Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH chính sách cứu trợ xã hội để hướng dẫn thực hiện NĐ 07/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 18/2000/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 28/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2000/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 18/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 07 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2000/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH CỨU TRỢ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:

A. ĐỐI TƯỢNG

I- ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Đối tượng thuộc diện cứu trợ thường xuyên tại xã, phường quản lý theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/03/2000 của Chính phủ gồm:

1. Đối với trẻ em mồ côi:

a. Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.

b. Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.

Trường hợp trẻ em mồ côi nêu tại điểm a, b nói trên tuy còn người thân thích nhưng người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật nặng, đang trong thời gian thi hành án phạt tù tại trại, gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội.

2. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa:

a. Người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập.

b. Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập.

Trường hợp người già nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời kỳ thi hành án phạt tù tại trại hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội.

Riêng trường hợp người già là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng.

3. Đối tượng là người tàn tật nặng; người tâm thần mãn tính qui định tại khoản 3, 4 Điều 6 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000, được thực hiện theo Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật.

II- ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT:

Đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất qui định tại Điều 14 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ là những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng được xác định như sau:

1. Hộ gia đình

a. Gia đình có: người bị chết, mất tích do hậu quả thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

b. Gia đình có: nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng không có chỗ ở. Trường hợp gia đình sống trên tàu, thuyền, nà tàu, thuyền, bị vỡ, bị chìm hư hỏng nặng không còn chỗ ở cũng được xem xét cứu trợ.

c. Gia đình mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói.

2. Về người:

a. Người bị thương nặng do thiên tai hoặc tham gia cứu hộ, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

b. Người thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện nghèo.

c. Người gặp phải rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị hoặc bị chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng.

d. Người lang thang xin ăn do Sở Công an phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội trong thời gian tập trung chờ đưa về gia đình.

B- CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI

I- CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên:

Trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập quy định tại Điều 10 của Nghị định nêu trên được xác định là mức tối thiểu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, nhưng không được thấp hơn mức quy định như sau:

- Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 45.000 đ/người/tháng.

- Trợ cấp nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ Xã hội thuộc Nhà nước quản lý bằng 100.000 đ/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đ/người/tháng.

2. Khoản trợ cấp ngoài trợ cấp thường xuyên cho đối tượng sống tại cơ sở Bảo trợ xã hội

Các khoản trợ cấp cho các đối tượng sống tại Cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước quản lý qui định tại Điều 11 Nghị định nêu trên được xác định như sau:

a. Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày gồm các đồ dùng như: Quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng giặt, dép nhựa, chăn, chiếu, màn.

b. Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường theo các khoản mục quy định như cán bộ công nhân viên chức được sử dụng tại trạm y tế cơ quan.

c. Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hoá. Mức trợ cấp được căn cứ vào cấp học, lớp học.

d. Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ;

e. Trợ cấp mai táng.

Các khoản trợ cấp nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

II- CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT

1. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 1 Mục II Phần A được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất một lần cho việc mai táng người bị chết hoặc trợ cấp một lần cho gia đình để lo hương khói, phúng viếng cho người mất tích.

Trường hợp chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình.

2. Đối tượng quy định tại Điểm b khoản 1 Mục II Phần A được hưởng chế độ cứu trợ xã hội đột xuất 1 lần cho việc dựng lại và sửa chữa nhà ở.

3. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 1 và Điểm b khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ cứu đói, thời gian từ 1-3 tháng.

4. Đối tượng quy định tại Điểm a khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ một phần chi phí điều trị.

5. Đối tượng quy định tại Điểm c khoản 2 Mục II Phần A được hỗ trợ một phần chi phí điều trị. Trường hợp bị chết, chính quyền địa phương hay đơn vị đứng ra mai táng thì cũng được thanh toán bằng mức trợ cấp cho gia đình quy định tại khoản 1 Mục II Phần B nêu trên.

6. Đối tượng là người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung phân loại được trợ cấp 5.000 đ/ngày trong thời gian không quá 15 ngày.

