Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 54/2018/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2019

Số hiệu: 54/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 08/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Dự toán tạo nguồn tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2019

Ngày 08/6/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 54/2018/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021.

Theo đó, việc lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2019 (tăng lương cơ sở theo Nghị quyết 27-NQ/TW ) được thực hiện như sau:

- Các Bộ, CQTW thực hiện:

+ Tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản lương, phụ cấp, khoản có tính chất lương và các khoản chi theo chế độ) gắn với chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên;

+ Tiết kiệm một phần nguồn thu được để lại theo chế độ quy định;

+ Tiết kiệm từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư.

- Các địa phương tiếp tục cơ chế:

+ Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản lương, phụ cấp, khoản có tính chất lương và các khoản chi theo chế độ);

+ Tiết kiệm 50% nguồn tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);

+ Tiết kiệm một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các đơn vị;

+ Tiết kiệm từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư.

Thông tư 54/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/7/2018.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2019 - 2021

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021.

Chương I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

Điều 1. Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018

1. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết số 07-NQ/TW); các Nghị quyết của Quốc hội: số 142/2016/QH13 về kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 về phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 142/2016/QH13), số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết số 25/2016/QH14), số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết số 26/2016/QH14), số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 và số 50/2017/QH14 ngày 14 tháng 11 năm 2017 về phân bổ ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2018 và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách địa phương (NSĐP), phân bổ NSĐP năm 2018.

2. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1915/QĐ-TTg , số 1916/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2017 về giao dự toán NSNN năm 2018, số 2131/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2017 về giao kế hoạch vốn đầu tư NSNN năm 2018, số 2130/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2017 về việc giao bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn NSTW kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và năm 2017 cho các dự án giải ngân từ năm 2016 trở về trước (Quyết định số 2130/QĐ-TTg), số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2018 về việc điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2014 - 2016, kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn đầu tư từ NSTW năm 2018 (Quyết định số 280/QĐ-TTg), các quyết định về giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, giao kế hoạch trung hạn đối với các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 của cấp có thẩm quyền và các quyết định khác về bổ sung ngân sách trong quá trình điều hành NSNN năm 2018; các Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp về dự toán NSĐP và phân bổ NSĐP năm 2018.

3. Các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền có liên quan đến NSNN năm 2018, gồm: các Nghị quyết của Chính phủ (số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018 (Nghị quyết số 01/NQ-CP), số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP) và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng); Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 579/QĐ-TTg); Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết số 35-NQ/CP) và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2018; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân, Chỉ thị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSĐP năm 2018; Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2018 (Thông tư số 132/2017/TT-BTC).

4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm; dự báo và các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán NSNN trong những tháng còn lại và cả năm 2018 đã được các cấp có thẩm quyền quyết định.

5. Các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng khi tổ chức thực hiện thu, chi NSNN; yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách cải cách tiền lương, chính sách đối với người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm kinh phí cho quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Điều 2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018

1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018:

Đánh giá thực hiện thu NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015, không hạch toán vào NSNN các khoản thu phí, lệ phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí; các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại của các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện.

Căn cứ kết quả ước thu NSNN 6 tháng đầu năm, dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2018 và tình hình sản xuất - kinh doanh, diễn biến giá cả thị trường 6 tháng cuối năm, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện rà soát, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu, kiến nghị các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2018 đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua; đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, tập trung vào các nội dung sau:

a) Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2018, chú ý làm rõ:

Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế do tác động của các yếu tố trong nước và ngoài nước; khả năng triển khai các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp; sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá bán, lợi nhuận của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu trên địa bàn; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; diễn biến thị trường.

Tác động của diễn biến giá dầu thô, giá hàng hóa nông sản trên thị trường thế giới và trong nước, tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, việc triển khai Nghị quyết số 35-NQ/CP, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử, các chính sách tiền tệ, tín dụng, thương mại, đầu tư, chính sách giá, cải cách thủ tục hành chính và các yếu tố khác đến nền kinh tế và kết quả thu NSNN trong 6 tháng đầu năm.

b) Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về quản lý thu NSNN theo Nghị quyết số 01/NQ-CP; tình hình triển khai thực hiện các chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực trong năm 2018; điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo lộ trình của một số mặt hàng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế TTĐBLuật quản lý thuế; quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ; quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ (Nghị định số 167/2017/NĐ-CP) và các văn bản, chính sách, chế độ thu thuế, phí, lệ phí khác tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018.

c) Đánh giá tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý thu hồi nợ đọng thuế:

Rà soát, xác định số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2017; báo cáo việc triển khai thực hiện công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế, xóa nợ thuế trong 6 tháng đầu năm 2018 và việc triển khai báo cáo Quốc hội phương án xử lý nợ đọng thuế theo Nghị quyết của Quốc hội số 55/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; đánh giá dự kiến số nợ thuế đến ngày 31 tháng 12 năm 2018.

Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, thanh tra, quyết định truy thu của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế.

d) Đánh giá tình hình kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT phát sinh năm 2018 theo quy định của Luật thuế GTGT. Trong đó, dự kiến số kinh phí hoàn thuế GTGT trong năm 2018 gắn với tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT, xử lý thu hồi tiền hoàn thuế GTGT sai quy định; đề xuất các kiến nghị điều chỉnh cơ chế quản lý hoàn thuế GTGT để đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

đ) Đánh giá tình hình thu ngân sách từ đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) theo pháp luật về đất đai và thu ngân sách từ xử lý, sắp xếp nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

e) Kết quả phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống chuyển giá; tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục.

g) Kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, trong đó làm rõ tổng số thu, số thu nộp NSNN, số thu được để lại so với dự toán và sự phù hợp của tỷ lệ phí được để lại; thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt và tịch thu khác 6 tháng đầu năm và ước cả năm 2018.

i) Đánh giá các khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí).

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN 03 năm 2016 - 2018:

Trên cơ sở ước thực hiện cả năm 2018, đánh giá lũy kế tổng số thu NSNN thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chi tiết từng nguồn thu từ tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế, thu nội địa còn lại (ngoài tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ (nếu có); đánh giá những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị giải pháp về cơ chế, chính sách, quản lý thu NSNN trong thời gian tới.

Điều 3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

1. Đánh giá tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2018:

a) Công tác bố trí và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2018:

- Tình hình bố trí và giao dự toán chi ĐTPT năm 2018, bao gồm cả nguồn NSNN, TPCP và đầu tư từ các nguồn để lại ngoài cân đối ngân sách (kể cả các Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2130/QĐ-TTg và Quyết định số 280/QĐ-TTg): Việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi ĐTPT cho các dự án, công trình trong năm 2018 theo Luật Đầu tư công; thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư; kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn NSNN.

- Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Tình hình thực hiện chi ĐTPT năm 2018 (bao gồm cả các Quyết định điều chỉnh, bổ sung số 2130/QĐ-TTg, số 280/QĐ-TTg): Đánh giá giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý II năm 2018 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, chi tiết tỷ lệ giải ngân đạt, không đạt, vượt dự toán, nguyên nhân, kiến nghị (có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2017, kế hoạch vốn - kể cả vốn bổ sung, điều chỉnh và ước thực hiện năm 2018, kèm theo thuyết minh).

Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong đó báo cáo chi tiết: các dự án đã hoàn thành chưa được quyết toán do chưa được bố trí dự toán ngân sách, ước thực hiện năm 2018; nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đã nộp ngân sách nhưng chưa đề xuất sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, số thu ước phát sinh trong năm 2018).

Các Bộ Y tế, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, xây dựng 05 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nguồn ứng vốn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (chi tiết tổng số vốn được ứng từ Quỹ, số đã giải ngân, số đã xuất Quỹ nhưng chưa giải ngân, số chưa xuất Quỹ), số bố trí từ dự toán chi ĐTPT của NSTW năm 2017 - 2018 và việc triển khai thực hiện; đề xuất các kiến nghị đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án (nếu có).

Tổng hợp, đánh giá tình hình nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB nguồn NSNN (bao gồm cả TPCP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012, số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 và số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015: Số nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, số thu hồi trong năm 2018, ước số nợ XDCB, số ứng còn đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 (chi tiết từng dự án).

Tình hình triển khai các dự án, chương trình từ nguồn vay và trả nợ các nguồn vốn vay của địa phương (kể cả nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước).

Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6 năm 2018 và dự kiến đến hết năm 2018; nguyên nhân và giải pháp xử lý.

Đánh giá vướng mắc trong quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan, kiến nghị giải pháp xử lý.

b) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển:

Tình hình thực hiện tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước (tổng mức tăng trưởng tín dụng, các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, nguồn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất,…); đối tượng hưởng ưu đãi; phạm vi ưu đãi; đầu mối thực hiện chính sách tín dụng; lãi suất cho vay; cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.

Tình hình thực hiện chính sách tín dụng cho các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;... Mỗi chương trình cho vay cần làm rõ cơ sở pháp lý, phạm vi, đối tượng, điều kiện vay, lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân; dư nợ cho vay đầu năm, số phát sinh vay và trả nợ trong năm, dự kiến mức dư nợ cuối kỳ; số nợ kinh phí cấp bù lăi suất đầu năm, số phát sinh trong năm, số đã được cấp bù, số dự kiến còn nợ cuối năm.

c) Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục).

2. Đánh giá tình hình thực hiện chi ĐTPT 3 năm 2016 - 2018:

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện cả năm 2018, thực hiện đánh giá lũy kế tình hình kết quả triển khai 03 năm 2016 - 2018 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; trong đó, cần làm rõ:

a) Lũy kế số chi ĐTPT thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 so với kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền giao giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chi tiết nguồn cân đối NSĐP, nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu, cụ thể từ nguồn TPCP, nguồn vốn ngoài nước (bao gồm cả nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại), vốn trong nước - nếu có.

b) Số dự án có nợ XDCB đã tổng hợp, bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2018 để xử lý nợ XDCB, dự kiến bố trí số còn lại các năm 2019 - 2020. Số dự án đã được thực hiện còn nợ XDCB nhưng chưa báo cáo tổng hợp trong kế hoạch trung hạn, số phát sinh (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý nợ XDCB các dự án trên.

c) Lũy kế số vốn ứng trước đã tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2018 để thu hồi vốn ứng, dự kiến bố trí số còn lại để thu hồi các năm 2019 - 2020. Số vốn ứng trước phát sinh đến nay chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý.

d) Lũy kế việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển năm 2016 - 2018 so với kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 được cấp thẩm quyền giao, chi tiết từng chương trình, chính sách hỗ trợ; khó khăn, kiến nghị nếu có.

đ) Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa năm 2016 - 2018 so với kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 được giao (chi tiết tổng nguồn lực, cơ cấu nguồn lực xã hội hóa theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa theo ngành, lĩnh vực; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục).

Điều 4. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

1. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2018 các nội dung sau:

a) Tình hình triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2018 theo từng lĩnh vực chi được giao; kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án lớn; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

b) Kết quả việc cắt giảm dự toán đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chưa phân bổ theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

c) Việc thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu, đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2018, cụ thể:

- Đối với các chế độ, chính sách: Đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ; rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ không phù hợp với thực tế.

- Tình hình hướng dẫn, triển khai và kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và ước cả năm (chi tiết các mục tiêu và kinh phí dành ra) việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Nghị quyết số 18-NQ/TW), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Nghị quyết số 39-NQ/TW) và Kết luận số 17-KL/TW ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017-2021 (Kết luận số 17-KL/TW); Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Ban Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Kế hoạch số 07-KH/TW); Nghị định số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (Nghị định số 108/2014/NĐ-CP); Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 củaThủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chủ trương tinh giản biên chế (Chỉ thị số 02/CT-TTg); Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW (Quyết định số 2218/QĐ-TTg); Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (Nghị định số 26/2015/NĐ-CP).

- Tình hình hướng dẫn, triển khai và kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và ước cả năm (chi tiết các mục tiêu và kinh phí dành ra) việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP); các Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực sự nghiệp cụ thể (Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Nghị định số 54/2016/NĐ-CP), Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (Nghị định số 141/2016/NĐ-CP),…).

Trong lĩnh vực y tế, đánh giá kết quả thực hiện giảm cấp chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế theo lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ y tế và việc sử dụng số kinh phí dành ra theo hướng dẫn tại Thông tư số 132/2017/TT-BTC, các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014; xác định các khó khăn, vướng mắc, các giải pháp, kiến nghị để vận dụng, mở rộng thực hiện đối với Nghị quyết số 19-NQ/TW.

d) Tình hình triển khai thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2018; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị xử lý.

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên giai đoạn 2016 - 2018 như sau:

Đối với các chương trình, đề án, nhiệm vụ có mục tiêu, kế hoạch triển khai diễn ra trong giai đoạn 2016 - 2020, đánh giá chi tiết từng quyết định giao nhiệm vụ, tổng kinh phí, phân kỳ thực hiện từng năm 2016 - 2020, số lũy kế đã thực hiện năm 2016 - 2018, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

Đánh giá lũy kế việc triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW trong 3 năm 2016 - 2018 so với các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW chi tiết đối với từng mục tiêu, số kinh phí dành ra được.

Đánh giá lũy kế việc triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP; trong đó chi tiết việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; tình hình thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; việc thực hiện tinh giản biên chế trong 3 năm 2016 - 2018 (% đã giảm được so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); kinh phí thường xuyên đã giảm được trong 3 năm 2016 - 2018 (% đã giảm được so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); tình hình tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2018 (so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); chi tiết đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

Điều 5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia

Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN chi dự trữ quốc gia năm 2018 và các năm trước chuyển sang, gồm: Kế hoạch và dự toán chi cho mua, bán, nhập, xuất luân phiên đổi hàng, xuất bán hàng; xuất cấp hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia (chi tiết về số lượng, giá trị hàng hóa, tình hình nhập hàng, giải ngân vốn, kinh phí,...) đến hết 30 tháng 6 năm 2018 và ước thực hiện năm 2018. Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm 2018.

Trên cơ sở ước thực hiện cả năm 2018, đánh giá tình hình thực hiện dự trữ quốc gia giai đoạn 2016 - 2018 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020.

Điều 6. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước

1. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu:

a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2018 các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu

- Các bộ chủ chương trình mục tiêu quốc gia/chương trình mục tiêu đã được phê duyệt từ năm 2017 về trước báo cáo tình hình ban hành/thực hiện các văn bản hướng dẫn, cơ chế phối hợp với các cơ quan được phân công chủ trì dự án/nội dung thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

- Các cơ quan chủ chương trình mục tiêu được phê duyệt năm 2018 hoặc đang trình phê duyệt, báo cáo tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ, tình hình xây dựng hoặc phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn.

- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2018; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện; trường hợp chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu có sử dụng nguồn vốn ngoài nước thì báo cáo tình hình giải ngân chi tiết theo vốn viện trợ ODA, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cơ chế tài chính và đề xuất kiến nghị (nếu có).

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đánh giá cụ thể tình hình triển khai đối với các huyện mới được bổ sung theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Trên cơ sở ước thực hiện dự toán chi năm 2018, đánh giá tình hình lũy kế thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2018 so với kế hoạch trung hạn được giao giai đoạn 2016 - 2020 (nếu có) và so với tổng mức được phê duyệt cho giai đoạn 2016 - 2020 (trường hợp chưa/không được giao kế hoạch trung hạn), những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

2. Đối với các chương trình, dự án khác sử dụng vốn ngoài nước:

a) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi năm 2018 các chương trình, dự án khác sử dụng vốn ngoài nước (bao gồm cả dự án ô), chi tiết theo vốn viện trợ ODA, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cơ chế tài chính và đề xuất kiến nghị (nếu có).

Riêng các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và/hoặc vay ưu đãi xác định khả năng giải ngân vượt dự toán được giao (nếu có); các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ chưa có dự toán, cần thiết thực hiện ngay trong năm 2018 thì phải có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh trong phạm vi dự toán tổng nguồn vốn ngoài nước được giao, hoặc trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán trước khi thực hiện nếu vượt dự toán tổng nguồn vốn ngoài nước được giao.

b) Trên cơ sở ước thực hiện dự toán chi năm 2018, đánh giá lũy kế việc thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 so với mục tiêu, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được giao (nếu có)/hoặc kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 theo Hiệp định hoặc thỏa thuận đã ký kết; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

Điều 7. Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương

1. Các bộ, cơ quan trung ương báo cáo về:

a) Biên chế, quỹ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).

b) Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

c) Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương năm 2018, trong đó làm rõ:

- Nguồn sắp xếp các khoản chi thường xuyên trong phạm vi dự toán NSNN năm 2018 được giao; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết năm 2017 chuyển sang năm 2018 (nếu có), nguồn chưa sử dụng hết năm 2018 chuyển sang năm 2019 thực hiện điều chỉnh lương cơ sở (nếu có).

- Nguồn thu được để lại theo chế độ theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực.

- Nguồn dành ra gắn với việc thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.

2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về:

a) Quỹ lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thực hiện năm 2017 và dự kiến năm 2018;

b) Nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2018;

c) Việc sử dụng nguồn lực của địa phương để thực hiện cải cách tiền lương năm 2018, gồm:

- Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương); 50% tăng thu NSĐP theo quy định; nguồn cải cách tiền lương còn dư (nếu có) dành để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg;

- Số thu được để lại theo chế độ phù hợp với lộ trình kết cấu chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực;

- Nguồn dành ra gắn với việc thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.

d) Rà soát, xác định nhu cầu kinh phí phụ cấp, trợ cấp đối với vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 8. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018

Ngoài các yêu cầu chung nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau:

1. Đánh giá công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2018 và lũy kế kết quả huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 03 năm 2016 - 2018, so với kế hoạch 05 năm 2016 - 2020, xác định những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị.

2. Trên cơ sở ước thực hiện thu trên địa bàn cả năm 2018, đánh giá lũy kế thực hiện thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2018 so với kế hoạch 05 năm 2016 - 2020, trong đó làm rõ từng nguồn thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế, thu nội địa còn lại, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và nguồn viện trợ (nếu có).

3. Khả năng cân đối NSĐP so với dự toán, các biện pháp đã và sẽ thực hiện để đảm bảo cân đối NSĐP trong trường hợp dự kiến bị giảm thu NSĐP trong năm 2018; tình hình cân đối NSĐP so với dự toán của từng năm 2016 - 2018; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị nếu có.

4. Trên cơ sở ước thực hiện chi ĐTPT của địa phương năm 2018, đánh giá tình hình lũy kế thực hiện chi ĐTPT của địa phương giai đoạn 2016 - 2018 so với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chi tiết nguồn cân đối NSĐP (cụ thể nguồn tiền sử dụng đất, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn NSĐP còn lại, nguồn vay lại) và nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu (cụ thể nguồn TPCP, nguồn ngoài nước, nguồn khác - nếu có).

5. Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội:

Đối với từng chính sách, có báo cáo cụ thể đối tượng (trong đó chi tiết đối với hộ nghèo thu nhập, nghèo đa chiều đối với từng tiêu chí thiếu hụt dịch vụ cơ bản), nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách năm 2018 (có thuyết minh cơ sở xác định, cách tính). Sau khi sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chính sách đã được bố trí ổn định trong cân đối NSĐP năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020), nguồn NSTW hỗ trợ và nguồn cải cách tiền lương sau khi đã đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương trong năm còn dư (nếu có), trường hợp còn thiếu kinh phí, Bộ Tài chính sẽ trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán ngân sách năm 2019 để địa phương có nguồn triển khai thực hiện (không xem xét xử lý trong quá trình điều hành ngân sách hàng năm).

6. Tình hình triển khai sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới các đơn vị sự nghiệp năm 2018 và lũy kế 03 năm 2016 - 2018:

Đánh giá theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, cụ thể đối với năm 2018 và lũy kế 3 năm 2016 - 2018; cụ thể kết quả đạt được theo từng mục tiêu, nhiệm vụ; kinh phí dành ra đối với từng Nghị quyết (giải trình chi tiết kinh phí dành ra theo từng mục tiêu đã đề cập tại các Nghị quyết, chi tiết giảm chi lương, chi hoạt động theo định mức khi giảm biên chế, giảm hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập đã sắp xếp lại hoặc chuyển sang nhóm tự chủ cao hơn, giảm chi sắp xếp đơn vị hành chính, giảm kinh phí hỗ trợ do tăng thu trên cơ sở lộ trình tính đúng, đủ phí vào giá dịch vụ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực của Chính phủ…); khó khăn, vướng mắc và kiến nghị nếu có.

7. Nguồn cải cách tiền lương năm 2018, số còn dư (nếu có) sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương trong năm 2018, để chi trả thay phần NSTW hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (giảm tương ứng phần NSTW phải hỗ trợ theo chế độ) theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, số đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng cho chi ĐTPT (đối với các địa phương có điều tiết về trung ương) theo Nghị quyết số 49/2017/QH14.

