụ việc thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 01 năm kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc có quyết định xác lập sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền.

Điều 13. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được nộp vào tài Khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài Khoản:

a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý tài sản;

b) Sở Tài chính đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý và tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương phê duyệt phương án xử lý tài sản, trừ các tài sản quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã phê duyệt phương án xử lý tài sản.

2. Số tiền nộp vào tài Khoản tạm giữ quy định tại Khoản 1 Điều này sau khi trừ đi các Khoản chi quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trước ngày Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (trừ tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này) nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý thì thực hiện việc quản lý, xử lý theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP và Thông tư này (trong đó đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang tổ chức thực hiện bán, thanh lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật tại thời điểm Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải bổ sung quyết định phê duyệt phương án để thực hiện các bước tiếp theo).

Trường hợp tài sản đã có quyết định phê duyệt phương án xử lý đang thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thành việc thực hiện xử lý thì tiếp tục thực hiện các bước xử lý chưa hoàn thành và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP và Thông tư này.

2. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (nay là xác lập quyền sở hữu toàn dân) và đã được cấp có thẩm quyền quyết định phương án xử lý theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì tiếp tục thực hiện và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC.

3. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan chưa được xác lập hoặc đã xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (nay là xác lập quyền sở hữu toàn dân) nhưng chưa có phương án xử lý thì thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân, thực hiện xử lý và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP và Thông tư này.

4. Đối với số tiền thu được từ xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan còn lại (nếu có) trên tài Khoản tạm giữ do Cục trưởng Cục Hải quan làm chủ tài Khoản, Cục Hải quan thực hiện chuyển vào tài Khoản tạm giữ do Sở Tài chính làm chủ tài Khoản quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Thông tư này và hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2018.

2. Thông tư này bãi bỏ các văn bản sau:

a) Thông tư số 159/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước.

b) Khoản 3 Điều 4; Điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều 5; Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

c) Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 57/2018/TT-BTC

Hanoi, July 05, 2018

 

CIRCULAR

ON GUIDELINES FOR SOME ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 29/2018/ND-CP DATED MARCH 05, 2018 ON PROCEDURES FOR ESTABLISHING PUBLIC OWNERSHIP OF PROPERTY AND DISPOSAL OF PROPERTY WHOSE PUBLIC OWNERSHIP IS ESTABLISHED

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 on procedures for establishing public ownership of property and disposal of property whose public ownership, is established;

Pursuant to the Government’s Decree No.87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Department of Public Assets Management;

The Minister of Finance hereby promulgates a Circular on guidelines for some Articles of the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 on procedures for establishing public ownership of property and disposal of property whose public ownership is established.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular provides guidelines for some Articles of the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 on procedures for establishing public ownership of property and disposal of property whose public ownership is established (hereinafter referred to as “the Decree No.29/2018/ND-CP”). To be specific:

1. Transfer, receipt and storage of property whose public ownership is established.

2. Preparation of plans for disposal of property whose public ownership is established and disposal of property whose public ownership is established.

3. Management and use of proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established.

Article 2. Regulated entities

1. Authorities that have the power to decide to establish public ownership of property

2. Authorities and organizations assigned to manage and dispose of property whose public ownership is established.

3. Other relevant organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Transfer, receipt and storage of property whose public ownership is established

1. Confiscated exhibits and equipment used for committing administrative violations shall be stored as prescribed in the Government’s Decree No. 115/2013/ND-CP dated October 03, 2013, except the property specified in Clause 2 of this Article.

2. The property prescribed in Clause 2 Article 108 of the Law on Management and Use of Public Property and Clause 2 Article 17 of the Decree No. 29/2018/ND-CP must be transferred to a specialized authority for storage. To be specific:

a) National treasures, antiques and other historic or cultural valuables shall be transferred to:

- Vietnam National Museum of History;

- State museums of provinces where exhibits and equipment used for committing administrative violations are confiscated.

b) Weapons, explosives, combat gears, technical means, special vehicles and other national defense and security-related property that are confiscated by the competent authority affiliated to the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall be stored by such authority.

