Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 54/2001/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002

Số hiệu: 54/2001/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 05/07/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 54/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 54/2001/TT-BTC NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2002

Thực hiện Chỉ thị số 16/2001/CT-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2001 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 như sau:

A- TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001:

I- TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI  NĂM 2001:

Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2001 cho thấy: tình hình kinh tế, ngân sách tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực; một số lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; tình hình an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn lớn cần tập trung giải quyết: hàng hoá nông sản tiêu thụ chậm, giá giảm sút; xuất khẩu tuy có tăng, nhưng chưa đạt tốc độ đề ra; số người thiếu việc làm có chiều hướng gia tăng; tệ nạn xã hội vẫn còn gay gắt. Thu ngân sách nhà nước ở một số lĩnh vực đạt thấp và chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Công tác triển khai dự toán chi ngân sách ở một số Bộ và địa phương còn chậm, khối lượng thực hiện các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và tín dụng đầu tư thuộc kế hoạch năm 2001 đạt thấp, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có xu hướng tăng nhưng còn chậm, một số chương trình mục tiêu triển khai rất chậm; chi NSNN mới đạt 45,4% dự toán năm; trong đó chi đầu tư XDCB chỉ đạt 35,7%. Việc triển khai chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và thực hiện thí điểm cơ chế quản lý tài chính tự trang trải đối với một số đơn vị sự nghiệp có thu kết quả còn hạn chế.

Từ tình hình nêu trên, yêu cầu các Bộ và các địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách đã được Chính phủ giao cả năm, trong 6 tháng cuối năm 2001 tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra từ đầu năm, các giải pháp bổ sung trong năm theo Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

1- Về thu NSNN:

Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2001, nhằm phấn đấu tăng thu vượt dự toán và giảm bội chi NSNN năm 2001 theo Nghị quyết 38/2000/QH10 ngày 28/11/2000 của Quốc hội; các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các công việc về tăng cường quản lý thu và chống thất thu NSNN năm 2001 theo Chỉ thị số 15/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 5501 TC/TCT ngày 14/6/2001 của Bộ Tài chính.

2- Về chi NSNN:

Công tác điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 2001 tập trung thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện nhiệm vụ theo đúng dự toán đã được giao; quản lý chặt chẽ chi đảm bảo đúng chế độ, định mức tiết kiệm và hiệu quả. Các Bộ và địa phương chủ động điều hành theo dự toán chi ngân sách đã được Chính phủ giao, không bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị ở cả Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp thực sự cần thiết bất khả kháng. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương chỉ sử dụng dự phòng để giải quyết những nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh trong năm và đối phó với tình hình thiên tai, cứu đói có thể xảy ra,…

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thành sớm các thủ tục để có căn cứ cấp phát và thanh toán vốn cho khối lượng đã thực hiện theo quy định, đảm bảo đủ vốn cho những công trình đã đủ thủ tục; tổ chức rà soát tình hình triển khai thực hiện và tiến hành điều chuyển vốn XDCB chưa giao của các dự án, đơn vị triển khai chậm cho các dự án, đơn vị khác có đủ điều kiện theo Quyết định 146/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ; không để tình trạng vốn chờ công trình. Tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA (như: giải phóng mặt bằng, đơn giản thủ tục hành chính, bố trí đủ vốn đối ứng,...).

- Tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và cấp phát kinh phí kịp thời đối với các chương trình mục tiêu đã được bố trí trong dự toán, đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 135 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Các địa phương phải căn cứ vào khả năng thu ngân sách để điều hành chi ngân sách:

+ Đối với các địa phương có khả năng thu ngân sách vượt dự toán, cần sử dụng khoản vượt thu ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương, cho chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn, các công trình hoàn thành trong năm 2001; hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển giống cây, giống con; trả nợ vốn vay để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các khoản nợ vay đầu tư XDCB của xã và nợ của các công ty thuỷ nông; tăng quỹ dự trữ tài chính; không bổ sung chi quản lý hành chính, chi mua sắm, sửa chữa những trang thiết bị chưa thực sự cấp thiết.

+ Đối với các địa phương, một số khoản thu có khả năng hụt so với dự toán, cần phải khai thác phấn đấu tăng thu các nguồn có khả năng tăng để đảm bảo đạt dự toán thu đầu năm được giao; đồng thời chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi cho phù hợp với nguồn thu của ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như chi đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội,...

II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001 LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU,
CHI  NĂM 2002:

1- Về thu ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả thu năm 2001 trên cơ sở thực hiện các biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao tại Quyết định số 206/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và mức thu phấn đấu kèm theo công văn số 5501 TC/TCT ngày 14/6/2001 của Bộ Tài chính; trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

- Phân tích các nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện thu năm 2001: tình hình thực hiện so với kế hoạch đối với các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu, sản xuất và tiêu thụ, giá thành, giá bán,...

- Phân tích ảnh hưởng của chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trên địa bàn.

- Xác định rõ số tiền thuế tồn đọng năm 2000 chuyển sang, số đã thu được trong năm 2001; nêu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định số phát sinh trong năm 2001 và số phải nộp ngân sách năm 2001.

- Số thuế giá trị gia tăng phải hoàn phát sinh trong năm 2001; số đã hoàn cho các doanh nghiệp trong năm 2001; dự kiến số phải hoàn của năm 2001 chuyển sang năm 2002.

1.1 - Khu vực Doanh nghiệp Nhà nước:

- Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá tình hình vốn - tài sản, công nợ, biến động tăng giảm về nguyên giá tài sản cố định - Số lượng lao động - Tiền lương - Doanh thu - Chi phí sản xuất - Các định mức kinh tế kỹ thuật - Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu- Lợi nhuận thực hiện và các khoản nộp ngân sách.

- Phân tích, đánh giá kết quả công tác tổ chức quản lý thu và tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Những khó khăn và thuận lợi trong năm 2001, khả năng phát triển trong năm 2002 và các năm tiếp theo.

1.2 - Khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh:

- Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Đánh giá tình hình thực hiện tính thuế và kê khai, nộp thuế của các đơn vị.

+ Biến động về số lượng đối tượng quản lý năm 2001 so với năm 2000.

- Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

+ Thông qua công tác đăng ký cấp mã số thuế, đánh giá mức độ quản lý thu về hộ: số hộ đã thực hiện kê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế so với số hộ thực tế kinh doanh; số hộ đã được cấp đăng ký kinh doanh.

+ Mức độ quản lý về doanh số so với doanh số thực tế kinh doanh: Tình hình kê khai, điều chỉnh doanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của các đối tượng; mức độ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặt hàng.

1.3 - Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài:

- Tổng số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, số giấy phép hết hiệu lực, số giải thể, số còn hiệu lực; trong đó: số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chưa triển khai.

- Tổng số lao động, tổng quỹ tiền lương, doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đánh giá, phân tích số thu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ trên địa bàn - đặc biệt là các nhà thầu dầu khí.

1.4 - Thuế sử dụng đất nông nghiệp:

- Trên cơ sở sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh giá kết quả khai thác thêm diện tích đến hạn chịu thuế vào sổ bộ thuế; kết quả thu nợ thuế, giá thóc tính thuế... so với dự toán Nhà nước giao.

- Tổng hợp kết quả thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/5/2001 và Thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/06/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 theo Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP.

1.5 - Thuế nhà đất, tiền cho thuê đất:

- Tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản lý.

- Phân tích rõ theo các chỉ tiêu:

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất đang sử dụng.

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất đã đưa vào sổ bộ thuế.

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầu phân tích rõ nguyên nhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụng hết diện tích và các nguyên nhân khác).

1.6 - Các nguồn thu từ cấp đất và bán nhà:

- Đánh giá tình hình nợ tiền cấp quyền sử dụng đất. Phân tích các trường hợp dây dưa nợ đọng, đề xuất các biện pháp giải quyết.

- Đánh giá ảnh hưởng của việc ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất như: Chính sách giảm giá nhà chung cư kiểu căn hộ, hỗ trợ tiền cấp đất cho các đối tượng có công với cách mạng, giảm tiền nhà theo thâm niên công tác của cán bộ công nhân viên,....

1.7 - Thu phí - lệ phí:

Đánh giá tình hình thu nộp phí - lệ phí của các tổ chức của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường có thu phí - lệ phí: số thu, số được phép để lại, số nộp ngân sách.

2 - Về chi ngân sách nhà nước:

2.1 - Về chi xây dựng cơ bản: Tập trung tiến hành soát xét, phân loại toàn bộ các dự án, công trình của kế hoạch đầu tư năm 2001 của các Bộ, ngành và các địa phương; đánh giá tình hình khối lượng thực hiện và số vốn đã thanh toán 6 tháng đầu năm đối với từng dự án, công trình; trên cơ sở đó thực hiện xử lý vốn theo nguyên tắc:

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và bố trí thanh toán nhanh gọn đối với những dự án, công trình đầu tư phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (thuỷ lợi, đê điều), phòng chống thiên tai; nghiên cứu, cải tạo, sản xuất giống cây, giống con; dự án nhóm A, vốn đối ứng dự án ODA, các dự án hoàn thành năm 2001.

- Thực hiện điều chuyển vốn chưa giao của các dự án, đơn vị triển khai chậm sang các dự án, đơn vị khác. Kiên quyết đình hoãn và cắt giảm các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư; những dự án xét thấy không có hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết.

