Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 13/2022/TT-BKHCN định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật

Số hiệu: 13/2022/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Lê Xuân Định
Ngày ban hành: 15/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

16 bước thực hiện dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 13/2022/TT-BKHCN ngày 15/9/2022 Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

Trong đó, quy định 16 bước công việc thực hiện dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể:

- Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng đề án TCQT

- Bước 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

- Bước 3: Tham gia biên soạn dự thảo làm việc (WD)

- Bước 4: Tham gia dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Bước 5: Tham gia biên soạn dự thảo của ban kỹ thuật (CD)

- Bước 6: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

- Bước 7: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Bước 8: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Bước 9: Tham gia hoàn thiện dự thảo ban kỹ thuật (DIS)

- Bước 10: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

- Bước 11: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Bước 12: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Bước 13: Tham gia hoàn thiện dự thảo TCQT trước khi công bố (FDIS)

- Bước 14: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

- Bước 15: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Bước 16: Tham gia hoàn thiện để công bố TCQT

Xem chi tiết tại Thông tư 13/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2022/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO NHÓM DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Thực hiện Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định 05 (năm) định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia, cụ thể:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

5. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo trình tự, thủ tục quy định.

2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

3. Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

4. Tiêu chuẩn khu vực là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực hoặc tổ chức khu vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

5. Tiêu chuẩn nước ngoài là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành...) công bố.

6. Giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 03 (ba) năm.

7. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

8. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia (sau đây viết tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

9. Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCĐP

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

TCQT

Tiêu chuẩn quốc tế

TCKV

Tiêu chuẩn khu vực

TCNN

Tiêu chuẩn nước ngoài

GTCLQG

Giải thưởng chất lượng quốc gia

HĐST

Hội đồng sơ tuyển

HĐQG

Hội đồng quốc gia

Điều 4. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Xây dựng định mức áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

a) Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

b) Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

d) Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

đ) Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

e) Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

g) Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

h) Thông tư số 27/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về giải thưởng chất lượng quốc gia;

i) Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

k) Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

l) Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

m) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

n) Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

o) Quyết định số 22/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia”.

2. Xây dựng định mức chưa có quy định cụ thể

Phương pháp xây dựng định mức chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.

a) Phương pháp thống kê tổng hợp

Trên cơ sở số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê bảo đảm độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian 03 (ba) năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế.

b) Phương pháp tiêu chuẩn

Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc.

Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc, xây dựng định mức cho thiết bị và vật tư.

c) Phương pháp phân tích, thực nghiệm

Triển khai các hoạt động khảo sát, phân tích, đánh giá, thực nghiệm từng yếu tố cấu thành định mức áp dụng cho các công việc trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

Điều 5. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN, bao gồm các định mức thành phần như sau:

a) Định mức lao động là mức tiêu hao lao động cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công đối với xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định.

Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp và gián tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoặc để thực hiện một bước công việc hoặc thực hiện một công việc cụ thể và thời gian lao động trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.

Định mức lao động

=

Định mức lao động trực tiếp (thực hiện)

+

Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ)

- Định mức lao động trực tiếp là thời gian thực hiện xong một dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí thời gian lao động trong định mức được tính bằng công;

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của lao động trực tiếp.

Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công đối với xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia là 10 % (mười phần trăm) của định mức lao động trực tiếp.

b) Định mức máy móc, thiết bị là thời gian sử dụng cần thiết đối với từng loại máy móc, thiết bị để hoàn thành một dịch vụ sự nghiệp công xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài; hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định, đơn vị tính là ca.

c) Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, nhiên vật liệu, vật tư cần thiết để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tỷ lệ thu hồi vật tư áp dụng Thông tư số 45/2018/TT-BTC và căn cứ vào thực tế đã thực hiện các năm gần đây của từng loại vật tư tiêu hao cần thiết để hoàn thành các bước công việc.

2. Tổng định mức, áp dụng định mức

a) Định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia ban hành kèm theo Thông tư này là mức tối đa các chi phí, tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị và vật tư để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đạt được do cơ quan có thẩm quyền quy định.

b) Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ xây dựng dự toán và đơn giá cho dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia có sử dụng kinh phí theo phương thức do nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

3. Các cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia, căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật; điều kiện, tình hình thực tế cơ quan, tổ chức, địa bàn để áp dụng toàn bộ hoặc từng phần định mức ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp có quy định khác.