Weapons, explosives, combat gears, technical means, special vehicles, and other national defense and security-related property that are confiscated by a competent authority affiliated to another authority shall be transferred to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Police authorities of provinces and central-affiliated cities where exhibits and equipment used for committing administrative violations are confiscated;

- Regulatory authorities that are permitted to use combat gears to perform professional duties.

c) Vietnamese currency, foreign currencies, valuable papers, gold, silver, precious stones and precious metals shall be transferred to State Treasuries of provinces (regarding the property confiscated by a central or provincial-level competent authority) or State Treasuries of districts (regarding the property confiscated by a commune or district-level competent authority) for storage. Regarding the valuable papers which can be converted into cash, it is required to convert them into cash that will be transferred to state budget as prescribed. The valuable papers cannot be converted into cash shall be transferred to the State Treasury for storage.

d) Parts (specimens) of precious forest animals in group IB shall be transferred to State Reserve Authorities affiliated to Ministry of Finance for storage according to the decision issued by the Prime Minister.

dd) Endangered and precious wood and other forest products that are not allowed to be used for commercial purposes except the property specified in Point d of this Clause; forest animals that are alive or get recovered after being rescued shall be transferred to the following authorities:

- Forest protection authorities of provinces (regarding the property confiscated by a central or provincial-level competent authority) or forest protection authorities of districts (regarding the property confiscated by a competent authority of the commune/district) where exhibits are confiscated;

- Zoos under the management of the State;

- Scientific research institutions (including propagation facilities), environmental education institutions, research-intensive institutes;

- Vietnam National Museum of Nature.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regional fisheries resources surveillance offices or fisheries authorities of provinces or protected areas for living aquatic animals;

- Vietnam National Museum of Nature;

- Scientific research institutions (including propagation facilities, education institutions, research-intensive institutes).

g) Radioactive substances, nuclear materials, radiation devices and nuclear devices shall be transferred to Vietnam Atomic Energy Institute affiliated to the Ministry of Science and Technology.

3. In case exhibits or convict’s property is confiscated as prescribed by the Criminal Code and Criminal Procedure Code, the decision on disposal of the confiscated property issued by a competent authority is in effect and the exhibits are confiscated by an investigating authority or People’s Procuracy, the units in charge of property management specified in Clauses 2, 3 and 5 of the Decree No. 29/2018/ND-CP shall store such exhibits and property as prescribed by law, except in the case they must be transferred to a specialized authority as prescribed in Clause 2 of this Article.

4. The inventory stored in harbors, warehouses or yards within customs controlled areas (hereinafter referred to as “the inventory”), property without owners, property whose owner is unidentified, property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found, property without inheritors, property of social funds and charity funds that are dissolved but there is no other funds having the same purposes of receiving transferred property or dissolved due to committing violations against the law or against social ethics (hereinafter referred to as “property of a dissolved fund”) shall be stored by the units in charge of property management specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 Article 5 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, except in the case such property must be transferred to a specialized authority as prescribed in Clause 2 of this Article.

5. Property whose ownership is voluntarily transferred to the State by organizations and individuals shall be received and stored by the units in charge of property management specified in Clauses 8 and 9 Article 5 of the Decree No. 29/2018/ND-CP pending the disposal thereof.

Article 4. Preparing and approving plan for disposal of property that is exhibits and equipment used for committing administrative violations

1. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the Minister of Finance according to Point a Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Each unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the confiscation decision), send the proposed plan to its superior authority (if any), seek opinions of the authority assigned to manage public property prescribed in Clauses 2 and 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property and submit it to Ministry, central government authority and People’s Committee of the province, which will request the Ministry of Finance in writing to approve it.

- In consideration of the request of the y central government authority and People’s Committee, the authority assigned to manage public property affiliated to the Ministry of Finance according to Clause 1 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance”) shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Finance for approval.

b) In case the property that is houses, land, automobiles and other property worth at least 500 million dong per 01 unit of property and confiscated by competent central government authority is disposed using the remaining methods prescribed in Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, the unit in charge of property management  shall prepare a disposal plan, seek opinions of the authority assigned to manage public property  prescribed in Clause 2 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “the public property management authority affiliated to Ministry and central government authority”), send the plan to a Ministry and central government authority, which will request the Minister of Finance in writing to approve it or submit it to the Prime Minister for decision.

