BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
******
|
Số : 17-TC/QLNS
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 11 năm 1976
|
THÔNG TƯ
VỀ
VIỆC LẬP TỔNG QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1976
Công tác quyết toán ngân sách là việc làm
thường xuyên và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức
kinh tế các địa phương có thu, chi ngân sách Nhà nước, theo đúng Điều lệ về lập
và chấp hành ngân sách Nhà nước trong Nghị định số 168-CP ngày 20-10-1961 của Hội
đồng Chính phủ.
Ngân sách Nhà nước năm 1976 là ngân sách thống
nhất đầu tiên của cả nước. Việc lập tổng quyết toán ngân sách phải được thi
hành thống nhất trong cả nước, đảm bảo tổng hợp kịp thời, chính xác các hoạt động
về kinh tế và chấp hành ngân sách của các ngành, các địa phương trong toàn quốc
và tiến hành theo nội dung và thời hạn thống nhất. Đồng thời, công tác quyết
toán ngân sách năm nay phải góp phần thiết thực vào việc đúc kết được những bài
học bổ ích về việc lập và chấp hành kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước vừa
qua để tăng cường quản lý kinh tế tài chính trong năm 1977 đối với các đơn vị.
Do đó, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số
điểm để tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1976 để các ngành, các địa phương,
các đơn vị thi hành.
I. MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH THỨC CỦA NHÀ
NƯỚC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH
Các văn bản của Nhà nước đã ban hành về công tác quyết toán
bao gồm:
1. Nghị định số 168-CP ngày 20-10-1961 của Hội đồng Chính phủ
về điều lệ và chấp hàng ngân sách Nhà nước (a)
2. Nghị định số 175-CP ngày 28-10-1961 của Hội đồng Chính phủ
ban hành điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước (b)
3. Thông tư số 27-TC/TDT ngày 2-11-1966 ban hành chế độ
kế toán tổng kế toán (c)
4. Quyết định số 3-TC/TDT ngày 30-3-1972 của Bộ Tài chính ban
hành chế độ kế toán đơn vị dự toán (d)
Liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước trung ương cũng mới ban
hành thông tư về việc khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm 1976 tại các cơ quan
ngân hàng Nhà nước các cấp trong cả nước.
Yêu cầu các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kết hợp phổ biến hướng dẫn và
tổ chức thực hiện tốt những điều quy định trong thông tư đó cùng với thông tư
này, tạo điều kiện để làm tốt công tác quyết toán ngân sách năm 1976.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI
QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 1976
1. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ
quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ tổng hợp quyết toán của tất cả các đơn vị trực
thuộc hoạt động ở cả hai miền để lập quyết toán toàn ngành có phân biệt:
- Những đơn vị đóng từ Quảng nam – Đà nẵng
trở vào Nam lập quyết toán bằng tiền miền Nam, có quy ra tiền miền Bắc, theo biểu
mẫu đính kèm. Quyết toán này phải có xác nhận của ngân hàng Nhà nước cơ sở nơi
đơn vị giao dịch về số kinh phí đã được cấp phát trong năm và gửi về cơ quan chủ
quản ở miền Nam để xem xét tổng hợp đối chiếu lấy chữ ký xác nhận của cơ quan Bộ
Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh, rồi kèm theo nhận xét gửi về Bộ chủ quản ở
Hà nội.
- Những đơn vị đóng từ Bình trị thiên trở
ra Bắc lập quyết toán bằng tiền miền Bắc, theo các biểu mẫu đã quy định trong
chế độ kế toán đơn vị dự toán (ban hành kèm theo Quyết định số 3-TC/TDT ngày
30-3-1972 của Bộ Tài chính)
- Quyết toán tổng hợp của Bộ, cơ quan ngang
Bộ và cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ phải lập riêng phần bằng tiền miền
Bắc, phần bằng tiền miền Nam quy ra tiền miền Bắc, phần bằng tiền miền Nam quy
ra tiền miền Bắc và tổng hợp bằng tiền miền Bắc và cũng theo đúng các biểu mẫu
trong chế độ kế toán đơn vị dự toán nói trên.