8. Báo cáo cụ thể việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP - nếu có) và sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tình hình sử dụng dự phòng NSĐP, quỹ dự trữ tài chính (nếu có) đến ngày 30 tháng 6 năm 2018.

9. Tình hình phân bổ, giao dự toán chi NSNN từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

10. Tình hình thực hiện vay và trả nợ các khoản vay của NSĐP, gồm:

a) Số dư nợ đầu năm, số vay đến ngày 30 tháng 6 năm 2018, ước số vay cả năm, chi tiết theo mục đích vay (vay trả nợ gốc, vay bù đắp bội chi) và theo từng nguồn vốn (phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo từng nhà tài trợ và chương trình, dự án; vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước; vay tồn ngân kho bạc nhà nước; vay khác).

b) Tình hình thực hiện trả nợ (lãi, phí) đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chi tiết theo từng nguồn vốn nêu trên.

c) Tình hình trả nợ gốc các khoản vay, chi tiết theo từng nguồn (vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi).

d) Dư nợ cuối năm theo kế hoạch và ước thực hiện, chi tiết theo từng nguồn vốn nêu trên.

11. Tình hình thu, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết năm 2018 và lũy kế 03 năm 2016 - 2018; việc sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo quy định trong năm 2018 và lũy kế 03 năm 2016 - 2018.

12. Tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các chương trình, đề án có sử dụng nguồn vốn ngoài nước: đánh giá tình hình thực hiện năm 2018 và lũy kế thực hiện năm 2016 - 2018 so với kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 được giao (nếu có) hoặc theo phê duyệt chương trình, đề án, nhiệm vụ. Trong đó lưu ý:

a) Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: kinh phí thực hiện, chi tiết theo từng nguồn (NSTW, cụ thể vốn TPCP; NSĐP và các nguồn huy động khác), số xã hoàn thành mục tiêu chương trình; trường hợp mức cân đối NSĐP và các nguồn huy động khác thấp so với dự kiến phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

b) Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: Kinh phí thực hiện, chi tiết theo từng nguồn (NSTW, cụ thể vốn TPCP; NSĐP và các nguồn huy động khác); trường hợp mức cân đối NSĐP và các nguồn huy động khác thấp so với dự kiến phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

c) Tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu: Kinh phí thực hiện, chi tiết theo từng nguồn (NSTW, cụ thể vốn TPCP; NSĐP và các nguồn huy động khác); trường hợp mức cân đối NSĐP và các nguồn huy động khác thấp so với dự kiến phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

d) Trường hợp địa phương có nguồn vốn ngoài nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác, thì báo cáo cụ thể dự toán được giao, tình hình phân bổ, giải ngân, chi tiết nguồn vốn ODA (viện trợ ODA, vay ODA), vốn vay ưu đãi.

Chương II

XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2019

Điều 9. Yêu cầu

1. Năm 2019 là năm triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII; tiếp tục triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW; là năm thứ 4 triển khai Nghị quyết số 142/2016/QH13, Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14 nên có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - NSNN 5 năm 2016 - 2020.

2. Dự toán NSNN năm 2019 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện đến hết 31 tháng 12 năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ của các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

3. Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2019 phải theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

4. Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trên cơ sở đánh giá thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, lũy kế việc thực hiện 03 năm 2016 - 2018, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, lĩnh vực và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong năm 2019 phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14, triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên, các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2019 trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

5. Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) để bãi bỏ, hoặc lồng ghép theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ, lồng ghép các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; không đề xuất các chính sách làm giảm thu ngân sách; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 10. Xây dựng dự toán thu NSNN

Dự toán thu NSNN năm 2019 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2018; đồng thời phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, đặc biệt là những nhân tố tác động làm thay đổi tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2019; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện các biện pháp cải cách, hiện đại hoá công tác quản lý thu, đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường xử lý nợ đọng thuế; rà soát các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.

Phấn đấu tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 khoảng 21%.

Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2019 bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 12-14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018.

1. Xây dựng dự toán thu nội địa:

a) Các địa phương xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2019 ngoài việc phải đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu nêu trên, phải xác định rõ các khoản thu thuộc và không thuộc phạm vi thu NSNN, trên cơ sở đó tổng hợp đầy đủ các nguồn thu thuộc phạm vi thu NSNN phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn, các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các khoản thuế từ các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh).

Trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2018, số lũy kế thực hiện 03 năm 2016 - 2018; dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2019 và số kiểm tra dự toán thu năm 2019 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.

b) Dự toán thu NSNN năm 2019 phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các nhà máy mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định điều chỉnh chính sách theo lộ trình tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2019 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2019; trong đó lưu ý: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB, trong đó điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá.

c) Tổng hợp đầy đủ khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước (bao gồm cả số phát sinh từ giấy phép do Trung ương cấp và giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp); tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương, địa phương xử lý.

d) Dự toán thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Dự toán số thu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn Luật; toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất) và số thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (sau khi trừ chi phí liên quan) phải nộp NSNN và được ưu tiên bố trí trong dự toán chi NSNN cho mục đích ĐTPT theo quy định.

đ) Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải tính tới các nguồn thu gắn với việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tăng cường công tác đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra, giám sát hoàn thuế GTGT, tăng cường giám sát, quản lý, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; các nguồn thu từ đôn đốc thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức năng và số tiền thuế truy thu, truy hoàn, tiền thuế nợ dự kiến thu hồi cho NSNN.

e) Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp NSNN và để lại chi theo quy định, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ước số thu phí, lệ phí thực hiện năm 2018, dự kiến những yếu tố tác động đến số thu năm 2019 để xây dựng dự toán thu phù hợp, tích cực, cụ thể theo từng khoản thu phí, lệ phí (chi tiết tổng số thu, số được để lại chi theo chế độ chi tiết các lĩnh vực chi tương ứng, số nộp NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn), nhưng chỉ tổng hợp phần nộp NSNN theo quy định.

g) Đối với khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại chi để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

2. Xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:

a) Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu; sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh.

b) Xét đến các yếu tố tác động như: dự kiến biến động giá trong nước và giá trên thị trường quốc tế của những mặt hàng có nguồn thu lớn; tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối tác thương mại chiến lược; tác động giảm thu từ việc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và thực thi cam kết trong năm 2019; mức độ thuận lợi hóa thương mại và ảnh hưởng của các hàng rào kỹ thuật; quy mô, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trọng điểm có nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị;...

3. Xây dựng dự toán số hoàn thuế GTGT phát sinh theo quy định của Luật Thuế GTGT:

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên phát sinh số hoàn thuế GTGT, các doanh nghiệp có dự án đầu tư để tính đúng, tính đủ, kịp thời số hoàn thuế GTGT phát sinh trên địa bàn theo các chính sách, chế độ hiện hành và các chế độ chính sách mới có hiệu lực thi hành. Xây dựng dự toán số hoàn thuế GTGT gắn liền với yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, giám sát, kiểm tra, thanh tra trước và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT.

4. Xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại:

Căn cứ các hiệp định, thỏa thuận viện trợ ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã ký kết; tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 và dự kiến đến hết năm 2018; các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán thu viện trợ không hoàn lại năm 2019 của Bộ, cơ quan, địa phương mình phù hợp với các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết và sát thực tiễn.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ được chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại khi có dự toán thu. Trường hợp các khoản thu viện trợ phát sinh sau thời điểm trình dự toán thì phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với vốn viện trợ cho ĐTPT) hoặc Bộ Tài chính (đối với vốn viện trợ cho chi thường xuyên) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung dự toán thu làm cơ sở để bổ sung dự toán chi theo quy định.

Điều 11. Xây dựng dự toán chi NSNN

1. Xây dựng dự toán chi ĐTPT:

a) Xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN (bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ, vốn TPCP, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nguồn thu tiền sử dụng đất) đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020; trong đó, lưu ý tổng mức hỗ trợ vốn ĐTPT hằng năm của NSTW cho NSĐP để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư XDCB của NSTW.

Căn cứ tiến độ thực hiện 03 năm 2016 - 2018, lập dự toán chi ĐTPT năm 2019, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu cần thiết) cho phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương nhưng phải trong phạm vi tổng mức kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao/phê duyệt.

b) Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN cần chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định của Luật NSNN và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên: (i) bố trí vốn đầy đủ theo phân kỳ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội; (ii) bố trí đủ vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP; xử lý nợ đọng XDCB và thu hồi vốn ứng trước; (iii) chỉ bố trí cho các dự án khởi công mới nếu còn nguồn và đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

c) Các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn thu từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư, phải lập dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu này (bao gồm cả số dự kiến thu năm 2018 chưa sử dụng hết) và tổng hợp trong dự toán chi ĐTPT của bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương gửi cơ quan Kế hoạch và đầu tư và cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp dự toán NSNN trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngoài ra, các bộ, cơ quan trung ương lập báo cáo riêng giải trình cụ thể về nguồn thu và nhu cầu chi đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất gửi Bộ Tài chính (gửi Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; gửi Cục Quản lý công sản đối với các bộ, cơ quan trung ương khác).

d) Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất, bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, căn cứ vào quy định của cấp có thẩm quyền, tình hình thực hiện năm 2018 và dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ năm 2019 để xây dựng dự toán chi theo quy định.

đ) Triển khai công tác lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật quy hoạch.

2. Xây dựng dự toán chi dự trữ quốc gia:

Căn cứ Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020, mục tiêu dự trữ quốc gia, khả năng cân đối NSNN và dự báo tình hình kinh tế-xã hội, dự báo yêu cầu cứu trợ, viện trợ; các bộ, cơ quan trung ương được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch và dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia cho năm 2019, tập trung vào các mặt hàng chiến lược, thiết yếu; ưu tiên các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và quốc phòng, an ninh.

3. Xây dựng dự toán chi thường xuyên:

a) Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2019, xây dựng dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2019, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức chi NSNN, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, bao gồm cả các chính sách nghèo đa chiều theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên theo đúng lĩnh vực, đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Đối với dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, dự toán của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, kinh phí thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh phí khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, tham gia đảm bảo an toàn thực phẩm.

b) Dự toán chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo Kết luận số 17-KL/TW; việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2019; xác định mức kinh phí dành ra gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2019. Cụ thể:

- Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với: (i) Việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; (ii) Đổi mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; (iii) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố.

- Tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; Thông báo kết luận số 30-TB/TW ngày 23 tháng 5 năm 2017 về kết quả kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 17-KL/TW; Công văn số 5470/BNV-TCBC ngày 13 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ, theo đó mức giảm biên chế năm 2019 được xác định là mức giảm tối thiểu/năm đối với từng nhóm cơ quan tương ứng.

Ước tính kinh phí dành ra đối với các cơ quan hành chính từ giảm chi con người, chi hoạt động bộ máy, chi cơ sở vật chất…; cũng như nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo chế độ, chính sách hiện hành.

c) Dự toán chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp xây dựng trên cơ sở tiến độ đã thực hiện giai đoạn 2016 - 2018; mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo Kết luận số 17-KL/TW; các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 10/NQ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2019; xác định mức giảm dự toán gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2019. Cụ thể:

- Việc tinh giản biên chế theo Kết luận số 17-KL/TW, theo đó mức giảm biên chế năm 2019 được xác định là mức giảm tối thiểu/năm đối với từng nhóm cơ quan tương ứng.

- Việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập (việc ban hành các văn bản quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP).

- Giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập; giảm số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính).

- Lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, tăng đơn vị tự chủ toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, tự chủ toàn bộ chi thường xuyên; tăng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp còn lại.

Ước tính kinh phí dành ra đối với từng mục tiêu, chi tiết giảm chi con người, chi hoạt động bộ máy, giảm chi gắn với lộ trình tăng giá, phí dịch vụ sự nghiệp công và chuyển nhóm đơn vị tự chủ…; cũng như nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo chế độ, chính sách hiện hành.

- Việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học).

d) Một số lưu ý thêm khi xây dựng dự toán NSNN năm 2019:

- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: Lập dự toán chi đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuyết minh cụ thể các nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở, các nhiệm vụ thường xuyên và không thường xuyên khác của tổ chức khoa học và công nghệ. Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập theo quy định của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, chính sách phụ cấp thâm niên nhà giáo, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: Thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu chi thực hiện các chương trình, đề án của ngành y tế; dự kiến số kinh phí giảm cấp chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp y tế theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; nhu cầu kinh phí NSNN phải đảm bảo chi trả tiền lương, chế độ phụ cấp đặc thù chưa kết cấu vào giá dịch vụ y tế, chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định.

Dự kiến tác động đối với dự toán NSNN năm 2019 khi triển khai thực hiện Thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

- Chi các hoạt động kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kinh tế trọng yếu (giao thông, thuỷ lợi) để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; bảo đảm an toàn giao thông; tìm kiếm cứu nạn; bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kinh phí thực hiện công tác quy hoạch; thực hiện nhiệm vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản. Xây dựng dự toán kinh phí Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế công lập theo quy định của Nghị định số 141/2016/NĐ-CP và Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP.

- Chủ động dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo phê duyệt của cấp thẩm quyền và Nghị quyết của Chính phủ;

- Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể: Thuyết minh rõ các nội dung sau:

+ Số biên chế năm 2019 (bằng số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2018 trừ đi (-) số biên chế phải tinh giản năm 2019 theo mức giảm tối thiểu/năm đối với từng khối cơ quan, đơn vị quy định tại Kết luận số 17-KL/TW, trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt năm 2018 (nếu có).

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp và và các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) theo mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo, bao gồm: (i) Quỹ tiền lương của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán (trong phạm vi biên chế được duyệt), được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, kinh phí công đoàn); (ii) Quỹ tiền lương của số biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các khoản đóng góp theo chế độ; (iii) số phải giảm Quỹ lương theo lộ trình thực hiện Kết luận số 17-KL/TW.

+ Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác) năm 2019 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

- Đối với các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách hỗ trợ kinh phí hoạt động, dự toán ngân sách năm 2019 được xác định căn cứ vào việc tăng, giảm nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao trong năm 2019.

4. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực bên cạnh việc lập dự toán thu, chi NSNN năm 2019 (phần bộ trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực trong năm 2019, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

5. Xây dựng dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu:

a) Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đã được phê duyệt:

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, tổng mức vốn, kinh phí đã được duyệt, lũy kế thực hiện năm 2016 - 2018, kế hoạch trung hạn được giao (nếu có) và số kiểm tra năm 2019, Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng của NSĐP thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng của NSĐP thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, các bộ, cơ quan trung ương được giao là chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương lập dự toán vốn, kinh phí thực hiện chương trình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tại quyết định phê duyệt từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, hướng dẫn bổ sung của cơ quan chủ chương trình, thực hiện lập dự toán chi thực hiện các chương trình, chi tiết theo từng nguồn vốn, từng dự án, nội dung, nhiệm vụ, kinh phí sự nghiệp, vốn đầu tư, nguồn NSTW, nguồn đối ứng NSĐP, nguồn vốn ngoài nước (nếu có), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan chủ chương trình theo quy định.

Các cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổng hợp, đề xuất nhu cầu vốn, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Dự toán phải kèm thuyết minh chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ của từng dự án, nhiệm vụ.

b) Đối với các chương trình mục tiêu chưa có quyết định phê duyệt:

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở nội dung đề xuất, tiến độ phê duyệt các chương trình mục tiêu; các cơ quan chủ chương trình mục tiêu hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện chương trình xây dựng dự toán chương trình mục tiêu năm 2019 theo đúng quy định. Riêng đối với dự toán kinh phí sự nghiệp, cơ quan chủ Chương trình mục tiêu rà soát lại các yêu cầu, nhiệm vụ để xây dựng dự toán phù hợp với dự toán vốn đầu tư được giao cho chương trình.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ hướng dẫn của cơ quan chủ chương trình, thực hiện lập dự toán chi thực hiện các chương trình, chi tiết theo từng nguồn vốn, từng dự án, nội dung, nhiệm vụ, kinh phí sự nghiệp, vốn đầu tư, nguồn NSTW, nguồn đối ứng NSĐP, nguồn vốn ngoài nước (nếu có), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan chủ chương trình theo quy định.

Các cơ quan chủ chương trình mục tiêu tổng hợp dự toán thực hiện chương trình mục tiêu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; kèm thuyết minh chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp của từng dự án, nhiệm vụ.

6. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (bao gồm vốn vay và viện trợ), nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài:

a) Căn cứ quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành, căn cứ Hiệp định đã ký với nhà tài trợ, lũy kế việc thực hiện năm 2016 - 2018; khả năng thực hiện dự án năm 2019 và trong phạm vi hạn mức vốn ngoài nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở cơ chế tài chính của các chương trình, dự án; các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán các chương trình, dự án sử dụng vốn ngoài nước, chi tiết vốn vay nợ nước ngoài (bao gồm vay ODA, vay ưu đãi), vốn viện trợ, vốn đối ứng; phân định theo tính chất chi ĐTPT, chi sự nghiệp; ưu tiên bố trí đủ kế hoạch vốn cho các dự án kết thúc hiệp định trong năm kế hoạch, đối với các chương trình, dự án mới, chỉ triển khai nếu thực sự hiệu quả, phù hợp với khả năng giải ngân theo Hiệp định đã ký và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương không đề xuất ký kết các hiệp định vay mới cho chi thường xuyên.

b) Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp cả vốn cấp phát từ NSNNvốn cho vay lại, cơ quan được giao quản lý chương trình, dự án phải hướng dẫn lập, tổng hợp dự toán cho từng phần vốn.

c) Các chương trình, dự án, do một số bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cùng tham gia, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập dự toán chi từ nguồn vốn ngoài nước gửi cơ quan chủ quản chương trình, dự án tổng hợp và thuyết minh cơ sở phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

d) Đối với các chương trình, dự án ô, các cơ quan chủ dự án thành phần có trách nhiệm xây dựng dự toán chi tiết kinh phí thực hiện dự án thành phần, gửi cơ quan chủ quản chương trình, dự án, tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, chi tiết theo nguồn vốn, theo nhiệm vụ như các chương trình, dự án thông thường và theo từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

đ) Lập dự toán chi từ nguồn vốn ngoài nước phải đảm bảo đúng, đủ và trong phạm vi hạn mức quy định tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

e) Trường hợp đánh giá dự án đang triển khai có khả năng giải ngân không đạt hoặc vượt kế hoạch trung hạn đã được giao; hoặc có các dự án đã được phê duyệt chủ trương, ký kết hiệp định, thỏa thuận vay vốn, có khả năng giải ngân trong các năm 2019-2020, nhưng chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, thì các bộ, ngành, địa phương có báo cáo cụ thể để xem xét điều chỉnh kế hoạch trung hạn trong tổng hạn mức vốn vay (cả nguồn trong nước và ngoài nước) thuộc kế hoạch trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

7. Lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2019:

a) Các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) gắn với chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư;

b) Các địa phương tiếp tục cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 50% nguồn tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư;

c) Nguồn chi thường xuyên dành ra gắn với thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó chi tiết đối với từng Nghị quyết, theo từng mục tiêu, bao gồm cả nguồn dành ra do thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện tăng tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định của Chính phủ quy định quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

8. Bố trí dự phòng NSNN:

Ngân sách trung ương và NSĐP các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

9. Dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ:

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định mẫu biểu tại Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, nhưng không tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

10. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2019, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi chặt chẽ, chi tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi đã làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có đăng ký) triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2019 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để khi nhận được dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao, chủ động trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ theo từng lĩnh vực và giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 theo đúng quy định của Luật NSNN.

Điều 12. Xây dựng báo cáo các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải lập báo cáo tình hình thu - chi tài chính năm 2018 và dự kiến kế hoạch thu - chi tài chính năm 2019 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý, gửi kèm báo cáo dự toán NSNN năm 2019 của cơ quan, đơn vị mình tới cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 13. Xây dựng dự toán NSĐP

Xây dựng dự toán thu, chi NSĐP năm 2019 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi NSNN, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn:

Các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu NSNN.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương tự quy định giao chỉ tiêu phấn đấu thu; lấy chỉ tiêu pháp lệnh thu NSNN Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.

2. Về xây dựng dự toán chi NSĐP, Ủy ban nhân dân các cấp chủ động:

Xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP được giao năm 2018; mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2018 và lũy kế việc thực hiện trong 03 năm 2016 - 2018, xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành;

Các địa phương báo cáo chi tiết nhu cầu, nguồn lực, kinh phí thừa, thiếu để thực hiện các chính sách mới, hoặc việc điều chỉnh tăng mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách hiện hành trong năm 2018 và nhu cầu năm 2019 theo quy định, để có cơ sở bố trí dự toán bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP theo nguyên tắc quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg.

Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

a) Đối với dự toán chi ĐTPT: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, số lũy kế đã thực hiện năm 2016 - 2018; xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 và khả năng nguồn lực NSĐP trong thời kỳ ổn định ngân sách.