2. Regarding the property whose disposal is subject to approval by Ministers, heads of central government authorities or authorities or persons assigned as prescribed in Point b Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

a) Regarding the property that is distributed or transferred to affiliates of Ministries or central government authorities as prescribed in Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

- The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the confiscation decision), send the proposed plan to its superior authority (if any) and to the public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority.

- Each public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority shall prepare a plan for disposal of property that is distributed or transferred to an affiliate of the Ministry or central government authority, submit it to the Minister, head of the central government authority or authority/person assigned as prescribed in Point b Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval.

b) Regarding the property that is disposed using the methods prescribed in Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, the unit in charge of property management  shall prepare a disposal plan, send the proposed plan to its superior authority (if any), seek opinions of the public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority and submit it to the competent authority prescribed in Point b Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval or the Prime Minister for decision.

3. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the President of People's Committee of the province or person assigned by the People's Council of the province to approve the disposal plan as prescribed in Point c Clause 1Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The unit in charge of property management shall send a proposed disposal plan (enclosed with a copy of the confiscation decision) to the Department of Finance - Planning (regarding the property confiscated by an authority of the district), which will send it to the Department of Finance or send the proposed plan to the Department of Finance (regarding the property confiscated by an authority of the province), which will prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit within the province, submit it to the President of People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province as prescribed in Point c Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province).

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the Department of Finance - Planning shall, in consideration of the request of the unit in charge of property management, prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit under the management of the district and submit the plan to the competent authority of the district for approval.

b) Regarding the property that is disposed using the remaining methods prescribed in Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

The unit in charge of property management shall prepare a disposal plan, send the proposed plan to its superior authority (if any), seek opinions of the public property management authority prescribed in Clause 3 Article 19 of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “the local public property management authority”) and submit it to the President of the People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by People’s Council of the province prescribed in Point c Clause 1 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province).

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the unit in charge of property management shall prepare a disposal plan, seek opinions of the Department of Finance - Planning and submit it to the competent authority of the district for approval.

4. In case the exhibits used for committing violations are perishable goods or articles, Ministries, central government authorities and People’s Councils of provinces shall assign units in charge of property management to prepare and approve disposal plans and organize the implementation thereof as prescribed.

Article 5. Preparing and approving plan for disposal of confiscated property that is exhibits or convict’s property

1. Regarding the confiscated property whose disposal is subject to approval by the Prime Minister according to Point a Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, the unit in charge of property management shall prepare a disposal plan, notify it to its superior authority (if any) and President of People's Committee of the province, which will submit it to the Prime Minister for approval after obtaining written opinions of the Minister of Finance and Minister of Culture, Sports and Tourism.

2. Regarding the confiscated property whose disposal is subject to approval by the Minister of Finance according to Point b Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In consideration of the request of the People’s Committee of the province, the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance shall prepare a disposal plan and submit to the Minister of Finance for approval.

b) Regarding the property confiscated by an investigating authority or People’s Procuracy, within 10 working days from the effective date of the confiscation decision, the investigating authority or People’s Procuracy shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the confiscation decision), send the proposed plan to its superior authority (if any) and submit it to the Ministry of Public Security or People’s Supreme Procuracy, which will request the Ministry of Finance in writing to approve it.

In consideration of the request of the Ministry of Public Security or People’s Supreme Procuracy, the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance shall prepare a disposal plan and submit to the Minister of Finance for approval.

3. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the President of People's Committee of the province or competent authority assigned by the People's Council of the province according to Point c Clause 1Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

a) Regarding the property that is distributed or transferred to organizations and units under the management of the local government as prescribed in Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

- If the judgment enforcement authority's decision on disposal of the confiscated property is in effect, the Department of Finance - Planning shall send a proposed disposal plan to the Department of Finance (regarding the property transferred by a judgment enforcement authority of the district) or the Department of Finance (regarding the property transferred by a judgment enforcement authority of the province and judgment enforcement authority of the military region) shall prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit within the province, submit it to the President of People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province as prescribed in Point c Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province).