2. Về chi kiến thiết cơ bản: Năm
1976, có tình trạng một công trình ở miền Nam hay ở miền Bắc, được cấp phát vừa
bằng tiền miền Nam, vừa bằng tiền miền Bắc. Nay thống nhất phương pháp thanh
toán và quyết toán như sau:
Nguyên tắc chung là số tiền cấp phát ở đâu,
do ngân hàng kiến thiết thanh toán thì quyết toán với ngân sách ở đó. Nhưng khi
quyết toán toàn bộ công trình thì phải tổng hợp toàn bộ số tiền đã được cấp
phát ở cả hai miền cho công trình đó, số được cấp ở miền Nam bằng tiền miền Nam
phải quy ra tiền miền Bắc để tổng hợp chung bằng tiền miền Bắc.
Cụ thể là:
- Số tiền trợ cấp ở miền Bắc, bằng tiền miền
Bắc, để chi cho tất cả các công trình xây dựng (kể cả công trình ở miền Nam)
thì ngân hàng kiến thiết trung ương có nhiệm vụ thanh toán và quyết toán với Bộ
Tài chính (ở Hà Nội).
- Số tiền trợ cấp ở miền Nam, bằng tiến miền
Nam để chi cho tất cả các công trình (kể cả các công trình ở miền Bắc) thị bộ
phận ngân hàng kiến thiết miền Nam có trách nhiệm thanh toán và quyết toán với
Bộ Tài chính miền Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài việc lập bản thanh toán và quyết toán
số vốn cấp phát cả năm 1976 (như vẫn làm hiện nay). Ngân hàng kiến thiết trung
ương có nhiệm vụ tổng hợp quyết toán số vốn đã cấp phát về xây dựng cơ bản
trong cả nước phần bằng tiền miền Bắc, phần bằng tiền miền Nam quy ra tiền miền
Bắc và cuối cùng tổng hợp bằng tiền miền Bắc, gửi báo cáo quyết toán đó cho Bộ
Tài chính (ở Hà Nội).
3. Về thu ngân sách: Để bảo đảm
sự nhất trí giữa quyết toán tổng hợp của các Bộ, về số thu nộp ngân sách năm
1976 với báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước trung ương, đề
nghị các Bộ, Tổng cục hướng dẫn cho tất cả các đơn vị trực thuộc tiến hành như
sau:
- Từng đơn vị cơ sở lập bảng đối chiếu với
Ngân hàng nhà nước nơi giao dịch về số thu nộp của mình, đến từng tài khoản
theo mục lục Ngân sách nhà nước, Bảng đối chiếu số liệu này lập theo mẫu số 2
đính kèm, phải có xác nhận của ngân hàng Nhà nước cơ sở và gửi về Bộ chủ
quản ở Hà Nội (nếu đơn vị đóng ở các địa phương từ Bình Trị Thiên trở ra) hoặc ở
thành phố Hồ Chí Minh (nếu đóng ở Quảng- Đà trở vào).
- Về phía ngân hàng nhà nước cơ sở, qua đối
chiếu số liệu thu nộp với các đơn vị, nếu thấy có chênh lệch so với báo cáo thu
12 tháng năm 1976, phải làm thủ tục điều chỉnh báo cáo lên cấp trên, cho đến
Ngân hàng Nhà nước trung ương (ở Hà Nội hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh) để cơ
quan này thông báo cho cơ quan tài chính đồng cấp, dùng làm căn cứ điều chỉnh từ
báo cáo thu 12 tháng thành quyết toán thu cả năm từng miền. Cơ quan Bộ Tài
chính ở thành phố Hồ Chí Minh phải gửi bản quyết toán thu ngân sách trung ương ở
miền Nam này về Hà Nội để Bộ Tài chính tổng hợp thành tổng quyết toán thu ngân
sách trung ương trong cả nước.
- Cuối cùng, Bộ chủ quản tổng hợp quyết
toán thu toàn ngành trong cả nước có phân tích từng loại, khoản, hạng, mục theo
mục lục ngân sách Nhà nước để đối chiếu với số liệu của Bộ Tài chính ở Hà Nội.