Trường hợp lũy kế số chi ĐTPT đã thực hiện năm 2016 - 2018 và dự kiến dự toán chi ĐTPT năm 2019 nguồn cân đối NSĐP lớn hơn kế hoạch chi ĐTPT trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương, địa phương báo cáo chi tiết nguồn tăng thêm cho chi ĐTPT so với kế hoạch đầu tư công trung hạn, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, chi tiết việc bố trí kinh phí tăng thêm so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các chương trình, dự án đầu tư; xử lý nợ đọng XDCB; thu hồi vốn ứng.

Đối với chi đầu tư từ nguồn vốn vay (trong và ngoài nước), việc kiến nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có) phải trong phạm vi tổng mức vốn vay trung hạn đã được giao.

b) Đối với kinh phí diễn tập khu vực phòng thủ: Các địa phương căn cứ vào kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ được Bộ Quốc phòng hoặc Quân khu phê duyệt, xây dựng dự toán chi NSNN chi tiết theo từng nhiệm vụ diễn tập cụ thể và chủ động sử dụng NSĐP để thực hiện, NSTW chỉ hỗ trợ cho các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối.

c) Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương; chủ động tính toán, bố trí nguồn để xử lý dứt điểm các khoản nợ XDCB, các khoản nợ vay của NSĐP phải trả khi đến hạn.

d) Bố trí dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 (NSTW sẽ không hỗ trợ thêm cho các địa phương trong trường hợp các địa phương không bố trí đủ 10% theo yêu cầu).

đ) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết:

Các địa phương dự toán nguồn thu này trong dự toán thu cân đối NSĐP, sử dụng toàn bộ cho chi ĐTPT, trong đó: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động xổ số kiến thiết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề và lĩnh vực y tế.

Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Sau khi bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.

e) Đối với các nhiệm vụ ĐTPT kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu nguồn vốn đầu tư đã quy định, kết quả đã đầu tư đến hết năm 2017, khả năng thực hiện năm 2018, các địa phương chủ động xây dựng, tính toán nhiệm vụ năm 2019, trong đó chủ động bố trí, sắp xếp NSĐP và các nguồn tài chính theo chế độ quy định để thực hiện các nhiệm vụ trên, giảm dần sự phụ thuộc các khoản bổ sung từ NSTW.

g) Đối với dự toán chi thường xuyên, thực hiện giảm dự toán đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập năm 2019 được xác định căn cứ vào lũy kế kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2018, mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, riêng mức giảm biên chế được xác định là mức giản tối thiểu/năm theo Kết luận số 17-KL/TW nguồn dành ra để thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 nếu các nguồn theo quy định hiện hành chưa đủ và hỗ trợ các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ công khi điều chỉnh tăng giá, phí dịch vụ.

Các địa phương lập phương án sử dụng số kinh phí giảm chi thường xuyên cấp trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp y tế và sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo và dạy nghề năm 2019 theo quy định.

h) Kinh phí thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo phê duyệt của cấp thẩm quyền và Nghị quyết của Chính phủ, chi tiết đối với từng loại chuẩn nghèo đa chiều, cụ thể số đối tượng, nhu cầu kinh phí phát sinh năm 2019.

i) Kinh phí phụ cấp, trợ cấp đối với vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 và Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

k) Xây dựng dự toán chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: bố trí thành một mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn; kèm theo thuyết minh mức chi trả chi tiết theo từng nguồn vốn vay (nếu có), gồm: nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, ứng vốn Kho bạc nhà nước, tín dụng phát triển để kiên cố hóa kênh mương, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Xây dựng dự toán số bội chi/bội thu, kế hoạch vay và trả nợ gốc của NSĐP:

Việc xây dựng dự toán số bội chi/bội thu, kế hoạch vay và trả nợ gốc của NSĐP thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; trong đó cần chú ý một số nội dung sau:

a) Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương chỉ được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Căn cứ giới hạn dư nợ công, khả năng vay vốn trong nước, bố trí nguồn trả nợ, địa phương đề xuất tổng nhu cầu vay trong năm 2019, bao gồm nhu cầu vay bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh (nếu có) và vay để trả nợ gốc, trong đó ưu tiên các khoản vay từ nguồn vay ngoài nước đã được ký kết và có kế hoạch giải ngân trong năm 2019. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tổng hợp, dự kiến mức bội chi NSNN nói chung, trong đó có mức bội chi của NSTW và bội chi của NSĐP, mức bội chi của từng địa phương (nếu có), để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với các địa phương được phép bội chi, thì số vay bù đắp bội chi phải đảm bảo tối thiểu 60% là vay trung và dài hạn, chi tiết theo từng nguồn vốn vay quy định tại điểm h khoản 2 Điều này (nếu có).

b) Trên cơ sở mức dư nợ của NSĐP ước đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, nhu cầu vay vốn cho ĐTPT năm 2019 và khả năng trả nợ trong trung hạn của NSĐP, các địa phương phải đánh giá đầy đủ tác động của nợ NSĐP trước khi đề xuất, quyết định các khoản vay mới, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương không vượt quá mức dư nợ tối đa theo chế độ quy định;

Trường hợp hạn mức dư nợ của NSĐP ước đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 vượt mức chế độ quy định, thì trong dự toán ngân sách 2019 địa phương phải dành nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá giới hạn dư nợ của địa phương theo quy định.

Trường hợp các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại hoặc các khoản vay khác có điều kiện ràng buộc về mục tiêu sử dụng, địa phương phải chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương hoặc các đơn vị có liên quan hoàn thiện các thủ tục ký kết các thỏa thuận vay để có đủ cơ sở bố trí kế hoạch giải ngân vốn vay trong dự toán năm 2019, dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi NSĐP cho phù hợp.

Trường hợp địa phương có kế hoạch vay để trả nợ gốc (địa phương không có bội chi hoặc số vay lớn hơn số bội chi), nhưng thực tế khoản vay mới có ràng buộc về mục đích sử dụng, thì địa phương phải lập kế hoạch giảm chi ĐTPT tương ứng và/hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP để trả nợ gốc đến hạn trong năm 2019 và dùng nguồn vay mới để bù vào cho chi ĐTPT.

Trường hợp tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo các thỏa thuận vay đã ký làm cho số dư nợ của NSĐP cao hơn giới hạn theo quy định, thì địa phương phải có kế hoạch bố trí tăng chi trả nợ gốc các khoản nợ khác để đảm bảo giải ngân vốn ngoài nước theo các thỏa thuận đã ký, đồng thời đảm bảo mức bội chi NSĐP, tổng mức vay của NSĐP và dư nợ của NSĐP trong giới hạn theo quy định.

c) Các địa phương chủ động bố trí chi trả nợ gốc từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, đồng thời đảm bảo dư nợ NSĐP trong giới hạn theo quy định; kèm theo thuyết minh số chi trả nợ gốc chi tiết theo nguồn vốn vay quy định tại điểm h khoản 2 Điều này (nếu có) và nguồn chi trả, như: vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi NSĐP.

Chương III

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – NSNN 03 NĂM 2019 - 2021

Điều 14. Yêu cầu lập kế hoạch

Năm 2019 là năm thứ hai triển khai xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. Theo quy định tại Luật NSNN 2015, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (Thông tư số 69/2017/TT-BTC), việc lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Căn cứ kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2018 - 2020 đã được rà soát, cập nhật vào thời điểm 31 tháng 3 năm 2018, các trần chi tiêu giai đoạn 2019 - 2021 do cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cập nhật, thông báo; các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và đơn vị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên.

Trường hợp nhu cầu chi của các bộ, cơ quan trung ương và đơn vị cấp tỉnh trong các năm 2019 - 2021 tăng, giảm mạnh so với dự toán năm 2018 đã được giao và ước thực hiện năm 2018, lớn hơn khả năng nguồn lực tài chính - NSNN mà cơ quan tài chính, đầu tư cập nhật, thông báo cho kỳ 3 năm 2019 - 2021; các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị cấp tỉnh thuyết minh, giải trình, có các giải pháp huy động thêm các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo các nhu cầu chi phải được cân đối từ các nguồn lực tương ứng.

2. Riêng đối với năm 2021, việc xây dựng số thu, nhiệm vụ chi, bội chi và vay nợ trên cơ sở Luật NSNN, các Luật về thuế, phí, lệ phí, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, các Luật có liên quan đang có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn; định hướng cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TW; lộ trình triển khai các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Khóa XII, đặt biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW; các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, chương trình, dự án chi ngân sách đang được thực hiện theo phân kỳ được phê duyệt; các thỏa thuận, hiệp định vay nợ đã được ký kết, triển khai theo cam kết.

3. Lập kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2019 - 2021 trên cơ sở dự kiến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2019 - 2021 như sau: năm 2019, 2020 tăng trưởng phấn đấu cao hơn năm 2018, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 6,5 - 7%; năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng chậm lại do quy mô GDP ở mức cao, xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; chỉ số giá tiêu dùng ổn định ở mức dưới 4%/năm; tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm.

4. Việc lập, báo cáo, tổng hợp và trình kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự toán NSNN năm 2019.

Điều 15. Lập kế hoạch thu NSNN

1. Kế hoạch thu NSNN 03 năm 2019 - 2021 được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch 03 năm 2018-2020; dự toán thu NSNN năm 2019 và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm 2020, năm 2021 theo quy định tại khoản 2 điều này; đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định phải được tổng hợp, phản ánh đầy đủ vào cân đối NSNN theo quy định của Luật NSNN.

2. Tỷ lệ tăng trưởng thu dự kiến cho giai đoạn 2019 - 2021 được xác định theo đúng chính sách, chế độ thu NSNN hiện hành, đồng thời tính đến:

a) Cập nhật khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong năm 2019 - 2020, dự kiến năm 2021 phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô tại Khoản 3 Điều 14 nêu trên; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế.

b) Cập nhật các yếu tố dự kiến làm tăng, giảm thu do điều chỉnh chính sách thu, bổ sung mở rộng cơ sở tính thuế, tăng cường quản lý thu theo đúng các định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 07-NQ/TW; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập đến năm 2021.

c) Tác động thu ngân sách từ việc điều chỉnh giá, phí các dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình kết cấu đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

Trên cơ sở đó, phấn tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN so với GDP bình quân năm 2019 - 2021 khoảng 21%/năm; thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại, thu xổ số kiến thiết) tăng bình quân tối thiểu 12 - 14%/năm, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 5 - 7%/năm.

Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

3. Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ số dự kiến thu năm 2019 để xây dựng kế hoạch thu năm 2020, năm 2021 phù hợp, tích cực, cụ thể theo từng khoản thu phí, lệ phí (số thu, số được để lại chi theo chế độ chi tiết các lĩnh vực chi tương ứng, số nộp NSNN) theo quy định và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN.

4. Đối với các khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế, dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ không thuộc nguồn thu NSNN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch thu và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định.

Điều 16. Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2019 - 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh

1. Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2019 - 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và đơn vị ở cấp tỉnh được lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2018 - 2020, số ước thực hiện năm 2018, trần chi ngân sách giai đoạn 2019 - 2021 do cơ quan có thẩm quyền thông báo; trong đó thuyết minh cụ thể các nhu cầu chi tăng, giảm gắn với việc thay đổi cơ chế, chính sách theo các chủ trương, phê duyệt của cấp thẩm quyền; các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu) đã hết thời gian thực hiện/mới được phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kế hoạch số 07-KH/TW, các Nghị quyết số 08/NQ-CP và Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ ban hành hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.

2. Trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN năm 2019, các bộ, cơ quan trung ương và đơn vị ở cấp tỉnh đồng thời xác định chi tiết chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới của bộ, cơ quan, đơn vị mình năm dự toán 2019 theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính để làm căn cứ xác định chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới và tổng hợp nhu cầu chi ĐTPT, nhu cầu chi thường xuyên trong kế hoạch chi năm 2020, năm 2021.

Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực bên cạnh việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2019 - 2021 (phần bộ trực tiếp thực hiện), cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành từng năm của giai đoạn 2019 - 2021, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

3. Lập kế hoạch chi ĐTPT: Căn cứ vào thực tế triển khai các năm 2016 - 2018; kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao; khả năng giải ngân đạt, không đạt, vượt kế hoạch của từng dự án; thực tế đàm phán, ký kết các thỏa thuận/hiệp định vay nợ; các bộ, ngành, cơ quan trung ương, đơn vị cấp tỉnh kiến nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư các năm 2019 - 2020 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, trong phạm vi kế hoạch vốn vay trung hạn 2016 - 2020 đã được giao.

Riêng năm 2021, việc lập kế hoạch đầu tư căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đầu tư chuyển tiếp/đã được phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư; gắn với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, các định hướng đổi mới, phát triển nền kinh tế theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Khóa XII.

4. Lập kế hoạch chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu:

a) Các bộ, cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, tổng mức vốn, kinh phí đã được duyệt giai đoạn 2016 - 2020; tiến độ thực hiện các năm 2016 - 2018 và trần chi được thông báo; hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và đơn vị cấp tỉnh lập kế hoạch vốn, kinh phí thực hiện năm 2019 - 2020.

b) Đối với năm 2021, không lập kế hoạch chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu 2016 - 2020. Việc bổ sung kế hoạch chi cho các nhiệm vụ này sẽ được cập nhật sau khi khi cấp thẩm quyền có chủ trương, quyết định về triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sau năm 2020.

5. Lập kế hoạch chi các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (bao gồm cả vốn vay và viện trợ), nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài:

Căn cứ các Hiệp định vay nợ, thỏa thuận viện trợ đã ký với nhà tài trợ và cơ chế tài chính của chương trình, dự án; thực tế triển khai các năm 2016 - 2018; các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị cấp tỉnh lập kế hoạch chi cho các chương trình, dự án năm 2019 - 2020, trong đó chi tiết vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng của từng chương trình, dự án và phù hợp với tính chất sử dụng vốn (vốn ĐTPT và vốn sự nghiệp) theo các lĩnh vực chi tương ứng; cùng với các nguồn vay nợ khác, đảm bảo trong hạn mức vay trung hạn 2016 - 2020 đã được giao.

Đối với năm 2021, việc lập kế hoạch chi từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tiếp tục theo các Hiệp định, thỏa thuận vay và cơ chế tài chính đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

6. Lập kế hoạch chi thường xuyên:

Lập kế hoạch chi tiết việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, chế độ còn hiệu lực/hết hiệu lực; các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc sắp xếp lại bộ, máy, tinh giản biên chế và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, căn cứ kết quả triển khai năm 2016 - 2018 và mục tiêu phải thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định kế hoạch triển khai trong từng năm, mức kinh phí dành ra hàng năm đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập theo từng mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW (chi tiết mức kinh phí dành ra theo quy định tại điểm b và điểm c, khoản 3 Điều 11 của Thông tư này).

Riêng đối với mục tiêu giảm biên chế, mức giảm hàng năm tối thiểu theo chỉ đạo tại Kết luận số 17-KL/TW.

Điều 17. Lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bên cạnh các nội dung có liên quan về công tác lập kế hoạch thu, chi NSNN 03 năm 2019 - 2021 quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư này, việc lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn phải chú ý một số nội dung sau:

1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm 2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, kết quả đạt được giai đoạn 2016 - 2018 và dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2019; trên cơ sở các định hướng kinh tế vĩ mô tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn địa phương năm 2020, năm 2021, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính - NSNN năm 03 năm 2019 - 2021.

2. Căn cứ số thu được giao, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, dự kiến dự toán thu NSNN trên địa bàn địa phương năm 2019, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan địa phương và các cơ quan khác có liên quan ở địa phương lập kế hoạch thu NSNN năm 2020, năm 2021, trong đó:

Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự kiến triển khai các chính sách thu mới quy định tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 51/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW trên địa bàn.

Đối với nguồn thu phí, lệ phí cho năm 2020, năm 2021, việc lập dự toán thực hiện theo quy định hiện hành, gắn với lộ trình tăng phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần thu phí nộp NSNN các năm 2020, năm 2021; lập kế hoạch riêng nguồn thu học phí, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ sự nghiệp công và các khoản thu khác (không có trong danh mục phí, lệ phí) để quản lý, giám sát và yêu cầu tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đối tượng này.

Việc phân cấp nguồn thu thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, đối với khoản thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu tạm xác định theo tỷ lệ của năm 2018.

Thu NSĐP được hưởng năm 2019, năm 2020 được xác định trên cơ sở phân cấp thu như trên và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu đã được Quốc hội quyết định áp dụng cho giai đoạn ổn định 2017 - 2020.

Năm 2021 là năm đầu thời kỳ ổn định NSNN mới, nên tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định theo quy đinh của Luật NSNN. Đối với dự toán chi cân đối NSĐP năm 2021 được xác định bằng chi cân đối NSĐP năm 2020 dự kiến, riêng chi đầu tư từ thu tiền sử dụng đất và hoạt động xổ số kiến thiết thì bố trí bằng số thu.

3. Trên cơ sở dự kiến nguồn thu trên địa bàn, nguồn thu của địa phương theo chế độ phân cấp, trần bổ sung từ NSTW cho NSĐP do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong 03 năm 2019 - 2021; các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, năm 2021; lũy kế các nhiệm vụ tài chính - ngân sách đã triển khai năm 2016 - 2018; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch chi NSĐP năm 2019 - 2021, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ đã được ban hành và cam kết chi (bao gồm cả chính sách đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định); xác định nhu cầu bổ sung có mục tiêu từ NSTW đối với các chế độ, chính sách của Trung ương cho từng năm của giai đoạn 2019 - 2021 theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg; đối với các nhiệm vụ chi mới của địa phương trong từng năm của giai đoạn 2019 - 2021, bố trí theo thứ tự ưu tiên để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của địa phương, trong phạm vi khả năng nguồn lực từng năm 2019 - 2021. Trong đó chú ý:

- Về chi ĐTPT: Căn cứ số lũy kế triển khai năm 2016 - 2018, kế hoạch trung hạn được giao/phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện rà soát, tổng hợp việc điều chỉnh theo thẩm quyền/kiến nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2019 - 2020 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và thực tế triển khai trên địa bàn, trong phạm vi kế hoạch nguồn vốn vay (trong nước và ngoài nước) trung hạn đã được giao.

Trường hợp lũy kế số chi đầu tư thực hiện năm 2016 - 2018 và kế hoạch năm 2019 - 2020 nguồn cân đối NSĐP lớn hơn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, địa phương báo cáo cụ thể nguồn thực hiện, việc bố trí tăng thêm đối với các chương trình, dự án, nhiệm vụ đầu tư; xử lý nợ XDCB; thu hồi vốn ứng.

Đối với năm 2021, lập kế hoạch đầu tư theo cơ chế phân cấp như thời kỳ 2017 - 2020; đối với các chương trình, dự án, nhiệm vụ chuyển tiếp theo tiến độ thực hiện; các chương trình, dự án, nhiệm vụ mới đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành; phù hợp với định hướng tiếp tục cơ cấu lại ngân sách và nợ công giai đoạn 2021 - 2030 quy định tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Về chi thường xuyên: Lập kế hoạch chi tiết việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, chế độ hiện hành; các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; theo từng lĩnh vực; trong phạm vi tổng mức phê duyệt cho cả giai đoạn 2016 - 2020 (nếu có).

Tổng hợp kế hoạch triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận số 17-KL/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và các Kế hoạch, Nghị quyết triển khai các Nghị quyết này trên địa bàn; kinh phí dành ra và nhu cầu tinh giản biên chế trên địa bàn theo khoản 3, Điều 11 Thông tư này.

4. Lập kế hoạch nguồn thực hiện cải cách tiền lương: theo các quy định tại Khoản 7, Điều 11 Thông tư này (riêng tỷ lệ trích nguồn tăng thu NSĐP, thực hiện theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp), trong đó lưu ý khoản kinh phí dành ra gắn với triển khai Nghị quyết số 18/NQ-TW, Nghị quyết số 19/NQ-TW theo Khoản 3, Điều này.

Đối với nguồn dành ra gắn với triển khai Nghị quyết số 18/NQ-TW, Nghị quyết số 19/NQ-TW (gồm cả số thu được để lại theo chế độ phù hợp với lộ trình kết cấu chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP), đề nghị để làm lương đối với năm 2019 - 2020 (nếu các nguồn hiện hành chưa đủ), hỗ trợ các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ sự nghiệp công và làm lương sau năm 2020.

5. Việc lập kế hoạch số bội chi/bội thu, vay và trả nợ của NSĐP các năm 2019 - 2021 thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và theo các quy định về lập kế hoạch số bội chi/bội thu, vay và trả nợ của NSĐP năm 2019 quy định tại khoản 3, Điều 13 Thông tư này, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương vào thời điểm cuối từng năm không vượt giới hạn theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương

1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện và quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 17 của Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ.