2.2 - Đối với các khoản chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi tái tạo rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng; các địa phương cần đánh giá cụ thể khả năng thực hiện từng khoản thu để điều hành chi cho phù hợp; trường hợp thu không đạt dự toán thì cần điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu để tránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.

2.3 - Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia: Trên cơ sở dự toán kinh phí đã được giao và tiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia và các địa phương cần đánh giá khối lượng công việc thực hiện cả năm 2001 (căn cứ tổng mức kinh phí Chính phủ giao và danh mục các chương trình mục tiêu được thông báo, đánh giá tình hình phân bổ, lồng ghép và cấp phát kinh phí các chương trình mục tiêu); tình hình và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005

2.4 - Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao đầu năm và các nguồn thu được để lại chi, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá khả năng thực hiện cả năm sát với tình hình thực tế của Bộ, địa phương, đơn vị. Đánh giá chi cả năm cần phân tích rõ chi từ nguồn ngân sách cấp phát và chi từ các nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, trong đó phân tích rõ cơ cấu chi về tiền lương (kể cả tiền lương tăng thêm), các khoản có tính chất lương và các khoản chi bắt buộc trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...), các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuất hoặc không có tính chất thường xuyên (mua sắm, sửa chữa,...) để làm căn cứ tính toán bố trí ngân sách năm 2002.

B- XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NĂM 2002:

I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2002:

1 - Yêu cầu:

- Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 phải căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và năm 2002 của ngành, địa phương.

- Dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 phải tác động tích cực tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo nguồn thu ổn định, vững chắc, tăng tích luỹ góp phần quan trọng tiếp tục củng cố khả năng và tiềm lực của đất nước tạo đà cho bước phát triển của các năm tiếp theo, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí đi đôi với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hành chính, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể; tập trung tăng chi cho đầu tư phát triển, cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cải thiện thêm một bước chế độ tiền lương, chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, các khoản trợ cấp xã hội thuộc NSNN. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá một bước quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao để huy động thêm nguồn lực phát triển ngành.

- Xây dựng dự toán NSNN phải thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức thảo luận ngân sách, nội dung báo cáo dự toán ngân sách, đảm bảo các căn cứ, cơ sở tính toán đúng yêu cầu mẫu biểu và thời gian gửi báo cáo.

2 - Mục tiêu:

a) Dự toán thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phát triển tạo nguồn thu lâu dài bền vững. Dự toán thu NSNN phải được xác định trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, thị trường, giá cả, dự kiến đầy đủ những ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách chế độ thu (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu phí và lệ phí,…). Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở các chế độ thu theo đúng những quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế và các chế độ của Nhà nước, đồng thời tính toán thực hiện đầy đủ các quy định đã ban hành về khuyến khích sản xuất - kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường; thực hiện các biện pháp cải tiến quản lý thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; thực hiện những cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; đảm bảo dự toán thu NSNN tích cực, vững chắc, tính khả thi cao, xây dựng dự toán thu NSNN năm 2002 với mức động viên phấn đấu 20-21% so GDP, trong đó thu thuế và phí 18 - 19% so GDP. Dự toán thu của các Bộ, địa phương mức tăng tối thiểu 10% so ước thực hiện năm 2001.

b) Dự toán chi ngân sách nhà nước tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đồng thời phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; bố trí tăng dự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai lũ lụt, xử lý những nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

c) Cân đối ngân sách nhà nước:

- Thu thuế và phí phải đảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn, tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh chế độ tiền lương; dành tỷ lệ thích đáng tích luỹ cho chi đầu tư phát triển.

- Bội chi ngân sách nhà nước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi ngoài nước. Hạn chế vay ngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

d) Đối với ngân sách của chính quyền địa phương các cấp:

- Công tác lập và quyết định dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương năm 2002 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách năm 2002 là ngân sách trong thời kỳ ổn định (2000 - 2002), các cấp chính quyền địa phương tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách của cấp mình phải căn cứ nguồn thu được xác định trên cơ sở:

+ Tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được ổn định theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã giao năm 2000 và 2001.

+ Số bổ sung từ ngân sách trung ương để cân đối ngân sách địa phương (nếu có) được tính tăng 3% so với mức bổ sung năm 2001 (bao gồm cả số bổ sung có mục tiêu có tính chất thường xuyên, bổ sung thực hiện chế độ tiền lương tăng thêm năm 2001).

- Trong phạm vi nguồn thu được xác định như trên, thực hiện lập dự toán chi ngân sách địa phương đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách địa phương được hưởng, tập trung ưu tiên nhiệm vụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng (kể cả cơ sở hạ tầng làng nghề, cơ sở hạ tầng du lịch), ưu tiên đầu tư kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn; tăng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển giống cây, giống con; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; công tác xúc tiến thương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; đảm bảo kinh phí phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, y tế, văn hoá,…; tăng đầu tư thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, đấu tranh chống tệ nạn xã hội; triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị.

Tiếp tục thực hiện cơ chế bố trí chi đối với một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặc một phần đối với khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất,... theo các quy định hiện hành.

Thực hiện cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu từ nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bố trí dự phòng từ 3 - 5% tổng chi ngân sách theo qui định tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ. Bố trí bổ sung Quỹ dự trữ tài chính ở mức cần thiết hợp lý theo quy định tại Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 28/7/1998 của Chính phủ.

II- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  NĂM 2002:

1 - Về thu ngân sách nhà nước:

Xây dựng dự toán thu theo hướng dẫn tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đồng thời chú ý những nội dung chủ yếu sau:

1.1 - Khu vực Doanh nghiệp Nhà nước:

a) Thuế Giá trị gia tăng: tính theo Luật thuế GTGT, Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

b) Thuế Thu nhập doanh nghiệp: tính và lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn sau:

- Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998. Khi tính thuế TNDN bổ sung cần chú ý: "Các cơ sở kinh doanh có địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại so với vốn chủ sở hữu hiện có cao hơn 20% thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuế suất 25%".

- Lưu ý: Năm 2002 bắt đầu thực hiện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 32% đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh đã hưởng thuế suất 25% quy định tại tiết a, điểm 1, mục V, phần B trong Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

c) Thu sử dụng vốn: thực hiện mức thu sử dụng vốn thống nhất theo tỷ lệ 0,15%/tháng (1,8%/năm) đối với vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp.

1.2 - Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Tính dự toán theo các quy định tại Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 8/3/2001 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật ĐTNN tại Việt Nam”.

- Lưu ý:

+ Các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế TNDN, như: Chuyển lỗ của các hợp đồng hợp tác kinh doanh, điều chỉnh thuế suất thuế TNDN và ưu đãi về miễn giảm thuế TNDN.

+ Đối với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cần căn cứ vào quyết toán thuế năm 2000 và các năm trước để xác định số lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài chưa chuyển; đồng thời dự kiến số lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phát sinh trong năm 2001 để xác định số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trong năm 2002.

b) Đối với các chi nhánh của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: thực hiện theo Thông tư số 08/2001/TT-BTC ngày 18/1/2001 hướng dẫn bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các chi nhánh của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam qui định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

c) Tiền thuê mặt đất, mặt nước:

- Đối với các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định tại phần I Thông tư số 35/2001/TT-BTC ngày 25/5/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nộp tiền thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.3 - Thuế sử dụng đất nông nghiệp:  Căn cứ chế độ thu hiện hành theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước; trong đó cần xác định và phân tích rõ:

- Diện tích và mức thu thuế đối với đối tượng hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ/LĐTB&XH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

- Diện tích, mức thu thuế của những hộ trong các xã thuộc Chương trình  phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135).

- Diện tích, mức thu thuế đối với diện tích cây lúa, cà phê.

1.4 - Phí xăng dầu: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 17/01/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ.

1.5 - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 31/5/2001) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

1.6 - Thu phí và lệ phí: Thực hiện theo các chính sách thu hiện hành với danh mục phí và lệ phí được quy định cụ thể tại Thông tư số 21/2001/TT-BTC ngày 03/4/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính.

2 - Về chi ngân sách nhà nước:

Các Bộ, cơ quan trung ương, các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2002 phải căn cứ số dự kiến giao được thông báo; trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ được giao, tập trung kinh phí bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, những nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định; đồng thời phải triệt để tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2002, từng lĩnh vực, từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương  phải tiếp tục quán triệt chủ trương xã hội hoá; kết hợp nguồn lực NSNN và các nguồn lực huy động khác của xã hội theo chế độ quy định để thực hiện nhiệm vụ của từng lĩnh vực, đơn vị được tốt hơn. Cụ thể đối với một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1 - Đối với chi đầu tư phát triển:

2.1.1 - Chi đầu tư XDCB:

Vốn NSNN chỉ đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng sinh lời và không thu hồi được vốn. Xây dựng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảm bảo trình tự sau: tập trung cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình trọng điểm của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005, các công trình thuỷ lợi phòng chống thiên tai, chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn, các công trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm 2001 chuyển qua, các công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm; xác định rõ nhu cầu vốn chuẩn bị đầu tư đối với những dự án, công trình quan trọng chuẩn bị khởi công trong năm và những năm tới; số vốn đã được NSNN tạm ứng từ các năm trước cần bố trí dự toán ngân sách để hoàn trả; xác định cụ thể khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện trong năm 2001 chưa có nguồn thanh toán. Tính toán dự toán vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài; các công trình thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Đối với công trình nhóm C phải xây dựng dự toán theo nguyên tắc đảm bảo dành trên 70% vốn cho các công trình chuyển tiếp; những công trình khởi công mới bố trí vốn để hoàn thành trong thời hạn không quá 2 năm.