Điều 6. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này xây dựng trên cơ sở 05 (năm) quy trình thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tương ứng đã được phê duyệt, cụ thể:

1. Quy trình thực hiện dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

2. Quy trình thực hiện dịch vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

3. Quy trình thực hiện dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế;

4. Quy trình thực hiện dịch vụ phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

5. Quy trình thực hiện dịch vụ hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được ban hành.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo VPCP;
- Cổng TTĐT Bộ KH&CN;
- Lưu
: VT, TĐC, KHTC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Xuân Định

PHỤ LỤC I

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo trình tự, thủ tục quy định.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) bao gồm các bước xây dựng, thẩm định và trình công bố TCVN theo trình tự, thủ tục tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 127/2007NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

2. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng TCVN là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng TCVN là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Phụ lục này chưa bao gồm chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, đi lại, lưu trú, hội họp của chuyên gia.

5. Nội dung dịch vụ xây dựng TCVN được quy định cụ thể tại Quy trình thực hiện dịch vụ xây dựng TCVN, gồm 13 bước công việc trên cơ sở cụ thể hóa quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tổng hợp thực tiễn đã thực hiện.

Sơ đồ 13 bước công việc thực hiện dịch vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia:

II. Định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động

Đơn vị tính: 01 dự thảo TCVN

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan xây dựng dự án TCVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

10

II

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Biên soạn dự thảo của ban kỹ thuật/ban soạn thảo

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

150

IV

Công việc 4: Viết thuyết minh kèm theo dự thảo TCVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

15

V

Công việc 5: Lấy ý kiến góp ý dự thảo TCVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

5

VI

Công việc 6: Họp Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia, ban soạn thảo, chuyên gia

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

15

VII

Công việc 7: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp...), chuyên gia độc lập

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

5

VIII

Công việc 8: Tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

IX

Công việc 9: Báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (đối với TCVN tự nghiên cứu xây dựng)

30

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

X

Công việc 10: Hội thảo khoa học (hội nghị chuyên đề)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

15

XI

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN để gửi/trình thẩm định

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

8

XII

Công việc 12: Thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

20

XIII

Công việc 13: Hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thẩm định, gửi/trình công bố TCVN

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

5

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

1

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

2

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

15

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

15

3

Công việc 3: Biên soạn dự thảo TCVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

15

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

15

4

Công việc 4: Viết thuyết minh kèm dự thảo TCVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,75

5

Công việc 5: Lấy ý kiến góp ý dự thảo TCVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

6

Công việc 6: Họp Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia, ban soạn thảo, chuyên gia

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

2,625

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

7

Công việc 7: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp...), chuyên gia độc lập

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,25

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

8

Công việc 8: Tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,625

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,625

9

Công việc 9: Báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (đối với các TCVN tự nghiên cứu xây dựng)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,75

10

Công việc 10: Họp hội nghị hội thảo thông qua dự thảo TCVN

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

11

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo TCVN để gửi/trình thẩm định

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Máy in màu

Ca

Laser A4, in màu 2 mặt

0,125

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,75

12

Công việc 12: Thẩm định hồ sơ dự thảo TCVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,0

13

Công việc 13: Hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thẩm định, gửi/trình công bố TCVN

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Máy in màu

Ca

Laser A4, in màu 2 mặt

0,125

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,0

3. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

Xây dựng hoàn thiện 01 dự thảo TCVN

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng làm việc (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ, sắt

0,125

Giấy A4

gram

Định lượng 800 g/m2

10

Mực in

Hộp

Lazer 1.500 tờ A4

2

Mực in màu

Hộp

Lazer màu

1

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

20

Sổ ghi chép

Quyển

Loại thông dụng

5

Túi đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

20

Ghim

Hộp

Loại thông dụng

3

Kẹp giấy

Hộp

Loại thông dụng

5

Bìa cứng - File đựng

Cái

Loại thông dụng

10

Dập ghim

Cái

Loại thông dụng

0,2

Bút nhớ dòng

Cái

Loại thông dụng

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 Hz

480

PHỤ LỤC II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, bao gồm:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là: QCVN;

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là: QCĐP.