2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu

a) Trên cơ sở số kiểm tra được giao, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương liên quan lập dự toán thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2019 và năm 2020, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 năm 2018.

b) Tổng hợp dự toán từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu được giao quản lý và lập phương án phân bổ dự toán chi năm 2019 và năm 2020 đối với từng bộ, cơ quan Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

Điều 19. Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019 - 2021

1. Đối với dự toán năm 2019: áp dụng mẫu biểu quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP (trong đó lưu ý, các lĩnh vực sự nghiệp áp dụng mẫu biểu số 12.1 đến 12.5) các mẫu biểu số 01, 02, 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với dự toán thu, chi NSNN từ sắp xếp lại, xử lý nhà đất được lập chi tiết theo các mẫu biểu số 04, 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021: áp dụng các mẫu biểu từ số 01 đến số 06mẫu biểu từ số 13 đến số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 7 năm 2018. Nội dung, quy trình và thời gian lập dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019-2021 được thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2019, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2019-2021 nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời xử lý./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

TỈNH/THÀNH PHỐ …

MẪU BIỂU SỐ 01

KẾ HOẠCH GIẢI NGÂN VỐN VAY NĂM 2019 CỦA CÁC DỰ ÁN ODA VÀ VAY ƯU ĐÃI TỪ NGUỒN CHÍNH PHỦ VAY VỀ CHO VAY LẠI

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chương trình, dự án

Thời gian thực hiện theo Hiệp định đã ký kết

Tổng số vốn vay theo Hiệp định đã ký kết

Tổng số vốn vay lại

Kế hoạch giải ngân vốn vay năm 2018

Kế hoạch giải ngân vốn vay năm 2019

Dự toán giao năm 2018 (1)

Ước thực hiện 2018

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng số

1

Chương trình/Dự án ……..

2

Chương trình/Dự án ……..

3

Chương trình/Dự án ……..

……

Ghi chú: (1) Theo danh mục chương trình, dự án từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại Bộ Tài chính giao tại Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017

……., ngày …… tháng ....năm 2018
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…..
CHỦ TỊCH

UBND TỈNH/THÀNH PHỐ ….

MẪU BIỂU SỐ 02

DỰ KIẾN NGUỒN THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG NĂM 2018 CÒN DƯ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI DO TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH NĂM 2018

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Kinh phí

1

2

3

A

NHU CẦU VÀ NGUỒN THỰC HIỆN CCTL NĂM 2018

I

NGUỒN THỰC HIỆN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG NĂM 2018

1

50% tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) thực hiện 2017 so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2017

2

50% tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán 2018 so dự toán 2017 Thủ tướng Chính phủ giao

3

Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2017

4

Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán tăng thêm năm 2018

5

Số thu được huy động từ nguồn để lại đơn vị năm 2018:

6

Nguồn tiết kiệm chi gắn với thực hiện các giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18, 19 (nếu có)

7

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang 2018

II

TỔNG NHU CẦU NĂM 2018

1

Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP vì Nghị định số 76/2017/NĐ-CP tính đủ 12 tháng

2

Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương 1,39 triệu đồng/tháng

a

Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức khu vực hành chính, sự nghiệp

b

Quỹ lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã

c

Hoạt động phí tăng thêm đối với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp

d

Quỹ trợ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo NĐ 76/2017/NĐ-CP

e

Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố

f

Kinh phí tăng thêm để thực hiện phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp theo QĐ số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008

g

Kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ bồi dưỡng phục vụ hoạt động cấp ủy thuộc cấp tỉnh theo Quy định số 09-QĐ/VPTW

3

Nhu cầu thực hiện một số loại phụ cấp, trợ cấp theo quy định:

a

Kinh phí tăng, giảm do điều chỉnh địa bàn vùng KTXH ĐBKK năm 2017 theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tính đủ 12 tháng

b

Nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2018 theo NĐ số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 (Đối tượng đã được Bộ Nội vụ thẩm định)

c

Nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2018 theo NĐ số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015

III

CHÊNH LỆCH NHU CẦU VÀ NGUỒN THỰC HIỆN CCTL 2018

1

Phần thiếu nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ

2

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư

B

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI NĂM 2018 TĂNG THÊM SO VỚI SỐ BỐ TRÍ CÂN ĐỐI NSĐP NĂM 2018

C

PHẦN NSTW HỖ TRỢ TỐI ĐA THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TĂNG THÊM SO VỚI SỐ BỐ TRÍ CÂN ĐỐI NSĐP NĂM 2018 (1)

D

NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CCTL NĂM 2018 CÒN DƯ ĐỂ CHI TRẢ THAY PHẦN NSTW HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI (2)

E

NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CCTL NĂM 2018 CÒN DƯ SAU KHI ĐẢM BẢO CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI (III.2-C)

Ghi chú:

(1) C=B x tỷ lệ (%) NSTW hỗ trợ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Bằng C trường hợp III.2>C; bằng III.2 trường hợp III.2<C

… …, ngày … … tháng … năm 2018
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ….
CHỦ TỊCH

TỈNH/THÀNH PHỐ …

MẪU BIỂU SỐ 03

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ NĂM 2017, 2018 VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ NĂM 2019

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chính sách, chế độ

Thực hiện năm 2017

Tình hình thực hiện năm 2018

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2019

Số đối tượng

Kinh phí thực hiện

Số đối tượng

Nhu cầu kinh phí

Số kinh phí đã bố trí

Số kinh phí còn thiếu

Số kinh phí còn dư (nếu có)

Số đối tượng

Nhu cầu kinh phí

Số kinh phí đã bố trí

Số kinh phí còn thiếu

Số kinh phí còn dư (nếu có)

Tổng số

Bao gồm

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Bao gồm

Tổng số

Trong đó

Bố trí trong chi cân đối NSĐP (nếu có)

NSTW bổ sung có mục tiêu

NSĐP

NSTW hỗ trợ

NSĐP

Bố trí trong chi cân đối NSĐP (nếu có)

NSĐP

NSTW hỗ trợ

NSĐP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

Tổng cộng

1

Chính sách....

2

Chính sách....

Ghi chú: Mỗi chính sách đề nghị địa phương có biểu thuyết minh chi tiết theo đối tượng và theo chế độ quy định (kèm theo bản photo Quyết định đã chi của UBND tỉnh).

……., ngày …… tháng ....năm 2018
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ…..
CHỦ TỊCH

BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG/TỈNH, THÀNH PHỐ:…………..

MẪU BIỂU SỐ 04

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT NĂM 2019 VÀ GIAI ĐOẠN 2019-2021

(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính)

STT

Tên cơ quan, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất; địa chỉ nhà, đất xử lý

Diện tích đất (m2)

Diện tích nhà (m2)

Ước thực hiện 2018 (triệu đồng)

Kế hoạch 2019 và giai đoạn 2019-2021 (triệu đồng)

Ghi chú phương án xử lý tài sản (Bán, chuyển mục đích,...)

Kế hoạch 2019

Giai đoạn 2019-2021

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng số

1

Tên cơ quan/tổ chức....

2

Tên cơ quan/tổ chức....

3

Tên cơ quan/tổ chức

….

BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG/TỈNH, THÀNH PHỐ:…………..

MẪU BIỂU SỐ 05

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NGUỒN THU XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT NĂM 2019 VÀ GIAI ĐOẠN 2019-2021

(Ban hành kèm theo Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên đơn vị và tên dự án đầu tư (1)

Quyết định phê duyệt

Tổng mức đầu tư

Thời gian Khởi công - Hoàn thành

Lũy kế thực hiện hết 2018

Kế hoạch 2019 và giai đoạn 2019-2021

Ghi chú

Tổng kinh phí

Trong đó: năm 2018

Kế hoạch 2019

Giai đoạn 2019-2021

1

2

3

4

5

6

Tổng số

1

Tên đơn vị/tổ chức....

- Tên dự án đầu tư……

- Tên dự án đầu tư……

…..

2

Tên đơn vị/tổ chức....

- Tên dự án đầu tư……

- Tên dự án đầu tư……

…..

3

…….

Ghi chú: (1) Ghi rõ tên đơn vị có dự án đầu tư và tên dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ xử lý tài sản công

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 54/2018/TT-BTC

Hanoi, June 8, 2018

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON FORMULATION OF THE STATE BUDGET PROJECTION FOR THE YEAR 2019 AND THE THREE-YEAR FINANCIAL - STATE BUDGET PLANNING FOR THE 2019 - 2021 PERIOD

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government's Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016 specifying and guiding the implementation of the Law on State Budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 45/2017/ND-CP dated April 21, 2017 elaborating on the five-year financial planning and the state budget’s three-year financial planning;

Pursuant to the Government's Decree No. 31/2017/ND-CP dated March 23, 2017 adopting Regulations on preparation, evaluation and approval of the local government’s five-year financial plan, the local government’s five-year midterm public investment plan, the state budget’s three-year financial plan of the local government, and estimation and allocation of the local government budget, and approval of the annual financial statement of the local government;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister's Directive No. 13/CT-TTg dated May 24, 2018 on formulation of the socio-economic development plan and the 2019 state budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance hereby issues the Circular providing guidance on formulation of the state budget projection for the year 2019 and the three-year financial – state budget planning for the 2019 – 2021 period.

Chapter I

REVIEW OF IMPLEMENTATION OF THE STATE BUDGET’S ASSIGNMENTS IN 2018 AND DURING THE 2016 – 2018 PERIOD

Article 1. Bases for review of implementation of the state budget’s assignments in 2018 and during the 2016 – 2018 period

1. The Resolution No. 07-NQ/TW dated November 18, 2019 of the Politburo on restructuring of the state budget and management of public debts with the aim of ensuring prudent and sustainable development of the national financial system (hereinafter referred to as Resolution No. 07-NQ/TW); the National Assembly’s resolutions, such as Resolution No. 142/2016/QH13 on the 2016 – 2020 period’s five-year socio-economic development plan (hereinafter referred to as Resolution No. 142/2016/QH13); Resolution No. 25/2016/QH14 dated November 9, 2016 on the 2016 – 2020 period’s national five-year financial plan (hereinafter referred to as Resolution No. 25/2016/QH14); Resolution No. 26/2016/QH14 dated November 10, 2016 on the 2016 – 2020 period’s midterm public investment plan (hereinafter referred to as Resolution No. 26/2016/QH14), Resolution No. 49/2017/QH14 dated November 13, 2017 on the 2018 state budget estimate and Resolution No. 50/2017/QH14 dated November 14, 2017 on the 2018 central budget allocation, and Resolutions of all-level People’s Councils on the 2016 – 2020 period's five-year financial plan of the local government, the 2016 – 2020 period’s midterm public investment plan and the 2018 local government budget estimate and allocation.

2. The Prime Minister’s Decisions, such as Decision No. 1915/QD-TTg and Decision No. 1916/QD-TTg dated November 29, 2017 on the state budget’s expenditure assignment for the year 2018; Decision No. 2131/QD-TTg dated December 29, 2017 on the state budget’s planned investment fund assignment for the year 2018; Decision No. 2130/QD-TTg dated December 29, 2017 on supplementary assignment of planned foreign funds derived from the central budget for midterm public investments for the 2016 – 2020 period and the year 2017 which are invested in projects using fund disbursements made in 2016 and earlier (hereinafter referred to as Decision No. 2130/QD-TTg); Decision No. 280/QD-TTg dated March 8, 2018 on adjustments to the plan for allocation of Government bond-derived funds for the 2012 – 2015 period and the 2014 – 2016 period, extension of the duration of implementation and disbursement of the 2018 central budget’s investment funds (hereinafter referred to as Decision No. 280/QD-TTg); certain decisions on assignment of the midterm public investment budget for the 2016 – 2020 period, assignment of the midterm budget for national target programs for the 2016 – 2020 period of competent authorities and other decisions on supplementation of the budget which are issued in the course of administration of the 2018 state budget; Decisions of People's Committees at all levels on the local government budget estimate and the local government budget allocation for the year 2018.

3. Competent authorities’ regulatory documents related to the 2018 state budget, including the Government’s Resolutions (Resolution No. 01/NQ-CP dated January 1, 2018 on main regulatory duties and measures for implementation of the socio-economic development plan and the 2018 state budget estimate (Resolution No. 01/NQ-CP), Resolution No. 19-2018/NQ-CP dated May 15, 2018 on continued implementation of main duties and measures for improvement of business environment and promotion of national competitiveness in 2018 and ensuing years (Resolution No. 19-2018/NQ-CP), and other Resolutions issued in the Government’s monthly regular meetings); the Prime Minister’s Decision No. 579/QD-TTg dated April 28, 2017 on principles of grant of the central budget’s target subsidies for the local government budget on implementation of social security policies for the 2017 - 2020 period (Decision No. 579/QD-TTg); the Directive No. 07/CT-TTg dated March 5, 2018 on maintenance of effective implementation of the Resolution No. 35/NQ-CP dated May 16, 2016 on business support and development till 2020 (Resolution No. 35-NQ/CP) and the Prime Minister’s Directive No. 26/CT-TTg dated June 6, 2017 on continuation in effective implementation of the Resolution No. 35/NQ-CP in a spirit of the Government’s support for businesses in 2018; Resolutions of People’s Councils, Decisions of People’s Committees and Directives of Chairpersons of People’s Committees at all levels on key regulatory duties and measures for implementation of the socio-economic development plan and the local government budget estimate for the year 2018; the Circular No. 132/2017/TT-BTC dated December 15, 2017 of the Ministry of Finance on implementation of the state budget estimate for the year 2018 (Circular No. 132/2017/TT-BTC).

4. Evaluation reports on implementation of financial – state budget duties in the first 6 months of a budgetary year; forecasts of and measures for striving for accomplishment of the state budget estimate in the remaining months and the entire year 2018, which have been decided by competent authorities.

5. Competent authorities’ conclusions and recommendations regarding reform of administrative procedures, inspection, audit and resolution of claims or complaints, thrift practice, anti-extravagance, corruption prevention and control with respect to the state budget revenues and expenditures; demands for tightening disciplines, financial rules, prevention of loss of state budget revenues, prevention of transfer pricing abuse, recovery of tax debts and reduction in the rate of outstanding tax debts; results of implementation of social security policies, salary reform policies, policies for people providing meritorious services, poor households, minority people and population living in remote and isolated areas; provision of adequate funds for maintenance of national defence, security, political stability and social order.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Evaluation of implementation of the state budget revenue collection assignment in 2018

Evaluate collection of state budget revenues in accordance with the 2015 Law on State Budget without accounting for fee and charge collections converted into service costs under the provisions of the Law on Fees and Charges, and deductibles of state regulatory authorities or withheld revenues generated from services rendered by public non-business units and state enterprises, into the state budget.

Based on the estimated state budget revenue for the first six months of the budgetary year, the macroeconomic outlook for 2018, the current situation of business operations and the variation in market prices in the last six months of the budgetary year, ministries, central and local agencies shall review and evaluate factors affecting collection of state budget revenues and propose regulatory measures in a bid to exceed the expected state budget for 2018 already approved by the National Assembly and People's Councils at all levels; assess implementation of assignments in 2018 with an emphasis on the followings:

a) Assessment and analysis of the causes of increase and decrease of state budget revenue in 2018 with attention paid to:

Business, export and import advantages and difficulties of enterprises and economic organizations due to impacts of domestic and foreign factors; possibility of implementing new investment projects, expansion investment projects and intensive investment projects of enterprises; production and consumption volume, selling price and profit of key goods and services available within their operating areas; the growth rate of gross consumer commodity and service retail sales; market variations.

Impacts of variations in crude oil prices and agricultural commodity prices in the world and domestic markets, impacts of implementation of commitments on international economic integration, implementation of the Resolution No. 35-NQ/CP, Resolution No. 19-2018/NQ-CP, and Resolution No. 36a/NQ-CP dated October 14, 2015 on e-Government, monetary, credit, trade, investment and price policies, and reform of administrative procedures and other factors on the economy and the state budget revenue in the first six months of the budgetary year.

b) Review of the process and outcome of implementation of measures for state budget revenue management under Resolution No. 01/NQ-CP; the process of implementation of the amended and supplemented tax, fee and charge policies in effect in 2018; the adjustment of the special consumption tax rate made according to the schedule of adjustment of taxes levied on a number of commodities under the Law on Amendment and Supplement to a number of Articles of the Law on Special Consumption Tax (SCT), the Law on Amendment and Supplement to a number of Articles of the Law on Value Added Tax (VAT), Law on SCT and Law on Tax Administration; regulations on the method of calculating and the level of fee for grant of the right to extract the water resource according to the Government’s Decree No. 82/2017/ND-CP dated July 17, 2017; regulations on reorganization and disposition of public property according to the Government’s Decree No. 167/2017/ND-CP dated December 31, 2017 (Decree No. 167/2017/ND-CP), other regulatory documents, policies and regulations on collection of taxes, fees and charges that influence implementation of the State budget revenue assignments in 2018.

c) Assessment of the process of inspection, examination and recovery of tax arrears:

Review and determine total tax debt amount as at 31 December 2017; report on the implementation of activities such as giving incentives for and imposing law enforcement actions on recovery and remission of tax arrears in the first 6 months of 2018 and introduction of the report on approaches to dealing with tax arrears to the National Assembly according to the National Assembly's Resolution No. 55/2017/QH14 dated November 24, 2017 on questions and answers at the 4th session of the XIth National Assembly; assess the estimated value of tax debts as of December 31, 2018.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Review of declaration, payment and refund of VAT arising in 2018 according to the provisions of the VAT Law. It shall include an estimate of the amount of VAT refund in 2018 associated with strengthening of supervision, inspection and audit carried out after completion of VAT refund, actions on recovery of VAT refunds in contravention of regulations; proposals for adjustment of the VAT refund management mechanism so as to ensure coherence and compliance with law.

dd) Assessment of collection of state budget revenue from land (e.g., collection of land use fees, land rents) in accordance with the law on land and collection of state budget revenues from disposition and handling of real property in accordance with Decree No. 167/2017/ND-CP.

e) Assessment of results of cooperation between ministries, central agencies and local authorities in the management and removal of difficulties and problems regarding collection of state budget revenues, auctioning of state property, auctioning of land use rights and inspection, examination and stimulation of recovery of tax debts, fight against losses, transfer pricing abuse; unsolved problems, difficulties and possible solutions.

g) Assessment of results of collection of fees and charges, clearly stating the total amounts collected and remitted into the State Budget, total amount retained as against the projection and the relevance of the rate of the retained fee; collection of administrative fines, monetary penalties and other confiscations in the first half of the budgetary year and for the whole year 2018.

i) Assessment of collection of tuition fees, medical service and other public service charges (not included in the list of fees and charges defined in the Law on Fees and Charges).

2. Evaluation of implementation of the state budget revenue assignments for the 2016 – 2018 period:

On the basis of the estimation for the entire year 2018, assess the accumulation of total state budget revenues for the 2016 - 2018 period compared to the targets and the five-year plan for the 2016-2020 period according to Resolutions of the National Assembly and People's Councils, and details of each source of state budget revenue generated from collection of land use fees, lottery proceeds, dividends and after-tax profits, and other domestic revenues (exclusive of land use fees, lottery proceeds, dividends and after-tax profits), income from import and export activities, grants or aids (if any); assess advantages and disadvantages, and propose regulatory measures for administration of state budget revenues in the coming time.

Article 3. Review of implementation of investment and development (or capital) expenditure assignments

1. Evaluation of implementation of capital expenditure assignments in 2018:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Assessment of establishment and allocation of the investment and development budget in 2018, including sources of funding from state budget revenues, government bonds and other retained off-budget revenues (including Decisions on amendment and supplement to the Decision No. 2130/QD -TTg and Decision No. 280/QD-TTg): The estimation and distribution of finances, allocation of investment and development expenditures for projects and construction works in 2018 under the Public Investment Law; the time of allocation and assignment of the budget to investors; the results of allocation of the state budget’s finances for recovery of advanced budgetary capital and repayment of capital construction debts.

- Assessment of formulation, appraisal and approval of investment policies and decisions for public investment projects and adjustment of public investment projects (if any) in accordance with the Public Investment Law and regulatory documents of the Government and the Prime Minister.

- Assessment of implementation of capital expenditure assignments in 2018 (including the amended and supplemented Decision No. 2130/QD-TTg, No. 280/QD-TTg): measuring the value of workloads and total finances for these workloads by end of the second quarter of 2018 (including payment for completed workloads and advance payment of investment capital), estimating workloads and finances for payment for these workloads by end of December 31, 2018, providing details about rates of disbursement within, under or over budget, causes and recommendations (including the schedule of detailed appendices for each project, data on total approved investment capital, payment finances accrued by end of 2017, and the plan for capital (including capital which is supplemented, adjusted and estimated in 2018, enclosing explanatory notes).

Assessing implementation of investment projects from revenues gained by sale of land-attached property and transfer of land use right (including detailed reports on completed projects for which payments have not been settled due to unavailability of budget allocations for 2018; from revenues generated from sale of land-attached property and transfer of land use right which have been remitted to the budget, and of which use has not been proposed until December 31, 2017, and the estimated revenue amount in 2018).