Các công trình được đưa vào dự toán chi ngân sách năm 2002 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và được duyệt trước tháng 10/2001.

Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vay về cho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tự thu xếp vốn đối ứng cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Tiếp tục xây dựng dự toán đầu tư trở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Nam được hưởng từ Liên doanh dầu khí Việt - Xô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện xây dựng dự toán đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, trong đó chú trọng cải tạo giống vật nuôi, cây trồng; tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn: thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng,... như năm 2001.

- Thực hiện cơ chế bố trí dự toán chi thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện, chi đầu tư trở lại cho các khu vực kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.2 - Đối với chi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh:

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhất là nông sản, ưu tiên đối với sản phẩm trọng điểm, ngành trọng điểm; cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm hàng xuất khẩu.

- Hỗ trợ cải tạo, phát triển và sản xuất giống cây, giống con.

- Chi hỗ trợ đối với hoạt động công ích, doanh nghiệp công ích mà số thu không bù đắp đủ chi phí, được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

2.1.3 - Chi bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các Thông tư số 43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000, Thông tư số 53/2000/TT-BTC ngày 06/6/2000, Thông tư số 59 TC/TCNH ngày 27/9/1996, Thông tư số 02/2001/TT-BTC ngày 05/01/2001 của Bộ Tài chính. Thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Quyết định 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.4 - Đối với chi dự trữ nhà nước: căn cứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, các ngành, các đơn vị có trách nhiệm đánh giá xác định mức dự trữ của ngành, đơn vị đến 31/12/2001; dự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hàng hoá, vật tư và xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nước chi bảo quản hàng hoá dự trữ của ngành, của đơn vị năm 2002.

2.2 - Đối với chi trợ giá các mặt hàng chính sách:

- Các khoản chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP, công văn số 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Chính phủ, được tính toán theo Thông tư liên Bộ số 11/1998/TT-LB/BTM- UBDTMN- BTC- BKHĐT ngày 31/7/1998. Tiếp tục thực hiện việc cấp không thu tiền đối với giấy viết học sinh và thuốc chữa bệnh theo công văn số 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Chính phủ.

- Các khoản chi trợ giá giữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản, trợ giá điện ảnh,... thực hiện theo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tính toán kỹ chi trợ giá trên cơ sở xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển, mức trợ giá cụ thể cho từng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.3 - Đối với chi hành chính sự nghiệp:

- Bố trí kinh phí tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết Trung ương VII (Đại hội Đảng VIII).

- Bố trí dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ môi trường theo Nghị quyết Trung ương II (Đại hội Đảng VIII): đảm bảo chi ngân sách năm 2002 trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ, chi tiền lương tăng thêm,...) cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt mức trên 15%, lĩnh vực khoa học - công nghệ và môi trường đạt 2% tổng chi NSNN, đồng thời thực hiện điều chỉnh cơ cấu và chính sách quản lý chi đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đối với lĩnh vực văn hoá thông tin bố trí chi theo Nghị quyết Trung ương V (Đại hội Đảng VIII).

- Bố trí ưu tiên dự toán chi sự nghiệp y tế, thể dục thể thao một cách hợp lý, tiết kiệm, rà soát chặt chẽ nhiệm vụ, chương trình để đảm bảo hoạt động hiệu quả, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách chế độ đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

- Chi sự nghiệp kinh tế cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, then chốt; từng ngành, từng địa phương cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu chi bảo đảm yêu cầu hiệu quả cao góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, đảm bảo bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng.

- Bố trí dự toán chi hành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mức chế độ chi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi như tiếp khách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,...

- Đối với những nhiệm vụ chi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toán chi tiết theo từng dự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo cam kết và chế độ quy định.

- Năm 2002 thực hiện chuyển một số đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức tự trang trang trải kinh phí; thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài truyền hình Việt nam theo Quyết định 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong quá trình tính toán dự toán chi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu cần báo cáo đầy đủ các nhiệm vụ chi  từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi theo chế độ qui định hiện hành.

2.4 - Đối với chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia: Bố trí kinh phí, triển khai nội dung nhiệm vụ và thực hiện cơ chế quản lý theo quy định tại các Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000, Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 41/2000/TT-BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính.

Đối với một số các chương trình mục tiêu còn lại, năm 2002 tiếp tục thực hiện cân đối trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1 - Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2002.

2 - Các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý các chương trình  mục tiêu quốc gia và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan về nhiệm vụ và dự toán kinh phí năm 2002 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc lĩnh vực phụ trách.

3 - Các Bộ, cơ quan Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này và số dự kiến giao về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 do Bộ Tài chính thông báo thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chức thảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 theo đúng nội dung quy định của Thông tư này.

4 - Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương để thảo luận về dự toán ngân sách năm 2002 từ giữa tháng 8/2001 (lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau).

5 - Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Thông tư này cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực được giao.

6 - Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2002:

- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộc lập và báo cáo lập dự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN năm 2002 của Bộ, cơ quan Trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

- Đối với các địa phương: Để tổng hợp, trình Quốc hội dự toán thu, chi ngân sách bao gồm cả 4 cấp ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện, xã) năm 2002 đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phương cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách 2002 cấp xã và tương đương theo mẫu biểu đính kèm thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính. Đối với những mẫu biểu báo cáo về dự toán thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung cột chỉ tiêu số liệu quyết toán năm 2000 và sửa đổi (đối với Phụ lục 1: Biểu số 1, 2, 7; Phụ lục 6: Biểu số 6, 17, 18) theo các phụ lục đính kèm; đề nghị báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu và quỹ tiền lương tăng thêm theo các phụ lục đính kèm.

7 - Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2002 nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khai thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để xử lý kịp thời.

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN NĂM 2002

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Quyết toán năm 2000

Ước TH năm 2001

Dự toán năm 2002

TỔNG THU

 

 

 

I. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:

 

 

 

1. Các khoản chưa cân đối (kể cả vào Kho bạc nhưng chưa đưa vào CĐ)

 

 

 

 - Phí, lệ phí

 

 

 

 - Đóng góp của nhân dân theo quy định

 

 

 

 - Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

 

 

 

 - Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp

 

 

 

 - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân

 

 

 

 - Viện trợ trực tiếp của nước ngoài

 

 

 

 - Thu kết dư ngân sách năm trước

 

 

 

 - Thu khác

 

 

 

2. Các khoản đã nộp vào Kho bạc nhà nước và đưa vào cân đối.

 

 

 

 - Thuế môn bài

 

 

 

 - Phí, lệ phí

 

 

 

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã:

 

 

 

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định chung

 

 

 

 - Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 - Thuế nhà đất

 

 

 

 - Tiền sử dụng đất

 

 

 

 - Thuế tài nguyên

 

 

 

 - Lệ phí trước bạ nhà, đất

 

 

 

 - Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá sản xuất trong nước

 

 

 

 - Thu khác

 

 

 

2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định của tỉnh (nếo có)

 

 

 

 - Thuế VAT không kể VAT hàng nhập khẩu

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành

 

 

 

 - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

 

 

 

 - Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

 

 

 

 - Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

III. Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

 - Trợ cấp cân đối

 

 

 

 - Trợ cấp có mục tiêu

 

 

 

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN NĂM 2002

Nội dung

Quyết toán

năm 2000

ước TH

năm 2001

dự toán

năm 2002

TỔNG CHI

 

 

 

I. Chi thường xuyên:

 

 

 

1. Sự nghiệp xã hội

 

 

 

 - Hưu xã, thôi việc và trợ cấp khác

 

 

 

 - Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế

 

 

 

2. Sự nghiệp giáo dục

 

 

 

 Trong đó: Sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

3. Sự nghiệp y tế

 

 

 

 Trong đó: Sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

4. Sự nghiệp văn hoá, thông tin

 

 

 

5. Sự nghiệp thể dục thể thao

 

 

 

6. Sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 - SN giao thông

 

 

 

 - SN nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản

 

 

 

 - SN thị chính

 

 

 

 - Thương mại, dịch vụ

 

 

 

 - Các sự nghiệp khác

 

 

 

7. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể, chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

  Trong đó: - Sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

        - BHXH

 

 

 

        - BHYT

 

 

 

        - Hoạt động phí:

 

 

 

               + Quản lý Nhà nước

 

 

 

               +  Đảng

 

 

 

               + Mặt trận Tổ quốc

 

 

 

               + Đoàn Thanh niên CS HCM

 

 

 

               + Hội Phụ nữ Việt Nam

 

 

 

               + Hội Cựu chiến binh Việt Nam

 

 

 

               + Hội Nông dân Việt Nam

 

 

 

8. Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

 

 

 

9. Chi khác

 

 

 

II. Chi đầu tư xây dựng cơ bản (1)

 

 

 

III. Dự phòng

 

 

 

Ghi chú: (1) Ngân sách phường không có khoản chi này.