Mức trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất đối với từng nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục II Phần A Thông tư này do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tuỳ theo mức độ thiệt hại, thiếu đói và khả năng huy động nguồn lực.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối tượng là trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa muốn được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định;

Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên qui định tại Điều 6 của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống muốn được vào Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. (Theo mẫu số 02).

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Lập danh sách những đối tượng được qui định tại Mục I, phần A của Thông tư này; thông qua Hội đồng xét duyệt cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, đối với đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội.

+ Khi thiếu đói, thiên tai xảy ra phải tiến hành lập danh sách đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục II phần A Thông tư này, thông qua Hội đồng xét duyệt cấp xã đề nghị hưởng cứu trợ xã hội đột xuất.

+ Riêng đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú theo quy định tại Điểm c khoản 2 mục II phần A Thông tư này thì giải quyết như sau:

- Đối với người bị thương: cơ sở y tế trực tiếp điều trị người bị thương lập danh sách gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở y tế đóng để trình cấp có thẩm quyền quyết định mức cứu trợ đột xuất.

- Đối với người chết: chính quyền; tổ chức hay cá nhân đứng ra mai táng người chết, lập danh sách gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi chôn cất để trình cấp có thẩm quyền quyết định mức trợ cấp mai táng phí.

+ Thành lập Hội đồng xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm đại diện: Mặt trận Tổ quốc, một số ban, ngành và cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội là uỷ viên thường trực. Hội đồng xét duyệt phải có kết luận bằng biên bản và danh sách kèm theo; (theo mẫu số 03, số 09 và số 10).

Sau khi được Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định. Kèm theo công văn phải có biên bản của Hội đồng xét duyệt, danh sách trích ngang những người đề nghị hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên, hồ sơ của đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội, danh sách hộ gia đình, đơn vị đề nghị cứu trợ xã hội đột xuất.

+ Lập sổ quản lý và thực hiện chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng được cứu trợ xã hội thường xuyên;

+ Thực hiện việc tiếp nhận đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên từ cơ sở bảo trợ xã hội trở lại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng xã hội ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.

+ Lập sổ tiếp nhận, phân phối tiền hàng cứu trợ đột xuất.

+ Tổ chức thực hiện cứu trợ xã hội đột xuất trực tiếp, kịp thời đến các đối tượng tại địa phương.

3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Tổ chức Lao động Xã hội cấp huyện có trách nhiệm:

+ Tổng hợp danh sách các đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên và đột xuất (cứu trợ đột xuất theo mẫu số11) do Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội; Căn cứ khả năng nguồn kinh phí trợ cấp của huyện và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp cứu trợ xã hội tại cộng đồng. (theo mẫu số 04 và số 05) và trợ cấp cứu trợ xã hội đột xuất.

+ Đối với những đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cấp xã đề nghị đưa vào Cơ sở bảo trợ xã hội thì phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND huyện quyết định (nếu cơ sở BTXH do huyện quản lý) hoặc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định (nếu cơ sở BTXH thuộc tỉnh quản lý) theo mẫu số 06.

+ Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thôi hưởng trợ cấp đối với các đối tượng xã hội không còn đủ điều kiện.

+ Hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp đối tượng xã hội và tổ chức thực hiện cứu trợ xã hội đột xuất.

4. Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Hàng năm, căn cứ vào số lượng các đối tượng, mức trợ cấp cho từng loại đối tượng lập kế hoạch kinh phí trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất gửi Sở Tài chính Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

+ Tổng hợp danh sách đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị (theo mẫu số 12). Căn cứ vào nguồn kinh phí trợ cấp của tỉnh, nguồn kinh phí trợ cấp của Trung ương và các nguồn trợ giúp khác, lập phương án cứu trợ xã hội đột xuất gửi Sở Tài chính Vật giá, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

+ Hướng dẫn cấp dưới tổ chức thực hiện trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên và đột xuất;

+ Ra quyết định tiếp nhận đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý (theo mẫu 07) và quyết định trợ cấp xã hội đột xuất cho các đối tuợng qui định tại điểm d khoản 2 mục II phần A thuộc Thông tư này

5. Cơ sở Bảo trợ xã hội có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận đối tượng xã hội theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tổ chức nuôi dưỡng, đảm bảo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho người thuộc diện cứu trợ xã hội do cơ sở quản lý.

+ Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn, quản lý sử dụng nguồn huy động theo đúng quy định hiện hành để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng xã hội.

+ Thực hiện các biện pháp để nuôi dưỡng, bảo đảm cho đối tượng xã hội có sức khoẻ và nâng cao khả năng tái hoà nhập cộng đồng, phối hợp với địa phương tổ chức đưa đối tượng trở về khi có đủ điều kiện.

+ Quyết định đưa các đối tượng đủ điều kiện hoà nhập cộng đồng về địa phương (Theo mẫu số 08)

6. Khi thiên tai xảy ra trên diện rộng, Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban, lãnh đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban thường trực, lãnh đạo ngành Tài chính - Vật giá, lãnh đạo các Ban ngành có liên quan và Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ làm thành viên. Ban có trách nhiệm tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ; chỉ đạo thành lập các đội xung kích để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, kịp thời cho nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị cô lập.

D- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

- Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu xem xét giải quyết.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

Mẫu số 01/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày... tháng... năm 200..

ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Dùng cho đối tượng tâm thần mãn tính)

Kính gửi: - Uỷ Ban nhân dân xã (phường):.........................................

- Phòng Lao động-TB&XH huyện (quận):..........................

- Giám đốc Khu (Cơ sở BTXH)...........................................

- Sở Lao động-TB&XH tỉnh (TP):.......................................

Tên tôi là:............................ sinh năm (tuổi)................. nam (nữ)..............

Chỗ ở hiện nay, thôn............. xã.......... huyện.................... tỉnh..................

Tôi có (quan hệ)............ tên là.................. sinh năm...................................

Là đối tượng tâm thần mãn tính theo xác nhận của bệnh viện:...................

Tại hồ sơ số:................................................................................................

Gia đình đã cho đi điều trị tại:.....................................................................

Lần 1: Từ ngày... tháng... năm 199... đến ngày.... tháng... năm.................

Lần 2:..........................................................................................................

Lần 3:..........................................................................................................

Hiện tại bệnh trầm trọng hơn đã có hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của gia đình và người khác như:..................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc, vì:............

......................................................................................................................

Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho............. tôi được vào nuôi dưỡng tại Khu (Cơ sở) điều dưỡng người tâm thần.

Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan; tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.

Người làm đơn

(Ký tên)

Kèm theo đơn gồm có:

- Hồ sơ bệnh án do chuyên khoa TT xác nhận

- Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác

- 3 ảnh 4 x 6

Xác nhận và đề nghị của UBND xã (phường)

Uỷ Ban nhân dân xã (phường).................................................................

Xác nhận đơn trình bày của Ông (Bà).............. là......................... và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện (quận).................. xét để chuyển đối tượng vào Cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định, theo thông báo của cơ sở bảo trợ xã hội , UBND xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.

Ngày.... tháng.... năm....
TM.UBND Xã.................
Chủ tịch

(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày..... tháng.... năm 200...

ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Dùng cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật)

Kính gửi: - Uỷ Ban nhân dân xã, phường, thị trấn:..............................

- Phòng Lao động-TB&XH huyện, quận, thị xã:.................

- Giám đốc Cơ sở Bảo trợ xã hội:.........................................

- Sở Lao động-TB&XH tỉnh (TP):........................................

Tên tôi là:............................ sinh năm (tuổi)................. nam (nữ)...................

Chổ ở hiện nay, thôn................... xã, phường, thị trấn.....................................

huyện, quận, thị xã...................... tỉnh, thành phố............................................

Tôi có (quan hệ).................... tên là................................ sinh năm..................