2. Xây dựng QCKT bao gồm các bước xây dựng, thẩm định (QCVN) hoặc lấy ý kiến đồng ý (QCĐP) và trình ban hành QCKT theo trình tự, thủ tục tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

3. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng QCKT là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với xây dựng QCKT là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

5. Định mức kinh tế kỹ thuật tại Phụ lục này chưa bao gồm chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, đi lại, lưu trú, hội họp của chuyên gia.

6. Nội dung dịch vụ xây dựng QCKT được quy định cụ thể tại Quy trình thực hiện dịch vụ xây dựng QCKT, gồm 13 bước công việc trên cơ sở cụ thể hóa quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tổng hợp thực tiễn.

Sơ đồ 13 bước công việc thực hiện dịch vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

II. Định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động

Đơn vị tính: 01 dự thảo QCKT

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng dự án QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

15

II

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

25

III

Công việc 3: Biên soạn dự thảo QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

170

IV

Công việc 4: Viết thuyết minh kèm theo dự thảo QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

16

V

Công việc 5: Góp ý dự thảo QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

15

VI

Công việc 6: Họp Ban soạn thảo QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

12

VII

Công việc 7: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp...), chuyên gia độc lập

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

8

VIII

Công việc 8: Tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

15

IX

Công việc 9: Báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (đối với QCKT xây dựng mới)

30

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

X

Công việc 10: Hội nghị khoa học

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

12

XI

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ để gửi thẩm định đối với QCVN/lấy ý kiến đồng ý đối với QCĐP

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

16

XII

Công việc 12: Lấy ý kiến thẩm định đối với hồ sơ dự thảo QCVN/lấy ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý đối với hồ sơ dự thảo QCĐP

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

XIII

Công việc 13: Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành QCKT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

6

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

1

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

2

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

12,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

12,0

3

Công việc 3: Biên soạn dự thảo QCKT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

15,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

12,0

4

Công việc 4: Viết thuyết minh kèm dự thảo QCKT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,75

5

Công việc 5: Góp ý dự thảo QCKT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

4,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

6

Công việc 6: Họp Ban soạn thảo QCKT

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

2,625

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

7

Công việc 7: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia (Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp...), chuyên gia độc lập

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,25

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

8

Công việc 8: Tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,625

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,625

9

Công việc 9: Báo cáo kết quả thử nghiệm và đánh giá thực tiễn (đối với QCKT xây dựng mới)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,5

10

Công việc 10: Hội thảo khoa học

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

11

Công việc 11: Hoàn thiện hồ sơ để gửi thẩm định đối với QCVN/ lấy ý kiến đồng ý với QCĐP

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,75

12

Công việc 12: Lấy ý kiến thẩm định đối với hồ sơ dự thảo QCVN/lấy ý kiến đồng ý của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý đối với hồ sơ dự thảo QCĐP

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,75

13

Công việc 13: Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành QCKT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,0

3. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

Xây dựng hoàn thiện 01 dự thảo QCKT

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng làm việc (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ, sắt

0,125

Giấy A4

gram

Khổ A4 định lượng 800 g/m2

10

Mực in

Hộp

Lazer 1.500 tờ A4

2

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

20

Sổ ghi chép

Quyển

Loại thông dụng

5

Túi đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

20

Ghim

Hộp

Loại thông dụng

3

Kẹp giấy

Hộp

Loại thông dụng

5

Bìa cứng - File đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

10

Dập ghim

Cái

Loại thông dụng

0,2

Bút nhớ dòng

Cái

Loại thông dụng

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 Hz

560

PHỤ LỤC III

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THAM GIA XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế là một trong các công việc thực hiện theo nghĩa vụ và trách nhiệm của các nước thành viên tích cực khi cam kết tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) từ năm 1977 và Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) từ năm 2022. Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là đại diện của Việt Nam tại 02 (hai) tổ chức này.