 

 

 

BIỂU CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ,
THỊ TRẤN, PHƯỜNG NĂM 2002

Nội dung thu

Dự toán

Nội dung chi

Dự toán

Tổng số thu

 

Tổng số chi

 

I. Các khoản thu xã hưởng 100%

 

I. Các khoản chi thường xuyên

 

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

 

II. Chi đầu tư phát triển

 

III. Thu bổ sung

 

III. Dự phòng

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2002

(Dùng cho cơ quan Thuế các cấp)

Nội dung

số quyết toán năm 2000

Dự toán năm 2001

thực hiện6 tháng đầu năm 2001

ước thực hiện năm 2001

dự toán năm 2002

 

1

2

3

4

5

A/Tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn (I + II + III + IV)

 

 

 

 

 

I/ Thu nội địa

 

 

 

 

 

1. Thu từ khu vực DNNN TW: (Không bao gồm số thu từ quảng cáo truyền hình Trung ương)

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Trong đó: Thuế TNDN các đơn vị hạch toán toàn ngành

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

 

 

 

 

 

Trong đó: Thuế TTĐB phần NSĐP hưởng 100% (1)

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 Trong đó : + Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

                   + Tài nguyên nước thuỷ điện

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

- Thu sự nghiệp

 

 

 

 

 

- Thu hồi vốn và thu khác (không bao gồm phạt, tịch thu)

 

 

 

 

 

 2. Thu từ khu vực DNNN ĐP  (Không bao gồm thu nhập sau thuế đài TH)

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

Trong đó: Thu về quảng cáo truyền hình

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Trong đó: Thu về quảng cáo truyền hình

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

 

 

 

 

 

Trong đó: Thuế TTĐB phần NSĐP hưởng 100% (1)

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

   Trong đó : Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

- Thu sự nghiệp

 

 

 

 

 

- Thu hồi vốn và thu khác (không bao gồm phạt, tịch thu)

 

 

 

 

 

3. Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

 

 

 

 

 

Trong đó: Thuế TTĐB phần NSĐP hưởng 100% (1)

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

 

   Trong đó : Từ hoạt động dầu khí

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

 

 

 

 

 

   Trong đó : Từ hoạt động dầu khí

 

 

 

 

 

- Thu từ dầu thô

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

- Các khoản thu khác (không bao gồm phạt, tịch thu)

 

 

 

 

 

4. Thuế ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

 

 

 

 

 

Trong đó: Thuế TTĐB phần NSĐP hưởng 100% (1)

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 Trong đó : Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

- Thu khác ngoài quốc doanh (không bao gồm phạt, tịch thu)

 

 

 

 

 

5. Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

7. Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

8. Thuế thu nhập đối với ngưới có thu nhập cao

 

 

 

 

 

9. Thu xổ số kiến thiết

 

 

 

 

 

10. Thu phí xăng dầu

 

 

 

 

 

11. Thu phí và lệ phí (Không bao gồm phần để lại đơn vị theo chế độ)

 

 

 

 

 

     - Phí và lệ phí trung ương

 

 

 

 

 

     - Phí và lệ phí tỉnh, huyện

 

 

 

 

 

     - Phí và lệ phí xã, phường

 

 

 

 

 

12. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

13. Tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

14. Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

 

15. Thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

 

 

 

16. Thu tiền cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

 

 

 

17. Thu khác ngân sách

 

 

 

 

 

- Phạt an toàn giao thông theo Nghị định 36/CP (chỉ tính 30% số thu)

 

 

 

 

 

- Thu phạt kinh doanh trái pháp luật

 

 

 

 

 

- Bán thanh lý tài sản của đơn vị HCSN

 

 

 

 

 

- Tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

    - Phạt, tịch thu khác (không bao gồm thu từ chống lậu, phạt vi phạm bảo vệ rừng)

 

 

 

 

 

- ........................

 

 

 

 

 

- ........................

 

 

 

 

 

- ........................

 

 

 

 

 

- ........................

 

 

 

 

 

- Thu khác

 

 

 

 

 

II/ Thuế XNK, TTĐB hàng NK do Hải quan thu

 

 

 

 

 

III/ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

IV/. Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

B- Các khoản thu phản ánh qua ngân sách

 

 

 

 

 

 - Thu cố định tại xã (như: hoa lợi công sản, thu sự nghiệp, thu khác, .....)

 

 

 

 

 

- Học phí (100%)

 

 

 

 

 

- Viện phí (100%)

 

 

 

 

 

- Dân góp

 

 

 

 

 

- Phụ thu

 

 

 

 

 

- Viện trợ (trực tiếp cho địa phương)

 

 

 

 

 

- Thu chống lậu (100%)

 

 

 

 

 

- Thu phạt ATGT (70% số thu)

 

 

 

 

 

- Thu phạt vi phạm bảo vệ rừng (100%)

 

 

 

 

 

- . . . . .

 

 

 

 

 

Ngày ......... tháng ....... năm 2001

Cục trưởng cục thuế

Ghi chú: - (1) Bao gồm Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe.

- Cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan Tài chính để lập các chỉ tiêu theo yêu cầu trên.


PHỤ LỤC 1 - BIỂU SỐ 02

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU CÂN ĐỐI NSNN NĂM 2002 THEO SẮC THUẾ

(Dùng cho cơ quan thuế các cấp)

Đơn vị: triệu đồng

 

 

Quyết toán năm 2000

Ước thực hiện năm 2001

Dự toán năm 2002

So sánh

S

T T

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

 

 

 

 

DNNN

Dầu thô

XN

NQD

XS

Khác

 

DNNN

Dầu

XN

NQD

XS

Khác

 

DNNN

Dầu thô

XNĐT

NQD

XS

Khác

 

 

 

 

TW

ĐP

 

ĐT

DN

Hộ GĐ

 

 

 

TW

ĐP

thô

ĐT

DN

Hộ GĐ

 

 

 

TW

ĐP

 

 

DN

Hộ GĐ

 

 

 

 

Tổng số thu NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Thu thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thuế thu nhập và lợi tức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thuế sử dụng tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thuế đối với hàng hoá dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ  kinh doanh vũ trường, mát xa,  karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thuế đối với h.động ngoại thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Các khoản thu từ sở hữu TS ngoài  thuế (không kể mục 026)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền cho thuê mặt đất mặt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Thu phí và lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí giao thông qua xăng dầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thu tiền phạt và tịch thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Các khoản thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thu về chuyển nhượng và bán tài  sản Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền bán nhà thuộc sở hữu NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Viện trợ cho XDCB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Viện trợ cho chi thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 1 - BIỂU SỐ 07

DỰ KIẾN SỐ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHẢI
HOÀN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2001

(Dùng cho cơ quan Thuế các cấp)

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Quyết toán

năm 2000

Năm 2001

Dự kiến năm 2002

 

 

Dự kiến

Ước TH

 

Tổng số

 

 

 

 

1. Hoàn thuế giá trị gia tăng cho các trường hợp xuất khẩu

 

 

 

                                           

2. Hoàn thuế giá trị gia tăng cho các dự án sử dụng vốn ODA

 

 

 

                                               

3. Hoàn thuế giá trị gia tăng cho các trường hợp khác

 

 

 

 

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NSNN NĂM 2002

Tỉnh, thành phố: .............................

 

Đơn vị: Triệu đồng.

Nội dung

Số quyết toán năm 2000

Dự toán năm 2001

thực hiện 6 thángđầu năm 2001

ước thực hiện năm 2001

 Dự toán năm 2002

 

1

2

3

4

5

Tổng chi nsđp (các khoản trong cân đối)

 

 

 

 

 

I/ Chi đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 1. Chi xây dựng cơ bản tập trung

 

 

 

 

 

    a- Vốn trong nước

 

 

 

 

 

    b- Vốn ngoài nước

 

 

 

 

 

2. Chi từ các nguồn thu được để lại theo quy định

 

 

 

 

 

      Gồm:

 

 

 

 

 

- Từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

 

 

 

 

 

         - Từ nguồn thu tiền bán nhà ở thuộc SHNN

 

 

 

 

 

         - Từ nguồn thu xổ số kiến thiết

 

 

 

 

 

         - Từ nguồn thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

  - Từ nguồn thuế tài nguyên rừng và tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

         - Từ nguồn thu quảng cáo truyền hình

 

 

 

 

 

- Từ nguồn thuế tài nguyên nước thuỷ điện (1)

 

 

 

 

 

- Từ nguồn bù giảm thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (1)

 

 

 

 

 

 3. Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

II/ Chi thường xuyên: (Không bao gồm chi các chương trình mục tiêu đưa vào cân đối NSĐP và tiền lương mới theo NĐ số 77)

 

 

 

 

 

 1. Chi trợ giá các mặt hàng chính sách

 

 

 

 

 

 2. Chi sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

Trong đó: - Chi sự nghiệp nông - lâm - thuỷ lợi

 

 

 

 

 

                    - Chi sự nghiệp giao thông

 

 

 

 

 

 - Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính

 

 

 

 

 

                    - Chi sự nghiệp khác

 

 

 

 

 

 3. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo

 

 

 

 

 

    - Chi sự nghiệp giáo dục

 

 

 

 

 

    - Chi sự nghiệpđào tạo

 

 

 

 

 

  Trong đó: Đào tạo lại cán bộ khu vực Nhà nước

 

 

 

 

 

 4. Chi sự nghiệp y tế

 

 

 

 

 

 5. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 6. Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin

 

 

 

 

 

 7. Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

 

 

 

 

 

 8. Chi sự nghiệp thể dục - thể thao

 

 

 

 

 

 9. Chi đảm bảo xã hội

 

 

 

 

 

 10. Chi quản lý hành chính

 

 

 

 

 

    - Chi quản lý Nhà nước

 

 

 

 

 

    - Chi hỗ trợ ngân sách Đảng

 

 

 

 

 

    - Chi hỗ trợ hội, đoàn thể

 

 

 

 

 

 11. Chi an ninh, quốc phòng địa phương

 

 

 

 

 

    - Chi giữ gìn anh ninh và trật tự an toàn xã hội

 