Là đối tượng:................................................. nguyên nhân..............................

..........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc vì:...................

...........................................................................................................................

Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho................................ tôi được vào nuôi dưỡng tại......................................................................................................................

Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan. Tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.

Người làm đơn

(Ký tên)

........................

Kèm theo đơn gồm có

- Hồ sơ bệnh án

- Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác

- 3 ảnh 4 x 6

Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.................................................................

Xác nhận đơn trình bày của ông (Bà).............. là............................. và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện, quận, thị xã................. xét để chuyển đối tượng vào cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định theo thông báo của cơ sở BTXH, UBND cấp xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.

Ngày.... tháng... năm....
TM. UBND Xã............
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)


Huyện, quận, thị xã:...
Xã, phường, thị trấn:...

Mẫu số 03/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng... năm 200...

B I Ê N B Ả N VỀ VIỆC XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Hôm nay, vào lúc... giờ, ngày... tháng... năm.....

Đại diện cho chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã, phường, thị trấn............. quận, huyện, thị xã.... tỉnh, thành phố................... gồm có:

1- Đại diện UBND:.................................................................................

2- - Ban LĐ-TBXH:...................................................................

3- - Công an:..............................................................................

4- Đại diện đoàn thể:..............................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Đã họp xét và lập biên bản xác nhận danh sách đối tượng xã hội của xã, phường, thị trấn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị huyện, quận, thị xã trợ cấp xã hội; có danh sách kèm theo.

Biên bản lập xong vào lúc...... giờ cùng ngày, tất cả đã thống nhất nội dung ghi trên, đồng ký tên.

TM.đoàn thể TM. Công an Ban LĐ-TBXH TM.UBND

Huyện, quận, thị xã:.......

Xã, phường, thị trấn:.......

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ XÉT HƯỞNG TRỢ CẤP CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Theo mẫu số 03/LĐ-TBXH.Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/7/ 2000

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Loại đối tượng

Chổ ở (thôn, xóm)

Ghi chú

 

 

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 04/LĐ-TBXH-BTXH

(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ:....
Số:..../QĐ-UB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày..... tháng.... năm 200...

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ:................. VỀ VIỆC HƯỞNG TRỢ CẤP CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ:...........

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND công bố ngày... tháng... năm...;

Căn cứ NĐ số 07/2000/CP-NĐ ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Theo đề nghị của phòng LĐTBXH và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã.

Q U Y Ế T Đ Ị N H

Điều 1: Số đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội hàng tháng là:............. suất (bằng chữ...................) (Có danh sách kèm theo)

Điều 2:Những đối tượng có tên trong danh sách được hưởng mức................. đ/tháng/người;

Kể từ ngày.... tháng.... năm....

Điều 3:Các ông (bà): Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện, quận, thị xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn và đối tượng có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM. Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch

Nơi nhận:
- Như Điều 3
- UBND tỉnh
- Sở LĐ-TBXH
- Lưu VP, LĐ-TBXH
Huyện, quận, thị xã:......

DÁNH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Theo Quyết định số..../QĐ-UB ngày.... tháng... năm 200...

Số TT

Họ và tên

Loại đối tượng

Mức trợ cấp

Xã, phường, thị trấn

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

10

 

 

 

 

....

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 05/LĐ-TBXH-BTXH

(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

Huyện, quận, thị xã:...

Xã, phường, thị trấn:...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ TRỢ CẤP XÃ HỘI

Họ và tên:..................................................................... Nam/nữ

Ngày tháng năm sinh:.............................................................

Địa chỉ:......................................................................................

Đối tượng xã hội:.......................................................................

Mức trợ cấp xã hội:....................................................................

Được hưởng từ tháng..... năm....

Đến:.........................................

Ngày... tháng... năm...
T/L.UBND huyện, quận, thị xã....
Trưởng phòng LĐ-TBXH
(Ký tên đóng dấu)
SỐ TIỀN TRỢ CẤP HÀNG THÁNG NĂM 200...