The Ministry of Health, the Ministry of National Defense and the People's Committee of Ho Chi Minh City shall prepare an assessment report on implementation of projects on investment and construction of 05 hospitals and those at the central and terminal level in Ho Chi Minh city which are financed by the Fund for Support for Reorganization and Development of Enterprises (details of total amount to be disbursed from the Fund, the disbursed amount, the amount approved but not disbursed and the amount not yet disbursed), investment and development budget allocations of the central budget for 2017 - 2018 and implementation thereof; give recommendations for ensuring conformity with the project implementation schedule (if any).

Preparing a consolidated report on assessment of outstanding debts incurred from capital construction workloads financed by state budget revenues (including Government bonds under the Prime Minister's directions given in the Directive No. 27/CT-TTg dated October 10, 2012, the Directive No. 14/CT-TTg dated June 28, 2013 and the Directive No. 07/CT-TTg dated April 30, 2015, which specifies the debt owed as at December 31, 2017, the debt recovered in 2018, the estimated capital construction debt owed in 2018 and the advance amount remaining as at December 31, 2018 (providing details thereof in specific projects).

Assessing implementation of projects and programs financed by funding sources such as loans and repayments for loans of the local government budget (even including advances derived from available amounts of the State Treasury).

Preparing an assessment report on the full settlement of debts owed in completed investment projects, clearly stating the number of projects which have already completed without completing full settlement of debts by the end of June 2018 and the number of projects expected to be executed by end of 2018; causes and solutions.

Assessing difficulties arising during the process of investment management in accordance with the Law on Public Investment, the Law on Construction and relevant legislative instruments, and proposing solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assessing implementation of preferential investment credit by the State (total credit growth rate, sources of capital for implementation of the credit growth plan, state budget allocations for interest rate differences, ...); beneficiaries of preferential credit; the focal point for implementation of credit policies; interest rates; reform of loan approval procedures.

Assessing implementation of policies on extension of loans to poor households, near-poor households, households newly escaping poverty and ethnic minority households facing with extreme difficulties; student credit; grant of loans for job creation and labor export; grant of loans for clean water and environmental sanitation programs at rural areas;... Each loan program should clarify legal bases, scope and subjects of application, loan-granting conditions, average deposit interest rates and average lending rates; outstanding loans determined at the beginning of the year, the number of loans and repayments arising in the year, the estimated level of closing balance; the amount of debts incurred from using the budget offsetting interest rates at the beginning of the budgetary year, the amount arising during the budgetary year, the complementary amount, and the amount expected to still owe at the end of the budgetary year.

c) Assessing implementation of mechanisms and policies for calling for private sector involvements (total resource and structure of private sector resources for investment by sectors and domains; number of establishments developed by using private sector resources; results achieved; existing problems, causes and solutions).

2. Evaluation of implementation of capital assignments for the period of 3 years from 2016 to 2018:

Based on the assessment of implementation of expenditure assignments during the whole year 2018, assessment of accumulation of the results of the implementation of assignments in 3 years from 2016 to 2018 compared with the objectives and the five-year plan for the 2016 - 2020 period shall be made and clearly specify the followings:

a) Cumulative investment and development expenditures in the 2016 – 2018 period compared to the midterm plan assigned by the competent authority for the 2016 – 2020 period, including details of expenditures from the local government budget, the supplementary target allocations of the central budget such as government bonds and foreign capital (including loans and non-refundable aids), and domestic capital - if any.

b) The number of debt-incurring capital construction projects which has been synthesized and given budget allocations in the medium-term public investment plan for the 2016 – 2020 period, the situation of budget allocations for the years from 2016 to 2018 to settle capital construction debts, the proposed number of budget allocations for the 2019 – 2020 period; the number of completed projects with outstanding capital construction debts which have not yet to be reported in the medium-term plan, the amount of debts that may be additionally incurred, proposed measures to settle the above-mentioned capital construction debts.

c) The accumulated amount of advances reported in the medium-term public investment plan for the 2016 – 2020 period, the situation of budget allocations for the 2016 – 2018 period to recover advanced capital, the estimation of the remaining amount of budget allocations expected to be recovered in the 2019 – 2020 period; the amount of advances arising till now which have not been reported in the medium-term public investment plan (if any), and proposed solutions.

d) Accumulation of the implementation of the budget of development assistance expenditures for the period 2016 – 2018 period as compared with the budget for the 2016 – 2020 period which is assigned by competent authorities, details of budget allocations for specific programs, support policies and anticipated difficulties or possible recommendations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Review of implementation of recurrent expenditure assignments

1. Ministries, central and local agencies shall focus on making an assessment of implementation of recurrent expenditure budget assignments for 2018, including the following contents:

a) Assessment of distribution, allocation and implementation of the state budget estimates in the first half of the budgetary year and for the whole year 2018, corresponding to specific assigned sectors; results of implementation of objectives, tasks, major programs and projects; Difficulties and unresolved issues and proposed solutions.

b) Assessment of results of cuts in recurrent expenditures which have been assigned in the budget estimate at the beginning of the budgetary year to central and local ministries and agencies, but not yet disbursed as of June 30, 2018 under the provisions of the Decision No. 01/NQ-CP.

c) Assessment of implementation, difficulties and unresolved issues arising in the course of implementation of assignments, regimes, mechanisms and regulatory policies, and recommendation about remedies to be carried out in 2018, specifically including:

- With respect to regulatory policies and mechanisms: Making an overall assessment of all regulatory policies and mechanisms; reviewing and recommending amendments and supplements to regulatory policies and mechanisms irrelevant to the reality.

- Reviewing guidance, implementation and results in the first half and the whole of the budgetary year (specifying objectives and set-aside budget) of implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 6th Central Conference of the Central Committee of the XIIth National Assembly on certain issues about continued reform and building of organizational structure for maintenance of simplification, efficient and effective operations of the entire political system (Resolution No. 18-NQ/TW), the Resolution No. 39-NQ/TW dated April 17, 2015 of the Central Executive Committee on downsizing and restructuring of the staff including officials, public servants and employees (Resolution No. 39-NQ/TW) and Conclusion No. 17-KL/TW dated September 11, 2017 of the Ministry of Politburo on the situation of staffing and downsizing of the staff in organizations of the political system during the 2015 – 2016 period, objectives, tasks and solutions for the 2017 – 2021 period (Conclusion No. 17-KL/TW); Plan No 07-KH/TW dated November 27, 2017 of the Politburo's Committee on implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW (Plan No 07-KH/TW); the Government’s Decree No. 10/NQ-CP dated February 3, 2018 on the Government's program of action for implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW; the Government’s Decree No. 108/2014/ND-CP dated November 20, 2014 on the downsizing policy (Decree No. 108/2014/ND-CP); the Prime Minister’s Directive No. 02/CT-TTg dated January 6, 2017 on strengthened implementation of the downsizing policy (Directive No. 02/CT-TTg); the Prime Minister’s Decision No. 2218/QD-TTg dated December 10, 2015 on the Government’s plan to implement the Resolution No. 39-NQ/TW (Decision No. 2218/QD-TTg); the Government’s Decree No. 26/2015/ND-CP dated March 9, 2015 prescribing regimes and policies for officials who fail to meet age requirements for eligibility to be re-elected or re-appointed to hold office in agencies of the Communist Party, the State, and socio-political organizations (Decree No. 26/2015/ND-CP).

- Reviewing guidance, implementation and results in the first half and the whole of the budgetary year (specifying objectives and set-aside budget) of implementation of the Resolution No. 19-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 6th Central Conference of the Central Committee of the XIIth National Assembly on continued reform of the organizational and administrative system, improvement of quality and efficiency of operations of public non-business units (Resolution No. 19-NQ/TW), the Government’s Resolution No. 08-NQ-CP dated January 24, 2018 on the Government's program of action for implementation of the Resolution No. 19-NQ/TW; the Government’s Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on the mechanism for autonomy granted to public non-business units (Decree No. 16/2015/ND-CP); other Government’s Decrees on the mechanism for autonomy in particular non-business sectors (the Decree No. 54/2016/ND-CP dated June 14, 2016 on the mechanism for autonomy granted to public science and technology bodies (Decree No. 54/2016/ND-CP), Decree No. 141/2016/ND-CP dated October 10, 2016 on grant of autonomy to public non-business units in the economy and other sectors (Decree No. 141/2016/ND-CP), etc.).

In the healthcare sector, assessing the results of cuts in recurrent expenditures for healthcare service providers according to the roadmap for adjustment to medical prices and fees, and use of funds allocated under the guidance given in the Circular No. 132/2017/TT-BTC, difficulties, unresolved problems and recommendations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Assessment of implementation of the multi-dimensional poverty line under the Prime Minister's Decision No. 59/2015/QD-TTg dated November 19, 2015 and the Government's Resolution No. 40/NQ-CP dated May 10, 2017 in the first 6 months and for the whole year of 2018; difficulties, unresolved issues, recommendations and proposed solutions.

2. Review of implementation of recurrent expenditure budget assignments for the 2016 – 2018 period shall be carried out as follows:

With respect to programs, projects and tasks with specified targets and plans that take place in the 2016 - 2020 period, making the detailed assessment of specific assignment decisions, total budget and phasing of implementation of assignments in each year of the 2016 – 2020 period, difficulties, unresolved issues and recommendations.

Making a cumulative assessment of implementation of the Resolution No. 39-NQ/TW for the three-year period from 2016 – 2018 in comparison with objectives set out in the Resolution No. 39-NQ/TW, providing details about specific objectives and total budget set aside for implementation.

Giving a cumulative assessment of implementation of Decree No. 16/2015/ND-CP, Decree No. 54/2016/ND-CP and Decree No. 141/2016/ND-CP, providing details about issuance of guidan documents under the Prime Minister's Decision No. 695/QD-TTg dated May 21, 2015 on the plan for implementation of Decree No. 16/2015/ND-CP; implementation of the roadmap for addition of full costs to public service charges and prices; downsizing activities carried out during the three-year period from 2016 to 2018 (specifying % of the staff reduced as compared with December 31, 2015); recurrent expenditures which have been decreased in the three-year period from 2016 to 2018 (specifying % of the staff reduced as compared with December 31, 2015); financial autonomy granted to public non-business units as of December 31, 2018 (as compared to December 31, 2015); making a detailed assessment for each non-business sector; difficulties, unresolved issues and recommendations.

Article 5. Review of implementation of the national reserve budget

Ministries and sectoral administrations in charge of national reserve commodities shall evaluate implementation of the plan and estimate of state budget expenditures for the national reserve in 2018 and the previous years’ brought-forward expenditures, including: the plan and estimate of expenditures for purchase, sale, alternate receipt and dispatch for replacement of commodities, dispatch for sale of commodities; state budget expenditures for reserve operations (giving details about quantity, value, receipt of commodities, fund and budget disbursement, ...) by end of June 30, 2018 and make projection about implementation of the budget for the entire year of 2018.

Based on the projection of budget implementation for the whole year of 2018, making an assessment of implementation of the national reserve for the 2016 – 2018 period compared with the objectives, the five-year plan for the 2016 - 2020 period and the strategy for national reserve development by 2020.

Article 6. Review of implementation of national target programs, target programs, other programs or projects financed by foreign funding sources

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Assessment of implementation of the year 2018’s budget estimate for national target programs and target programs

- Host ministries of national target programs/target program already approved from 2017 and earlier shall prepare a report on issuance/implementation of directive documents and mechanism for cooperation with the agencies assigned to act as leaders of projects/components of national target programs.

- Host bodies of target programs already approved in 2018 or being under approval shall submit a progress report to the Prime Minister, prepare a review report on construction or cooperate in drafting of instructional documents.

- Ministries, central and local agencies shall evaluate allocation, assignment and implementation of budget expenditures for national target programs and target programs for the year of 2018; advantages, difficulties and unresolved issues upon implementation; In case of national target programs and target programs using foreign funding sources, prepare the detailed report on disbursement of funds derived from ODA grants, ODA loans, preferential loans and overseas non-government aids, and financial mechanism and recommendations (if any).

As regards national target programs on sustainable poverty reduction, a detailed evaluation of implementation of these programs by districts newly added by the Prime Minister’s Decision No. 275/QD-TTg dated March 7, 2018 shall be made.

b) Based on the projection for implementation of budget expenditures for 2018, it shall be necessary to make an assessment of accumulation of implementation of national target programs and target programs for the 2016 – 2018 period compared with the assigned midterm budget for the 2016 – 2020 period (if any) and compared with total approved budget for the 2016 – 2020 period (in case of the midterm budget not yet/not assigned), difficulties, unresolved issues and recommendations.

2. With respect to other programs and projects using foreign capital:

a) Ministries, central and local agencies shall make an evaluation of allocation, assignment and implementation of budget expenditures in 2018 for other programs and projects using foreign capital (including umbrella projects); elaborating on funding sources such as ODA grants, ODA loans, preferential loans and overseas non-government aids, financial mechanism and recommendations (if any).

Especially for programs and projects using ODA loans and/or preferential loans in which there is a possibility of disbursing funds in excess of the assigned budget (if any); programs and projects which are funded by grants not yet included in the budget estimate and necessary to be immediately implemented in 2018, it shall be obligatory to send the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance reports which are consolidated into a final report to the Prime Minister to seek his decision on approval of any adjustment to these funds within the overall budget constituted by assigned overseas funding sources, or make representations to the National Assembly Standing Committee to seek its decision on approval of supplements to the budget prior to implementation in case these funds exceed that overall budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Review of provision of the adequate budget for pay adjustments

1. Ministries and central agencies shall report on:

a) Tenure system, payroll, allowances and legally required contributions (e.g., contributions to the social insurance, health insurance, unemployment insurance and union dues).

b) Demands for the budget for a pay reform under the Government's Decree No. 72/2018/ND-CP dated May 15, 2018 prescribing the rate of base pay applied to public officials, servants, employees and armed forces.

c) Funding sources providing an adequate budget for the pay reform in 2018. Concerning this content, the report should clarify:

- The funding source coming from recurrent expenditures within the allocated state budget for 2018; the funding source coming from pay reform expenditures which are not used up till 2017 and carried forward for use in 2018 (if any), and the funding source, not used up and brought forward for use in 2019, which is intended for any adjustment in the base pay rate (if any).

- The funding source derived from revenues retained to conform to employee policies according to the plan for proportioning of costs included in public service prices and fees under the Decree No. 16/2015/ND-CP and other Decrees on autonomy granted to sector-specific public non-business units.

- The funding source which is set aside in connection with implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW.

2. Local governments over provinces and centrally-affiliated cities shall report on:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Demand for an adequate budget for the pay reform in 2018;

c) Use of local resources for implementation of the pay reform in 2018, including:

- A saving of 10% in recurrent budget expenditures (exclusive of salaries and the like); an increase of 50% in local government budget revenues as prescribed; a surplus amount of funding for the pay reform (if any) used for budgeting social welfare policies adopted by the Central Committee in accordance with the Decision No. 579/QD-TTg;

- The amount of revenues retained according to regulatory regimes where corresponding to the plan for proportioning of costs included in public service prices and fees under the Decree No. 16/2015/ND-CP and other Decrees on autonomy granted to sector-specific public non-business units;

- The funding source which is set aside in connection with implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW.

d) Review and identification of the demand for the budget for grants and subsidies for extremely difficult socio-economic regions under the Prime Minister’s Decision No. 131/QD-TTg dated January 25, 2017 on approval of the list of extremely underprivileged communes at coastal areas and on islands, and the Prime Minister’s Decision No. 582/QD-TTg dated April 28, 2017 on approval of the list of extremely underprivileged villages, Region-III, Region-II and Region-I communes within minority areas and mountains for the 2016 – 2020 period.

Article 8. Evaluation of implementation of state budget assignments of provinces and centrally-affiliated cities in 2018 and for the 2016 – 2018 period

In addition to the aforesaid general requirements, Local governments over provinces and centrally-affiliated cities shall focus on:

1. Evaluating mobilization of local financial resources for implementation of their socio-economic development assignments in 2018, accumulated results of mobilization of local financial resources for implementation of their socio-economic development assignments for the three-year period from 2016 to 2018, compared with the five-year plan carried out during the 2016 - 2020 period, and identifying difficulties, unresolved issues and recommendations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Evaluating capability of balancing the local government budget with the state budget estimate, measures that have been and will be implemented to ensure the local government budget balance in cases where it is expected that the local government revenue is reduced in 2018; evaluating the balance between the local government budget and the budget estimate in each year of the 2016 – 2018 period; evaluating difficulties, unresolved issues and giving recommendations (if any).

4. On the basis of the projection for implementation of the local government budget expenditure assignments in 2018, evaluating accumulated implementation of the local government capital budget expenditure assignments for the 2016 - 2018 period compared to the midterm public investment plan for the 2016 – 2020 period, clearly specifying funding sources allocated from the local government budget (e.g., land use fees, lottery revenue, the local government's remaining budget revenues and on-lent funding source) and the central budget’s supplementary targeted allocations (e.g., allocations derived from government bonds, overseas and other funding sources - if any).

5. Reviewing implementation of social welfare policies:

In the review of each policy, there must be a report on specific beneficiaries (providing details about beneficiaries of that policy, such as households living in income or multidimensional poverty, in each review contents relating to shortage of basic services), and the demand for the budget for implementation of social welfare policies in 2018 (including an interpretation of bases for determination of that demand and method of calculating the budget). After funding sources for implementation of policies for which allocations have been defined in the local government budget in 2017 (the first year of the budget stabilization period of 2017 – 2020), the central budget’s subsidies, and pay reform expenditures remaining after completion of the pay reform within a budgetary year (if any), have been used up, in case of a deficiency in the budget for implementation of social welfare, the Ministry of Finance shall request competent authorities to offer 2019’s central budget allocations in order to provide local authorities with an adequate amount of funding for implementation of these policies (any action concerning provision of supplementary allocations shall not be allowed during its administration of the annual budget).

6. Reviewing reorganization, downsizing and reform of public sector units in 2018, and reviewing accumulated implementation for the three-year period of 2016 – 2018:

Making an evaluation according to instructions given in Article 4 of this Circular, specifically for 2018 and evaluating accumulated implementation thereof for the three-year period of 2016 – 2018; making a detailed evaluation of achievements compared to specific objectives and tasks; evaluating the budget amount intended for implementation of each Resolution (giving detailed explanations about the budget used for carrying out specific objectives defined in Resolutions, the reduction in expenditures for payment of employee salaries, expenditures for payment of overheads corresponding to the number of employees remaining after downsizing, the reduction in subsidies for state-owned public sector units which have already been reorganized or are transformed into those belonging in the group of units given autonomy at a higher level, the reduction in expenditures for reorganization of public administrative units, and the reduction in expenditures used as subsidies for these units due to their increased revenues according to the plan for correct and full inclusion of fees into service prices under the Decree No. 16/2015/ND-CP and Decrees on autonomy for the Government’s public sector-specific units, etc.); evaluating difficulties, unresolved issues and recommendations (if any).

7. Reviewing funding sources for the pay reform in 2018, the surplus amount (if any) remaining after use of an adequate amount of funding to meet the pay reform demand in 2018, funding sources for payment of subsidies on behalf of the Central Budget for implementation of social welfare policies enacted by the Party’s Central Committee (a corresponding reduction in the Central Budget’s subsidies) under the provisions of the Decision No. 579/QD-TTg, and revenues authorized by competent authorities to be used as capital expenditures (with respect to local jurisdictions that remit their revenues to the Central Budget) in accordance with the Resolution No. 49/2017/QH14.

8. Preparing a detailed report on budget allocations (including the amount of the central budget allocations used as targeted subsidies for the local government budget – if any) and use of the local government budget provisions for carrying out national security and defence tasks; prevention, control and mitigation of natural disasters and epidemics; reviewing use of the local government budget provisions and financial reserves (if any) until June 30, 2018.

9. Reviewing allocation and decentralization of state budget expenditures financed by land use fees for investment in infrastructure facilities at local jurisdictions, cadastral surveying and documentation, and conferral of the land use right certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Evaluating the opening debt balance, the amount of borrowed funds until June 30, 2018, the projected amount of loans in the whole year, detailing loans classified by borrowing objectives (including loans used for repaying principal and compensating for deficit spending) and specific funding sources (including funding obtained from issuance of local government bonds, the Government’s on-lending of foreign borrowed funds classified by specific sponsors, programs and projects; borrowing of state-owned capital credit funds; borrowing of state treasury's available funds and borrowing of other funds).

b) Reviewing repayment of debts (including interest and fees) until June 30, 2018 with respective details about the aforesaid funding sources.

c) Reviewing repayment of loan principal with respective details about specific funding sources (including newly borrowed capital used for repaying previous debts, funding obtained from surplus revenues, increased revenues or expenditure savings).

d) Evaluating the closing debt balance based on the plan and projection with respective details about the aforesaid funding sources.

11. Reviewing budget revenues and expenditures which are derived from lottery sales in 2018 and accumulated during the three-year period of 2016 - 2018; use of revenues generated from lottery businesses' investments in important social welfare facilities at local jurisdictions, especially those in the educational and healthcare field, and agricultural ones at rural areas as per regulations in force which exist in 2018 and accumulated during the three-year period of 2016 – 2018.