 

 

 

 

    - Chi quốc phòng địa phương

 

 

 

 

 

 12. Chi cho ngân sách xã

 

 

 

 

 

 13. Chi khác ngân sách

 

 

 

 

 

III/ Chi trả nợ vốn vay theo luật NSNN, kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông nông thôn, đầu tư cơ sở thuỷ sản

 

 

 

 

 

và làng nghề truyền thống

 

 

 

 

 

IV/ Chi lập hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

 

 

V/ Dự phòng ngân sách

 

 

 

 

 

VI/ Chi tiền lương tăng thêm theo nghị định số 77

 

 

 

 

 

VII/ Chi chương trình mục tiêu cân đối trong nsđp

 

 

 

 

 

 1. Chương trình về thể dục - thể thao

 

 

 

 

 

 2. Chương trình phòng chống tội phạm

 

 

 

 

 

 3. Chương trình phòng chống ma tuý

 

 

 

 

 

 4. Chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em

 

 

 

 

 

 5. Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm

 

 

 

 

 

 6. Mục tiêu nâng cấp trang thiết bị y tế

 

 

 

 

 

7. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ

 

Ghi chú: - (1) Để tiện so sánh số liệu đã ghi ở mục 1 - phần I

                       chuyển xuống mục 2 - phần I

PHỤ LỤC SỐ 6
BIỂU SỐ 17

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NĂM 2002
CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

 

Đơn vị: triệu đồng

Khoản thu

Quyết toán năm 2000

Dự toán năm 2001

Ước TH năm 2001

Dự toán năm 2002

I. Tổng thu NSNN được giao trên địa bàn

 

 

 

 

A. Các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước 

 

 

 

                

1. Thuế VAT 

 

 

 

                                          

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

                   

3. Lệ phí trước bạ 

 

 

 

                                       

4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

                          

5. Thuế chuyển quyền sử dụng đất   

 

 

 

                   

6. Thuế nhà đất

 

 

 

                                         

7. Tiền sử dụng đất 

 

 

 

                                     

8. Thuế môn bài

 

 

 

                                        

9. Phí, lệ phí 

 

 

 

                                       

10. Thu sự nghiệp

 

 

 

                               

11. Thu viện trợ

 

 

 

                                

12. Các khoản huy động đóng góp theo quy định 

 

 

 

         

13. Thu đóng góp tự nguyện 

 

 

 

                            

14. Thu khác

 

 

 

                                   

15. Thu kết dư ngân sách năm trước 

 

 

 

                         

B. Các khoản thu được để lại chi và quản lý qua NSNN

 

 

 

                                                       

1. Các khoản phí, lệ phí

 

 

 

                                   

2. Các khoản huy động đóng góp XD CSHT 

 

 

 

                        

3. Các khoản phụ thu  

 

 

 

                                   

4. Các khoản khác

 

 

 

                                      

II. Tổng thu ngân sách huyện

 

 

 

                             

A. Các khoản thu cân đối ngân sách huyện 

 

 

 

                 

- Các khoản thu cấp huyện hưởng 100%

 

 

 

                      

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)

 

 

 

                                                        

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

                            

B. Các khoản thu được để lại chi và quản lý qua NSNN 

 

 

 

                                          

 

 Ngày... tháng... năm....

Trưởng phòng Tài chính

 

PHỤ LỤC SỐ 6
BIỂU SỐ 18

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM 2002
CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

Đơn vị: triệu đồng

Khoản chi

Quyết toán năm 2000

Dự toán năm 2001

Ước TH  năm 2001

Dự toán năm 2002

Tổng chi ngân sách

 

 

 

 

A. Các khoản chi cân đối qua NSNN 

 

 

 

 

I. Chi đầu tư phát triển 

 

 

 

             

1. Chi đầu tư XDCB tập trung  

 

 

 

         

2. Chi bằng nguồn thu để lại 

 

 

 

                  

- Thu tiền sử đất 

 

 

 

                            

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên rừng và tiền bán cây đứng

 

 

 

   

- Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 

 

 

 

              

- Chi từ nguồn thu XSKT được để lại

 

 

 

           

II. Chi thường xuyên

 

 

 

                                 

1. Chi sự nghiệp kinh tế 

 

 

 

                          

2. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin

 

 

 

                      

3. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 

 

 

 

            

4. Chi sự nghiệp thể dục thể thao

 

 

 

                  

5. Chi quản lý hành chính 

 

 

 

                     

- Quản lý nhà nước  

 

 

 

                                

- Hỗ trợ kinh phí Đảng 

 

 

 

                            

- Hỗ trợ kinh phí Đoàn thể 

 

 

 

                         

6. Chi đảm bảo xã hội

 

 

 

                             

7. Chi an ninh - quốc phòng 

 

 

 

                     

8. Chi khác

 

 

 

                                     

III. Dự phòng 

 

 

 

                              

IV. Chi bổ sung ngân sách xã 

 

 

 

                 

B. Các khoản chi bằng nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN 

 

 

 

                                          

1. Chi đầu tư XDCB 

 

 

 

                                 

2. Chi sự nghiệp kinh tế  

 

 

 

                      

3. Chi quản lý hành chính

 

 

 

                              

4. Chi sự nghiệp khác 

 

 

 

                               

 

 Ngày... tháng... năm....

Trưởng phòng Tài chính

BÁO CÁO THỰC HIỆN MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA,
DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH KHÁC NĂM 2001
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ: ....................

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung chi

Dự toán năm 2001

thực hiện 6 tháng năm 2001

ước t.hiện năm 2001

Dự toán năm 2002

 

Tổng số

 

 

 

 

I/

Chi các chương trình Quốc gia

 

 

 

 

 

1. Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm

 

 

 

 

 

Trong đó: Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

2. Chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình

 

 

 

 

 

3. Chương trình thanh toán một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AISD

 

 

 

 

 

4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

 

 

 

 

 

5. Chương trình văn hoá

 

 

 

 

 

6. Chương trình giáo dục - đào tạo

 

 

 

 

II

Chi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

 

 

 

 

III/

Kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ, chương trình

 

 

 

 

 

1. Các nhiệm vụ cấp bổ sung có mục tiêu cho địa phương

 

 

 

 

 

- Chi đầu tư từ nguồn cấp lại thu quảng cáo truyền hình

 

 

 

 

 

  - Kinh phí quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

  - Kinh phí thực hiện xoá cầu khỉ

 

 

 

 

 

  - Vốn thực hiện dự án quản lý biên giới Quốc gia

 

 

 

 

 

2. Các nhiệm vụ, chương trình cấp uỷ quyền

 

 

 

 

 

  - Chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách

 

 

 

 

 

  - Chuẩn bị động viên

 

 

 

 

 

  - Chương trình biển Đông - hải đảo

 

 

 

 

 

Tổng số kinh phí được Trung ương thông báo năm 2001: ........................ triệu đồng.

Ngày ........ Tháng  ........ Năm 2001

Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

BÁO CÁO QUỸ TIỀN LƯƠNG TĂNG THÊM NĂM 2001
THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 77/2000/NĐ-CP NGÀY 15/12/2000
CỦA CHÍNH PHỦ

Tỉnh, thành phố:............................

 

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

Dự toán năm 2001

Thực hiện 6 tháng năm 2001

 ước thực hiện năm 2001

Tổng số

 

 

 

1. Sự nghiệp kinh tế

 

 

 

2. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

 

 

 

Trong đó: - Sự nghiệp giáo dục

 

 

 

                 - Sự nghiệp đào tạo

 

 

 

3. Sự nghiệp y tế

 

 

 

4. Sự nghiệp khoa học và công nghệ môi trường

 

 

 

5. Sự nghiệp văn hoá - thông tin

 

 

 

6. Sự nghiệp phát thanh - truyền hình

 

 

 

7. Sự nghiệp thể dục - thể thao

 

 

 

8. Chi đảm bảo xã hội

 

 

 

9. Chi quản lý hành chính

 

 

 

Gồm: - Quản lý Nhà nước

 

 

 

          -  Hỗ trợ ngân sách Đảng

 

 

 

          - Hỗ trợ, đoàn thể

 

 

 

10. Chi cho cán bộ cấp xã

 

 

 

 

Tổng số kinh phí được NSTW thông báo năm 2001 là................. triệu đồng.

 

Ngày........... tháng............. năm 2001

GIÁM ĐỘC SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 54/2001/TT-BTC

Hanoi, July 05, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE 2002 STATE BUDGET ESTIMATION

In furtherance of the Prime Minister’s Directive No. 16/2001/CT-TTg of June 21, 2001 on the elaboration of socio-economic development plan and State budget estimation for 2002, the Finance Ministry hereby guides the evaluation of the situation on execution of the 2001 State budget and the 2002 State budget estimation as follows:

A. ORGANIZATION OF THE ADMINISTRATION AND EVALUATION OF THE SITUATION OF EXECUTION OF THE 2001 STATE BUDGET

I. ORGANIZING THE ADMINISTRATION OF THE STATE BUDGET IN THE LAST SIX MONTHS OF 2001

The results of realization of the socio-economic tasks and State budget in the first six months of 2001 show that the economic and budgetary situation continues developing along the positive direction; many progresses have been made in some socio-cultural domains; the political security and social order and safety have been ensured.

