Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 45/2024/TT-BTC phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá

Số hiệu: 45/2024/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Tấn Cận
Ngày ban hành: 01/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

02 phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá

Ngày 01/7/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2024/TT-BTC ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá.

02 phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá

Theo đó, 02 phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể bao gồm:

(1) Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Việc xác định giá theo phương pháp này thực hiện như sau:

- Giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ xác định trên cơ sở các chi phí được xác định theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư 45/2024/TT-BTC và mức lợi nhuận hoặc mức tích luy xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2024/TT-BTC bảo đảm mức giá xác định phù hợp với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.

- Trường hợp định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá: giá cụ thể xác định theo quy định nêu trên và nằm trong phạm vi khung giá, không cao hơn giá tối đa, không thấp hơn giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

(2) Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ so sánh thu thập được.

Việc xác định giá theo phương pháp so sánh thực hiện như sau:

- Giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ cần định giá được xác định trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư 45/2024/TT-BTC bảo đảm mức giá xác định phù hợp với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.

- Trường hợp định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá: giá cụ thể xác định theo quy định nêu trên và nằm trong phạm vi khung giá, không cao hơn giá tối đa, không thấp hơn giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ để lựa chọn.

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 45/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

 

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁ

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá.

2. Phương pháp định giá đất và các hàng hóa, dịch vụ khác quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Giá thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ so sánh thu thập được.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁ

Mục 1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

Điều 4. Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá

1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm hai (02) phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.

2. Căn cứ đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.

Mục 2. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ

Điều 5. Một số nguyên tắc chung

1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nếu làm phát sinh khoản thu khác thì phải trừ mức tương ứng ra khỏi chi phí của sản phẩm chính; nếu thu hồi được sản phẩm phụ để bán hoặc tiếp tục sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm khác thì phải phân bổ chi phí để trừ khỏi chi phí sản xuất của sản phẩm chính, nếu sản phẩm phụ không thể thu hồi để bán hoặc sử dụng thì không phải phân bổ chi phí.

2. Đối với các chi phí, yếu tố tính giá liên quan đến nhiều hàng hóa, dịch vụ mà không thể tách riêng ra được thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp như doanh thu, chi phí, số lượng, khối lượng, thời gian và các tiêu thức khác phù hợp với ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật liên quan của hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá có thời gian sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Trường hợp các chi phí, yếu tố tính giá phát sinh trong nhiều kỳ, nhiều năm thì phải tập hợp số liệu của nhiều kỳ, nhiều năm để phân bổ.

3. Trong các khoản chi phí tính giá, khoản nào có trong định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chế độ chính sách của Nhà nước, có giá do Nhà nước quy định, có quy định pháp luật (về thuế, về kế toán, về thống kê và các pháp luật có liên quan), có quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định của pháp luật thì tính theo các quy định đó. Đơn vị có trách nhiệm thường xuyên rà soát quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy chế chi tiêu nội bộ của mình. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên rà soát định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do mình ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có thông tin về chi phí vật tư, chi phí thuê ngoài, chi phí tiền công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trên thị trường thì được quyền xác định trên cơ sở thông tin về giá, mức giá theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.

5. Các chi phí cần thiết để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực theo quy định (nếu có) được tính vào giá như: chi phí tổ chức bản thảo, biên soạn, sáng tác, dựng vở, biểu diễn, kiểm nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn; chi phí bản quyền, nhuận bút tác giả; chi phí biên tập, đọc duyệt, thiết kế, chế bản; chi phí thẩm định; chi phí dạy thực nghiệm; chi phí tập huấn sử dụng sách; chi phí quản lý xuất bản; chi phí tem chống giả, học liệu điện tử; chi phí in sách mẫu; chi phí nhà hạt; chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công; chi phí ca máy, thiết bị thi công; chi phí bảo dưỡng nhà hạt, nhà tạm để ở và điều hành thi công; chi phí thiết kế sửa chữa; chi phí giám sát thi công; chi phí tổ chức đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí quản lý, điều hành đảm bảo giao thông trong thời gian tài sản kết cấu hạ tầng giao thông dừng hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các khoản chi phí khác.

6. Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

7. Đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá vật tư, yếu tố đầu vào không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá vật tư, yếu tố đầu vào bao gồm thuế giá trị gia tăng.

8. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá hàng hóa, dịch vụ

a) Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; các khoản đã được tính vào giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá; các chi phí đã được tính trong giá hàng hóa, dịch vụ khác của tổ chức, cá nhân.

Điều 6. Giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại

1. Công thức xác định giá

Giá hàng hóa, dịch vụ

=

Giá mua hàng hoá, dịch vụ

+

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính (nếu có)

+

Lợi nhuận (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)

Trong đó:

a) Giá mua hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng (=) Giá mua hàng hóa, dịch vụ ghi trên hoá đơn, hợp đồng, chứng từ theo quy định của pháp luật trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) và các khoản giảm trừ khác (nếu có) cộng (+) các chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

b) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

c) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

d) Thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại

Ký hiệu

Nội dung

Cách tính

A

Sản lượng tính giá hàng hóa, dịch vụ

B

Giá mua hàng hóa, dịch vụ

B=1+2

1

Giá theo hóa đơn, hợp đồng, chứng từ trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giảm trừ (nếu có)

2

Chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

C

Chi phí bán hàng (nếu có)

D

Chi phí quản lý (nếu có)

Đ

Chi phí tài chính (nếu có)

E

Tổng chi phí

E=B+C+D+Đ

G

Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ

G=E/A

Điều 7. Giá hàng hóa nhập khẩu

1. Công thức xác định giá

Giá hàng hóa nhập khẩu

=

Giá vốn nhập khẩu

+

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính (nếu có)

+

Lợi nhuận (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)

Trong đó:

a) Giá vốn nhập khẩu xác định theo công thức sau:

Giá vốn nhập khẩu

=

Giá mua hàng hóa nhập khẩu

+

Thuế nhập khẩu (nếu có)

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có)

+

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

Trong đó:

- Giá mua hàng hóa nhập khẩu là giá mua hàng hóa về đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam.