- Thành viên P là thành viên chính thức.

- Thành viên O là thành viên quan sát.

2. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế (sau đây viết tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Nội dung dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế (TCQT) là trình tự, thủ tục tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế được quy định cụ thể tại Quy trình thực hiện dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, gồm 16 bước công việc trên cơ sở cụ thể hóa theo hướng dẫn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC về quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình xây dựng 01 dự thảo TCQT theo quy định thời gian thực hiện tối thiểu là 03 (ba) năm.

Sơ đồ 16 bước công việc thực hiện dịch vụ tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế:

II. Định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động

Đơn vị tính: 01 dự thảo TCQT

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng đề án TCQT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

30

II

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

30

III

Công việc 3: Tham gia biên soạn dự thảo làm việc (WD)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

220

IV

Công việc 4: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

60

V

Công việc 5: Tham gia biên soạn dự thảo của ban kỹ thuật (CD)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

90

VI

Công việc 6: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

16

VII

Công việc 7: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

24

VIII

Công việc 8: Tham dự họp Ban kỹ thuật TCQT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

60

IX

Công việc 9: Tham gia hoàn thiện dự thảo ban kỹ thuật (DIS)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

80

X

Công việc 10: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

5

XI

Công việc 11: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

24

XII

Công việc 12: Tham dự họp Ban kỹ thuật TCQT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

60

XIII

Công việc 13: Tham gia hoàn thiện dự thảo TCQT trước khi công bố (FDIS)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

80

XIV

Công việc 14: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước (Các nước thành viên P, O)

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

16

XV

Công việc 15: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

24

XVI

Công việc 16: Tham gia hoàn thiện để công bố TCQT

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 4/9

8

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

1

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan xây dựng đề án TCQT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

2

Công việc 2: Dịch và hiệu đính tài liệu

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

32

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

4,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

16,0

3

Công việc 3: Tham gia biên soạn dự thảo làm việc (WD)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

32

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

16,0

4

Công việc 4: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

3,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,75

5

Công việc 5: Tham gia biên soạn dự thảo ban kỹ thuật (CD)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

32

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

16,0

6

Công việc 6: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước thành viên (nước thành viên P, O)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,25

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

7

Công việc 7: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

5,0

8

Công việc 8: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

3,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,75

9

Công việc 9: Tham gia hoàn thiện dự thảo ban kỹ thuật (DIS)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

10

Công việc 10: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước thành viên (nước thành viên P, O)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,25

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

11

Công việc 11: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

5,0

12

Công việc 12: Tham dự họp ban kỹ thuật TCQT

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

3,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,75

13

Công việc 13: Tham gia hoàn thiện dự thảo TCQT trước khi công bố (FDIS)

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

14

Công việc 14: Tham gia gửi lấy ý kiến các nước thành viên P, O

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,25

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

15

Công việc 15: Tham gia tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

5,0

16

Công việc 16: Tham gia hoàn thiện để công bố TCQT

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,0

3. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

Tham gia, xây dựng hoàn thiện 01 dự thảo TCQT

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng làm việc (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ, sắt

0,125

Giấy A4

gram

Định lương 800 g/m2

10

Mực in

Hộp

Lazer 1.500 tờ A4

2

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

20

Sổ ghi chép

Quyển

Loại thông dụng

5

Túi đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

20

Ghim

Hộp

Loại thông dụng

3

Kẹp giấy

Hộp

Loại thông dụng

5

Bìa cứng - File đựng

Cái

Loại thông dụng

10

Dập ghim

Cái

Loại thông dụng

0,2

Bút nhớ dòng

Cái

Loại thông dụng

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 Hz

1.280

PHỤ LỤC IV

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHỔ BIẾN, HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ, TIÊU CHUẨN KHU VỰC, TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài thực hiện theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 127/2007NĐ-CP; Thông tư số 11/2021/TT-BKHCN; Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN và các quy định liên quan.

2. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây viết tắt là định mức kinh tế - kỹ thuật) là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Phụ lục này chưa bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức, công tác phí, đi lại, lưu trú, hội họp của chuyên gia.