However, numerous great difficulties have actually arisen, which should be settled with concentrated efforts: agricultural products were sold slowly and at lower prices; export, though on the rise, failed to reach the set rate; the number of underemployed people tended to rise; social evils remain acute. State budget revenues in some fields were recorded low, failing to match the economic growth rate. The deployment of budget estimation remained slow in some ministries and localities; the volume of implemented capital construction projects financed by the State budget and investment credit under the 2001 plan was recorded low; foreign direct investment tended to rise but slowly; a number of target programs were slow to be materialized; the State budget expenditure only reached 45.4% of the yearly estimate, in which the expenditure on capital construction was recorded only at 35.7%. The deployment of the policy on socialization in the fields of education, health, culture and physical training and sports as well as the experimental application of the financial management mechanism of self-financing to a number of administrative and public-service units with revenues are still limited.

The above situation demands that the ministries and localities base themselves on the socio-economic development objectives and tasks as well as budget revenue and expenditure estimates already assigned for the whole year by the Government to continue implementing in the last six months of 2001 the solutions already mapped out at the beginning of the year and the supplementary solutions in the year according to the Government’s Resolution No.05/2001/NQ-CP of May 24, 2001, focussing on the implementation of the following major solutions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In order to promote the achieved results and overcome the existing problems in the performance of the 2001 State budget revenue tasks, to strive to exceed the revenue estimate and reduce the 2001 State budget overspending according to the National Assembly’s Resolution No.38/2000/QH10 of November 28, 2000, the ministries, branches and localities shall concentrate on directing and efficiently performing the tasks on enhancing the revenue management against failure or omission of revenue collection for the 2001 State budget under the Prime Minister’s Directive No.15/2001/CT-TTg of June 11, 2001 and the Finance Ministry’s Official Dispatch No.5501 TC/TCT of June 14, 2001.

2. On State budget expenditure:

The budget management in the last six months of 2001 shall focus on the implementation of the following measures:

- Performing the tasks strictly according to the assigned estimates; tightly controlling expenditures according to regime and norms in a thrifty and efficient manner. The ministries and localities take initiative in managing it according to the budget expenditure estimates already assigned by the Government; no addition shall be made outside the estimates for centrally- run units as well as provinces and centrally-run cities, except for case of absolute necessity due to force majeure incidents. The local administrations at all levels only use budget reserves to settle important tasks arising unexpectedly in the year and to cope with natural calamities, famine, which may occur.

- Stepping up the implementation tempo of capital construction investment plans, soon completing procedures for allocation and payment of capital for completed volume as stipulated, ensuring adequate capital for projects having gone through all procedures; reviewing the implementation situation and proceeding with the transfer of unallocated capital construction funding of projects and units which are slow in their implementation to other projects and units which fully meet the conditions according to the Prime Minister’s Decision No.146/2000/QD-TTg of December 22, 2000; not letting the situation of capital awaiting projects occur. Promptly removing difficulties and problems in order to continue accelerating the tempo of disbursement of ODA capital (such as the ground clearance, simplification of administrative procedures, allocation of adequate reciprocal capital).

- Organizing the implementation of national target programs under the Prime Minister’s Decision No.71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 on the national target programs for the 2001-2005 period; accelerating the implementation tempo and the timely allocation of funding for national target programs already included in the estimates, particularly the program on hunger elimination and poverty alleviation and employment, program 135 and the project on planting 5 million hectares of new forests.

Localities must base themselves on budget revenue capability to administer the budgets:

+ For localities capable of collecting the budget revenues in excess of estimates, the amounts collected in excess should be used with priority for addition of capital to local socio-economic infrastructure projects, the program on solidification of canals and rural traffic roads, projects to be completed in 2001; to the support for production and business development, plant and animal breed development; the repayment of loans borrowed for investment in socio-economic infrastructure, loans borrowed for investment in capital construction in communes and debts owed to irrigation companies; the increase of financial reserve fund; not supplementing expenditures on administrative management, on the procurement and/or repair of equipment and facilities, which are not really urgent.

+ For localities with some revenues possibly being lower than the estimates, they must strive to increase revenues from possible sources in order to achieve the assigned revenue estimates made at the beginning of the year; and at the same time they must take initiative in restructuring their spending tasks to suit the local budget revenue sources on the basis of ensuring funding for important socio-economic development tasks such as expenditures on investment in agricultural and rural development, education and training, science and technology, social security,

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. On State budget revenue:

Based on the situation of implementation in the first six months, to assess the 2001 revenue results on the basis of application of measures for the fulfillment and overfulfillment of the estimates assigned in Decision No.206/2000/QD-BTC of December 25, 2000 of the Finance Minister and the potential revenue amounts enclosed with the Finance Ministry’s Official Dispatch No.5501 TC/TCT of June 14, 2001, focussing on analyzing the following issues:

- The causes affecting the 2001 revenue implementation results; the situation of implementation as against plans regarding the targets on output of main products, production and consumption, cost and sale prices thereof

- The impacts of the supplemented and/or amended regimes and/or policies on revenue sources in the localities.

- Determining the uncollected tax amounts carried forward from 2000, the amounts already collected in 2001; clearly stating the causes and handling measures. On that basis, determining the amount arising in 2001 and the amounts payable to the budget in 2001.

- The to be-reimbursed value added tax amounts arising in 2001; the amounts already reimbursed to enterprises in 2001; the reimbursable amounts of 2001 expected to be carried forwards to 2002.

1.1. The State enterprise sector:

- Firmly grasping the situation on production and business of enterprises, evaluating the situation on capital, assets, debts, increase and/or decrease of original prices of fixed assets- the number of laborers, wage, turnover, production cost, economic and technical norms, the situation on production and consumption of major products, profits earned and amounts payable to budget.

- Analyzing and evaluating the results of the work of organizing the revenue management and the situation of observing the operation process of tax management. Advantages and disadvantages in 2001, development capacity in 2002 and subsequent years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Managing the collections from subjects that pay VAT by deduction methods:

+ Evaluating the situation of tax calculation, declaration and payment by units.

+ The change in number of subjects of management in 2001 as compared to 2000.

- Managing the collections from subjects that pay VAT by direct method:

+ Through the registration for granting of tax codes, evaluating the extent of management of collections from households: The number of households which have made tax declaration and registration and been granted tax codes against the actual number of business households; the number of households already granted the business registration.

+ The extent of management of turnover against the actual business turnover: The situation of turnover declaration and adjustment, added value, taxable income and taxes of various subjects; the extent of adjustment of turnover, VAT and taxes on each commodity group.

1.3. The foreign-invested enterprise sector:

- The total number of enterprises already granted licenses, the number of expired licenses, the number of dissolved enterprises, the number of licenses still effective, including the number of enterprises already commencing their production and business, the number of enterprises being under construction, the number of enterprises not yet deployed.

- The total labor, total wage fund, turnover, production and business costs and efficiency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. Agricultural land use levy:

- On the basis of the register on agricultural land use levies, evaluating the results of additional exploitation of land areas subject to tax, to be entered the tax register; the results of tax debt collection, paddy prices for tax calculation against the estimates assigned by the State.

- Synthesizing the results of effecting the exemption and reduction of agricultural land use levies in 2001 for subjects prescribed in the Government’s Resolution No.05/2001/NQ-CP of May 24, 2001 and the Finance Ministry’s Circular No.41/2001/TT-BTC of June 12, 2001 additionally guiding the exemption and reduction of agricultural land use levies in 2001 according to Resolution No.05/2001/NQ-CP.

1.5. House and land tax, land rents:

- Synthesizing the land areas already recorded in register for management of collection as compared to the land fund in the geographical areas under their respective management.

- Making clear analysis according to the following norms:

+ The number of enterprises, land areas being in use.

+ The number of enterprises, land areas and land rents already entered the tax register.

+ The number of enterprises, land areas and land rents which cannot be collected; clearly analyzing the causes thereof (failure to sign land lease contracts, land areas being not fully used by units, and other causes).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Evaluating the situation on debts of the land use right granting. Analyzing cases of prolonged debts, proposing handling measures.

- Evaluating the impacts of the promulgation of a number of policies aiming to step up the tempo of granting papers on dwelling-house ownership and land use right such as the policy of reducing prices of condominium apartments, support in land allocation money for subjects with meritorious services to the revolution, the reduction of house selling money according to work seniority of public officials and employees

1.7. Charge and fee collection:

Evaluating the situation of charge and fee collection and remittance by centrally-run organizations, provinces, districts, communes, wards that collect charges and fees: the collected amounts, the amounts permitted to be retained, the amounts remitted into the budget.

2. Regarding State budget expenditure:

2.1. Expenditures on capital construction: Focussing on revision and classification of all projects and works under the 2001 investment plans of the ministries, branches and localities; evaluating the situation on the completed volume and the capital amount already paid in the first 6 months for each project, each work, and on that basis, handling the capital according to the following principles:

- Urging the accelerated implementation tempo and quick and brief payment for investment projects and constructions in service of development of agriculture and rural economy (irrigation, dykes), natural disaster prevention and combat; research into, transformation and production of plant and animal breeds; Group A projects, reciprocal capital for ODA projects, projects to be completed in 2001.

- Effecting the transfer of unallocated capital of projects and units with slow capital disbursement to other projects and units. Resolutely suspending and dropping projects and/or works not going through all investment procedures, projects which are deemed inefficient or not really necessary yet.