12. Reviewing implementation of national target programs, target programs, other programs or projects financed by foreign funding sources as follows: reviewing implementation in 2018 and accumulation of implementation for the 2016 - 2018 period compared with the five-year plan for implementation of assigned programs and projects for the period of 2016 – 2020 (if any) or according to respective decisions on approval of programs, projects or assignments. This review should focus on the followings:

a) With respect to the review of implementation of national target programs for construction of new rural areas, reviewing the budget for such implementation with respective details about specific funding sources (e.g. the central budget allocations, specifically including funding derived from government bonds; local government budget expenditures and other mobilized capital), the number of communes that fulfill specified program objectives; in case of local government budget allocations and other mobilized capital which are less than expected, clarifying causes and liabilities of entities concerned.

a) With respect to the review of implementation of national target programs for sustainable poverty reduction, reviewing the budget for such implementation with respective details about specific funding sources (e.g. the central budget allocations, specifically including funding derived from government bonds; local government budget expenditures and other mobilized capital; in case of local government budget allocations and other mobilized capital which are less than expected, clarifying causes and liabilities of entities concerned.

c) With respect to the review of implementation of target programs, reviewing the budget for such implementation with respective details about specific funding sources (e.g. the central budget allocations, specifically including funding derived from government bonds; local government budget expenditures and other mobilized capital; in case of local government budget allocations and other mobilized capital which are less than expected, clarifying causes and liabilities of entities concerned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

ESTABLISHMENT OF THE STATE BUDGET ESTIMATE FOR 2019

Article 9. Requirements

1. Since 2019 is marked as the year of uniform implementation of Resolutions of the XIIth Central Executive Committee; ongoing implementation of the Resolution No. 07-NQ/TW; and is the fourth year of implementation of the Resolution No. 142/2016/QH13, the Resolution No. 25/2016/QH14 and the Resolution No. 26/2016/QH14, it plays an important role in striving for the state budget’s socio-economic and financial objectives for the five-year period of 2016 – 2020.

2. The 2019’s state budget estimate is established in compliance with the Law on State Budget and Law-guiding documents on processes, time limit, interpretation of legal bases, computing bases and explanations; to ensure relevance to the implementation schedule by end of December 31, 2018, and objectives and assignments defined in the approved five-year plan for the 2016 – 2020 period; to correspond to the orientation towards development, objectives and assignments specified in 2019 under the Prime Minister’s directions.

3. Establishment of the estimate of state budget revenues and expenditures in 2019 shall be expected to observe legislative regulations on management of budget revenues and expenditures; adhere to principles, standards and norms of distribution of the state budget; strictly follow the guideline for absolute frugality and anti-extravagance at the stage of establishment of the budget estimate.

4. Ministries, central agencies and local jurisdictions shall rely on an evaluation of implementation of socio-economic development tasks in 2018 and cumulative implementation thereof during the three-year period of 2016 – 2018, stick to socio-economic development objectives and tasks of specific industries, sectors and local jurisdictions in 2019 and for the 2016 – 2020 period, the midterm public investment plan for the 2016 – 2020 period so as to define key and significant tasks to be performed in 2019 in alignment with budget restructuring objectives for the 2016 – 2020 period under the Resolution No. 07-NQ/TW, the Resolution No. 25/2016/QH14, and to implement the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW; take initiative in deciding the priority order of expenditure assignments, programs and projects which have already been approved by taking into account such factors as the degree of significance, necessity and possibility of implementation in 2019 based on the amount of state budget allocations and other legally mobilized funding sources.

5. When establishing their budget estimate, ministries, centrally-governed sectoral administrations should consider carrying out a general review of regulations and policies (especially social welfare policies) for revoking or integrating, within appropriate jurisdiction, or for revoking or integrating, by submitting a request to competent authorities, policies that overlap each other, repeat and show their ineffectiveness; avoiding proposing policies that may cause a reduction in state budget revenues; adopting policies that may increase state budget expenditures only to the extent that they are really needed and there are funding sources available to be used as these expenditures; taking initiative in estimating and providing the adequate amount of funding for implementation of new policies, regulations and assignments which have already been approved by competent authorities.

Article 10. Establishment of the state budget revenue estimate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

It is expected that the proportion of mobilization of funds from taxes and fees to GDP in 2019 will be approximately 21%.

It shall be projected that the national average domestic revenue (exclusive of revenues obtained from crude oil, land use fees, lottery sales and those obtained from sale of state capital invested in enterprises, dividends and after-tax profits) in 2019 will rise by the minimum rate of 12-14% compared to that estimated in 2018. The specific amount by which it increases shall vary depending on conditions, characteristics of, and shall be commensurate with, the economic growth rate.

It shall be expected that the average revenue obtained from import and export activities will rise at the minimum rate of 4-6% compared to that estimated in 2018.

1. Establishment of the domestic revenue estimate:

a) Upon formulating the state budget revenue estimate in 2019, local jurisdictions shall, apart from having to satisfy the above-mentioned objectives and requirements, clearly define revenues falling inside and outside the scope of State budget revenue on the basis of which they need to make an overall report on funding sources from which state budget revenues are obtained within the remit of these local jurisdictions (including the amount of budget revenues arising at communes, wards, townships, tax amounts collected from foreign or domestic contractors while they are executing investment projects within these areas, taxes collected from new projects put into operation).

The domestic revenue estimate shall be established on the basis of the full assessment of the actual implementation in 2017, the socio-economic development plan for the 2016-2020 period, demands for striving and capacity for carrying out socio-economic and state budget assignments in 2018, the accumulated number of revenues implemented during the three-year period from 2016 to 2018; the forecast of the economic growth in specific local jurisdictions in 2019 and the number of revenues that are determined after the audit of the state budget revenue estimate in 2019 and informed by competent authorities.

b) The state budget revenue estimate for 2019 must be established on the basis of the taxpayers data system; ensuring accurate and sufficient determination of the amount of specific revenues, taxes and collection sectors for each local jurisdiction and provide details about revenues from factories newly brought into operation that generate a large number of revenues in accordance with current regulations on taxes, fees, charges and other state budget revenues; regulations on policy adjustments according to the specified schedule that may continue to affect the amount of state budget revenues in 2019, and regulations expected to be amended, supplemented or applied in 2019; with particular attention paid to the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Special Consumption Tax in which special consumption tax rates applied to cigarettes, cigars and other tobacco products are bound to rise.

c) The domestic revenue estimate must consolidate all of revenues obtained from grant of the right of natural resource mining and water resource extraction (including the amount of revenues arising from the mining license issued by either a central body or a provincial People’s Committee); revenues obtained from administrative fines, other forms of penalty or confiscation as prescribed by laws which are imposed by central or local state agencies.

d) The estimate of state budget revenues obtained by collecting land use fees and land rents must be established based on the plan for auction of the land use right in accordance with law on land; must take into account the estimate of revenues obtained from reorganization and disposal of real property of entities, organizations, units or enterprises under the Law on Management and Use of public assets and other guiding documents thereof; all of revenues obtained from reorganization and disposal of public assets (including building and land), and the amount of revenues from operation of infrastructure facilities (after related costs are taken away) that have to be remitted to the state budget and are given priority to enter in the estimate of state budget expenditures for investment and development purposes in accordance with regulations in force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) With respect to revenues obtained from fees and charges paid to the state budget, and retained for use as expenditures in accordance with regulations in force, ministries, central and local authorities must estimate the amount of fees and charges to be earned in 2018, anticipate factors that may affect the amount of state budget revenues in 2019 to make a projection which is appropriate, positive and contains details about specific fees and charges (making a detailed estimate of total revenue and the amount of revenues retained as expenditures according to regulations specific to respective spending sectors, and the amount of revenues remitted to the state budget under the Law on State Budget and other relevant guiding documents), but only the part of revenue remitted to the state budget as prescribed by law is included in the estimate.

g) With respect to state budget revenues from collection of student’s school fees, medical service costs and public service charges (not belonging in the list of fees and charges prescribed by the Law on Fees and Charges), they shall not be assumed as state budget revenues and expenditures allocated or decentralized to ministries, central and local regulatory authorities, but must be represented in a separate state budget estimate. It shall be necessary to prepare a plan for use of these amounts to competent authorities as stipulated by law. Ministries, local and central regulatory authorities shall continue to provide the mechanism for supplementing the state budget with the abovementioned and other sources of revenues retained as expenditures for implementation of employee pay reform policies in accordance with applicable regulations.

2. Establishment of the estimate of state budget revenues from export and import activities:

a) This estimate of state budget revenues shall be formulated, based on the forecast of the growth rate of dutiable commodity and service export and import turnovers in the context of economic integration, strengthening of trade promotion activities, reinforcement and expansion of export markets; based on the shift in the commodity structure, especially traditional commodities from which a large part of state budget revenues is obtained and other ones from which state budget revenues have been obtained recently.

b) This estimate of state budget revenues shall be established by taking into consideration such influencing factors as the forecast of any fluctuation in domestic and international market prices of commodities generating a large amount of revenues; the exchange rate between Vietnamese dong and currencies of strategic trade partners; the reduction in revenues caused by application of special preferential tax rates or implementation of the schedule of tariff cuts under free trade agreements which have already been in effect and commitments entered into in 2019; the degree of trade facilitation and effects of technical barriers to trade; the scale and progress of implementation of key investment projects in which input materials and equipment, etc. are imported.

3. Establishment of the estimate of the amount of VAT refunds arising under the provisions of the VAT Law:

In order to ensure accurate, full and timely determination of VAT refunds arising in a local jurisdiction according to existing policies and regulations, and those coming into effect recently, this state budget estimate must be established, based on socio-economic situations and capability of developing business and production activities carried out in a local jurisdiction, especially at exporting enterprises regularly claiming their VAT refunds and those developing investment projects. The estimate of VAT refunds must stick to requirements concerning strengthening of management of tax refunds, supervision and inspection before and after payment of VAT refunds.

4. Establishment of the estimate of state budget revenues from non-refundable aids:

Based on ODA grant and foreign non-governmental aid agreements and arrangements which have already been entered into, and the progress on implementation and disbursement of funds for implementation of programs and projects using foreign aids or grants within a first six-month period of 2018 and till the end of 2018, Ministries, central and local regulatory authorities shall provide an estimate of state budget revenues from non-refundable aids in 2019 in uniformity with agreements and arrangements currently in effect and in alignment with the reality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Establishment of the state budget expenditure estimate

1. Establishment of the estimate of capital expenditures:

a) The estimate of capital expenditures financed by the state budget's funding sources (including ODA capital, preferential loans, grants, aids, government bonds, lottery income, revenues obtained from sale of state capital invested in certain enterprises and land use fees) shall be established to satisfy socio-economic development objectives and assignments in 2019, the five-year socio-economic development plan for the period of 2016 – 2020 and the national five-year financial plan for the period of 2016 – 2020 under the Resolution No. 25/2016/QH14, the Resolution No. 1023/NQ-UBTVQH13 dated August 28, 2015 of the National Assembly Standing Committee, and the Prime Minister’s Decision No. 40/2015/QD-TTg dated September 14, 2015 on principles, standards and norms of distribution of the state budget’s capital expenditures for the period of 2016 – 2020; must ensure that total amount of the central budget’s annual subsidies granted as capital expenditures to the local government budget for implementation of certain major and extremely important programs and projects that may have great effects on socio-economic development of a local jurisdiction will not exceed 30% of total amount of the central budget’s capital expenditures.

Based on the progress in implementing the three-year plan for the 2016 – 2018 period, it shall be required to establish the estimate of capital expenditures in 2019, make a proposal to adapt the midterm public investment plan (where necessary) to the reality and requirements concerning socio-economic development objectives of ministries, central bodies and local entities or authorities, but ensure that the adjusted budget must fall within total decentralized or approved amount of state budget allocations.

b) The estimate of the state budget’s capital expenditures should be formulated in detail according to the spending sectors in line with the provisions of the State Budget Law and arrange the projects in order of priority by means of: (i) providing a full amount of funding in stages of implementation of national target programs and target programs, speeding up the progress and completion of important national projects and projects of great significance for socio-economic development; (ii) allocating adequate counterpart funds for projects using ODA funds and preferential loans granted by foreign sponsors, state capital invested in projects in the PPP form, handling outstanding capital construction debts and recovering advance capital; (iii) funding newly opened projects if the funding source is available and investment procedures are sufficient as legally prescribed.

c) Ministries, central agencies, local entities and units which are permitted by competent authorities to use revenues from rearrangement and disposal of real property under the state ownership for investment purposes must establish the estimated of capital expenditures financed by these revenues (including the estimated amount of revenues in 2018 not yet used up) and include them in the general report on the estimate of capital expenditures of ministries, central bodies, local entities and units for submission to a planning and investment body and a financial body at the same level to prepare a state budget estimate represented to the decision-making authority.

In addition, ministries and central agencies shall be responsible for preparing separate reports on revenues and demands for capital expenditures financed by revenues from sale of assets, even including revenues from fees for use of land and land-attached property for submission to the Ministry of Finance (for the attention of the Department of national defence and security finance, especially with regard to the Ministry of National Defence and the Ministry of Public Security; the Public Asset Management Authority with regard to ministries and other central entities).

d) The estimate of expenditures for offsetting the interest rate difference or supplementing funding sources for implementation of preferential credit programs shall be formulated in accordance with applicable regulations, based on the regulations of competent authorities, the situation of implementation in 2018 and the forecast of changes in spending subjects, policies and tasks in 2019.

dd) The planning shall be carried out under the provisions of the Law on Planning dated November 24, 2017 and the Government’s Resolution No. 11/NQ-CP dated February 5, 2018 on enforcement of the Law on Planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

According to the National Reserve Development Strategy by 2020, national reserve objectives, the state budget balancing capability and the socio-economic situation forecast, the forecast of demands for aids and grants, ministries and central agencies assigned to manage national reserve goods shall set up the plan and estimate of expenditures on national reserve goods for 2019 that focus on strategic and essential goods, and prioritize national reserve commodities used for prevention, control and mitigation of consequences of natural calamities, epidemics, and maintenance of national defense and security.

3. Establishment of the estimate of recurrent expenditures:

a) Ministries, central agencies and local jurisdictions shall, based on political tasks and socio-economic development plans in 2019 and the estimated number of budget revenue and expenditure in 2019, make the estimate of recurrent expenditures specific to spending sectors in line with objectives and assignments defined in 2019, and ensure compliance with the policies, regimes and norms of state budget expenditures, and fulfillment of important political tasks, and strict compliance with the policies and regulations issued by the State, including multidimensional poverty policies as approved by competent authorities.

Ministries, central and local agencies, entities or units using state budget expenditures shall make an estimate of recurrent expenditures to ensure correct sectors, characteristics of the funding source and absolute thrift. The estimate of expenditures on procurement, maintenance and repair of assets must be based on regulations on norms, norms and regimes of management and use of state property according to regulations in force; restrict the public procurement of motor vehicles and expensive equipment, spread application of the regime for provision of advance lump-sum funding for use of public motor vehicles; minimize the number of conferences, festivals, seminars and overseas business trips; promote administrative reforms to create a modern administrative system in association with the fourth technology revolution.

Ministries, local and central agencies shall make the estimate of the budget for repair, improvement, maintenance, refurbishment and expansion of facilities, subject to directive documents of the Ministry of Finance.

They shall make the estimate of state budget expenditures on performance of the tasks of inspecting, testing and destroying unsafe food, expenses for inspection, prevention and control of smuggling, trade frauds and fake goods in the field of food hygiene and safety, and the estimate of the budget for rewarding organizations and individuals that gain excellent achievements in the management and participation in protection of food safety.

b) The estimate of expenditures on activities of state regulatory authorities, the Party and mass organizations shall be made in conformity with the objectives and tasks of downsizing of organizations in the political system according to the Conclusion No.17-KL/TW; the operational review and reorganization in accordance with the Resolution No. 18-NQ/TW elaborating on the implementation of specific objectives and tasks in 2019; must define the amount of funding intended for implementation of the objectives and tasks in 2019:

- Establishment of such estimate shall be subject to the Resolution No. 18-NQ/TW prescribing the following tasks and objectives: (i) reorganizing and fortifying certain organizations and internal focal points thereof with a view to reducing these pivots, minimize intermediate entities and deputies; amending, supplementing and perfecting several regulations related to functions, roles and designing the organizational structure to deal with overlapping and repetition of functions, roles and sectors of management; (ii) reforming the organizational structure and applying dual office holding regimes to reduce focal points, improve efficiency and effectiveness of operations; (iii) logically arranging and simplifying commune-level administrative units that have not yet satisfied 50% of standards in accordance with regulations on the size of population, geographical areas, and decreasing the number of villages and residential neighborhoods.

- Establishment of that estimate shall be subject to the Resolution No. 39-NQ/TW stipulating downsizing; the notification of conclusion No. 30-TB/TW dated May 23, 2017 on results of inspection of implementation of the Resolution No. 39-NQ/TW of the Politburo; the Conclusion No. 17-KL/TW; the Official Dispatch No. 5470/BNV-TCBC dated October 13, 2017 of the Ministry of Home Affairs in which the number of staff members subject to downsizing in 2019 is assumed as the minimum rate of staff members which are decreased per year with respect to specific respective groups of entities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The estimate of state budget expenditures on activities of public sector units shall be formulated on the basis of the progress of implementation thereof during the period of 2016 - 2018; the objectives and tasks of downsizing of organizations in the political system as per the Conclusion No.17-KL/TW; the objectives of reform of public sector units according to the Resolution No. 19-NQ/TW, the Resolution No. 10/NQ-CP and the Decree No. 16/2015/ND-CP; shall be inclusive of details about implementation of specific objectives and tasks in 2019; shall define the amount by which the budget estimate is decreased in connection with implementation of objectives and assignments in 2019. This estimate shall be based on the following tasks:

- The downsizing subject to the Conclusion No. 17-KL/TW in which the number of staff members subject to downsizing in 2019 is defined as the minimum rate of staff members which are decreased per year with respect to specific respective groups of entities.

- Reform of management and financial mechanism, and reorganization of public sector agencies (promulgation of regulatory documents stipulated in the Decree No. 16/2015/ND-CP and the Decision No.695/QD -TTg dated May 21, 2015 of the Prime Minister on issuing the plan for the implementation of the Decree No. 16/2015/ND-CP).

- Reduction of focal points of public sectors entities; reduction of the number of illegal employment contracts existing in public sector agencies (except those granted financial autonomy).

- Roadmap for determination of public service prices and fees (determination of a full amount of salaries, direct costs, managerial and asset depreciation costs) with regard to several basic sectors such as healthcare, education – training and vocational education sectors. Based on that roadmap, the number of units granted autonomy over all of capital and recurrent expenditures, or over all of recurrent expenditures shall be increased; the level of financial autonomy granted to the rest of public sector units shall be increased.

It shall be necessary to estimate state budget expenditures on implementation of specific objectives, include details about any reduction in expenditures on personnel and operational machinery, and any reduction in expenditures associated with the roadmap for price escalation, fees for public services and shift in groups of financially autonomous units, etc.; estimate the budget demands for implementation of downsizing policies under currently applicable regimes and policies.

- Transformation of public economic and other public sector units that conform to eligibility requirements for becoming a joint stock company (except hospitals or educational institutions).

d) Several further notes on establishment of the state budget estimate in 2019:

- With respect to expenditures on scientific and technological activities: Making an estimate of expenditures for scientific and technological tasks already approved by competent authorities and giving detailed explanations about tasks at the national, ministerial, provincial and grassroots level, recurrent and other non-recurrent tasks of scientific and technological organizations. Formulation of the estimate of expenditures for science and technology public units shall be subject to the Decree No. 54/2016/ND-CP and other documents providing guidance on implementation thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- With respect to expenditures on health care, population and family planning activities: Giving detailed explanations on the bases for calculating the expenditures for implementation of programs and schemes of the health service; projecting the amount of budget for a decrease in allocation of recurrent expenditures of non-business health units according to the roadmap for adjusting the prices of medical services; estimating the demand for the adequate amount of state budget expenditures for payment of salaries and particular benefits which not yet included in the price of medical services and the benefit for fighting against epidemics as prescribed by law.

Anticipating effects on the state budget estimate in 2019 when implementing the Circular No. 02/2017/TT-BYT dated March 15, 2017 of the Ministry of Health prescribing the maximum level of the bracket of price of medical services that do not fall within the scope of coverage of the health insurance package provided by state-owned medical service providers and providing guidance on pricing and payment of medical service charges in certain cases.

- With respect to expenditures on economic activities: Making an estimate of such expenditures on the basis of the volume of tasks assigned by competent authorities and the prescribed regimes and levels of budget expenditures; concentrating on allocation of expenditures on performance of important tasks, including maintenance of key economic infrastructure systems (e.g. transport and irrigation facilities) in order to increase their useful life and investment efficiency, traffic safety assurance; emergency search and rescue; storage of national reserve goods; provision of the adequate amount of budget for planning; performance of agricultural, forestry, fishery and industrial extension activities; implementation of support policy for fishery development. Making an estimate of state budget expenditures for the state's commissioning and assignment of tasks to public non-business units under the provisions of the Decree No. 141/2016/ND-CP and the Circular No. 145/2017/TT-BTC dated December 29, 2017 of the Ministry of Finance guiding the financial mechanism of public private agencies as per Decree No. 141/2016 / ND-CP.