Giá mua hàng hóa về đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam bằng (=) [Giá mua hàng ở thị trường nước ngoài cộng (+) các chi phí phát sinh để đưa hàng về Việt Nam (nếu có) cộng (+) các chi phí phải cộng khác khi xác định trị giá hàng nhập khẩu theo quy định (nếu có) trừ (-) các chi phí phải trừ khác khi xác định trị giá hàng nhập khẩu theo quy định (nếu có)] nhân (x) tỷ giá quy đổi ngoại tệ.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thanh toán với ngân hàng (nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giao dịch) khi vay hoặc khi mua ngoại tệ để mua hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thanh toán với ngân hàng thì tính theo tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức, cá nhân và ngân hàng thương mại hoặc tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm xác định giá;

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí;

- Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có);

b) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

c) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

d) Thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa nhập khẩu

Ký hiệu

Nội dung

Cách tính

A

Sản lượng nhập khẩu

B

Giá vốn nhập khẩu

B=1+2+3+4+5

1

Giá mua hàng hóa nhập khẩu

2

Thuế nhập khẩu (nếu có)

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

4

Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có)

5

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

C

Chi phí bán hàng (nếu có)

D

Chi phí quản lý (nếu có)

Đ

Chi phí tài chính (nếu có)

E

Tổng chi phí

E=B+C+D+Đ

G

Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa

G=E/A

Điều 8. Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

1. Công thức xác định giá

Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

=

Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

+

Lợi nhuận (nếu có)

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)

Trong đó:

a) Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước xác định theo công thức sau:

Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

=

Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

+

Chi phí bán hàng (nếu có)

+

Chi phí quản lý (nếu có)

+

Chi phí tài chính (nếu có)

Trong đó:

- Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

b) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

Ký hiệu

Nội dung

Cách tính

A

Sản lượng tính giá hàng hóa, dịch vụ

B

Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ

B=1+2+3+4+5

1

Chi phí vật tư trực tiếp

2

Chi phí nhân công trực tiếp

3

Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp

4

Chi phí sản xuất chung

5

Chi phí hợp lý, hợp lệ khác (nếu có) theo quy định phục vụ sản xuất (chưa tính ở trên)

C

Chi phí bán hàng (nếu có)

D

Chi phí quản lý (nếu có)

Đ

Chi phí tài chính (nếu có)

E

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

E=B+C+D+Đ

G

Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ

G=E/A

Điều 9. Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước

1. Chi phí vật tư trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, thuốc, hóa chất, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng và các vật tư khác (sau đây gọi tắt là vật tư) sử dụng trực tiếp cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

Chi phí vật tư xác định như sau:

Chi phí vật tư = Mức tiêu hao vật tư x Giá vật tư

a) Mức tiêu hao vật tư xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước ban hành;

b) Giá vật tư

Giá vật tư dùng để tính giá hàng hóa, dịch vụ được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng, gắn với vị trí nơi sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:

Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính giá theo quy định của Nhà nước cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ (nếu có).

Đối với vật tư không thuộc đối tượng Nhà nước định giá: tính theo giá trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) và các khoản giảm trừ khác (nếu có), trường hợp không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì xác định mức giá theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến kho của đơn vị (nếu có). Trường hợp vật tư mua của hộ, cá nhân bán ra không có hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế thì phải lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế.

Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sản xuất: tính theo giá vốn nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Đối với vật tư tự chế: tính theo giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đưa vào sản xuất (nếu có).

Đối với vật tư thuê gia công chế biến: tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) các chi phí hợp lý, hợp lệ khác để đưa vật tư đi gia công (nếu có) và về đến kho của đơn vị (nếu có).

Giá các loại vật tư, thuê gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua và các khoản chi phí khác (nếu có) phải được ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí nhân công trực tiếp

a) Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như chi phí tiền lương, chi phí tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất theo quy định của Bộ luật Lao động, chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;

b) Chi phí tiền lương xác định như sau:

Chi phí tiền lương = Định mức lao động x Đơn giá tiền lương

Định mức lao động xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật về tiền lương và pháp luật có liên quan;

c) Chi phí tiền công xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thoả thuận hợp pháp khác theo quy định pháp luật về lao động, pháp luật có liên quan, quy chế chi tiêu nội bộ đối với đơn vị phải ban hành quy chế chi tiêu nội bộ.

3. Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp

Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Trường hợp chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh đã tính trong chi phí sản xuất chung thì không tính tại khoản này.

4. Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, tổ, đội, khoa, công trường và các bộ phận khác (sau đây gọi tắt là phân xưởng) theo quy định pháp luật phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gồm:

a) Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng và khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;

b) Chi phí vật tư dùng cho phân xưởng như vật tư dùng để sửa chữa tài sản cố định dùng cho phân xưởng, vật tư dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí lán trại tạm thời;

c) Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của phân xưởng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp đã tính ở khoản 3 Điều này thì không tính tại khoản này;

d) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có), chi phí mua ngoài khác (nếu có);

đ) Chi phí bằng tiền hợp lý, hợp lệ khác theo quy định pháp luật ngoài các chi phí đã nêu trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.

5. Chi phí hợp lý, hợp lệ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật phục vụ sản xuất chưa nêu ở trên.

Điều 10. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính

1. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ:

a) Chi phí phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hóa, dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của nhân viên theo quy định của Bộ luật Lao động, chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;

b) Chi phí vật tư, bao bì dùng cho việc đóng gói, bảo quản, vận chuyển, bốc vác, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm; vật tư dùng cho sửa chữa, bảo quản tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng;

c) Chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc;

d) Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng. Khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

đ) Chi phí giới thiệu, bảo hành;

e) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng;

g) Chi phí bằng tiền hợp lý, hợp lệ khác trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã nêu trên theo quy định của pháp luật;

h) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua sắm thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước thì không được tính các khoản chi phí như: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi phí hoa hồng môi giới và đại lý.

2. Chi phí quản lý

Chi phí quản lý gồm:

a) Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản phải trả cho bộ phận quản lý như tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của nhân viên bộ phận quản lý theo quy định của Bộ luật Lao động, chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan;

b) Chi phí vật tư dùng cho công tác quản lý, vật tư sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ;

c) Chi phí sửa chữa tài sản cố định, phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác quản lý;

d) Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc, thiết bị quản lý dùng trong văn phòng và tài sản khác. Khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

đ) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý; tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu (nếu có);

e) Các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật;

g) Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý chung, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác (nếu có) theo quy định pháp luật.

3. Chi phí tài chính

a) Chi phí tài chính gồm chi phí trả lãi tiền vay liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần xác định giá và phần chênh lệch tỷ giá (nếu có) trong quá trình mua vật tư, hàng hóa và được phân bổ cho đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó;

b) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua sắm thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước: trường hợp được ứng trước kinh phí thì không được tính chi phí trả lãi tiền vay tương ứng với phần kinh phí đã được ứng trước.

Điều 11. Lợi nhuận

1. Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Giá, việc xác định tỷ suất lợi nhuận (nếu có) hoặc mức lợi nhuận (nếu có) hoặc mức tích lũy (nếu có) đảm bảo giá bán hàng hóa, dịch vụ được xác định không vượt giá bán trên thị trường (đối với hàng hóa, dịch vụ có giá thị trường).

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm (%) của khoản lợi nhuận trên doanh thu hoặc trên doanh thu thuần hoặc trên vốn chủ sở hữu hay vốn Nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao hoặc trên tổng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính (phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ).

2. Phương pháp xác định mức lợi nhuận

a) Đối với hàng hóa, dịch vụ có lưu thông trên thị trường hoặc có những hàng hóa, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường: mức lợi nhuận tối đa hoặc tỷ suất lợi nhuận tối đa được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc quyết toán gần nhất với thời điểm xác định giá của đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc trên cơ sở tham khảo số liệu của ngành hoặc số liệu thực tế các năm trước liền kề của đơn vị;

b) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ mà chưa có lưu thông trên thị trường hoặc chưa có những hàng hóa, dịch vụ tương tự được sản xuất và lưu thông trên thị trường: mức lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo không vượt mức trích lập hai (02) quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định của pháp luật; hoặc mức lợi nhuận tối đa hoặc tỷ suất lợi nhuận tối đa được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của đơn vị đã được kiểm toán gần nhất hoặc quyết toán gần nhất với thời điểm xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ khác mà đơn vị đã và đang sản xuất, kinh doanh;

c) Mức tích luỹ đối với đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp hàng hóa, dịch vụ được tính tích luỹ vào giá theo quy định của pháp luật: mức tích luỹ sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp xác định không vượt mức trích lập hai (02) quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quy định pháp luật; hoặc mức tích luỹ không vượt quá mức thặng dư thực tế (phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ) theo báo cáo tài chính của đơn vị đã được kiểm toán gần nhất hoặc quyết toán gần nhất với thời điểm xác định giá.

3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mức lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận thì tính lợi nhuận theo quy định đó.

Điều 12. Xác định giá

1. Giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ xác định trên cơ sở các chi phí được xác định theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này và mức lợi nhuận hoặc mức tích luỹ xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này bảo đảm mức giá xác định phù hợp với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Điều 22 Luật Giá.

2. Trường hợp định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá: giá cụ thể xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này và nằm trong phạm vi khung giá, không cao hơn giá tối đa, không thấp hơn giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Mục 3. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

Điều 13. Thu thập thông tin về giá

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lập phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức thẩm định phương án giá có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của việc sử dụng các thông tin thu thập trong phương án giá.

2. Hàng hóa, dịch vụ so sánh

a) Hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ giống hệt về các đặc tính so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá;

b) Trường hợp không thu thập được thông tin của hàng hóa, dịch vụ giống hệt quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ có nhiều đặc tính gần giống nhất so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá như: quy cách, chất lượng, tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng, thời gian sản xuất, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý, vận chuyển, lưu thông, phân phối và một số yếu tố khác;

c) Hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không áp dụng quy định tại điểm b khoản này.

3. Thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh phải được thu thập tại thời điểm xác định giá hoặc thời điểm gần nhất trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xác định giá trở về trước theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thông tin tại thời điểm gần nhất và địa điểm gần nhất (trong nước hoặc nước ngoài) với hàng hóa, dịch vụ cần xác định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:

a) Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, thẩm định, công bố, cung cấp;

b) Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định, giá ghi trên hợp đồng mua bán;

c) Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan hoặc do cơ quan hải quan cung cấp;

d) Giá trên báo giá, chào giá của đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) và đóng dấu của đơn vị, thời điểm cung cấp thông tin, hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có);

đ) Giá thu thập được qua mạng Internet hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc báo cáo của các hội, hiệp hội hoặc qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua thư điện tử;

e) Giá do cá nhân, tổ chức khảo sát và thu thập trên thị trường được lập dưới dạng phiếu khảo sát thông tin bao gồm thông tin về tên, nhãn hiệu, địa điểm, giá thu thập được, các thông số kỹ thuật cơ bản và thông tin liên quan khác (nếu có) và phải có chữ ký của cá nhân, các thành viên của tổ chức thu thập thông tin.

Cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát và thu thập thông tin chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin và kết quả thu thập thông tin;

g) Giá trong các cơ sở dữ liệu về giá; giá hàng hóa, dịch vụ thu thập từ thông tin khác theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp giá thu thập được có đơn vị tính giá là ngoại tệ thì quy đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm xác định giá.

Điều 14. Phân tích thông tin

1. Xác định các yếu tố so sánh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá như: quy cách, chất lượng, tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng, thời gian sản xuất, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý, vận chuyển, lưu thông, phân phối và một số yếu tố khác (nếu có); thuê tổ chức có chức năng giám định về tình trạng kinh tế, kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ nếu thấy cần thiết.

2. Phân tích để lựa chọn ít nhất ba (03) thông tin hàng hóa, dịch vụ so sánh của ba (03) đơn vị cung ứng khác nhau. Trường hợp không có đủ ba (03) thông tin hàng hóa, dịch vụ so sánh thì thực hiện so sánh theo số lượng thực tế thu thập được.

3. Phân tích các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ so sánh, phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá và điều chỉnh giá theo nguyên tắc sau:

a) Lấy hàng hóa, dịch vụ cần định giá làm chuẩn để điều chỉnh giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh theo các yếu tố so sánh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá.

Khi điều chỉnh giá theo sự khác biệt của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau).

Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá kém hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh giảm (-) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá vượt trội hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh tăng (+) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá giống với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì giữ nguyên mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh.

Mức điều chỉnh giá do sự khác biệt về các yếu tố so sánh có thể được thực hiện theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) tăng, giảm so với giá hàng hóa, dịch vụ so sánh.

Khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ so sánh theo từng yếu tố so sánh thì điều chỉnh các yếu tố so sánh theo số tiền tuyệt đối trước, điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%) sau. Giá sau khi điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối được sử dụng cho điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%).

Tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh là tổng mức điều chỉnh theo các yếu tố so sánh với dấu âm (điều chỉnh giảm) và dấu dương (điều chỉnh tăng).

Mức giá hàng hóa, dịch vụ sau điều chỉnh bằng mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh cộng (+) hoặc trừ (-) tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh đó.

Xác định mức giá cho hàng hóa, dịch vụ cần định giá bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh.

Mức giá đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh là mức giá sau điều chỉnh của mỗi hàng hóa, dịch vụ so sánh được chọn theo các tiêu chí sau:

- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất.

- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tỷ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất.

- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất;

b) Trường hợp không xác định được tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh: thuyết minh cơ sở tính toán để xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá.

Điều 15. Xác định giá

1. Giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ cần định giá được xác định trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này bảo đảm mức giá xác định phù hợp với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Điều 22 Luật Giá.

2. Trường hợp định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá: giá cụ thể xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này và nằm trong phạm vi khung giá, không cao hơn giá tối đa, không thấp hơn giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Quy định chuyển tiếp

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đã được lập phương án giá theo phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đã được gửi hồ sơ theo quy định pháp luật tới cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện theo phương pháp định giá đó.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG (200b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Cận

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 45/2024/TT-BTC

Hanoi, July 1, 2024

 

CIRCULAR

ON PROMULGATION OF GENERAL VALUATION METHOD FOR GOODS AND SERVICES SUBJECT TO STATE VALUATION

Pursuant to the Law on Prices dated June 19, 2023;

Pursuant to the Government's Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 defining functions, tasks, powers and apparatus of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of Price Management Department;

The Minister of Finance promulgates a Circular on general valuation method for goods and services subject to State valuation.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular stipulates the general valuation method for goods and services subject to State valuation as prescribed in Clause 2, Article 23 of the Price Law.

2. The valuation method for land and other goods and services specified in Clause 3, Article 23 of the Price Law shall be determined by the Minister, the head of a ministerial-level agency in charge of the sector or field, or submitted to a competent authority for issuance.

Article 2. Regulated entities

Organizations, individuals engaged in the business of goods and services; regulatory agencies; other organizations and individuals related to the valuation of goods and services subject to State valuation.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, these terms below can be construed as follow:

1. Cost-based method is a valuation method for goods and services based on reasonable and legitimate production and operating costs, profits (if any) or accumulations in accordance with law (if any) and financial obligations in accordance with law.