2.2. For expenditures on the construction of socio-economic infrastructures, social welfare facilities, housing fund development, investment in agricultural and rural development, expenditure on forest regeneration financed with local budgets from revenue sources of land use levy, land rent, proceeds from sale of State-owned houses, revenues from construction lottery activities, agricultural land use levy, forest resource tax, localities should concretely evaluate the capability for the collection of each revenue in order to administer expenditures properly; where the revenue fails to reach the estimate, the expenditure should be reduced correspondingly; expenditures are made only when they are covered with revenues in order to avoid debts without sources to pay therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. For regular expenditures: Based on budget estimates assigned at the beginning of the year and revenues retained to cover expenditures, the tempo of implementation of tasks to assess the capability for implementation in the whole year close to the reality of the ministries, localities and units. The evaluation of the whole year’s expenditures requires clear analysis of expenditures covered by budget allocations and expenditures covered by revenues allowed to be retained according to the prescribed regimes, the clear analysis of the structure of spending on wages (including increased wages), amounts of wage nature and expenditures compulsorily deducted from wages (social insurance, health insurance, trade union funding), regular operation expenditures and unexpected or irregular expenditures (procurement, repair), for use as basis for calculation to arrange the 2002 budget.

B. ESTIMATION OF 2002 STATE BUDGET REVENUES AND EXPENDITURES

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS OF THE WORK OF ESTIMATION OF THE 2002 STATE BUDGET REVENUES AND EXPENDITURES

1. Requirements:

- The estimation of the 2002 State budget revenues and expenditures must be based on the objectives and tasks of socio-economic development in the 2001-2005 five year plan and in 2002 of branches and localities.

- The 2002 State budget estimates must exert positive impacts on the creation of stable and favorable environment for production and business with a view to boosting production and business, creating stable and steady revenue sources, raising accumulation, contributing an important part to the continued consolidation of the country’s capability and potentials, creating momentum for development in subsequent years, ensuring to achieve the objectives and fulfill the tasks set in the 2001-2005 five- year plan.

- Creating positive change in the restructuring of State budget, resolutely practicing thrift, combating wastefulness in parallel with the perfection of organizational apparatus, streamlining the payroll of administrative bodies, Party and State agencies, associations and mass organizations; focussing on increase of expenditures for development investment, education and training, science and technology, ensuring funding for the performance of defense and security tasks, furthering improving the regime of wage, allowances for people with meritorious services to the revolution, carrying out the program on hunger elimination and poverty alleviation, the social allowances belonging to the State budget. Stepping up the socialization in the fields of education, health, culture, physical training and sports in order to mobilize more resources for branch development.

- The State budget estimation must be carried out strictly according to the provisions of the State Budget Law and legal documents guiding the implementation thereof, strictly complying with the regulations on tasks, powers, organizing the discussion on budget and contents of reports on budget estimates, ensuring the grounds and bases for calculation according to set forms and tables and the time for submitting reports.

2. Objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The State budget expenditure estimates focus on the performance of the tasks of socio-economic development, security and defense maintenance; and at the same time the principle of thriftiness and rational relationship between regular expenditures and development investment expenditures must be firmly grasped; increasing reserves in order to actively cope with natural calamities including floods, handling tasks arising unexpectedly.

c) State budget balance:

- Tax and charge collection must ensure regular expenditures at a reasonable and thrifty level and ensure the repayment of due debts, continue allocating funding for effecting the adjustment of wage regime; put aside an appropriate proportion for accumulation for development investment.

- The State budget overspending must correspond to the firm capability of domestic loans and foreign preferential loans. Restricting domestic short-term loans at high interest rates to offset the State budget overspending.

d) For budgets of local administrations at all levels:

- The elaboration and decision on the 2002 budget estimates of local administration at all levels shall comply with the provisions of the State Budget Law; the 2002 budget is the budget in the period of stability (2000-2002), the local administrations at all levels organize the estimation of their respective budget revenues and expenditures, based on the revenue sources determined on the basis:

+ The proportion of revenue sources divided between the central budget and the local budget is stabilized under the Prime Minister’s decision, and assigned in 2000 and 2001.

+ The amount supplemented from the central budget for balancing the local budget (if any) is calculated with 3% increase over the supplementary amount in 2001 (including targeted supplementary amount of regular nature, the supplementary amounts for implementation of the regime of wage increase in 2001).

- Within the limit of revenue sources as determined above, to elaborate the local budget expenditure estimates ensuring the principle that: The total expenditure shall not exceed the total local budget revenue they are entitled to, giving priority to the tasks of expenditure for infrastructure construction (including craft village infrastructure, tourist infrastructure), giving priority to investment in solidification of canals and rural roads; increase the level of funding for the performance of the tasks of improving and developing plant and animal breeds; step up the crop and husbandry structure, the work of trade promotion, export market expansion and search; ensure funding for development of education and training, science, technology, environmental protection, health care, culture; increase investment in the performance of the tasks of hunger elimination and poverty alleviation, job creation, combat against social vices; practice thrift on administrative spending, limit procurement and repair of equipment and facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Applying the mechanism of investing in the construction of infrastructure of border-gate economic zones from the sources of State budget revenue therein under the Prime Minister’s Decision No.53/2001/QD-TTg of April 19, 2001 on policies toward the border-gate economic zones.

The local administrations of all levels shall arrange from their budgets a reserve of 3-5% of the total budget expenditure according to the provisions in Decree No.87/CP of December 19, 1996 of the Government, arrange additions to the financial reserve funds at reasonabe levels according to the provisions in Decree No.51/1998/ND-CP of July 28, 1998 of the Government.

II. MAJOR CONTENTS OF THE WORK OF ESTIMATING THE 2002 STATE BUDGET REVENUES AND EXPENDITURES

1. Regarding State budget revenues:

Elaborating the estimates according to Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18,1998 of the Finance Ministry guiding the responsibility assignment, elaboration, execution and settlement of State budget while paying attention to the following major contents:

1.1. The State enterprise sector:

a) Value added tax: calculated according to the VAT Law, the Government’s Decree No.79/2000/ND-CP of December 29, 2000 and the Finance Ministry’s Circular No.122/2000/TT-BTC of December 29, 2000 guiding the implementation thereof.

b) Enterprise income tax: calculated and estimated according to the following guiding documents:

- Circular No.99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Finance Ministry guiding the implementation of the Government’s Decree No.30/1998/ND-CP of May 13, 1998 detailing the implementation of the Enterprise Income Tax Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Attention: In 2002, the enterprise income tax rate of 32% shall apply to production and business establishments that have enjoyed the tax rate of 25% prescribed in Item a, Point 1, Section V, Part B of Circular No.99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Finance Ministry.

c) Capital use levies: to be collected uniformly at the rate of 0.15%/month for State capital available at the enterprises.

1.2. Foreign-invested enterprise sector:

a) The enterprise income tax; tax on income from capital transfer; tax on transfer of profits abroad:

The estimation shall comply with the provisions of Circular No.13/2001/TT-BTC of March 8, 2001 of the Finance Ministry " Guiding the implementation of the provisions on tax applicable to investment forms under the Law on Foreign Investment in Vietnam".

- Attention:

+ Factors related to the determination of enterprise income tax amount, such as: transfer of losses of business cooperation contracts, adjustment of enterprise income tax rates and the enterprise income tax exemption and reduction preferences.

+ For tax on transfer of profits abroad, it should be based on tax settlements for 2000 and previous years to determine the profit amounts of foreign investors, which have not yet been transferred; and at the same time estimate the profit amounts of foreign investors which will arise in 2001 in order to determine the tax on profit transfer abroad in 2002.

b) For foreign organizations branches operating in Vietnam: To comply with Circular No.08/2001/TT-BTC of January 18, 2001 additionally guiding the provisions on enterprise income tax applicable to foreign organizations branches operating in Vietnam, stipulated in Circular No.99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Finance Ministry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For domestic organizations and individuals, the land rent shall be paid according to the provisions in Part I of Circular No. 35/2001/TT-BTC of May 25, 2001 of the Finance Ministry guiding the payment of land rents and contribution of capital to joint ventures with the land use right value by domestic organizations, households and individuals.

- For enterprises with foreign investment capital: To comply with the provisions in Decision No. 189/2000/QD-BTC of November 24, 2000 of the Finance Minister, guiding the payment of land, water surface and sea surface rents applicable to forms of foreign investment in Vietnam.

1.3. Agricultural land use levy: Based on the current collection regime as provided for in the Agricultural Land Use Levy Law and documents guiding the estimation of State budget, in which the following should be clearly determined and analyzed:

- The area and levy collection level applicable to poor households (according to the poverty standards prescribed in Decision No. 1143/2000/QD/LDTB&XH of November 1, 2000 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs).

- The area and collection level applicable to households in communes under the programs on socio-economic development in mountainous, deep-lying and remote communes meeting with exceptional difficulties ( Program 135).

- The area and collection level for areas under paddy or coffee.

1.4. Petroleum charges: To comply with the guidance in Circular No.06/2001/TT-BTC of January 17, 2001 of the Finance Ministry guiding the implementation of Decree No.78/2000/ND-CP of December 26, 2000 of the Government.

1.5. The income tax on high-income earners: To comply with the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners (Ordinance No.35/2001/PL-UBTVQH10 of May 31, 2001) and documents guiding the implementation thereof.