1. Các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố (Ty, Sở Tài chính) từ Bình Trị Thiên trở ra hướng dẫn và tổ chức cho các
đơn vị trực thuộc, lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách địa phương gửi về Bộ
Tài chính ở Hà Nội, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam - Đà Nẵng
trở vào cũng làm như trên và lập tổng quyết toán ngân sách địa phương bằng tiền
miền Nam gửi về cơ quan Bộ Tài chính đóng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cơ
quan này tổng hợp thành tổng quyết toán ngân sách các tỉnh, thành phố miền Nam,
bằng tiền miền Nam, cuối cùng có quy ra tiền miền Bắc để gửi cho Bộ Tài chính ở
Hà Nội.
2. Về việc xử lý số kết dư ngân sách năm
trước chuyển sang năm 1976.
Đối với 26 tỉnh, thành phố ở miền Bắc
(theo đơn vị cũ trước khi sát nhập), căn cứ vào thông báo của Bộ Tài chính về
việc xét duyệt tổng quyết toán ngân sách địa phương năm 1975, để ghi chuyển số
dư ngân sách 1975 một phần vào quỹ dự trữ tài chính địa phương, một phần
vào ngân sách năm 1976. (Tài khoản thu kết dư năm trước của ngân sách địa
phương, loại VI, khoản 117).
Đối với các tỉnh, thành phố ở miền Nam (kể
cả Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) chưa hình thành số kết dư năm 1975 một cách chính
xác, nhưng qua báo cáo của các tỉnh, thành phố này thì thực tế đều có số tồn quỹ
cuối năm 1975 chuyển sang năm 1976. Nay quy định thống nhất là số tồn quỹ đó phải
được quyết toán thu vào ngân sách năm 1976, tài khoản thu kết dư năm trước của
ngân sách địa phương.
Vận dụng cách xử lý như trên, các tỉnh mới
thành lập do sát nhập hai hoặc ba đơn vị cũ, phải tổng hợp kết số dư (hoặc tồn
quỹ) của hai hoặc ba đơn vị này để quyết toán vào ngân sách năm 1976 theo đơn vị
tính mới. Riêng Bình Trị Thiên cần chú ý là phải vừa tổng hợp số kết dư ngân
sách năm 1975 của hai tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh theo thông báo của Bộ Tài
chính, vừa tổng hợp số tồn quỹ cuối năm 1975 của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa
Thiên để ghi vào tổng quyết toán ngân sách năm 1976 của Bình Trị Thiên.
3. Năm 1976, một số tỉnh, thành phố
miền Nam mua vật tư, haa (máy móc, thiết bị, vật liệu...) ở miền Bắc và đã được
giao ngân sách trung ương trợ cấp bằng tiền miền Bắc để thanh toán với các xí
nghiệp, các đơn vị bán.
Khi quyết toán, phải quy ra tiền miền Nam để
phản ánh đầy đủ số thu do ngân sách trung ương trợ cấp, đồng thời phải chú
thích rõ trong đó số tiền được trợ cấp bằng tiền miền Bắc, quy ra tiền miền Nam
là bao nhiêu, để cơ quan Bộ Tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh có căn cứ đối
soát lại và xét duyệt tổng quyết toán trước khi tổng hợp gửi về Bộ Tài chính ở
Hà Nội. Khi đối chiếu số liệu với ngân hàng Nhà nước địa phương, phải loại trừ
số tiền đã được trợ cấp bằng tiền miền Bắc nói trên vì không được thu, chi qua
ngân hàng Nhà nước địa phương.
4. Về số hiện vật còn lại cuối năm chưa
quyết toán.
Ở một số tỉnh, thành phố ở miền Nam, cuối
năm 1975 còn một số hàng viện trợ bằng hiện vật, nay cần được bán hoặc thanh
toán thu nộp vào ngân sách trung ương năm 1976 tại miền Nam ghi vào loại VII,
khoản 118, hạng 4 của mục lục ngân sách Nhà nước. Nếu đã ghi thu vào ngân sách
địa phương thì Sở, Ty tài chính phải điều chỉ trả lại ngân sách trung ương trước
khi lập tổng quyết toán ngân sách địa phương. Nếu đã bán thu tiền nằm trong số
tồn quỹ cuối năm 1975 của địa phương thì xử lý như kết dư ngân sách năm 1975 đã
quy định ở điểm 2 nói trên.