2. Comparative method is a valuation method for goods and services based on the prices of comparable goods and services.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. VALUATION METHODS, SELECTION OF VALUATION METHOD

Article 4. Valuation methods, selection of valuation method

1. The general valuation method for goods and services subject to State valuation prescribed in this Circular includes two (2) valuation methods: the cost-based method and the comparative method.

2. Based on the characteristics of goods or services, specific conditions of production and business, market, circulation of goods or services, organizations and individuals select the appropriate valuation method for the goods or services to be valued.

Section 2. COST-BASED METHOD

Article 5. Some general principles

1. In the process of producing and trading goods or services, if other income is generated, the corresponding amount must be deducted from the cost of the main product; if by-products are recovered for sale or continued use as raw materials to produce other products, costs must be allocated to deduct from the production cost of the main product; if by-products cannot be recovered for sale or use, no costs need to be allocated.

2. For costs and pricing factors that cannot be directly assigned to specific goods or services, a suitable aggregation and allocation by criteria must be determined, such as revenue, cost, quantity, volume, time, or other industry-specific criteria and regulations of laws related to goods or services. Costs and pricing factors that are used for production and business over multiple periods or years should be gradually allocated to the costs of production and business. For costs and pricing factors incurred over multiple periods or years, data from all relevant periods or years should be considered for allocation purposes.

3. Any cost items included in the pricing calculation that are specified in technical and economic norms, cost norms issued by competent regulatory agencies, or are subject to State policies, regulations, or laws (on taxes, accounting, statistics, and related laws), or are governed by the unit's internal spending regulations must be calculated in accordance with such regulations.  The unit is responsible for regularly reviewing its internal spending regulations to ensure the principles of thrift, efficiency, and compliance with the State's regimes, policies and laws, and is legally responsible for its internal spending regulations.  Regulatory agencies are responsible for regularly reviewing the economic-technical norms and cost norms they promulgate to amend and supplement them in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Necessary costs for production and trading of goods or services according to the characteristics of each industry and field as prescribed (if any) are included in the price. These costs may include: costs for manuscript preparation, editing, composing, staging, performance, testing, inspection, and calibration; copyright fees and author royalties; editing, proofreading, design, and typesetting costs; appraisal costs; experimental teaching costs; training costs for using books; publishing management costs; costs for anti-counterfeit stamps and electronic learning materials; sample book printing costs; road administration building costs; costs for temporary housing and construction management; costs for construction machinery and equipment; maintenance costs for road administration buildings, temporary housing, and construction management; design and repair costs; construction supervision costs; costs for organizing traffic safety during construction; project management costs; consulting costs; construction insurance costs; management and operation costs to ensure traffic during periods of infrastructure suspension as determined by the competent authority; and other related costs.

6. Fixed asset depreciation costs are determined in accordance with the Ministry of Finance's guidelines on the management, use, and depreciation of fixed assets.

7. For taxpayers who are subject to the value added tax (VAT) under the deduction method, the price of materials and input factors excludes VAT.  For taxpayers who are not subject to VAT or who are subject to VAT under the direct method, the price of materials and input factors includes VAT.

8. Costs that are not considered reasonable and valid costs for determining the price of goods or services:

a) Costs that are not considered reasonable and valid costs for determining the price of goods or services are determined in accordance with laws regarding non-deductible expenses when calculating corporate income tax and as outlined in related legal documents.

b) Costs that have been covered by the state budget; costs that have already been included in the price of the goods or services being priced, and costs that have been included in the price of other goods or services provided by the organization or individual.

Article 6. Prices of goods or services of commercial organizations or individuals

1. Formula for determining prices

Price of goods or services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Purchase price of goods or services

+

Sales costs, management costs, finance costs (if any)

+

+ Profit (if any)

+

Value added tax, other taxes (if any)

Where:

a) Purchase price of goods or services is equal to (=) Purchase price of goods or services recorded on invoices, contracts, documents in accordance with law minus trade discounts, purchase price reductions (if any) and other deductions (if any) plus (+) other reasonable and valid costs in accordance with law (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Profit is determined as specified in Article 11 of this Circular;

d) Value added tax and other taxes are determined as specified in tax law.

2. Prime cost sheet for one unit of good or service of a commercial organization or individual

Symbol

Description

Calculation method

A

Output for calculating the price of good or service

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Price of good or service

B=1+2

1

Price according to invoices, contracts, documents minus trade discounts, purchase price reductions, deductions (if any)

 

2

Other reasonable and valid costs in accordance with law (if any)

 

C

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

D

Management costs (if any)

 

DD

Finance costs (if any)

 

E

Total cost

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



G

Prime cost of one (1) unit of good or service

G=E/A

Article 7. Price of imported goods

1. Formula for determining prices

Price of imported goods

=

Original import cost

+

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+

+ Profit (if any)

+

Value added tax, other taxes (if any)

Where:

a) Original import cost is determined according to the following formula:

Original import cost

=

Price of imported goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Import tax (if any)

+

Excise duty (if any)

+

Other taxes and fees incurred at the import stage (if any)

+

Other monetary expenses as prescribed (if any)

Where:

- The purchase price of imported goods is the price at which the goods are acquired upon arrival at Vietnam's first port of entry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The exchange rate is calculated based on the actual exchange rate that the production/business entity has paid to the bank (where the production/business entity transacts) when borrowing or buying foreign currency to purchase goods.  In case the organization or individual has not paid to the bank, the exchange rate shall be calculated based on the exchange rate signed in the foreign currency purchase and sale contract between the organization or individual and the commercial bank or the selling rate of the commercial bank where the organization or individual has borrowed or bought foreign currency at the time of price determination;

- Import tax, excise duty, other taxes and fees incurred at the import stage (if any) shall be implemented in accordance with the law on taxes and fees;

- Other monetary expenses as prescribed (if any);

b) Sales costs, management costs, finance costs are determined as specified in Article 10 of this Circular;

c) Profit is determined as specified in Article 11 of this Circular;

d) Value added tax and other taxes are determined as specified in tax law.

2. Prime cost sheet for one (1) unit of imported good

Symbol

Description

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

Import output

 

B

Original import cost

B=1+2+3+4+5

1

Price of imported goods

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Import tax (if any)

 

3

Excise duty (if any)

 

4

Other taxes and fees incurred at the import stage (if any)

 

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

C

Sales costs (if any)

 

D

Management costs (if any)

 

DD

Finance costs (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



E

Total cost

E=B+C+D+DD

G

Prime cost of one (1) unit of good or service

G=E/A

Article 8. Price of domestically produced goods or services

1. Formula for determining price

Price of domestically produced good or service

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Prime cost of domestically produced good or service

+

+ Profit (if any)

+

Excise duty (if any)

+

Value added tax, other taxes (if any)

Where:

a) Prime cost of domestically produced good or service is determined according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



=

Cost of production of domestically produced good or service

+

Sales costs (if any)

+

Management costs (if any)

+

Finance costs (if any)

Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Sales costs, management costs, finance costs are determined as specified in Article 10 of this Circular;

b) Profit is determined as specified in Article 11 of this Circular;

c) Excise duty, value added tax and other taxes are determined as specified in tax law.

2. Prime cost sheet for one (1) unit of domestically produced good or service

Symbol

Description

Calculation method

A

Output for calculating the price of good or service

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B

Cost of production of good or service

B=1+2+3+4+5

1

Direct material costs

 

2

Direct labor costs

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Direct fixed asset depreciation costs

 

4

General production costs

 

5

Other reasonable and valid costs (if any) according to regulations serving production (not included above)

 

C

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

D

Management costs (if any)

 

DD

Finance costs (if any)

 

E

Total production and business costs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



G

Prime cost of one (1) unit of good or service

G=E/A

Article 9. Cost of production of domestically produced good or service

1. Direct material costs include costs of raw materials, materials, tools, drugs, chemicals, equipment, fuel, energy and other materials (hereinafter referred to as materials) used directly for the production of goods or services.

The material cost is determined as follows:

Material cost = Material consumption rate x Material price

a) Material consumption rate is determined on the basis of economic and technical norms issued by regulatory agencies;

b) Material price

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For materials subject to State valuation: calculate the price according to State regulations plus (+) reasonable and valid costs (if any).

For materials not subject to State valuation:  calculated based on the price on invoices and documents as prescribed by law, minus trade discounts, purchase price reductions (if any) and other deductions (if any). If complete documentation is unavailable, pricing will be determined according to Articles 13, 14, and 15 of this Circular, plus any reasonable costs incurred in transporting the materials to the company's warehouse. In case the materials purchased from households and individuals are sold without invoices as prescribed by tax laws, a list of purchased goods or services without invoices must be made as prescribed by tax laws.

For materials directly imported for production: calculated based on the original import cost as prescribed in Point a, Clause 1, Article 7 of this Circular.

For self-manufactured materials: calculated based on the actual cost when the materials leave the warehouse plus (+) reasonable and valid costs incurred during the production process (if any).

For materials processed by third parties:  calculated based on the actual cost when the materials are sent for processing plus (+) processing costs plus (+) other reasonable and valid costs for transportation to the processing entity (if any) and transportation back to the unit’s warehouse (if any).

The prices of materials, processing, transportation, storage, purchasing and other costs (if any) must be recorded on invoices and documents in accordance with law.

2. Direct labor costs

a) Direct labor costs include amounts payable to workers who are directly involved in the production process. These costs include salaries, wages, allowances tied to salaries, and mandatory contributions such as social insurance, health insurance, unemployment insurance, and trade union dues, as stipulated in the Labor Code and other relevant laws and regulations;

b) Salary costs are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Labor norms are determined on the basis of economic and technical norms issued by competent regulatory agencies.

Salary rate is determined in accordance with the law on wages and related laws;

c) Wage costs are determined on the basis of economic and technical norms, labor contracts, collective labor agreements, other legal agreements in accordance with the law on labor, relevant laws, internal spending regulations for units that must issue internal spending regulations.

3. Direct fixed asset depreciation costs

Fixed asset depreciation costs are determined in accordance with the Ministry of Finance's guidelines on the management, use, and depreciation of fixed assets.

In case the depreciation costs of fixed assets directly serving production and business have already been included in the general production costs, they should not be included in this calculation.