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the Department of Finance - Planning shall prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit under the management of the district and submit the plan to a competent authority of the district for approval.

- Regarding the property confiscated by an investigating authority or People’s Procuracy, within 10 working days from the effective date of the confiscation decision, the investigating authority or People’s Procuracy shall send a proposed disposal plan (enclosed with a copy of the confiscation decision) to the Department of Finance - Planning, which will send it to the Department of Finance (regarding the property confiscated by a judgment enforcement authority or People's Procuracy of the district) or send the proposed plan to the Department of Finance (regarding the property confiscated by a judgment enforcement authority or People's Procuracy of the province), which will prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit within the province, submit it to the President of People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province as prescribed in Point c Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province).

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the Department of Finance - Planning shall prepare a plan for disposing of property by distributing or transferring it to an organization or unit under the management of the district and submit the plan to a competent authority of the district for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If the judgment enforcement authority's decision on disposal of the confiscated property is in effect, the Department of Finance - Planning shall request the Department of Finance (regarding the property transferred by a judgment enforcement authority of the district) to prepare a disposal plan or the Department of Finance (regarding the property transferred by a judgment enforcement authority of the province and judgment enforcement authority of the military region) shall prepare a disposal plan and submit it to the President of People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province as prescribed in Point c Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province) or to the Prime Minister for decision.

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the Department of Finance - Planning shall prepare a disposal plan and submit it to a competent authority of the district for approval.

- Regarding the property confiscated by an investigating authority or People’s Procuracy, the investigating authority or People’s Procuracy shall prepare a disposal plan, send it to its superior authority (if any), seek opinions of the local public property management authority, submit it to the President of the People's Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by People’s Council of the province prescribed in Point c Clause 2 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province) or to the Prime Minister for decision.

Regarding the property whose disposal is subject to approval by a competent authority of the district, the investigating authority or People’s Procuracy shall prepare a disposal plan, seek opinions of the Department of Finance - Planning and submit it to a competent authority of the district for approval.

Article 6. Preparing and approving plan for disposal of property without owners, property whose owner is unidentified, property that is dropped, forgotten, buried, hidden, sunk and found, property without inheritors

1. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the Prime Minister according to Point a Clause 3 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

The Department of Finance shall prepare a disposal plan or the Department of Finance - Planning shall request the Department of Finance to prepare a disposal plan, which will be sent to the President of People's Committee of the province, which will submit it to the Prime Minister for approval after obtaining written opinions of the Minister of Finance and Minister of Culture, Sports and Tourism.

2. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the Minister of Finance according to Point b Clause 3 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

a) The Department of Finance shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property) to the People’s Committee of the province, which will request the Ministry of Finance in writing to approve it.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the local competent authority prescribed in Point c Clause 3 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP:

a) The Department of Finance or the Department of Finance - Planning shall prepare a disposal plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province) or to the Prime Minister for decision.

b) The Department of Finance - Planning shall prepare a disposal plan and submit it to a competent authority for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the district).

Article 7. Preparing and approving plan for disposal of property that is inventory within customs controlled areas

1. Regarding the inventory whose disposal is subject to approval by the Prime Minister according to Point a Clause 3 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, the customs authority shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property) to the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance.

According to the proposed disposal plan, the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Finance, which will submit it to the Prime Minister for approval after obtaining written opinions of the Minister of Culture, Sports and Tourism.

2. Regarding the inventory whose disposal is subject to approval by the Minister of Finance according to Point b Clause 3 Article 19 of the Decree No. 29/2018/ND-CP, the customs authority shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property) to the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance.

According to the proposed disposal plan, the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Finance for approval.

3. Regarding controlled goods, the customs authority shall cooperate with the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance in notifying thereof to the Ministry of Finance, which will request the Prime Minister to consider and decide on methods for disposing of such goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regarding the property of the dissolved fund under the management of the central government, the unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property) to the public property management authority affiliated to the Ministry of Home Affairs.