Tại các tỉnh, thành phố miền Bắc, hàng năm
đều có số vật liệu, vật rẽ tiền mau hỏng tồn kho do các đơn vị dự toán đã mua
nhưng chưa sử dụng nên chưa quyết toán. Trong những năm vừa qua, các địa phương
và các đơn vị dự toán đã xử lý mỗi nơi một khác. Nay thống nhất cách giải quyết
số tồn kho này như sau:
- Kết hợp với việc kiểm kê tài sản vào 0
hìơ ngày 1 tháng 1 năm 1977, từng đơn vị dự toán phải kiểm kê kho vật liệu và vật
rẻ tiền mau hỏng, lập biên bản, ghi rõ số lượng và giá trị bằng tiền của từng
thứ nguyên vật liệu và vật rẻ tiền mau hỏng, rồi một mặt gửi biên bản kiểm kê
này kèm vào báo cáo quyết toán lên đơn vị chủ quản cấp trên và gửi cho cơ quan
tài chính đồng cấp, một mặt phải chủ động rút kinh phí hạn mức năm 1977 để nộp,
giảm cấp phát về kinh phí đã được ngân sách cấp phát năm 1976.
- Nếu số hiện vật tồn kho này hoàn toàn do
kinh phí của năm 1976 mua vào, thì quyết toán của đơn vị sẽ thể hiện đúng theo
công thức:
Kinh phhí được cấp = số quyết toán + số thu
giảm cấp phát.
- Nếu có trường hợp những vật liệu và vật rẻ
tiền mua hỏng tồn kho đó không hoàn toàn do kinh phí năm 1976 mua, mà còn lẫn một
số vật liệu rẻ tiền mau hỏng của những năm trước và được quyết toán rồi, thì phải
phân biệt:
1. Phần kinh phí thừa của năm 1976 phải nộp
giảm cấp phát vào loại, khoản, hạng, mục thuộc ngân sách năm 1976.
(Kinh phí thừa = kinh phí được cấp - quyết
toán).
2. Giá trị vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng
thuộc ngân sách năm trước còn lại thì nộp vào tài khoản thu ngân sách năm 1977,
ghi vào khoản 115, hạng 2. trường hợp hồi các khoản chi của năm trước về hành
chính, sự nghiệp.
(Số tiền nộp thu hồi các khoản chi năm trước=
tổng giá trị vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng tồn kho - trị giá số vật liệu, vật
rẻ tiền mau hỏng đã thu giảm cấp phát vào ngân sách năm quyết toán).
Cách xử lý số hiện vật tồn kho cuối năm
chưa quyết toán trên đây áp dụng chung cho tất cả các đơn vị dự toán trung ương
và địa phương.
Để bảo đảm cho Bộ Tài chính có thời gian
xét duyệt và tổng hợp lập tổng quyết toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ và
Quốc hội trong tháng 6 năm 1977 như đã quy định trong Điều lệ về lập và chánh
hành ngân sách Nhà nước, yêu cầu tất cả các ngành, các địa phương, các đơn vị dự
toán từ cơ sở đến cấp chủ quản. Phải tôn trọng thời hạn lập và gửi quyết toán
ngân sách năm 1976 như sau:
- Tất cả các đơn vị dự toán địa phương gửi
cho Sở, Ty tài chính đồng cấp chậm nhất là ngày 31 tháng 01 năm 1977.
- Tất cả các đơn vị dự toán trung ương cấp
II hoặc cấp III ( nếu không có cấp II) ở miền Bắc cũng như ở miền Nam gửi cho Bộ
chủ quản ở Hà Nội chậm nhất là ngày 10 tháng 2 năm 1977.