1.6. Charge and fee collection: To comply with current collection policies with lists of charges and fees specified in Circular No.21/2001/TT-BTC of April 3, 2001 of the Finance Ministry guiding the amendment to a number of contents in Circular No.54/1999/TT-BTC of May 10, 1999 of the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministries, centrally-run agencies and budget- drafting units at all levels, when elaborating the 2002 State budget expenditure estimates, must base themselves on the assigned estimates; on the basis of the prescribed spending regimes and norms, the volume of assigned tasks, concentrating funding on major important tasks, and tasks already decided by the Prime Minister; at the same time resolutely practice thrift and combat wastefulness. When elaborating the 2002 State budget expenditure estimates, each branch, each ministry, each central agency and each locality must continue grasping the policy of socialization; combining State budget sources with other sources mobilized from the society according to the prescribed regime in order to better perform the tasks of each branch, each unit. Specifically for a number of key fields as follows:

2.1. For expenditure on development investment:

2.1.1. Expenditure on investment in capital construction:

The State budget capital is invested only in infrastructure projects incapable of yielding profits and incapable of recovering capital. The estimation of expenditures on concentrated capital construction must ensure the following order: the socio-economic infrastructure projects, giving priority to the State’s key projects of important significance for socio-economic development in the 2001-2005 period, water works for natural disaster prevention and combat, the program on solidification of canals and rural traffic roads, efficient projects carried forwards from 2001, projects to be completed and put to use in the year; clearly determining the demand for capital in preparation for investment for important projects and works to be built in the year and years to come; the capital amounts advanced from the State budget in the previous years should be included in the budget estimates for repayment; concretely determining the capital construction volume completed in 2001 and not yet covered by any sources. To calculate estimates of reciprocal capital for programs, projects using loan capital, foreign aids, works under Program 135 of the Government. For Group C projects, the estimates must be elaborated according to the principle of reserving more than 70% of capital for transitional works; and works for which capital shall be allocated when their construction starts for completion within no more than two years.

Works included in the 2002 budget expenditure estimates must go through all procedures for capital construction and be approved before October 2001.

For projects invested with sub-lent loans, the project owners must take initiative in arranging reciprocal capital in conformity with the contents of the signed agreements and domestic financial regulations so as not to affect the project implementation tempo.

- Continuing to elaborate estimates for re-investment in the petroleum industry with the after-tax profits enjoyed by Vietnam from the Vietsovpetro joint venture under the Prime Minister’s regulations.

- Continuing to elaborate estimates for investment in socio-economic infrastructure projects, social welfare projects, housing fund development, investment in agricultural and rural development with importance being attached to the improvement of plant and animal breeds; re-generation of forest funds with local budgets from the following sources: land use levy, land rent, proceeds from construction lottery, proceeds from sale of State-owned houses, agricultural land use levy, forest resource tax,as in 2001.

- Applying the mechanism of arranging expenditure estimates for implementation of projects on socio-economic infrastructure development from the source of collected tax on hydro-electric water resources, for reinvestment in border-gate economic zones under the Prime Minister’s Decision No.53/2001/QD-TTg of April 19, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Continuing to apply the policy of supporting activities of trade promotion, market search and expansion, consumption of commodity products chiefly agricultural products, giving priority to key projects, key branches, efficient enterprises, export goods production.

- Supporting the transformation, development and production of plant and animal breeds.

- Expenditures in support of public-utility activities, public-utility enterprises with revenues being unable to cover expenditures, enjoying support according to the Government’s regulations.

2.1.3. Expenditures to offset difference of interest rates on development investment credit loans of the State shall comply with Circular No.43/2000/TT-BTC of May 23, 2000, Circular No.53/2000/TT/BTC of June 6, 2000, Circular No.59/TT/TCNH of September 27,1996, Circular No.02/2001/TT-BTC of January 5, 2001 of the Finance Ministry. To provide post-investment interest rate support under the Prime Minister’s Decision No.58/2001/QD-TTg of April 24, 2001.

2.1.4. For State reserve expenditures: Based on their assigned tasks of State reserves, the branches and units shall have to evaluate and determine their respective reserve levels till December 31, 2001; project the levels of addition to the reserves for each type of commodity, supplies and elaborate the State reserve expenditures on the preservation of goods of the branches and units in 2002.

2.2. For expenditures on price subsidies for policy goods items:

- Expenditures on price and freight subsidies for policy goods items for mountainous regions, prescribed in Decree No.20/1998/ND-CP, Official Dispatch No.1196/CP-KTTH of December 28, 2000 of the Government, are calculated according to Joint Circular No.11/1998/TT-LB/BTM-UBDTMN-BTC-BKHDT of July 31, 1998. To continue supplying free of charge pupils writing papers and curative medicines according to the Government’s Official Dispatch No.1196/CP-KTTH of December 28, 2000.

- Expenditures on price subsidy for maintaining original strains, for press, publication, cinematography, shall comply with the current regimes. The ministries, localities and units should thoroughly calculate the price subsidies, based on clear determination of the volume, cost price, freight, specific subsidy level for each kind of goods according to the prescribed regime.

2.3. For administrative and public-service expenditures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To arrange estimates of expenditures on education and training, science and technology, environment according to the 2nd plenum of the Party Central Committee ( VIIIth Party Congress); ensuring the 2002 State budget expenditures throughout the country (including investment expenditure, regular expenditures, expenditures from aid and loan sources, increased-wage expenditures) for the education and training sectors at the level of 15%, science, technology and environment at 2%, of the total State budget expenditure, and at the same time adjust the expenditure structure and the policy of expenditure management in an efficient and practical manner. For the culture and information domain, the expenditure shall be arranged according to the resolutions of the 5th plenum of the Party Central Committee (VIIIth Party Congress).

- To arrange with priority the expenditure estimates for healthcare, physical training and sports in a rational and thrift manner, strictly scrutinizing tasks and programs in order to ensure efficient operations, allocate adequate funding for the implementation of policies and regimes already promulgated by competent authorities.

- Economic expenditures should be concentrated on a number of central and key domains; each branch and each locality should study and adjust the spending structure, ensuring high efficiency, thus contributing to promoting the economic restructuring, supporting the development of agricultural production, ensuring the maintenance and repair of key socio-economic infrastructures.

- To arrange estimates of administrative expenditures (State management, Party, mass organizations): Calculating the correct norms prescribed in the spending regimes, practicing absolute thrift on such expenditures as those on guest reception, conferences, outbound and inbound delegations.

- For spending tasks financed with loan and/or aid capital sources, the detailed estimates must be elaborated according to each project and the Vietnamese parties reciprocal capital must be calculated adequately according to commitments and prescribed regimes.

- In 2002, to effect the transformation of some units with revenues into self-financing units; experiment the package financial revenue and expenditure assignment for activities of Vietnam Television Station under the Prime Minister’s Decision No.87/2001/QD-TTg of June 1, 2001.

- In the course of calculating expenditure estimates of administrative and/or public-service units with revenues, it is necessary to report fully on the tasks of spending from charge, fee and other collection sources, which are allowed to be retained according to the current prescribed regime.

2.4. For expenditures on implementation of target programs:

For national target programs: the funding allocation, the performance of tasks and the implementation of management mechanism shall comply with Decision No.38/2000/QD-TTg of March 24, 2000, Decision No.71/2001/QD-TTg of May 4, 2001 of the Prime Minister and Circular No.41/2000/TT-BTC of May 19, 2000 of the Finance Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The ministries and State bodies shall, according to their assigned functions, have to draw up socio-economic norms of the fields under their respective management and notify them to the Finance Ministry, other ministries, centrally-run agencies and localities before the time of making State budget estimates as provided for in documents guiding the implementation of the State Budget Law, for use as basis for the estimation of the 2002 State budget.

2. The ministries and centrally-run agencies, which manage the national target programs and the project on planting 5 million hectares of new forests, shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry, and work with concerned ministries, centrally-run agencies and localities on the tasks and the 2002 funding estimates for the national target programs and the project on planting 5 million hectares of new forests under their respective management.

3. The ministries, centrally-run agencies and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on this Circular and the planned assignment of 2002 State budget revenue and expenditure estimates notified by the Finance Ministry for implementation, to guide and announce the inspected figures, organize discussions and sum up the 2002 State budget estimates strictly according to the provisions of this Circular.

4. The Finance Ministry shall organize working sessions with the ministries, centrally-run agencies and localities for discussions on the 2002 State budget estimates from mid-August 2001 (the detailed working schedule shall be notified later).

5. The General Department of Customs, the General Department of Tax shall have to provide detailed guidance on this Circular to their units for implementation and the sum up of State budget revenue and expenditure estimates for the fields assigned to them.

6. Regarding set forms and tables for elaboration of and report on, the 2002 State budget revenue and expenditure estimates:

- For the ministries, centrally-run agencies, they shall guide their units in elaborating and reporting on the elaboration of State budget estimates; on that basis, sum up and report to the Finance Ministry on their own 2002 State budget estimates according to forms and tables prescribed in Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Finance Ministry.

- For localities: For the sum up and submission to the National Assembly of the 2002 State budget revenue and expenditure estimates for all four budget levels (central, provincial, district and commune), the provincial and municipal People’s Committees are requested to direct and guide their subordinate local administrations in elaborating budget revenue and expenditure estimate fully according to set forms and tables prescribed in Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Finance Ministry and sum up the 2002 budget revenue and expenditure estimates of commune and equivalent levels according to set forms and tables for sum-up and report to the Finance Ministry. For set forms and tables on report on budget revenue and expenditure estimates of the provinces and centrally-run cities, issued together with Circular No103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Finance Ministry, they are requested to add the column on 2000 settlement norms and data and amend (Appendix 1: Tables 1, 2,7; Appendix 6: Tables 6, 17, 18) according to the enclosed appendixes; requested to report on the implementation of target programs and the increased wage funds according to enclosed appendixes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Pham Van Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 54/2001/TT-BTC ngày 05/07/2001 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.346

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.161.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!