5. Nội dung dịch vụ phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài, gồm 10 bước công việc được quy định cụ thể tại Quy trình thực hiện dịch vụ phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.

Sơ đồ 10 bước công việc thực hiện dịch vụ phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài:

II. Định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động

Đơn vị tính: 01 hội nghị phổ biến, hướng dẫn

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng thuyết minh nhiệm vụ

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

10

II

Công việc 2: Dịch tài liệu, tiêu chuẩn

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

20

III

Công việc 3: Xây dựng tài liệu phổ biến, tài liệu hướng dẫn áp dụng

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

30

IV

Công việc 4: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia độc lập

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

V

Công việc 5: Tổng hợp, xử lý ý kiến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

15

VI

Công việc 6: Họp hội đồng thông qua tài liệu phổ biến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

VII

Công việc 7: Tổ chức hội thảo phổ biến

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

14

VIII

Công việc 8: Hướng dẫn áp dụng

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

62

IX

Công việc 9: Hoàn thiện đánh giá nghiệm thu

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

16

X

Công việc 10: Đưa nội dung phổ biến lên mạng

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

8

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

1

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,25

2

Công việc 2: Dịch tài liệu, tiêu chuẩn

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

15,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

4,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

15,0

3

Công việc 3: Xây dựng tài liệu phổ biến, tài liệu hướng dẫn áp dụng

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

12,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

12,0

4

Công việc 4: Gửi lấy ý kiến các chuyên gia độc lập

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

5

Công việc 5: Tổng hợp, xử lý ý kiến

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

1,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,0

6

Công việc 6: Họp hội đồng thông qua tài liệu

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

5,0

7

Công việc 7: Tổ chức hội nghị phổ biến

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

1,75

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Máy chiếu

Ca

Loại thông dụng

1,75

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,75

- Thiết bị âm thanh

Ca

Loại thông dụng

1,75

8

Công việc 8: Hướng dẫn áp dụng

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,5

9

Công việc 9: Hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

10

Công việc 10: Đưa nội dung phổ biến lên trên mạng

Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,0

Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

3. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

Tổ chức 01 Hội nghị phổ biến, hướng dẫn áp dụng TCVN, TCQT, TCKV, TCNN

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng làm việc (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ, sắt

0,125

Giấy A4

gram

Định lượng 800 g/m2

10

Mực in

Hộp

Lazer 1.500 tờ A4

2

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

20

Sổ ghi chép

Quyển

Loại thông dụng

5

Túi đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

20

Ghim

Hộp

Loại thông dụng

3

Kẹp giấy

Hộp

Loại thông dụng

5

Bìa cứng - File đựng

Cái

Loại thông dụng

10

Dập ghim

Cái

Loại thông dụng

0,2

Bút chiếu

Cái

Loại thông dụng

3

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 Hz

320

PHỤ LỤC V

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Khái quát chung

1. Giải thưởng chất lượng quốc gia (GTCLQG) là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award - GPEA) của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Quality Organisation - APQO). Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí của giải thưởng chất lượng Malcoml Baldrige Hoa Kỳ.

Hoạt động đánh giá do các chuyên gia đánh giá và nhóm chuyên gia đánh giá thực hiện và được chia làm các giai đoạn sau:

- Đánh giá trên hồ sơ: do chuyên gia đánh giá thực hiện một cách độc lập trên cơ sở xem xét hồ sơ tham dự GTCLQG.

- Đánh giá tại chỗ: do trưởng nhóm đánh giá cùng với chuyên gia đánh giá thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng giải thưởng tương ứng và được tiến hành tại tổ chức, doanh nghiệp.

Quá trình tuyển chọn GTCLQG được tiến hành theo 2 cấp Hội đồng giải thưởng:

- Hội đồng sơ tuyển (HĐST): bao gồm HĐST cấp địa phương do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập trên cơ sở đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng sơ tuyển cấp Bộ, ngành do các bộ, ngành thành lập, có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hội đồng sơ tuyển tiến hành tiếp nhận hồ sơ tham dự GTCLQG, xem xét, đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng GTCLQG.