Tháng

Số tiền

Họ và tên người giao tiền

Họ và tên người nhận tiền

Người nhận tiền ký tên

Một

 

 

 

 

Hai

 

 

 

 

Ba

 

 

 

 

Bốn

 

 

 

 

Năm

 

 

 

 

Sáu

 

 

 

 

Bảy

 

 

 

 

Tám

 

 

 

 

Chín

 

 

 

 

Mười

 

 

 

 

Mười một

 

 

 

 

Mười hai

 

 

 

 

 

Mẫu số 06/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

 

UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ...
Phòng Lao động-TB&XE HỏA
Số:...../LĐ-TBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày..... tháng... năm 200...

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

tỉnh (thành phố):.................................

Theo đơn trình bày của:................... và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn:......................... xin cho:................... là đối tượng:....................., tuổi:........... được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại..................................................................

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã:............................. đã tiến hành thẩm tra và nhận thấy:

- ...................................................................................................................

- ...................................................................................................................

- ...................................................................................................................

Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết;

Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cam kết tổ chức việc đón nhận đối tượng trở về gia đình, xã, phường, thị trấn khi có quyết định của Giám đốc Cơ sở Bảo trợ xã hội.

Trưởng phòng
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu

Mẫu số 07/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

UBND TỈNH (TP):......
Sở Lao động-TB&XH

Số:..../QĐ-LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày... tháng... năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI VÀO NUÔI DƯỠNG TẬP TRUNG

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 Căn cứ Nghị Định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

 Căn cứ Quyết định số:..... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh..................... quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Sở LĐ-TBXH.

Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng:................................................

và đề nghị của:.................................................................................

Q U Y Ế T Đ Ị N H

Điều 1:Ông (bà, em):........ là đối tượng........... sinh năm...................

Thường trú tại thôn...... xã, phường, thị trấn...... huyện, quận, thị xã........

tỉnh (TP):....................................................................................................

được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại..............................................

Điều 2: Ông (bà, em)............ được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng........... đ/tháng theo Quyết định số:........... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh, thành phố, kể từ ngày... tháng... năm...

Điều 3: Khi ông (bà, em)......................... ổn định về sức khoẻ hoặc có đủ điều kiện trở về cộng đồng, gia đình cùng UBND cấp xã có trách nhiệm đón nhận ông (bà, em)............. về nuôi dưỡng.

Điều 4: Các ông (bà) Giám đốc Cơ sở BTXH......................., Trưởng phòng LĐ-TBXH quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND cấp xã và đối tượng có tên tại Điều I chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 4

- UBND tỉnh để báo cáo

- Sở Tài chính - Vật giá

- Lưu VP, BTXH

Mẫu số 08/LĐ-TBXH-BTXH

(Theo TT số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000)

SỞ LAO ĐỘNG-TB&XE HỏA
CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Số:.... /QĐ- BTXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày... tháng... năm 200...

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI VỀ VIỆC ĐƯA ĐỐI TƯỢNG TRỞ VỀ GIA ĐÌNH

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị Định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ; Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số:..... ngày... tháng... năm... của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Cơ sở Bảo trợ xã hội

Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng...............................

và đề nghị của:..............................................................

Q U Y Ế T Đ Ị N H

Điều 1: Ông (bà):....... thuộc diện............... sinh năm....................

Thường trú tại thôn:......... xã, phường, thị trấn.....................................

huyện, quận, thị xã........................... tỉnh (TP)......................................

Thôi hưởng chế độ nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội............ trở về gia đình. Kể từ ngày.... tháng..... năm....

Với lý do:...............................................................................................

................................................................................................................

Điều 2: Gia đình hoặc người bảo lãnh và Uỷ ban nhân dân xã..................... có trách nhiệm tiếp nhận Ông (bà)..................... và các giấy tờ, tư trang có liên quan về nuôi dưỡng tại gia đình cộng đồng.