- Proactively budgeting for the implementation of multidimensional poverty standards as approved by competent authorities and in the Government’s Resolutions;

- Budgeting for activities of state regulatory authorities, Party and mass organizations with detailed explanations on:

+ The number of staff members in 2019 (equal to the number of staff members permitted by competent authorities in 2018 minus (-) the number of staff members subject to downsizing carried out in 2019 according to the minimum reduction per year of staff members working for specific blocks of agencies and units prescribed in the Conclusion No. 17-KL/TW). This explanation should clarify the actual number of staff members available up to the time of budget estimation and the number of employees which have yet to be recruited in comparison with the approved manning requirements set out in 2018 (if any).

+ Determination of the package of salaries and allowances and contributions according to enforceable regulations (e.g. social insurance, health insurance, unemployment insurance contributions and union dues) based on the base pay rate of 1.39 million dong/month (that package is calculated for all 12 months), which shall be covered by the State budget, including: (i) the amount of salaries paid to the actual number of staff members on the payroll until the budgeting time (within the approved payroll), which are calculated at the rate of pay specific to ranks, grades and positions; legally prescribed salary allowances and contributions (e.g. social insurance, unemployment insurance, health insurance contributions, and union dues); (ii) the package of salaries paid to staff members on the payroll that are approved but not yet recruited, based on the base pay rate of 1.39 million dong per month, wage coefficient of 2.34 per an employee and contributions as legally prescribed; (iii) the amount by which the salary package is reduced according to the schedule of implementation of the Conclusion No. 17-KL/TW.

+ Bases for formulation of the estimate of particular expenditures (e.g. legal bases, spending contents, levels and other related contents) in 2019 in a spirit of thrift and effectiveness.

- With regard to political, socio-professional organizations, social institutions and socio-professional institutions of which overheads are subsidized by the state budget, the state budget estimate in 2019 shall be made on the basis of an increase and reduction in tasks assigned by competent authorities in 2019.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Formulation of the estimate of state budget expenditures on implementation of national target programs and target programs:

a) With respect to national target programs and target programs which have already been approved:

Based on the objectives and tasks of each program, total amount of capital and budget which have already been approved, the cumulative results of implementation thereof during the period of 2016 – 2018, the decentralized medium-term plan (if any) and the amount inspected in 2019, the Prime Minister’s Decision No. 48/2016/QD-TTg dated October 31, 2016 stipulating the principles, criteria and norms of the central budget’s allocations and the rate of the local government budget’s counterpart funds used for implementing national target programs on sustainable poverty reduction for the period of 2016 – 2020, the Prime Minister’s Decision No. 12/2017/QD-TTg dated April 22, 2017 promulgating regulations on principles, criteria and norms of the central budget’s allocations and the rate of the local government budget’s counterpart funds for implementation of the national target program on building new rural areas in the 2016-2020 period, ministries and central agencies authorized to be the host of a national target program or target program shall instruct ministries, central agencies and local authorities to make an estimate of capital and funds for implementation in conformity with objectives and assignments defined in respective programs.

Ministries, central agencies and local authorities shall, based on the tasks assigned in the decision on approval of each national target program or target program, and the additional guidance of the program owner, prepare an estimate of expenditures for implementation of programs that elaborates on sources of capital, projects, contents, tasks, non-business funding, investment capital, the central budget’s funding sources, the local government budget’s counterpart fund and foreign capital sources (if any), for submission to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the host institution of the program in accordance with regulations in force.

The host institutions of national target programs or target programs shall prepare a consolidated estimate with proposals for capital or budget for implementation of national target programs or target programs for submission to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

Such estimate should enclose detailed explanations about indicators, tasks, principles, standards and norms of allocations for each project and assignment.

b) With respect to target programs which have yet to obtain the approval decision:

Pursuant to the Government's Resolution No. 73/NQ-CP dated August 26, 2016 granting an approval of the investment policy on target programs for the 2016-2020 period, the Decision on state budget allocations for implementation of the medium-term investment plan for the period from 2016 to 2020, and the proposal and the progress in approval of target programs, host institutions of target programs shall instruct ministries, central and local agencies implementing programs to make an estimate of state budget expenditures for target programs for 2019 in accordance with regulations in force. With regard to the budget estimate for public sector activities, host institutions of target programs shall review requirements and tasks for making the budget estimate in line with estimated investment allocations for these programs.

Ministries, central agencies and local authorities shall, based on instructions of host institutions, prepare an estimate of expenditures for implementation of programs and provide details relevant to sources of capital, projects, contents, tasks, non-business funding, investment capital, the central budget’s funding sources, the local government budget’s counterpart fund and foreign capital sources (if any), for submission to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and host institutions in accordance with regulations in force.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. With regard to programs and projects using ODA funding sources (including loans and aids), preferential loans and foreign non-governmental aids:

a) Pursuant to the provisions of the State Budget Law, the Law on Public Investment and the Law on Public Debt Management which are amended and other guiding documents, and agreements already entered into with sponsors, cumulative results of implementation of the state budget for the 2016-2018 period; capability of implementing projects in 2019 and capability of funding within the limit of foreign funds in the medium-term public investment plan for the 2016-2020 period; based on mechanisms for financing programs and projects, ministries, central agencies and local authorities shall make a budget estimate for implementation of programs and projects using foreign capital, providing details of foreign loans (including ODA loans and preferential loans), aids and counterpart fund; classifying state budget expenditures into capital and non-business expenditures; prioritizing a full amount of budget allocations for projects upon termination of agreements within the budgetary year; allowing new programs and projects to be implemented only if they are effective and compatible with the disbursement capability under Agreements already effected and the Prime Minister’s approval decisions.

Ministries, central agencies and local authorities shall not propose signing of agreements on new loans used as recurrent expenditures.

b) With respect to programs and projects using both state budget allocations and on-lent capital, entities assigned to manage programs or projects shall be obliged to provide guidance on formulation and consolidation of estimates of separate capital groups.

c) With respect to programs and projects in which several ministries, central agencies and local authorities participate together, ministries, central agencies and local authorities shall prepare an estimate of expenditures financed by overseas funding sources for submission to host institutions of programs and projects that proceed with preparing reports with explanatory notes on bases for state budget allocations for submission to the Ministry of Finance, and the Ministry of Planning and Investment, before such report is consolidated into a general report submitted to competent authorities to seek their approval decision.

d) With respect to umbrella programs and projects, host institutions of component projects shall be responsible for preparing the detailed budget estimate for implementation of component projects for submission to host institutions of programs and projects that proceed with making a consolidated report submitted to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance, including details relevant to sources of funding and assignments the same as other normal programs or projects, and relevant to ministries, central and local authorities.

dd) The amount of expenditures financed by foreign capital sources which are estimated must be relevant, adequate and fall within the limit prescribed in the five-year national medium-term public investment plan and the five-year national financial plan.

e) If ministries, sectoral administrations and local authorities judge that there is a possibility that fund disbursements for currently executed projects fail to meet or exceed the amount specified in the decentralized midterm budget; or there are projects in which the policy for investment has been approved and agreements or arrangements for loans used for investment have been signed, and for which disbursements are possible in the period of 2019 - 2020, but have not yet been included in the midterm budget for the period of 2016 - 2020, they shall make a detailed report to consider adjusting the midterm budget policy with respect to total loan limit (even including domestic and overseas loans) defined in the midterm plan approved by competent authorities.

7. Establishment of the estimate of the budget for pay reform in 2019:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Local authorities shall continue to implement the mechanism for cutting 10% of the amount of recurrent expenditures (exclusive of salaries, salary-related allowances, salary-equivalent amounts and personnel expenditures defined in prescribed regimes); 50% of the increased amount of local government budget revenues (except revenues from land use fees and lottery income); a portion of revenues retained according to the prescribed regime of entities and units; cutting the funding for pay reform which remains in the previous year;

c) The estimate of recurrent expenditures for pay reform shall be associated with implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW with details relevant to specific Resolutions and objectives, including those used for reorganization of operational apparatus, downsizing and elevation of autonomy granted public sector units, based on adjustments to public service prices and fees under the provisions of the Decree No. 16/2015/ND-CP and Decrees of the Government that prescribe autonomy of public non-business units in specific sectors.

8. Preparation of state budget provisions

The central budget and local government budget at all levels shall determine budget provisions in accordance with the Law on State Budget in order to actively respond to natural calamities, floods, epidemics, and carry out important and urgent tasks arising out of the budget estimate.

9. Estimation of state budget revenues retained as expenditures in accordance with applicable regulations:

Ministries, central agencies and local authorities shall make their estimates of state budget revenues retained as expenditures to report to competent authorities according to the form given in the Circular No. 342/2016/TT-BTC dated December 30, 2016. of the Ministry of Finance elaborating and providing guidance on implementation of a number of articles of Decree No. 163/2016/ND-CP, which are not included in estimates of budget expenditures of ministries, central agencies and local authorities.

10. Based on the audited amount of state budget revenues and expenditures in 2019, ministries, central agencies and local authorities shall make coherent and detailed estimates of expenditures relevant to specific sectors as prescribed in the State Budget Law, tasks and affiliated budgetary units; after working with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, ministries, central agencies, provinces and centrally-governed cities (in case of applying for permission) shall promptly establish the plan for distribution of the estimated budget in 2019 of their own in order to authorize and take initiative in requesting competent authorities to make their decision on budget distributions relevant to specific sectors, and decentralize the budget to budgetary units ahead of December 31, 2018 in accordance with the Law on State Budget.

Article 12. Preparation of financial statements of state off-budget financial funds

Ministries, central agencies and local entities or units authorized to manage off-budget financial funds shall prepare financial statements in 2018 and formulate the 2019 financial plan of state off-budget financial funds within their jurisdiction, enclosing the report on the 2019 state budget estimate of their own, for submission to financial authorities at the same level under the provisions of the Law on State Budget and other relevant guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The estimate of local government budget revenues and expenditures for 2019 shall be formulated in close alignment with national and local socio-economic development objectives and assignments in 2019 and for the period of 2016 - 2020, the national five-year financial plan and the midterm public investment plan for the period of 2016 – 2020; shall include decentralization of sources of revenues and spending assignments under the provisions of the Law on State Budget and other relevant guiding documents; shall conform to state budget expenditure regimes and policies, and ensure sufficient resources for implementation of policies and regulations already enacted by the central government and compliance with provisions laid down in the Law on State Budget.

In addition to regulations on general guidelines for formulation of the state budget estimate, formulation of the local government budget estimate shall take into consideration the followings:

1. Establishment of the estimate of state budget revenues within local jurisdictions:

Local authorities shall formulate their budget estimates on the basis of aggregating all revenues from taxes, charges, fees and other revenues within respective local jurisdictions as provided in Article 7 of the State Budget Law and other relevant laws.

People’s Committees of provinces and cities shall direct their subsidiary finance, taxation, customs authorities and liaise with other relevant authorities to strictly comply with the regulatory requirement concerning formulation of budget revenues, and shall be held accountable to the Prime Minister for formulation of the state budget revenue estimate.

People’s Councils and People’s Committees of provinces and cities shall review and make an estimate of state budget revenues which presents a positive view, is aligned with the reality, aggregates all revenues recently arising within respective local jurisdictions in order to determine a correct and full amount of revenues, not save spaces in order for local authorities to make their own attempt in collecting revenues; shall adopt revenue norms defined in the ordinance on collection of state budget revenues under the decision of the National Assembly and the decentralization of the Prime Minister as the basis for direction and administration of implementation of budget collection assignments within respective local jurisdictions.

2. Regarding formulation of the local government budget expenditure estimate, People’s Committees at all levels shall take initiative in:

Establishing the estimate of local government budget expenditures based on sources of local government budget revenues that a local jurisdiction is granted under its decentralized authority and at the percent of distribution between central budget revenues and local government budget revenues, the supplementary amount of central budget revenues allocated to the local government budget decentralized in 2018; objectives defined in the socio-economic development plan for the period of 2016 – 2020, socio-economic development objectives and assignments in 2019 of corresponding local jurisdictions; based on the projection for implementation of local government’s budget collection – spending assignments in 2018 and accumulation of implementation thereof during the three-year period of 2016 – 2018, the detailed estimate of local government budget expenditures specific to spending sectors shall be established under the Law on State Budget, ensure priority given to allocation of estimated expenditures on implementation of promised projects and tasks, and policies or regulations already in effect;

Local authorities shall make a detailed report on demands, resources and funding, whether surplus or deficient, to implement new policies or on increases in the amount of expenditures and extension of beneficiaries of policies in force in 2018 and demands in 2019 in accordance with enforceable regulations, which is assumed as a basis for allocation of supplementary target expenditures from the central budget to the local government budget according to the principles provided in the Decision No. 579/QD-TTg.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) With regard to the estimate of capital expenditures, local jurisdictions shall establish that estimate based on provisions laid down in the Law on Public Investment, the midterm public investment plan for the period of 2016 – 2020, and the cumulative spending tasks performed during the period of 2016 – 2018; make the estimate of capital expenditures financed by local government budget revenues, subject to the Prime Minister’s Decision No. 40/2015/QD-TTg dated September 14, 2015 that issues the principles, criteria and norms of distribution of capital funds derived from state budget allocations for the period of 2016 - 2020 and depending on the capability of the local government budget over the period of budgetary stabilization.

In case where the accumulated amount of capital expenditures already used in 2016 - 2018 and the amount of capital expenditures expected in 2019, all of which are derived from the local government budget balance, are greater than the midterm capital expenditure budget for the period of 2016 - 2020 of a local jurisdiction, the competent authority over that local jurisdiction shall make a detailed report on the increased sources of revenues used as capital expenditures compared with the midterm public investment plan, propose any adjustment to the midterm public investment plan of the local jurisdiction, provide details about budget allocations increased in comparison to the amount specified in the midterm public investment plan for implementation of investment programs and projects; on handling of capital construction debts accrued; on recovery of advances.

With respect to capital expenditures financed by borrowed funds (including domestic and foreign ones), the proposal for any adjustment to the midterm public investment plan must ensure that the adjusted investment budget does not exceed total midterm borrowed fund which has been assigned.

b) With respect to funding for defence zone drills, local jurisdictions shall consult the plan for defence zone drills approved by the Ministry of National Defence or a Military Zone to make an estimate of state budget expenditures with details about specific drills and shall take initiative in using funds derived from the local government budget to implement that plan, and shall be entitled to receive the central budget’s subsidies only to the extent that they face difficulties and fail to balance their own budget.

c) Local jurisdictions shall provide an adequate amount of counterpart funds for ODA projects within their remit; take initiative in calculating and providing funds for completely handling all of capital construction debts and outstanding loan debts payable by the local government budget by the repayment due date.

d) These local jurisdictions shall be responsible to estimate expenditures financed by land use fees for investment in socio-economic infrastructure projects, migration and resettlement projects, preparation of construction sites, target programs for new rural construction; take initiative in distributing expenditures to establish land development funds under the Government's Decree No. 43/2014/ND-CP dated May 15, 2014; use at least 10% of total receipt from land use fees and land rents for land surveying, registration, building of the database of cadastral dossiers and grant of land use right certificates under the guidance of the Prime Minister in the Directive No. 1474/CT-TTg dated August 24, 2011 and the Directive No. 05/CT-TTg dated April 4, 2013 (the central budget shall not provide additional subsidiaries for any local jurisdiction that fails to give 10% of their budget allocations).

dd) As for local government budget expenditures financed by lottery revenues:

Local jurisdictions shall estimate the proportion of these revenues in their estimate of local government budget revenues and use the whole amount as capital expenditure. In particular, the proportion of revenues obtained from lottery activities shall be at least 60% in provinces of the North, Central Coast and Central Highlands regions, at least 50% in provinces of the South East and Mekong River delta regions, all of which shall be decided by the provincial-level People's Councils to serve financial demands in education - training, vocational education and healthcare sectors.

Local jurisdictions shall be allowed to allocate 10% of the estimated revenues obtained from lottery business activities as supplementary funding for implementation of tasks defined in national target programs for new rural construction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) As for the tasks of infrastructure investment and development under the Resolutions of the Politburo, the Prime Minister's Decisions, based on investment objectives, tasks and capital demands as already prescribed, past investment performance reported by end of 2017, measurement of the possibility of implementation in 2018, competent authorities of local jurisdictions may proactively anticipate and determine the number of tasks in 2019, and arrange and prepare the local government budget and other financial resources stipulated by applicable regulations for implementation of these tasks and gradually reduce financial dependency on the central budget's supplementary allocations.

g) With respect to the recurrent expenditure estimate, local jurisdictions shall cut the expenditure budget for state agencies and public sector units on the basis of the tasks of downsizing, apparatus reorganization and reform of public sector units in 2019 which are determined based on implementation results accumulated during the 2016-2018 period, the objectives of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW, and particularly if the rate of public staff members subject to downsizing is defined as the minimum rate subject to the Conclusion No. 17-KL/TW, cutting the funding sources intended for implementation of pay reform in 2019 if funding sources specified in regulations currently in force are not sufficient, and shall subsidize beneficiaries of social welfares programs to enable them to have access to public services by adjusting service prices and fees.

Local jurisdictions shall work out the plan to allocate the amount by which regular expenditures are reduced directly to public medical service, education – training and vocational education agencies according to the roadmap for adjusting the prices of medical, educational - training and vocational training services in 2019 as regulated.

h) Local jurisdictions shall budget for implementation of multidimensional poverty standards as approved by competent authorities and in the Government’s Resolutions, with details about types of multidimensional poverty standards, the number of poor persons meeting such standards and the budget demands that may arise in 2019.

i) Local jurisdictions shall budget allocations given as grants and subsidies for extremely underprivileged socio-economic regions under the Prime Minister’s Decision No. 131/QD-TTg dated January 25, 2017 and the Prime Minister’s Decision No. 582/QD-TTg dated April 28, 2017.

k) Local jurisdictions shall make an estimate of expenditures for payment of outstanding interest, fees and other costs, arranging these expenditures as a separate portion of expenditures in the local government budget balance, ensuring a full and timely payment of outstanding debts due, and enclosing explanatory notes on payment amounts corresponding to specific borrowed funds (if any), including foreign borrowed funds that the Government on-lends to local jurisdictions, advances on the State Treasury’s funds, capital credit loans for fortification of irrigation canals and local government bond issues.

3. Projection about local government budget deficit/budget surplus, and planning for borrowing and repayment of principal of the local government budget:

Projection about local government budget deficit/surplus, and planning for borrowing and repayment of principal of the local government budget shall be subject to regulations laid down in the Law on State Budget and relevant guiding documents. Such projection and plan should take into consideration the following requirements:

a) The provincial-level budget of each local jurisdiction may be overspent only if regulations and conditions set out in the Law on State Budget and other relevant guiding documents are fully satisfied.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With respect to local jurisdictions authorized to have budget deficit, they shall have to ensure that there is at least 60% of medium and long-term loans for offset against such budget deficit, and provide details corresponding to specific sources of borrowed funds as prescribed in point h clause 2 of this Article (if any).

b) Based on the amount of outstanding debts incurred by the local government budget which are estimated till December 31, 2018, the demand for receiving borrowed funds as capital expenditures in 2019 and the midterm capacity for repaying debts of the local government budget, local jurisdictions shall make a full assessment of effects of the local government budget’s debts before proposing and deciding on new loans, and shall ensure that the outstanding debt of each local jurisdiction does not exceed the maximum outstanding debt prescribed by law;

In case where the amount of the local government budget’s outstanding debts estimated till December 31, 2018 exceed the prescribed limit, in the 2019’s state budget estimate, local jurisdictions must allocate local government budget revenues that they receive upon budget decentralization, reduce the midterm public investment expenditure budget for the period of 2016 - 2020 in order to make up for the increased amount of expenditures on repayment of principal, and ensure the amount of outstanding debts does not exceed the outstanding debt limit of each local jurisdiction as provided by law.

In case where overseas borrowed funds that the Government on-lends to local jurisdictions, or other ones, are subject to binding requirements concerning purposes of such borrowed funds, local jurisdictions shall be obliged to take initiative in cooperating with ministries, central agencies or other relevant units in designing complete procedures for signing of loan agreements as sufficient grounds for drawing up the plan for disbursement of borrowed funds in the state budget estimate in 2019, and estimate the capability of disbursement of each loan in order to work out the appropriate plan for borrowing of funds and the local government budget deficit.

In case where a local jurisdiction plans to apply for a new loan for repayment of its loan principal (such local jurisdictions do not have the budget deficit or the amount of borrowed funds which are greater than the budget deficit) and this new loan is subject to binding requirements concerning loan purposes, this local jurisdiction shall prepare a relevant plan for reduction in capital expenditures and/or use other legitimate finances available within its authority in accordance with point 1 Article 5 of the Decree No. 163/2016/ND-CP in order to repay principal debts due in 2019, and use new loans for offsetting capital expenditures.