- Các Bộ chủ quản gửi cho Bộ Tài chính ở Hà
Nội chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm 1977
- Các Sở, Ty tài hcính miền Nam gửi
cho cơ quan Bộ Tài chính ở thành phố Hồ Chí Minh. Các Sở, Ty tài chính miền Bắc
gửi cho Bộ Tài chính ở Hà Nội chậm nhất vào ngày 28 tháng 2 năm 1977.
- Cơ quan Bộ Tài chính ở miền Nam gửi cho Bộ
Tài chính ở Hà Nội chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm 1977.
Đề nghị các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,các cơ
quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tổ chức hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc lập lập quyết toán
ngân sách năm 1976 theo đúng chế độ của Nhà nước và đúng với quy định trong
thông tư này, đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đối với các đơn vị mới thành lập
ở miền Nam mới làm quyết toán lần đầu, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cử người
trực tiếp giúp đỡ để không vì những đơn vị này mà ảnh hưởng đến bảo đảm các yêu
cầu nói trên. Nếu có điểm nào chưa rõ hoặc có khó khăn trở ngại gì, đề nghị phản
ánh hoặc trao đổi trực tiếp với Bộ Tài chính để cùng bàn biện pháp giải quyết.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Dương Văn Dật
|
Tên cơ quan, đơn vị
dự toán
……………………………
trực thuộc Bộ, Tổng
cục
……………………………
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Mẫu
số 1
|
Loại …
Khoản … hạng …
Tháng hay quý
|
Kinh phí thực rút ở
ngân hàng
|
Kinh phí thực cấp phát
theo lệnh chi
|
Kinh phí năm trước
chuyển sang
|
Nguồn kinh phí khác
|
Cộng
|
Số quyết toán
|
Kinh phí thừa
|
Phân tích số quyết
toán ra các mục
|
Tổng số
|
Đã nộp ngân sách
|
Chưa nộp ngân sách
|
Mục 1
|
Mục 2
|
Mục 3
|
…
|
…
|
Mục 25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế toán trưởng
|
… ngày … tháng …năm
197…
Thủ trưởng đơn vị dự
toán
|
Cộng (bằng tiền miền Nam) quy ra tiền
miền Bắc
Xác nhận số kinh phí thực rút ở
ngân hàng cả năm 1976 là …………….. (viết cả chữ, đơn vị tiền miền Nam)
…… ngày…… tháng…… năm
197…
Ngân
hàng cơ sở
|
|
|
|
|
|
Chú thích :
1. Mẫu này dùng cho các đơn vị trực thuộc các Bộ, các ngành đóng ở
miền Nam và được cấp bằng tiền miền Nam để chi tiêu ở miền Nam.
2. Mỗi hạng dùng một
tờ này.
Tên cơ quan, đơn vị
dự toán
……………………………
trực thuộc Bộ, Tổng
cục
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Mẫu
số 1
|
Loại
|
Khoản
|
Hạng
|
Mục
|
Tên khoản thu
|
Dự toán
….
|
Đã thu
|
Đã nộp ngân sách
|
Còn lại chưa nộp
|
Năm 1975 còn
|
Năm 1976
|
Cho năm 1975
|
Cho năm 1976
|
Cho năm 1975
|
Cho năm 1976
|
Của năm 1975
|
Của năm 1976
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG :
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của ngân
hàng…
Xác nhận số thực nộp của đơn vị vào
ngân sách Nhà nước là (viết cả chữ)
…………………………..
theo đúng loại, khoản, hạng, mục
như trên.
Chi
nhánh ngân hàng…
(Ký và đóng dấu)
|
Người lập bảng
(Họ, tên và ký)
|
Kế toán trưởng
(Họ, tên và ký)
|
… ngày … tháng …năm 197…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích : Những cột – “Dự toán”,
“Đã nộp ngân sách”, “Còn lại chưa nộp” đều chia làm 2 để ghi những số tiền theo
chế độ được tính trên cơ sở tình hình kinh tế năm 1975 và được ghi thu hoặc nộp
trong năm 1976. Như vậy những đơn vị không có những khoản thu thuộc về năm 1975
và phải thu nộp trong năm 1976 thì chỉ dùng những cột về thu nộp năm 1976 (Cột
7, 9, 11, 13).