- Hội đồng quốc gia (HĐQG): do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hội đồng quốc gia tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ của Hội đồng sơ tuyển, các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét giải và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG.

2. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia là dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia là mức hao phí cần thiết về lao động, máy móc, thiết bị, vật tư trong một điều kiện cụ thể, theo quy trình thực hiện dịch vụ tương ứng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Phụ lục này chưa bao gồm chi phí thuê địa điểm, thiết bị, xây dựng phóng sự, phát sóng trực tiếp trên truyền hình, đài phát thanh, xây dựng sân khấu, tổ chức lễ trao GTCLQG, công tác phí, đi lại, lưu trú của chuyên gia.

5. Nội dung dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia, gồm 17 bước công việc được quy định cụ thể tại Quy trình thực hiện dịch vụ hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia, trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của pháp luật về giải thưởng chất lượng quốc gia.

Sơ đồ 17 bước công việc thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia:

II. Định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Định mức lao động

Đơn vị tính: theo năm thực hiện hoạt động GTCLQG

STT

Nội dung công việc

Định mức (Công)

Ghi chú

A

Lao động trực tiếp

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

10

II

Công việc 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

30

III

Công việc 3: Tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ tham dự GTCLQG của doanh nghiệp tại HĐST

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

4

Tính trên một hồ sơ

IV

Công việc 4: Đánh giá Hồ sơ tham dự GTCLQG của doanh nghiệp và lập Hồ sơ đánh giá tại HĐST

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

Tính trên một hồ sơ

V

Công việc 5: Đánh giá tại chỗ doanh nghiệp tham dự GTCLQG và lập hồ sơ đánh giá của HĐST

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

Tính trên một doanh nghiệp

VI

Công việc 6: Họp HĐST GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

15

VII

Công việc 7: Tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ của HĐST (bao gồm hồ sơ của Doanh nghiệp và hồ sơ của HĐST) tại Cơ quan thường trực

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

8

Tính trên một hồ sơ

VIII

Công việc 8: Xem xét, thẩm định hồ sơ và tài liệu liên quan của các tổ chức, doanh nghiệp được HĐST đề xuất trao giải

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

8

Tính trên một hồ sơ

IX

Công việc 9: Đánh giá, thẩm định tại doanh nghiệp theo yêu cầu của HĐQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

8

Tính trên một doanh nghiệp

X

Công việc 10: Họp HĐQG GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

24

XI

Công việc 11: Lấy ý kiến hiệp y các địa phương về các doanh nghiệp được đề xuất trao GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bc: 2/9

5

XII

Công việc 12: Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

12

XIII

Công việc 13: Tổ chức Họp báo GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

10

XIV

Công việc 14: Chuẩn bị tổ chức lễ trao GTCLQG

30

XV

Công việc 15: Tuyên truyền, quảng bá về GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

20

XVI

Công việc 16: Hợp tác quốc tế về GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 3/9

20

XVII

Công việc 17: Nghiệm thu nhiệm vụ GTCLQG

Định mức công lao động có chuyên môn

Trình độ tối thiểu: Kỹ sư (hạng III) Mã số: V.05.02.07 và tương đương

Bậc: 2/9

15

B

Định mức lao động gián tiếp

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 10% định mức lao động trực tiếp.

2. Định mức thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

I

Công việc 1: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xây dựng Thuyết minh nhiệm vụ GTCLQG

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

2,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

2,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,5

II

Công việc 2: Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

7,0

- Máy chiếu

Ca

Loại thông dụng

5,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

7,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

2,0

- Điều hòa

Ca

Laser A4, in 2 mặt

7,0

III

Công việc 3: Tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ tham dự GTCLQG của doanh nghiệp (Báo cáo tham dự GTCLQG và các hồ sơ có liên quan) tại HĐST

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,25

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,5

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

IV

Công việc 4: Đánh giá Hồ sơ tham dự GTCLQG của doanh nghiệp và lập Hồ sơ đánh giá