In case where the aggregate disbursement of the Government’s overseas borrowed funds on-lent to local jurisdictions as already agreed upon makes the local government budget’s outstanding debts greater than the prescribed limit, these local jurisdictions shall need to work out the plan for increases in repayment of the principal of other loan in order to ensure that the local government budget deficit, the local government budget's total loan and outstanding debt are within the prescribed limit.

c) Local jurisdictions shall take initiative in allocating funds for principal repayment from funding sources stated in clause 1 Article 5 of the Government's Decree No. 163/2016/ND-CP, ensure full and timely repayment of loans due, especially the Government's overseas borrowed funds on-lent to local jurisdictions, and guarantee that the local government budget’s outstanding debt is kept within the prescribed limit, enclosing explanatory notes on the amount of principal repayment with details corresponding to funding sources stipulated in point h clause 2 of this Article (if any) and sources of funding for repayment, including new loans used for repayment of previous debts, budget surpluses, revenue increases and savings on local government budget expenditures.

Chapter III

THREE-YEAR FINANCIAL - STATE BUDGET PLANNING FOR THE 2019 - 2021 PERIOD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2019 is the second year when the three-year financial - state budget plan is formulated. Pursuant to the 2015 Law on State Budget, Government's Decree No. 45/2017/ND-CP elaborating on the five-year financial planning and three-year financial – state budget planning, the Circular No. 69/2017/TT-BTC dated July 7, 2017 of the Ministry of Finance guiding formulation of the five-year financial plan and the three-year financial – state budget plan (briefly referred to as 69/2017/TT-BTC), the three-year financial – state budget plan for the period of 2019 – 2021 shall be developed in conformity with the following requirements:

1. Ministries, central and local agencies and units shall devise the three-year financial – state budget plan for the period of 2019 – 2021 under the instructions given in the three-year financial - state budget plan for the 2018 - 2020 period which has been revised and updated on March 31, 2018, spending caps for the period of 2019 - 2021 which are updated and informed by regulatory financial, planning and investment bodies.

In case where the amount of expenditures demanded by ministries, central ministries, agencies and provincial-level regulatory units during the period of 2019 – 2021 sharply increases or decreases compared with state budget expenditures which have been assigned and projected in 2018, is greater than the financial - state budget capability that finance and investment agencies update and inform for the three-year period of 2019 - 2021, ministries, central regulatory agencies and provincial-level units shall give interpretations and explanations, adopt measures to mobilize more off-budget financial resources and ensure spending demands have to be met by equivalent funding sources.

2. Particularly in 2021, determination of the amount of revenues, spending tasks, budget deficit and borrowing of funds shall be subject to the Law on State Budget, Laws on taxes, fees, charges, the Law on Public Investment, the Law on Public Debts and other relevant laws currently in force, and instructional documents thereof; the orientation towards restructuring of the state budget and management of public debts under the Resolution No. 07-NQ/TW; the schedule of implementation of Resolutions of the Meeting of the XIIth Party Central Committee, especially the Resolution No. 18-NQ/TW and No. 19-NQ/TW; state budget spending policies, regimes, tasks, programs and projects that are currently implemented at the approved stages; loan arrangements and agreements which have already been signed and effected in conformity with commitments.

3. The three-year financial – state budget plan for the period of 2019 – 2021 shall be formulated on the basis of measurement of certain following macroeconomic indices: in 2019 and 2020, it shall be expected that the growth is greater than in 2018, reach the average growth rate target of 6.5% - 7% for the entire period of 2016 – 2020; in 2021, the economic growth may be slowed as GDP level is high and the international economic growth tends to slow down; the consumer price index remains below 4%/year; the rate of increase in export and import turnover tends to decline.

4. Preparation, data reporting, synthesis and presentation of the three-year financial - state budget plan for the period of 2019 - 2021 shall be concurrent with the process of formulation of the 2019's state budget estimate.

Article 15. Formulation of the plan for collection of state budget revenues

1. The three-year plan for collection of state budget revenues for the period of 2019 – 2021 shall be formulated on the basis of the updated three-year plan for the period of 2018 - 2020; the estimate of state budget revenues in 2019 and the estimated rate of growth in state budget revenues for 2020 and 2021 as per clause 2 of this Article; must adhere to the principles that all revenues from taxes, fees, charges and other legal revenues need to be aggregated and recognized in full in the state budget balance under the Law on State Budget.

2. The rate of growth in state budget revenues estimated for the period of 2019 – 2020 shall be determined in conformity with regulatory regimes and policies on state budget revenues that are currently in force, and by taking into account the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Updated factors that may increase or decrease state budget revenues due to adjustments to policies on collection of state budget revenues, supplementation and expansion of taxation bases, strengthening of management of state budget revenues in conformity with directions given in the Resolution No. 07-NQ/TW and the Resolution No. 25/2016/QH14 of the National Assembly, and the Government’s Resolution No. 51/NQ-CP dated June 19, 2016 issuing the Government’s program of action for implementation of the Resolution No. 07-NQ/TW; implementation of the roadmap to tariff cuts under integration commitments made till 2021.

c) Effects of collection of state budget revenues from adjustments to public service prices and fees made according to the plan for proportioning of a full amount of costs in public service prices and fees under the Resolution No. 19-NQ/TW and the Decree No. 16/2015/ND-CP.

On such basis, the proportion of revenues from taxes and fees paid to the state budget compared with the average GDP level for the period of 2019 – 2021 shall be about 21%/year; the proportion of domestic revenues (exclusive of revenues from crude oil, land use fees, dividends, retained profits and revenues from lottery business activities) shall rise to at least 12% - 14%/year, and revenues from export and import activities shall increase to 5% - 7%/year on average.

Local jurisdictions may have different rates of growth in state budget revenues which may be greater than or less than the overall average growth rate, depending on conditions, characteristics, and are appropriate to the economic growth rate of each.

3. e) With respect to revenues obtained from fees and charges paid to the state budget, and retained for use as expenditures in accordance with regulations in force, ministries, central and local authorities shall, based on the proposed amount of revenues in 2019, make the plan for collection of revenues in 2020 and 2021 which is appropriate, positive and specific to each fee and charge (total revenue and the amount of revenues retained as expenditures according to regulations applied to corresponding spending sectors, and the amount of revenues remitted to the state budget) as prescribed by law, and shall integrate only a portion of fees and charges remitted to the state budget into the estimate of state budget revenues.

4. With respect to revenues from school fees and payments of costs of public medical and public sector services which are not in the list of fees and charges, and revenues obtained by shifting to application of the cost-of-service pricing mechanism, ministries, central and local regulatory authorities shall prepare the plan for collection and use of these revenues for submission to competent authorities for supervisory purposes, and continue to implement the mechanism for creating funds from these revenues in order to carry out pay reform in accordance with regulations in force.

Article 16. Formulation of the three-year plan for state budget expenditures spending for the period of 2019 - 2021 by ministries, central regulatory bodies and provincial-level regulatory agencies or units

1. The plan for state budget expenditures spending for the three-year period of 2019 – 2021 of ministries, central regulatory bodies and provincial-level regulatory units shall be formulated on the basis of updating the financial – state budget plan for the three-year period of 2018 – 2020, the amount of expenditures estimated in 2018 and the spending cap for the period of 2019 - 2021 informed by competent authorities, and shall provide specific explanations about spending demands which are increased or decreased in association with changes in regulatory regimes and policies in accordance with guidelines and approval decisions of competent authorities; on the basis of objectives, tasks, programs, proposals and projects (even including national target programs or target programs) that have expired/are newly approved with particular attention paid to implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW, Resolution No. 19-NQ/TW, Plan No. 07-KH/TW, Resolution No. 08/NQ-CP and Resolution No. 10/NQ-CP of the Government on the Government’s actions on implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No 19-NQ/TW.

2. During the process of formulating the estimate of state budget expenditures in 2019, ministries, central regulatory bodies and provincial-level regulatory units shall concurrently detail grassroots-level and new expenditures of their own in the budgetary year of 2019 as per Article 5 and Article 6 of the Circular No. 69/2017/TT-BTC of the Ministry of Finance as the basis for determination of these expenditures, and shall integrate demands for capital and recurrent expenditures into the spending plan for the year 2020 and 2021.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Upon planning capital expenditures, based on the real situation of implementation for the period of 2016 - 2018, the decentralized midterm public investment plan, the possibility of disbursement that is conforming, non-conforming or goes over the plan for implementation of each project, the reality of negotiation and signing of loan arrangements/agreements, ministries, sectoral administrations, central regulatory bodies, provincial-level regulatory units shall propose adjustments to the investment plan for the period of 2019 - 2020 to be in line with objectives and requirements of development of each industry, sector, local jurisdiction and to ensure it falls within the scope of the medium-term loan plan for the period of 2016 – 2020 which has already been assigned.

Particularly in 2021, the investment plan shall be formulated on the basis of the progress of implementation of investment programs, projects and assignments which are continued or in which the policy and decision on investment have been approved, in connection with implementation of strategic objectives for development of each sector, industry and orientation towards reform and development of the economy under Resolutions in the Plenum of the XIIth Central Party Committee.

4. Formulation of the expenditure budget for implementation of national target programs and target programs:

a) Ministries and central agencies in charge of national target programs and target programs shall, based on objectives and assignments of programs, total capital and budget already approved for the period of 2016 - 2020, and the progress of implementation for the period of 2016 - 2018 and spending caps which have been informed, instruct ministries, central regulatory bodies and provincial-level regulatory units to prepare the capital and budget plan for the period of 2019 - 2020.

b) Particularly in 2021, the expenditure budget for implementation of national target programs and target programs for the period of 2016 – 2020 shall not be formulated. Supplementation of the expenditure budget for implementation thereof shall be updated after competent authorities issue policies and decision on implementation of national target programs and target programs from 2020.

5. Formulation of the expenditure budget for implementation of programs and projects using ODA funding sources (including loans and grants), preferential loans and foreign non-governmental aids:

Based on loan agreements and grant arrangements which have been entered into with sponsors and financial mechanisms of programs and projects and the reality of implementation for the period of 2016 – 2018, ministries, central regulatory agencies and provincial-level regulatory units shall establish the plan for spending of expenditures for programs and projects for the period of 2019 - 2020, elaborating on borrowed funds, non-refundable aids and counterpart funds of each program or project, and relevant to the funding nature (e.g. capital funds and recurrent funds) corresponding to each spending sector; spending of other funds provided that it ensures expenditures do not exceed the prescribed limit on medium loans for the period of 2016 – 2020.

Particularly in 2021, formulation of the plan for spending of expenditures financed by ODA funds, preferential loans and foreign non-governmental aids shall be subject to loan agreements and arrangements as well as financial mechanisms which have already been approved by competent authorities.

6. Formulation of the recurrent expenditure budget:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With respect to reorganization of the apparatus, the expenditure budget shall be formulated on the basis of downsizing and reform of state-owned public sector units, based on the results thereof during the period of 2016 - 2018 and objectives to be fulfilled, ministries, central regulatory bodies and local authorities shall work out the implementation plan for each year and the budget amount granted to state-owned public sector units for these activities each year in alignment with specific objectives and assignments defined in the Resolution No. 18-NQ/TW and the Resolution No. 19-NQ/TW (elaborating on the budget amount specified under point b and point c, clause 3 Article 11 hereof).

With respect to the objectives of downsizing, the minimum amount of expenditures decreased each year shall be subject to the Conclusion No. 17-KL/TW.

Article 17. Formulation of the financial – state budget plan for the three-year period of 2019 – 2021 of provinces and centrally-affiliated cities

In addition to sticking to requirements for formulation of the state budget revenue and expenditure plan for the three-year period of 2019 – 2021 under the provisions of Article 15 and Article 16 hereof, formulation of the financial - state budget plan for the three-year period of 2019 - 2021 of centrally-affiliated cities and provinces shall take into consideration the followings:

1. According to socio-economic development objectives and tasks of each local jurisdiction for the five-year period of 2016 – 2020 which have already been decided by provincial People's Council, results gained from 2016 to 2018 and proposed socio-economic development objectives and tasks of each local jurisdiction in 2019, on the basis of the macroeconomic orientation stated in clause 3 Article 14 hereof, provincial People’s Committees shall direct the Department of Planning and Investment to make a forecast of socio-economic development situations within each local jurisdiction in 2020 and 2021 and submit it to the Department of Finance as a basis for formulation of the financial - state budget plan for the three-year period of 2019 - 2021.

2. Based on the required amount of revenues, scope of collection of state budget revenues under the Law on State Budget and guiding documents thereof, and the projection for collection of state budget revenues at each local jurisdiction in 2019, provincial People's Committees shall direct the Department of Finance to preside over and collaborate with the Taxation Department and Customs Department and other relevant regulatory bodies of each local jurisdiction in establishing the plan for collection of state budget revenues in 2020 and 2021, including the following information:

Make a detailed analysis and assessment of effects causing increases or decreases in state budget revenues in line with socio-economic development objectives, and proposing implementation of new policies for collection of state budget revenues prescribed in the Resolution No. 07-NQ/TW and the Resolution No. 51/NQ-CP of the Government on implementation of the Resolution No. 07-NQ/TW within respective local jurisdictions.

With respect to state budget revenues from fees and charges for 2020 and 2021, these cities and provinces shall be obliged to make the projection for implementation of collection of state budget revenues under applicable regulations, in line with the roadmap to increases in fees according to correct and full calculation of fees obtained from state-owned public sector services, and integrate the portion of fees remitted to the state budget into the projection for collection of state budget revenues for 2020 and 2021; prepare a separate plan for collection of revenues from tuition fees, medical costs, public sector service costs and others (not included in the schedule of fees and charges) for the purpose of managing, supervising and demanding creation of the budget for pay reform from the aforesaid funding sources.

Decentralization of state budget revenues shall be subject to provisions laid down in the Law on State Budget and other relevant guiding documents while decentralization of revenues from environment protection taxes on domestically-produced and imported oil and gasoline shall be temporarily defined at the percentage specified in 2018.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Since the year 2021 will be the first year of the new budgetary stabilization period, the distribution percentage of revenues and supplements to the state budget balance shall be determined as per the Law on State Budget. The projected amount of local government budget expenditures shall be determined as equal to the projected amount of local government budget expenditures in 2020. In particular, expenditures financed by revenues from land use fees and lottery business activities shall be equal to the amount of state budget revenues.

3. On the basis of the projection for sources of revenues within each local jurisdiction and local government budget revenues which have been decentralized, caps on supplements from the central budget to the local government budget which are informed by competent authorities during the period of 2019 - 2021, socio-economic objectives and tasks in 2020 and 2021, and accumulated results of implementation of finance – budget tasks already performed during the period of 2016 – 2018, the provincial People's Committee shall direct the Department of Finance to preside over and collaborate with the Department of Planning and Investment, the district-level People’s Committee and other relevant regulatory authorities at each local jurisdiction in formulating the local budget expenditure plan for the period of 2019 – 2021, ensuring priority given to allocation of sufficient funding for implementation of regimes, policies and tasks which have already been issued and spending commitments (even including particular policies decided by the provincial People’s Council); determining the demands for targeted supplementation of funding from the central budget for implementation of centrally-adopted regimes and policies for each year of the period of 2019 - 2021 under the Decision No. 579/QD-TTg; with respect to new spending tasks of a local jurisdiction in each year of the period of 2019 – 2021, allocating expenditures in order of priority to perform key socio-economic objectives and tasks of each local jurisdiction and where appropriate for available resources of each year of the period from 2019 to 2021. This plan shall take into consideration the followings:

- With respect to capital expenditures, based on accumulated results of implementation during the 2016 – 2018 period, and the midterm plan which has been authorized/approved for the 2016 – 2020 period, it shall be necessary to make a review and consolidated report on adjustments under delegated authority/propose adjustments to the public investment plan for the 2019 – 2020 period where appropriate to socio-economic development objectives and requirements, and the reality of implementation within each local jurisdiction or within the scope of the plan for allocation of (both domestic and foreign) midterm borrowed funds which has been authorized.

Where the accumulated amount of capital expenditures realized for the period of 2016 – 2018 and the amount of local government budget expenditures projected for the period of 2019 – 2020 are greater than that in the midterm plan for the period of 2016 – 2020, each local jurisdiction shall make a detailed report on funding sources for implementation, the amount of expenditures increased for implementation of investment programs, projects and assignments; for handling of capital construction debts; for recovery of advances.

Particularly in 2021, each local jurisdiction shall prepare the plan for investment under decentralization regulations the same as for the period of 2017 – 2020; the plan for implementation of programs, projects and assignments which are continued depending on the implementation progress; the plan for implementation of new programs, projects and assignments in which a full amount of investment procedures are provided as prescribed in currently applicable regulations; the plan for investment which correspond to the orientation towards continuation in restructuring of the budget and public debts for the period of 2021 – 2030 as provided in the Resolution No. 07-NQ/TW of the Politburo.

- With respect to recurrent expenditures, it shall be necessary to prepare a detailed plan for implementation of objectives, assignments, policies and regulations currently in force; new objectives, assignments, regulations and policies already approved by competent authorities; the plan specific to sectors; the plan which falls within total budget approved for the entire period of 2016 – 2020 (if any).

Each local jurisdiction shall make a consolidated report on results of implementation of the Resolution No. 18-NQ/TW and the Conclusion No. 17-KL/TW, the Resolution No. 19-NQ/TW and Plans or Resolutions for implementation of these Resolutions within its remit; budget expenditures made available and demands for downsizing within its remit as provided in clause 3 Article 11 hereof.

4. Each local jurisdiction shall budget for expenditures on pay reform, subject to regulations laid down in clause 7 Article 11 hereof (particularly for the rate at which an increase in local government budget revenues is retained, subject to the Resolution No. 27-NQ/TW dated May 21, 2018 on reform of salaries and wages paid to public servants, armed forces officers and employees of enterprises), with particular attention paid to the expenditure budget for this activity associated with implementation of the Resolution No. 18/NQ-TW and the Resolution No. 19/NQ-TW in accordance with clause 3 of this Article.

The expenditure budget associated with implementation of the Resolution No. 18/NQ-TW and the Resolution No. 19/NQ-TW (including the amount of revenues retained according to regimes appropriate for the roadmap to proportioning of expenses in public sector prices and fees under the Decree No. 16/2015/ND-CP) shall be assumed as salaries and wages for the period of 2019 - 2020 (if existing funding sources are not sufficient), as support given to beneficiaries of social welfare policies to have access to public sector services, and as salaries or wages applied from 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibilities of relevant ministries, central regulatory bodies and local authorities

1. Responsibilities of ministries, central regulatory bodies and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall be subject to provisions laid down in the Law on State Budget and other relevant guiding documents, and other provisions laid down in clause 2, 3, 4 and 5 Article 17 of the Government’s Decree No. 45/2017/ND-CP dated April 21, 2017.

2. Responsibilities of ministries and regulatory authorities in charge of national target programs and target programs

a) On the basis of the authorized inspection amount of state budget expenditures, guiding relevant ministries, central regulatory bodies and local authorities to make a projection of budget for implementation of national target programs and target programs in 2019 and 2020, submit it to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment prior to July 20, 2018.

b) Making a consolidated projection for implementation of each national target program and target program which they are authorized to manage and the plan for allocation of projected expenditures for 2019 and 2020 which is appropriate for each ministry, central regulatory body, centrally-affiliated city and province, and submitting it to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment as legally prescribed.

Article 19. Forms used for formulation and reporting of the state budget estimate in 2019 and the three-year financial – state budget plan for the 2019 – 2021 period

1. With respect to the budget estimate in 2019, forms stipulated in the Circular No. 342/2016/TT-BTC dated December 30, 2016 of the Ministry of Finance elaborating on and guiding implementation of certain articles of the Decree No. 163/2016/ND-CP (forms from 12.1 to 12.5 applicable to public service sectors) and forms No. 01, 02 and 03 issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The three-year financial – state budget plan for the period of 2019 – 2021 shall be formulated by using the forms from 01 to 06 and forms from 13 to 19, issued together with the Circular No. 69/2017/TT-BTC of the Ministry of Finance providing guidance on formulation of the five-year financial plan and the three-year financial - state budget plan.

Article 20. Implementary provision

1. This Circular shall enter into force from July 23, 2018. Contents, procedures and time of formulation of the state budget estimate in 2019 and the three-year financial – state budget plan for the 2019 – 2021 period shall be subject to the 2015 Law on State Budget and relevant guiding documents.

2. In the course of formulation of the state budget estimate in 2019 and the three-year financial – state budget plan for the 2019 – 2021 period, if there is any newly-adopted policy or regulation, the Ministry of Finance shall issue its instructional notice later. If there is any difficulty that may arise upon implementation, ministries, central regulatory bodies, economic corporations and state general companies shall be advised to send their feedbacks to the Ministry of Finance to seek immediate actions./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 54/2018/TT-BTC ngày 08/06/2018 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.835

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.183.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!