Giám đốc
Cơ sở bảo trợ và xã hội
(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

Như Điều 1Điều 2
- Sở LĐTBXH (để B/C).
- Lưu VT

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 18/2000/TT-BLDTBXH

Hanoi, July 28, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 07/2000/ND-CP OF MARCH 9, 2000 ON SOCIAL RELIEF POLICIES

Pursuant to the Government’s Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief polices, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the implementation of this Decree as follows:

A. BENEFICIARIES

I. BENEFICIARIES OF REGULAR SOCIAL RELIEF

Beneficiaries of regular social relief under the management of communes and wards prescribed in Article 6 of the Government’s Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000 shall include:

1. Regarding orphans:

a/ Under-16 children whose both parents are dead or who have been abandoned, lost their nurturing sources and have no relatives (paternal and maternal grandparents, lawful adoptive parents, elder brothers and sisters) to rely on.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If orphans mentioned at Points a and b above still have relatives who, however, are incapable to bring them up (the relatives are under 16 years of age or above 60 years of age, or are seriously disabled, serving imprisonment sentences in prisons, or whose families are categorized as poor households according to the criteria announced for different periods of time by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs), they shall be considered for entitlement to social relief allowances.

2. Regarding lonely elderly persons without support:

a/ Those who are full 60 years of age or older, live alone and have no children (biological or lawful adopted children, have no grandchildren nor relatives to rely on, and have no income sources.

b/ Those who are full 60 years of age or older, whose spouse is still alive but senile, have no biological or lawful adopted children, no grandchildren nor relatives to rely on, and have no income sources.

If elderly persons mentioned at Points a and b above still have children, grandchildren and/or relatives who, however, are incapable to nurse them (because, for example, their families are poor, their children, grandchildren and/or relatives themselves are under 16 years or above 60 years of age, or are serving imprisonment sentences in prisons, or seriously disabled), they shall be also considered for entitlement to social relief allowances.

Particularly for old and lonely women who have no one to rely on, no income sources and aged full 55 years or older, are enjoying social relief allowance, they shall continue to enjoy it.

3. For beneficiaries who are seriously disabled persons or chronic mental patients as prescribed in Clauses 3 and 4, Article 6 of Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000, Circular No. 13/2000/TT-BLDTBXH of May 12, 2000 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No. 55/1999/ND-CP of July 10, 1999 detailing the implementation of the Ordinance on the Disabled shall apply.

II. BENEFICIARIES OF IRREGULAR SOCIAL RELIEF

Beneficiaries of irregular social relief prescribed in Article 14 of the Government’s Decree No. 07/2000 of March 9, 2000, including persons or households facing difficulties due to natural calamities or force majeure circumstances, shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Families with members who are dead or missing due to natural calamity consequences or while taking part in rescuing people and property of the State and people.

b/ Families with collapsed, swept away, burnt or seriously damaged houses, being rendered homeless. For families living aboard boats or ships which have been smashed, sunk or seriously damaged, and now becoming homeless, they shall be also considered for relief.

c/ Families that have lost their principal means of production and suffer from hunger.

2. People:

a/ Persons who are seriously injured due to natural calamities or while taking part in rescuing people’s life or the State’s or people’s property.

b/ Persons who suffer from pre-harvest hunger or are members of poor families.

c/ Persons who are dead or hospitalized for serious injury due to some misfortune outside their place of residence while their families are not aware thereof and thus cannot take care of or bury them.

d/ Wandering beggars who are gathered into social relief establishments by the provincial/municipal Police in coordination with the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs and waiting for being sent back to their families.

B. SOCIAL RELIEF REGIME

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Level of regular social allowance;

Orphans who have lost their nurturing sources, lonely elderly persons without support and income sources prescribed in Article 10 of the above-said Decree shall receive the minimum level of allowance. The presidents of the provincial-level People’s Committees may adjust such level suited to the practical conditions of their localities, which, however, must not lower than the level prescribed below;

- Regular social allowance for beneficiaries living with their families and under the management of communes or wards: 45,000 VND/person/month.