According to the proposed disposal plan, the public property management authority affiliated to the Ministry of Home Affairs shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Home Affairs or a competent authority assigned by the Minister of Home Affairs for approval or to the Prime Minister for decision.

2. Regarding the property of the dissolved fund under the management of the local government, the Department of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval or to the Prime Minister for decision.

Article 9. Preparing and approving plan for disposal of property whose ownership is voluntarily transferred to the State by organizations and individuals

1. Regarding special property and property used for national defense and security purposes whose disposal is subject to approval by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security:

a) The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property), send the proposed plan to its superior authority (if any) and to the public property management authority affiliated to the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security.

b) The public property management authority affiliated to the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of National Defense or the Minister of Public Security or the competent authority assigned by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security for approval or to the Prime Minister for decision.

2. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the Minister of Finance:

a) Regarding the property whose ownership is voluntarily transferred to the State by an organization or individual but the transferee is not specified, the unit in charge of property management shall propose a disposal plan to the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance. Such authority shall submit the proposed plan to the Minister of Finance for approval or to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property), send the proposed plan to its superior authority (if any), seek opinions of the public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority and submit it to the Ministry or central government authority, which will request the Ministry of Finance in writing to approve it.

- In consideration of the request of the Ministry or central government authority, the public property management authority affiliated to the Ministry of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister of Finance for approval or to the Prime Minister for decision.

3. Regarding the property whose disposal is subject to approval by a Minister or head of the central government authority:

a) The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property), send the proposed plan to its superior authority (if any) and to the public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority.

b) The public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister or head of the central government authority for approval or to the Prime Minister for decision.

4. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the President of People's Committee of the province or competent authority assigned by the People's Council of the province:

a) Regarding the property whose ownership is voluntarily transferred to a local government by an organization or individual and the transferee is not specified, the Department of Finance or the Department of Finance - Planning shall prepare a disposal plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval or to the Prime Minister for decision.

b) Regarding the property whose ownership is voluntarily transferred to a local government by an organization or individual and the transferee is specified:

- The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property), send the proposed plan to the Department of Finance - Planning, which will send it to the Department of Finance (if the transferee is affiliated to an authority of the district) or to the Department of Finance (if the transferee is affiliated to an authority of the province).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Regarding projects’ temporarily imported goods which are transferred to the State by foreign experts, contractors and consultants but on which tax has yet to be paid to the Vietnamese State, the unit in charge of property management shall follow procedures for tax payment and request a competent authority to establish public ownership of property as prescribed by law.

If the unit in charge of property management fails to provide funding for tax payment, request a competent authority’s permission for payment of tax after selling or liquidating property or assign a transferee to follow procedures for tax payment as prescribed by law.

Article 10. Preparing and approving plan for disposal of property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement to the Vietnamese State according to their commitments after expiry of their operation duration

After obtaining the competent authority’s decision on establishment of public ownership of property transferred by foreign-invested enterprises without reimbursement to the Vietnamese State according to their commitments after expiry of their operation duration, the Department of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval or to the Prime Minister for decision.

Article 11. Preparing and approving plan for disposal of property transferred to the Vietnamese State under public-private partnership project contracts

1. Regarding the property whose disposal is subject to approval by a Minister or head of the central government authority:

a) The unit in charge of property management shall propose a disposal plan (enclosed with a copy of the decision on establishment of public ownership of property), send the proposed plan to its superior authority (if any) and to the public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority.

b) The public property management authority affiliated to a Ministry or central government authority shall prepare a disposal plan and submit it to the Minister or head of the central government authority for approval after obtaining opinions of the Ministry of Finance or to the Prime Minister for decision.

2. Regarding the property whose disposal is subject to approval by the President of People's Committee of the province or competent authority assigned by the People's Council of the province:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If an authority of the district signs a public-private partnership contract, the Department of Finance - Planning shall prepare a disposal plan and submit it to a competent authority of the district for approval or request the Department of Finance to prepare a disposal plan, which will be submitted to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval (regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province).

If an authority of the district signs a public-private partnership contract, the Department of Finance shall prepare a disposal plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province or a provincial-level competent authority assigned by the People's Council of the province for approval or to the Prime Minister for decision.

