BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
106/2011/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ QUẢN LÝ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 67/2010/QĐ-TTG NGÀY
29/10/2010 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH 167/2008/QĐ-TTG
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg ngày
29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý thực hiện Quyết định
số 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 của Thủ
tướng Chính phủ như sau:
Điều
1. Phạm vi áp dụng:
Thông tư này hướng
dẫn nội dung về quản lý, sử dụng kinh phí quản lý thực hiện chính sách hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở theo Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg
ngày 29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Điều
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp
dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động quản lý, thực
hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điều
3. Nguyên tắc quản lý:
1. Kinh phí quản
lý thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở phải được các tổ chức, cơ quan
quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả đảm bảo
tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí quản
lý thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thực hiện từ ngày Quyết định số
67/2010/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (ngày
25/12/2010).
Điều
4. Nội dung chi quản lý thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
1. Chi tuyên
truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Mức chi theo quy định hiện
hành về tuyên truyền, phổ biến, pháp luật.
2. Chi văn phòng
phẩm; in ấn biểu mẫu, danh sách đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở; mua sổ,
sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý: Mức chi thanh toán theo thực tế và
trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi điều tra,
rà soát, thống kê số liệu đối tượng: Nội dung và mức chi điều tra, khảo sát thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC
ngày 11/05/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
4. Chi hỗ trợ ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng: Nội
dung và mức chi theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Chi tập huấn,
bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết: Nội dung và mức chi theo quy định hiện
hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và chế độ chi tổ chức các cuộc hội
nghị, tập huấn đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Chi thẩm định
hồ sơ đề nghị hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở
dự toán kinh phí quản lý thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức chi cụ thể
cho phù hợp.
7. Chi mua sắm,
sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý đối tượng
thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
8. Chi xăng dầu,
thông tin liên lạc: Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.
9. Chi thuê mướn
khác phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng: Mức chi thực hiện theo hợp
đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
10. Chi khác
liên quan đến công tác thực hiện chính sách.
Điều
5. Về nguồn và mức kinh phí thực hiện:
Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng ngân sách địa phương
để bố trí kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về
nhà ở với mức tối đa không quá 0,5% tổng số chi phí ngân sách nhà nước hỗ trợ
và vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách theo quy định.
Điều
6. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí:
Việc lập, chấp
hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành, Thông tư
này hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1. Phân bổ và
giao dự toán:
a) Trên cơ sở số
kinh phí quản lý thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do ngân sách địa
phương bố trí, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
phê duyệt phương án phân bổ kinh phí quản lý và giao cho Sở Tài chính thông báo
kinh phí quản lý cho các cơ quan, tổ chức liên quan ở cấp tỉnh và bổ sung có mục
tiêu cho ngân sách cấp huyện. Căn cứ mức kinh phí được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ kinh phí và giao cho Phòng
Tài chính - Kế hoạch thông báo kinh phí quản lý cho các cơ quan, tổ chức có
liên quan và từng xã trên địa bàn.
b) Trên cơ sở mức
kinh phí được giao, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh
phí căn cứ vào các chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành và các nội
dung chi quy định tại Thông tư này, lập dự toán kinh phí được giao theo các
nhóm mục chi gửi cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước để phối hợp tổ chức chi
tiêu theo quy định. UBND cấp xã mở tài khoản tiền gửi để quản lý, thanh toán
riêng khoản kinh phí này và quyết toán với ngân sách cấp huyện, không quyết
toán vào ngân sách cấp xã.
2. Thực hiện dự
toán và quyết toán kinh phí:
a) Đơn vị sử dụng
kinh phí quản lý khi phát sinh nhiệm vụ chi ngân sách phải lập chứng từ theo
quy định gửi Kho bạc nhà nước cùng cấp để thực hiện rút dự toán chi tiêu.
b) Cơ quan Kho bạc
Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, lệnh chuẩn
chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí, thực hiện thanh toán kinh phí cho
các đơn vị sử dụng đảm bảo kịp thời, đúng chế độ.
c) Các cơ quan,
đơn vị được phân bổ kinh phí quản lý thực hiện việc quyết toán kinh phí đã sử dụng
với cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.
Điều
7. Tổ chức thực hiện:
1. Thông tư này
có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2011.
2. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ NSNN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|