- Nurturing allowance at the State-run social relief establishments: 100,000 VND/person/month; Particularly for under-18-month infants who need to be fed with milk, the allowance level shall be 150,000 VND/infant/month.

2. Allowances other than the regular allowance for beneficiaries living at social relief establishments

Allowances for beneficiaries living at the State-run social relief establishments prescribed in Article 11 of the above-said Decree shall be determined as follows:

a/ Allowance for buying personal articles in service of daily life activities such as clothes, face towels, tooth brush and paste, detergents, plastic slippers, blankets, mats, mosquito nets.

b/ Allowance for buying common curative medicines according to the list of medicines prescribed for public employees available at the agencies’ medical centers.

c/ Allowance for buying textbooks and learning aids, for children who are taking general education or supplementary education classes. The allowance level shall vary according to the educational levels and grades.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Allowance for funeral costs.

The presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide the above-mentioned allowance levels suitable to the practical conditions of their respective localities.

II. IRREGULAR SOCIAL RELIEF

1. Beneficiaries prescribed at Point a, Clause 1, Section II of Part A shall be entitled to the single irregular social relief allowance for the funeral of dead persons or the single allowance for families to buy things as offerings to missing persons.

In cases where the local administration or agency organizes the funeral of a dead person, it shall be also receive payment therefor equal to the allowance level enjoyed by the dead person’s family.

2. Beneficiaries prescribed at Point b, Clause 1, Section II of Part A shall enjoy the single irregular social relief allowance for rebuilding and repairing their houses.

3. Beneficiaries prescribed at Point c, Clause 1 and Point b, Clause 2, Section II of Part A shall receive hunger relief support for one to three months.

4. Beneficiaries prescribed at Point a, Clause 2, Section II of Part A shall receive partial support for their hospitalization expenses.

5. Beneficiaries prescribed at Point c, Clause 2, Section II of Part A shall receive partial support for their hospitalization expenses. In cases where such a beneficiary dies, the local administration or agency that organizes his/her funeral shall also receive a payment equal to the dead person’s family’s allowance level as prescribed in Clause 1, Section II of Part B above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The irregular social relief allowance level for each group of beneficiaries prescribed in Clauses 1 and 2, Section II, Part A of this Circular shall be decided by the presidents of the provincial-level People’s Committees, depending on the extent of damage, hunger and resource mobilization capability.

C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Beneficiaries being orphans or lonely elderly persons without support, who wish to enjoy regular social relief allowances, must file written applications, by themselves or their relatives, clearly describing their situation and requesting the commune-level People’s Committees to consider and propose their cases to the district-level People’s Committees for decision.

Those who are entitled to regular social relief prescribed in Article 6 of the Government’s Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000, if facing exceptional difficulties which render them unable to support themselves and wishing to be admitted into the State-run social relief establishments, must file written requests, by themselves or their relatives, to the competent authorities for consideration and decision.

2. The commune-level People’s Committees shall have the responsibility to:

+ Make a list of beneficiaries stipulated in Section I, Part A of this Circular and get it approved by the commune-level Consideration and Approval Councils to propose social allowances for these subjects; and for subjects meeting with exceptionally difficult circumstances, propose them be admitted to the social relief establishments.

+ When hunger or natural calamities occur, make a list of beneficiaries stipulated in Clauses 1 and 2, Section II, Part A of this Circular, get it approved by the commune-level Consideration and Approval Council to propose irregular social relief for them.

+ Particularly for those who suffer misfortunes outside their place of residence as stipulated at Point c, Clause 2, Section II, Part A of this Circular, their cases shall be dealt with as follows:

- For injured persons: The medical establishments that have directly treated these persons shall make a list thereof and send it to the Labor, War Invalids and Social Affairs agencies of the localities where the medical establishments are based for submission to the competent authorities for decision on the irregular relief levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Set up the Consideration and Approval Council, which is composed of the chairman being the president or a vice-president of the People’s Committee, members being representatives of the Fatherland Front and several departments and branches and a standing member who is an official in charge of the Labor, War Invalids and Social Affairs work. The Consideration and Approval Councils must make written conclusions and the enclosed lists of eligible beneficiaries;

After the lists of eligible beneficiaries are approved by the Consideration and Approval Councils, the presidents of the commune-level People’s Committees shall make official dispatches proposing the district level People’s Committee presidents to consider and make decision thereon. Such an official dispatch must be enclosed with the report of the Consideration and Approval Council, a proposed list of regular social relief allowance beneficiaries, dossiers of social beneficiaries who face exceptionally difficult circumstances and are proposed for being admitted to social relief establishments, a proposed list of families and units in need of irregular social relief.