4. General production costs

General production costs refer to costs for general production incurred in workshops, departments, teams, teams, faculties, construction sites and other departments (hereinafter referred to as workshops) in accordance with the law to serve the production and trading of goods or services. They include:

a) Workshop staff costs:  These are the salaries, wages, and benefits paid to supervisory and administrative staff working in the workshop and contributions to social insurance, health insurance, unemployment insurance, and trade union dues as mandated by labor laws and regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Fixed asset depreciation costs used for workshop operations are determined in accordance with the Ministry of Finance's guidelines on the management, use, and depreciation of fixed assets. If this cost has already been calculated in clause 3, it should not be calculated in this Clause;

d) Costs of outsourced services serving the workshop's operations such as: costs of electricity, water, telephone, costs of repairing fixed assets, rents for fixed assets, costs paid to contractors (if any), other outsourced costs (if any);

dd) Other reasonable and valid cash costs in accordance with law in addition to the costs mentioned above serving the workshop's operations.

5. Other reasonable and valid costs (if any) according to regulations serving production (not included above)

Article 10. Sales costs, management costs, finance costs

1. Sales costs

Sales costs include reasonable and valid costs in the process of selling goods and providing services:

a) Costs payable to sales staff, packaging personnel, transportation workers, and warehouse staff. These include salaries, wages, and allowances tied to salaries, and contributions to social insurance, health insurance, unemployment insurance, and trade union dues as specified in the Labor Code, the State's regimes and policies and relevant laws;

b) Costs of materials and packaging used for packaging, preservation, transportation, loading and unloading, consumption of goods and products; materials used for repairing and preserving fixed assets used by the sales department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Depreciation costs of fixed assets in the storage and sales departments such as warehouses, stores, yards, loading and unloading vehicles, transportation, calculation, measurement and quality testing equipment.  Fixed asset depreciation costs are determined in accordance with the Ministry of Finance's guidelines on the management, use, and depreciation of fixed assets;

dd) Introduction and warranty costs;

e) Costs associated with purchasing services from external providers to support sales operations, such as equipment repair, warehouse and yard rentals, loading and unloading fees, transportation of products for sale, commissions paid to sales agents;

g) Other reasonable and valid cash costs in the sales stage other than the above-mentioned costs in accordance with law;

h) For goods or services purchased using the state budget, certain costs such as advertising, marketing, promotions, and commissions are not allowed.

2. Management costs

Management costs include:

a) Management staff costs include amounts payable to the management department such as salaries and salary-related allowances, social insurance, health insurance, unemployment insurance, union fees of management department staff as specified in the Labor Code, the State's regimes and policies and relevant laws;

b) Costs of materials used for management, materials used for repairing fixed assets, tools and equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Depreciation costs of fixed assets used for the management department such as:  office buildings of departments, warehouses, architectural objects, means of transport, transmission, machinery and management equipment used in the office and other assets.  Fixed asset depreciation costs are determined in accordance with the Ministry of Finance's guidelines on the management, use, and depreciation of fixed assets;

dd) Costs of outsourced services for management purposes; costs of purchasing and using technical documents, patents that do not meet the criteria for recognizing fixed assets are calculated by the method of gradual allocation to management costs; fixed asset rental costs, payments to contractors (if any);

e) Taxes, fees, and charges (if any) as prescribed by law;

g) Other monetary costs belonging to general management, in addition to the above costs such as:  conference costs, reception costs, business trip costs, transportation costs, allowances for female workers, research, training, fees for joining associations and other reasonable and valid costs (if any) as prescribed by law.

3. Finance costs

a) Finance costs include interest expense on loans directly related to the production and business of goods or services that need to be valued and the exchange rate difference (if any) in the process of purchasing materials, goods, and services and is allocated to the unit of goods or services;

b) For goods or services purchased using the state budget:  in case advance funding is received, the interest expense corresponding to the advance funding is not calculated.

Article 11. Profit

1. Pursuant to Article 22 of the Law on Prices, the determination of the profit margin (if any) or the profit level (if any) or the accumulation level (if any) ensures that the selling price of good or service is determined not to exceed the market selling price (for good or service with a market price).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Methods for determining profit margin

a) For goods or services that are circulated on the market or for which there are similar goods and services being produced and circulated on the market: the maximum profit level or maximum profit margin is determined based on the latest audited financial statements or settlement of the producing entity or comparable businesses. Alternatively, industry benchmarks or historical data from previous years can be used;

b) For goods or services that are ordered or assigned by the State and have not yet been circulated on the market, or for which there are no similar goods or services being produced and circulated on the market: the profit margin after paying corporate income tax should not exceed the amount allocated for two welfare and reward funds as stipulated by law; alternatively, the maximum profit level or maximum profit margin is determined based on the latest audited financial statement or settlement of the producing entity or by comparing it to the profit margins of other goods or services produced and sold by the same entity;

c) For public sector entities, the accumulation level is included in the price as specified by law:  This accumulation level, after paying corporate income tax, should not exceed the amount required to establish two welfare and reward funds as stipulated by law; alternatively, the accumulation level should not exceed the actual surplus allocated to goods or services, as determined by the unit's most recent audited financial statement or settlement.

3. If the competent state agency specifies a profit level or profit margin, the profit should be calculated accordingly.

Article 12. Determination of prices

1. Maximum prices, minimum prices, price ranges, and specific prices of goods or services are determined on the basis of costs as specified in Articles 5, 6, 7, 8, 9, and 10 of this Circular, and the profit level or accumulation level determined according to Article 11. The determined price must align with the valuation principles and basis outlined in Article 22 of the Price Law.