Article 12. Organizing disposal of property whose public ownership is established

1. Regarding the property that is transferred to a specialized management authority, Clause 1 Article 20 of the Decree No. 29/2018/ND-CP shall be complied with. Where:

a) Regarding the property that is Vietnamese currency, the State Treasury shall pay it to the state budget as prescribed by the Law on State Budget.

b) Regarding the property that is foreign currencies, the unit in charge of property management shall pay them to the foreign currency account of the State Treasury of the province. The state budget revenue in foreign currency shall be recorded as a revenue of the foreign currency fund of state budget (in original currency) and be converted into Vietnam dong at the foreign exchange rate to record payments to state budget in accordance with regulations.

2. Regarding the property that is distributed or transferred to an organization or unit, Clause 2 Article 20 of the Decree No. 29/2018/ND-CP shall be complied with. In case the property that is distributed or transferred to an organization or unit but there is not any organization or unit applying for receipt of such property, the property shall be offered for sale in accordance with regulations of the law on management and use of public property.

3. Regarding the property that is auctioned:

a) The exhibits and equipment used for committing administrative violations, shall be auctioned as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Value of the exhibits and equipment used for committing administrative violations that is determined as prescribed in Article 60 of the Law on Actions against Administrative Violations is the reserve price.

It is required to establish a council to determine the reserve price in the following cases: The exhibit or equipment used for committing administrative violations is yet to have its value determined when transferred to be sold at an auction; the expected time for holding an auction exceed 60 days from the date of determining value of the exhibit used for committing administrative violations as prescribed in Article 60 of the Law on Actions against Administrative Violations; the exhibit's value determined as prescribed in Article 60 of the Law on Actions against Administrative Violations is 10% higher or lower than the price of property of the same type announced by the Department of Finance at the time the exhibit is transferred to be sold at an auction.

Members and operation principles of the council responsible for reserve price determination are specified in Article 8 of the Circular No. 144/2017/TT-BTC dated December 29, 2017 of the Ministry of Finance on guidelines for some contents of the Government's Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on guidelines for some Articles of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “the Circular No. 144/2017/TT-BTC”).

- Payment for property purchase and issuance of invoices for public property sale, and transfer of property to purchasers shall comply with Clauses 7 and 8 Article 24 of the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on guidelines for some Articles of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “the Decree No. 151/2017/ND-CP).

- Procedures for property auction shall comply with regulations of the law on property auction.

b) The inventory within a customs controlled area shall be auctioned as follows:

- Reserve price is the price (inclusive of taxes and fees) that is determined by the council responsible for reserve price determination as prescribed in Article 8 of the Circular No. 144/2017/TT-BTC or by an organization eligible for valuation.

- Organization of auctions, payment for property purchase and issuance of invoices for public property sale, and transfer of property to purchasers shall comply with Article 24 of the Decree No. 151/2017/ND-CP.

- The purchaser of inventory shall pay for the inventory and remove it from the customs controlled area within the time limit specified in the sale contract, but not exceeding 15 days from the date of signing the contract. After the aforementioned deadline, if the purchaser fails to make payment or makes payment but fails to receive or remove the inventory from the  customs controlled area without legitimate reasons, the inventory shall be disposed under the auctioned property sale contract and civil laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- When the purchaser has made payment and removed inventory from the customs controlled area, the unit in charge of property management shall provide him/her with documents, including: 01 original of the invoice for public property sale, 01 original of the property sale contract and 01 original of the delivery note of the unit assigned to store inventory.

- The unit in charge of property management shall transfer inventory to the purchaser. The depot operator, agent service provider and ship owner shall cooperate in delivering inventory to the purchaser and bear the costs of delivery, receipt, handling, transport and storage of inventory by the time the competent authority’s decision on establishment of public ownership of property is issued. The customs authority shall pay the costs of delivery, receipt, handling, transport and storage of inventory from the date on which the competent authority’s decision on establishment of public ownership of property is issued to the date on which the disposal is completed.

c) Regarding the property whose public ownership is established (other than the property prescribed in Points a and b of this Clause), the property auction shall be conducted as prescribed in Article 24 of the Decree No. 151/2017/ND-CP. Procedures for property auction shall comply with regulations of the law on property auction.

d) In case the property auction prescribed in this Clause is unsuccessful, Article 25 of the Decree No. 151/2017/ND-CP shall be complied with.