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

7,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

3,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,25

V

Công việc 5: Đánh giá tại chỗ doanh nghiệp tham dự GTCLQG và lập hồ sơ đánh giá

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

4,5

- Máy in

Ca

Loại thông dụng

0,5

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

VI

Công việc 6: Họp HĐST GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

11,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

2,0

- Máy in màu

Ca

Laser A4, in màu 2 mặt

2,0

- Máy chiếu

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

VII

Công việc 7: Tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ của HĐST (bao gồm hồ sơ của Doanh nghiệp và hồ sơ của HĐST) tại Cơ quan thường trực

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,625

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,625

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

0,625

VIII

Công việc 8: Xem xét, thẩm định hồ sơ và tài liệu liên quan của các tổ chức, doanh nghiệp được HĐST đề xuất trao giải

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

4,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,5

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

1,5

IX

Công việc 9: Đánh giá, thẩm định tại doanh nghiệp theo yêu cầu của HĐQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

4,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

X

Công việc 10: Họp HĐQG GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

19,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Máy in màu

Ca

Laser A4, in màu 2 mặt

1,0

- Máy chiếu

Ca

Loại thông dụng

2,0

- Điều hòa

Ca

12 000 BTU

2,0

XI

Công việc 11: Lấy ý kiến hiệp y các địa phương về các doanh nghiệp được đề xuất trao GTCLQG

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

3,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

3,0

XII

Công việc 12: Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ tặng GTCLQG

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

10,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

10,0

XIII

Công việc 13: Tổ chức Họp báo GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

3,5

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Máy in màu

Ca

Laser A4, in màu 2 mặt

1,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

1,0

- Máy chiếu

Ca

Loại thông dụng

0,5

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

3,5

XIV

Công việc 14: Chuẩn bị tổ chức lễ trao GTCLQG

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

20,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

2,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

2,0

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

20,0

XV

Công việc 15: Tuyên truyền, quảng bá về GTCLQG

- Máy tính để bàn

Ca

Loại thông dụng

20,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

1,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

1,0

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

10,0

XVII

Công việc 16: Hợp tác quốc tế về GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

12,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

8,0

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

8,0

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

12,0

XVII

Công việc 17: Nghiệm thu nhiệm vụ GTCLQG

- Máy tính xách tay

Ca

Loại thông dụng

3,0

- Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,5

- Máy scan

Ca

Scan 2 mặt

0,5

- Điều hòa

Ca

12000 BTU

3,0

3. Định mức vật tư

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

I

Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ GTCLQG; xét tặng GTCLQG

Các thiết bị văn phòng phục vụ phòng làm việc (bàn, ghế, tủ)

Bộ

Gỗ, sắt

0,125

Giấy A4

gram

Định lượng 800 g/m2

70

Mực in

Hộp

Lazer 1.500 tờ A4

70

Mực in màu

Hộp

Lazer màu

2

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

120

Sổ ghi chép

Quyển

Loại thông dụng

10

Túi đựng tài liệu

Cái

Loại thông dụng

200

Ghim

Hộp

Loại thông dụng

30

Kẹp giấy

Hộp

Loại thông dụng

20

Dập ghim

Cái

Loại thông dụng

0,2

II

Tổ chức họp báo công bố kết quả GTCLQG

Giấy A4

gram

Định lượng 800 g/m2

1

Bút bi

Cái

Loại thông dụng

80

III

Tổ chức Lễ trao giải

Cúp GTCLQG

Chiếc

Cúp vàng và Cúp thường

90

USB lưu (ảnh và hình) Lễ trao giải gửi cho các doanh nghiệp

Cái

8 GB

150

Giấy chứng nhận đạt giải cho doanh nghiệp

Tờ

Định lượng 250 g/m2

90

Khung giấy chứng nhận

Cái

Kích thước mặt trong 30cmx40cm

100

Túi đựng khung Giấy chứng nhận

Cái

Kích thước 40cmx50cm

90

Profile về GTCLQG

Quyển

Giấy couchet 250

1000

Thiết kế, in Giấy mời Lễ trao giải

Cái

Định lượng 230 g/m2

1000

Điện năng (nhiên liệu)

kW

220 VAC-50 Hz

2000

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 13/2022/TT-BKHCN ngày 15/09/2022 Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho nhóm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hoạt động giải thưởng chất lượng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.100

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.161.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!