2. For goods or services subject to state-mandated maximum, minimum, or range prices: the specific price is determined according to the provisions in Clause 1 of this Article. The specific price must fall within the specified range, not exceeding the maximum price and not being lower than the minimum price set by the competent regulatory agency.

Section 3. COMPARATIVE METHOD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Agencies, units, organizations and individuals that prepare price plans are fully accountable for the accuracy and reliability of the data collected on goods or services prices. Agencies or organizations tasked with reviewing these valuation plans must ensure that the collected data is used appropriately and consistently.

2. Comparable goods or services

a) Comparable goods or services are those that have identical or very similar characteristics to the product or service being priced;

b) If identical goods or services cannot be found as prescribed in point a of this clause, comparable goods or services should have the most similar characteristics to the goods or services to be valued, such as: specifications, quality, features, purpose, production time, technical characteristics, dimensions, size, construction principle, main technical parameters, origin, production technology, legal characteristics, transportation, circulation, distribution and some other factors;

c) Goods or services in the field of national defense and security are not subject to the provisions in Point b of this Clause.

3. Information on prices of comparable goods or services must be collected at the time of price determination or as close as possible to the time of price determination, ideally within 24 months prior. The data should be gathered from the nearest location, both domestically and internationally, to the place where the goods or services are being priced. This information should be based on at least one of the following documents:

a) Prices set, evaluated, announced, or provided by government authorities;

b) Actual prices from completed sales transactions recorded on invoices or contracts, in accordance with regulations;

c) Winning bid and auction prices; import prices according to customs declarations or provided by customs authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Prices obtained from Internet or through mass media or reports of associations, unions or through Vietnamese representative agencies abroad or via emails;

e) Prices collected through surveys conducted by individuals or organizations must be documented using information survey forms that include details such as the name, brand, location, collected prices, key technical specifications, and other relevant information. The survey forms must be signed by individuals and members of the information collection organization.

Individuals and organizations conducting surveys and collecting information are fully responsible for the honesty of the information collection process and the results of the information collection;

g) Prices obtained from price databases or other sources as specified by law.

4. If the collected price is in a foreign currency, it must be converted into Vietnamese Dong using the selling rate announced by the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time of price determination.

Article 14. Information analysis

1. Determine the comparative factors of the goods or services to be priced such as: specifications, quality, features, purpose, production time, technical characteristics, dimensions, size, construction principle, main technical parameters, origin, production technology, legal characteristics, transportation, circulation, distribution and some other factors (if any); hire an organization specializing in evaluating the economic, technical, and quality aspects of goods or services if deemed necessary.

2. Analyze to select at least three (3) comparable goods or services from three (3) different suppliers.  If fewer than three comparable goods or services are available, analyze the actual amount of data collected.

3. Analyze the relevant information of comparable goods or services, identify the key factors that influence their prices, and adjust the price of the target goods or services accordingly:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When adjusting the price based on the difference of one comparable factor, the remaining comparable factors are held constant (assumed to be identical).

For factors where the goods or services being priced are inferior to the comparable goods or services, adjust the price of the comparable goods or services downward.  Conversely, if the factors are superior, adjust the price upward. If the factors are similar, keep the price of the comparable goods or services unchanged.

The price adjustment due to differences in comparable factors can be made in absolute amounts or as a percentage increase or decrease relative to the price of the comparable goods or services.

When adjusting the prices of comparable goods or services based on individual comparable factors, absolute adjustments should be made first, followed by percentage adjustments. The price after the absolute adjustment is used as the basis for the percentage adjustment.

The total price adjustment for comparable goods or services is the sum of the adjustments made for each comparable factor, with negative values indicating decreases and positive values indicating increases.

The final price of the goods or services is determined by adding the total adjustment to or subtracting the total adjustment from the price of the comparable goods or services.

The price of the goods or services to be valued is determined by taking the representative adjusted price of the comparable goods or services, or the average of the adjusted prices of the comparable goods or services.

The representative adjusted price of the comparable goods or services is the adjusted price of each comparable good or service selected based on the following criteria:

- Comparable goods or services with the fewest price adjustments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Comparable goods or services with the smallest net total adjustment;

b) If the specific adjustment rate and level for each comparable factor cannot be determined,  provide a rationale for calculating the price of the goods or services to be valued.

Article 15. Determination of prices

1. Maximum prices, minimum prices, price ranges, and specific prices of goods or services are determined on the information collected and analyzed as prescribed in Articles 13 and 14 of this Circular, ensuring that the determined price complies with the principles and bases for valuation as stipulated in Article 22 of the Price Law.

2. For goods or services subject to state-mandated maximum, minimum, or range prices: the specific price is determined according to the provisions in Clause 1 of this Article. The specific price must fall within the specified range, not exceeding the maximum price and not being lower than the minimum price set by the competent regulatory agency.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 16. Transitional provisions

In cases where the valuation plan for goods or services subject to state valuation has been established in accordance with the valuation method prescribed by the competent regulatory agency and the documentation has been submitted to the competent authority for price plan appraisal before the effective date of this Circular, such valuation method shall continue to be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into force as of July 1, 2024.

2. Circular No. 25/2014/TT-BTC dated February 17, 2014 of the Minister of Finance stipulating the general valuation method for goods or services ceases to be effective from the effective date of this Circular./.

 



PP. MINISTER




Le Tan Can

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 45/2024/TT-BTC ngày 01/07/2024 về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.289

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.163.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!