4. Regarding the property that is offered for designated sale or sold at fixed prices:

a) In case the exhibits used for committing violations are perishable but usable goods and articles

- The following perishable but usable goods and articles will be sold through bidding, direct contracting or at fixed prices: fresh foods, foods that are easily spoiled or hardly preserved; flammable and explosive goods (petrol, gas, oil, liquefied gas and other flammable and explosive substances); curative medicines, veterinary drugs and pesticides whose useful life remains less than 60 days; processed foods and other goods whose useful life remain less than 30 days; seasonal goods (such as seasonal consumable goods or goods served in public holidays or new year's festivals), electronic products (computers, smart phones) and other goods and/or articles which shall be damaged, deteriorated, be hardly sold or whose useful life expires if they are not disposed once the confiscation decision is issued.

- Prices of perishable goods and articles shall be determined by the unit in charge of property management according to Clause 2 Article 60 of the Law on Actions against Administrative Violations and their quality. In case it is impossible to apply Clause 2 Article 60 of the Law on Actions against Administrative Violations, the unit in charge of property management shall cooperate with a finance authority at the same level or a finance authority of the area where the administrative violation is committed (if the superior finance authority grants authorization or the confiscation decision issuer is affiliated to an authority other than those in the administrative hierarchy) in order to determine prices of perishable goods and articles;

- The goods subject to business conditions, such as flammable and explosive goods, curative medicines, veterinary drugs and pesticides shall be only sold to organizations and individuals eligible for doing business as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Regarding the property that is inventory within customs controlled areas:

- The following inventory will be sold through bidding, direct contracting or at fixed prices: fresh foods, foods that are easily spoiled or hardly preserved; flammable and explosive goods (petrol, gas, oil, liquefied gas and other flammable and explosive substances); processed foods whose useful life remain less than 30 days; curative medicines and veterinary drugs whose useful life remains less than 60 days; other goods and/or articles which shall be damaged or deteriorated or whose useful life expires if they are not immediately disposed; goods worth under 50 million dong per shipment that is determined by the unit in charge of property management.

- The goods subject to business conditions, such as flammable and explosive goods, curative medicines, veterinary drugs and pesticides shall be only sold to organizations and individuals eligible for doing business as prescribed by law.

- Property shall be offered for designated sale or sold at fixed prices as prescribed in Articles 26 and 27 of the Decree No.151/2017/ND-CP and its instructional documents.

- When the purchaser has made payment and removed inventory from the customs controlled area, the unit in charge of property management shall provide him/her with documents, including: 01 original of the invoice for public property sale, 01 original of the inventory sale contract and 01 original of the delivery note of the unit assigned to store inventory.

- The unit in charge of property management shall transfer inventory to the purchaser. The depot operator, agent service provider and ship owner shall cooperate in delivering inventory to the purchaser and bear the costs of delivery, receipt, handling, transport and storage of inventory by the time the competent authority’s decision on establishment of public ownership of property is issued. The customs authority shall pay the costs of delivery, receipt, handling, transport and storage of inventory from the date on which the competent authority’s decision on establishment of public ownership of property is issued to the date on which the disposal is completed.

c) Regarding the remaining property whose public ownership is established (other than the property prescribed in Points a and b of this Clause), it shall be offered for designated sale or sold at fix prices as prescribed in Articles 26 and 27 of the Decree No. 151/2017/ND-CP and its instructional documents.