+ Make a book on the management and payment of monthly social allowances to regular social relief beneficiaries;

+ Organize the reception of regular social relief beneficiaries returning to the localities from the social relief establishments. Create favorable conditions for them to stabilize their life and integrate themselves into the community.

+ Make a book on the receipt and distribution of irregular relief money and goods.

+ Organize the direct and timely provision of irregular social relief to the beneficiaries in the localities.

3. The district-level Labor, War Invalids and Social Affairs or Labor Organization and Social Affairs Sections shall have to:

+ Sum up the lists of regular and irregular social relief beneficiaries proposed by the commune-level People’s Committees for social relief allowances; on the basis of the capability of their districts’ allowance funding sources as well as the guidance of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services, report to the district-level People’s Committee presidents for decision on the social relief allowances in the community and irregular social relief allowances.

+ For social beneficiaries who meet with exceptionally difficult circumstances and are proposed by the communes for admission to the social relief establishments, complete the dossiers thereof and propose the district-level People’s Committees for making decision thereon (if the concerned social relief establishments are managed by the districts) or sending to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services for consideration and decision (if the concerned social relief establishments are managed by the provinces).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Guide the communes to organize the implementation of the support policies toward social beneficiaries and the provision of irregular social relief.

4. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have the responsibility to:

+ Annually, on the basis of the numbers of beneficiaries, the allowance levels for each category of beneficiaries, elaborate plans on the funding for regular and irregular social relief allowances and send them to the provincial/municipal Finance and Pricing Services and the Planning and Investment Services for submission to the provincial/municipal People’s Committee presidents for decision.

+ Sum up the lists of irregular social relief beneficiaries proposed by the district-level People’s Committees. On the basis of the provinces’ and the central level’ allowance funding sources and other aid sources, elaborate irregular social relief plans and send them to the provincial/municipal Finance and Pricing Services for submission to the provincial/municipal People’s Committee for decision.

+ Guide the subordinate levels to organize the payment of regular and irregular social relief allowances.

+ Issue decisions on admitting regular social relief beneficiaries who meet with exceptionally difficult circumstances to the social relief establishments under their management, and on irregular social allowances for the beneficiaries stipulated at Point d, Clause 2, Section II, Part A of this Circular.

5. The social relief establishments shall have to:

+ Admit social beneficiaries by decisions of the competent authorities, organize the nursing of and ensure the material, cultural and spiritual life for social relief beneficiaries under their management.

+ Mobilize agencies, organizations and individuals to support social beneficiaries who meet with exceptional difficulties, manage and use the mobilized sources according to the current regulations so as to raise the material and spiritual life of the social beneficiaries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Decide on sending beneficiaries who have conditions to integrate themselves into their community back to their localities.

6. When natural calamities occur on a large scale, the People’s Committees of all levels shall set up steering committees for reception and distribution of relief money and goods, each shall have the People’s Committee president or vice-president as its head, a leading official of the Labor, War Invalids and Social Affairs service as its standing deputy-head, and leading officials of the Finance and Pricing service, the concerned departments and branches, the local Front Fatherland and the Red Cross Society as its members. These committees shall have the duty to receive and distribute relief money and goods; direct the setting up of shock teams to provide urgent and timely relief for inhabitants, especially in remote, deep-lying, difficult and isolated areas.

D. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its singing.

The previous provisions contrary to this Circular are all annulled.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study, consideration and settlement.

 

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/07/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.333

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.90.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!