5. Regarding the property that is disposed by destruction:

a) In case the confiscated exhibits used for committing violations are perishable goods or articles prescribed in Point a Clause 4 of this Article but they are no longer usable, the unit in charge of property management shall establish a council to carry out the destruction. The President of the council is the confiscation decision issuer or authorized person. Other members include: representative of the finance authority at the same level or a finance authority of the area where the administrative violation is committed (if the superior finance authority grants authorization or the confiscation decision issuer is affiliated to an authority other than those in the administrative hierarchy) and representatives of relevant authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The unit in charge of property management shall carry out the destruction or hire another organization to do so. If the unit in charge of property management carries out the destruction, it may assign the enterprise responsible for inventory management to mobilize its employees to do so.

c) Regarding the remaining property whose public ownership is established (other than the property prescribed in Points a and b of this Clause), the unit in charge of property management shall cooperate with relevant authorities to destroy it.

d) Property shall be destroyed as follows:

- According to the nature and characteristics of goods and articles and requirements for environmental protection, they shall be destroyed using the following methods: use of chemicals, adoption of mechanical measures, burning, burying and other methods prescribed by law;

- The property destruction shall be made into a record. The record shall contain at least: grounds for destruction; date and place of destruction; persons involved in the destruction; name, type, quantity or status of the property at the time of destruction; methods of destruction and other relevant contents;

- The property destruction that affects the environment shall be subject to approval by and comply with guidelines of the local environment authority before the destruction.

6. Regarding the property that is disposed using the remaining methods, the Decree No. 29/2018/ND-CP shall be complied with.

7. The disposal of property whose public ownership is established shall be carried out for property involved in each case. In case the property involved in a case is worth less than 100 million dong per case, the unit in charge of property management may aggregate property involved in multiple cases to dispose the property at a time. Time limit for disposal must not exceed 01 year from the date on which the competent authority’s confiscation decision or the decision on establishment of public ownership is issued.

Article 13. Management and use of proceeds earned from disposal of property whose public ownership is established

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Public property management authorities affiliated to the Ministry of Finance, regarding the property whose disposal is subject to approval by the Prime Minister and Minister of Finance;

b) Departments of Finance, regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of the province and by competent central government authority, except the property specified in Point a of this Clause;

c) Departments of Finance - Planning of districts, regarding the property whose disposal is subject to approval by the competent authority of districts/communes.

2. The amount transferred to the temporary accounts specified in Clause 1 of this Article after deducting the expenditures specified in Article 29 of the Decree No. 29/2018/ND-CP be transferred to the state budget.

Chapter III

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 14. Transitional provisions

1. The property whose public ownership was established before the effective date of the Decree No. 29/2018/ND-CP (except the property prescribed in Clause 2 of this Article) but whose disposal is yet to be approved by the competent authority shall be disposed as prescribed in the Decree No. 29/2018/ND-CP and this Circular (regarding the exhibits and equipment used for committing administrative violations that are being sold, liquidated or destroyed as prescribed by law at the time the Decree No. 29/2018/ND-CP is in effect, the decision on approval for plan for disposal thereof shall be obtained to take the next steps).

In case the property whose disposal has been approved is being disposed as prescribed by law before the effective date of the Decree No. 29/2018/ND-CP but is yet to be completely disposed, keep disposing the property, and manage and use the proceeds earned from disposal of property as prescribed in the Decree No. 29/2018/ND-CP and this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case the inventory that is within a customs controlled area has or is yet to have its state ownership (now public ownership) established but a plan for disposal thereof is not available,  establish public ownership, and manage and use the proceeds earned from disposal as prescribed in the Decree No. 29/2018/ND-CP and this Circular.

4. Regarding the remaining proceeds (if any) earned from disposal of inventory within a customs controlled area in the account whose holder is the Director of the Customs Department, the Customs Department shall transfer it to the temporary account whose holder is the Department of Finance as prescribed in Point b Clause 1 Article 13 of this Circular by January 01, 2019.

Article 15. Effect

1. This Circular comes into force from August 20, 2018.

2. This Circular repeals the following documents:

a) Circular No. 159/2014/TT-BTC dated October 27, 2014 of the Ministry of Finance.

b) Clause 3 Clause 4; Point b Clause 1, Clause 2 Article 5; Article 7 and Article 8 of the Circular No. 173/2013/TT-BTC dated November 20, 2013 of the Ministry of Finance.

c) Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 of the Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Tran Xuan ha

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/07/2018 hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


78.146

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!