BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/2018/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 01
năm 2018
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 30/2017/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2017
CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH TẠM ỨNG NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2016/NĐ-CP
ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số
26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ
Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho
bạc Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định tạm ứng
ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2017 của
Bộ Tài chính quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước (sau đây
gọi tắt là Thông tư số 30/2017/TT-BTC) như sau:
1. Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân
sách cấp tỉnh để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
thuộc kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn vốn cân đối ngân sách địa
phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và được
ghi trong dự toán ngân sách hằng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm
đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng
và để trả nợ gốc của ngân sách địa phương được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quyết định hằng năm”.
2. Gộp điểm b và c Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 30/2017/TT-BTC
thành điểm c và được sửa đổi
như sau:
“c) Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà
nước phải nằm trong hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh theo quy định
tại Luật ngân sách nhà nước 2015, các văn bản hướng dẫn Luật và số vay trong
năm của ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định hằng năm bao gồm tạm ứng
ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc.”
3. Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“b) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước
có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách
- Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối
đa cho từng ngân sách cấp tỉnh không vượt quá hạn mức dư nợ vay còn lại của
ngân sách cấp tỉnh. Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa để bù đắp bội chi ngân
sách địa phương không được vượt quá mức bội chi của ngân sách cấp tỉnh được Quốc
hội quyết định hằng năm và giới hạn tỷ lệ các khoản vay bù đắp bội chi của ngân
sách địa phương có thời hạn vay ngắn hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền
(nếu có). Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa để trả nợ gốc của ngân sách địa
phương không được vượt quá dự toán vay trả nợ gốc của ngân sách địa phương được
Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm.
- Hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân
sách cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch giữa mức dư nợ vay của ngân sách cấp
tỉnh năm dự toán theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách
nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn và tổng dư nợ vay của ngân sách cấp
tỉnh tại thời điểm đề nghị tạm ứng, bao gồm: trái phiếu chính quyền địa phương,
vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay của các tổ chức tài
chính, tín dụng nhà nước theo các chương trình mục tiêu; tạm ứng ngân quỹ nhà
nước (không bao gồm các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện và hoàn
trả trong cùng năm ngân sách) và các khoản vay trong nước khác theo quy định của
pháp luật.
- Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cụ thể
cho từng ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.”
4. Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
a) Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân
quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh lập bộ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước
gửi Bộ Tài chính gồm:
(i) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước
được thực hiện và hoàn trả trong cùng năm ngân sách:
- Công văn đề nghị tạm ứng ngân quỹ
nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nêu rõ:
+ Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
mục đích sử dụng tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
+ Nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng;
+ Thời gian hoàn trả tạm ứng;
+ Cam kết sử dụng các khoản tạm ứng
đúng mục đích, hoàn trả tạm ứng chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm phát
sinh đề nghị tạm ứng và các cam kết khác.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh)
về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
- Danh mục các dự án nằm trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định sử dụng nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, chi tiết
theo tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, mức vốn đã
bố trí cho dự án, phân bổ ngân quỹ tạm ứng;
(ii) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước
có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách:
- Công văn đề nghị tạm ứng ngân quỹ
nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nêu rõ:
+ Mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
mục đích sử dụng tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
+ Tiến độ tạm ứng; nguồn vốn để hoàn
trả tạm ứng; tiến độ hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước;
+ Hạn mức dư nợ vay của ngân sách cấp
tỉnh; tổng dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh từ tất cả các nguồn đến thời điểm đề
nghị tạm ứng, chi tiết theo từng nguồn, trong đó phân tách rõ vay để bù đắp bội
chi và vay để trả nợ gốc;
+ Mức bội chi ngân sách cấp tỉnh của
năm ngân sách đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Quốc hội quyết định; số đã
vay bù đắp bội chi trong năm đề nghị tạm ứng chi tiết theo từng nguồn vốn vay
ngắn hạn, trung và dài hạn; số đã vay để trả nợ gốc trong năm đề nghị tạm ứng
ngân quỹ nhà nước.
+ Cam kết sử dụng các khoản tạm ứng
đúng mục đích, hoàn trả tạm ứng đúng thời hạn và các cam kết khác.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (trong trường hợp
giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
- Trường hợp tạm ứng ngân quỹ nhà nước
để bù đắp bội chi, cần có thêm danh mục các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư
công trung hạn và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh quyết định sử dụng nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, chi tiết theo
tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, mức vốn đã bố
trí cho dự án, phân bổ ngân quỹ tạm ứng;
- Trường hợp tạm ứng ngân quỹ nhà nước
để trả nợ gốc, cần có thêm dự toán vay để trả nợ gốc đã được Quốc hội, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm.
5. Điều 11 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“Điều 11. Chi phí sử dụng ngân quỹ
nhà nước và chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.
1. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước
Ngân sách trung ương và ngân sách cấp
tỉnh khi tạm ứng ngân quỹ nhà nước có trách nhiệm thanh
toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng
tháng với mức áp dụng thống nhất là 0,21 %/tháng (trên cơ sở một tháng có 30
ngày) chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán và được
xác định như sau:
Chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước
|
=
|
Số dư nợ tạm ứng
|
x
|
0,21%
|
x
|
Số ngày tạm ứng thực
tế trong tháng
|
30
|
Trong đó, số ngày tạm ứng thực tế
trong tháng (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày rút vốn (đối với
kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đầu tiên) hoặc ngày đầu tiên của
tháng (đối với các kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước tiếp theo) đến
hết ngày cuối cùng của tháng tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hoặc
ngày liền kề trước ngày hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước (đối với kỳ tính khoản
chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng). Trường hợp khoản tạm ứng bị sử dụng
quá thời hạn hoàn trả, đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước
cuối cùng, số ngày tạm ứng thực tế trong tháng (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ)
được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày đến hạn hoàn trả tạm ứng ngân
quỹ nhà nước theo quy định.
2. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước
quá hạn
Trường hợp ngân sách trung ương và
ngân sách cấp tỉnh sử dụng khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá thời hạn hoàn trả,
ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán khoản chi
phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo mức bằng 150% mức chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều này. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà
nước quá hạn được thanh toán một lần cho Kho bạc Nhà nước
khi thu hồi khoản tạm ứng quá hạn và được xác định như sau:
Chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước quá hạn
|
=
|
Số dư nợ tạm ứng
quá hạn
|
x
|
0,21%
|
x
|
150%
|
Số ngày tạm ứng
quá hạn
|
30
|
Trong đó, số ngày tạm ứng quá hạn
(bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) được tính từ ngày liền kề sau ngày đến hạn hoàn
trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo quy định (trường hợp không được gia hạn tạm ứng
ngân quỹ nhà nước) đến hết ngày liền kề trước ngày hoàn trả khoản tạm ứng quá hạn.
Trường hợp khoản tạm ứng đã quá hạn
nhưng được Bộ trưởng Bộ Tài chính gia hạn thì được áp dụng
mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều này cho đến hết
thời gian được gia hạn.”
6. Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“b) Thu từ các khoản chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước và các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được hạch
toán, tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo cơ chế tài
chính của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định.”
7. Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“c) Định kỳ 6 tháng (trước ngày 05
tháng 7 hằng năm) và 1 năm (trước ngày 10 tháng 01 hằng năm), Kho bạc Nhà nước
cấp tỉnh báo cáo tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thu
hồi tạm ứng ngân quỹ nhà nước và số thu từ các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ
nhà nước, các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn gửi Kho bạc Nhà
nước theo Mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư
này.”
8. Điểm b Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“b) Ngân sách cấp tỉnh
- Khi đến hạn hoàn trả tạm ứng mà khoản
tạm ứng chưa được hoàn trả đầy đủ, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có công văn gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh thông báo về việc khoản tạm ứng đã quá hạn hoàn trả và mức
chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.
- Sau 01 tháng kể từ ngày đến hạn
hoàn trả mà khoản tạm ứng chưa được hoàn trả, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp
với Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để có
công văn thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc trích tồn quỹ ngân sách tỉnh
để thu hồi tạm ứng, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử
dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn; giao Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện trích
từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo thông báo của Bộ Tài chính để thu hồi tạm ứng,
khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà
nước quá hạn.”
9. Điểm b Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“b) Hết thời hạn hoàn trả mà Ủy ban
nhân dân tỉnh chưa hoàn trả khoản tạm ứng, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính
để có công văn thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc trích tồn quỹ ngân
sách tỉnh để thu hồi tạm ứng, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản
chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có); giao Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
thực hiện trích từ quỹ ngân sách tỉnh theo thông báo của Bộ Tài chính để thu hồi
tạm ứng, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân
quỹ nhà nước quá hạn (nếu có). Mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được
tính kể từ thời điểm hết thời hạn hoàn trả chậm nhất của khoản tạm ứng sử dụng
không đúng mục đích.”
10. Điều 14 Thông tư số 30/2017/TT-BTC quy định trách nhiệm, quyền hạn của các
tổ chức liên quan đến việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước được sửa đổi như sau:
“1. Bộ Tài chính
a) Quyết định việc tạm ứng, mức tạm ứng,
thời hạn tạm ứng, tiến độ rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung
ương và ngân sách cấp tỉnh;
b) Quyết định việc gia hạn tạm ứng
cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Điều 10 Thông
tư này;
c) Quyết định phương án xử lý khoản tạm
ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương quá hạn hoàn trả; việc trích tồn
quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi tạm ứng, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà
nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại Điều
13 Thông tư này;
d) Định kỳ 6 tháng và 1 năm, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.
2. Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài
chính)
a) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính
phương án xử lý khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương quá hạn
hoàn trả;
b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực
hiện việc tạm ứng, hoàn trả tạm ứng, thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ
nhà nước của ngân sách trung ương theo quy định;
c) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định việc tạm ứng, gia hạn tạm ứng
ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trích tồn quỹ
ngân sách cấp tỉnh để thu hồi tạm ứng ngân quỹ nhà nước, khoản chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chịu trách nhiệm thực hiện việc tạm
ứng và sử dụng ngân quỹ nhà nước được tạm ứng theo Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân tỉnh hoặc công văn phê duyệt việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh, đúng mục đích đã được Bộ Tài chính phê duyệt;
b) Chỉ đạo Sở Tài chính hoàn trả tạm ứng,
thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, khoản chi phí sử dụng ngân
quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo quy định.
4. Sở Tài chính
a) Thực hiện việc tạm ứng ngân quỹ
nhà nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu tại Giấy rút vốn tạm
ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh; quản lý và sử dụng vốn tạm ứng
theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà
nước tỉnh trong việc tạm ứng, hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thanh toán
khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, khoản chi phí sử
dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo đúng quy định;
c) Báo cáo tình hình sử dụng vốn tạm ứng
ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 12
Thông tư này.
5. Kho bạc Nhà nước
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách
Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định việc tạm ứng; gia hạn
tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; trích
tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi tạm ứng, khoản chi
phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn
theo quy định tại Thông tư này;
b) Thực hiện việc tạm ứng ngân quỹ
nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Quản lý và sử dụng số thu từ các
khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà
nước quá hạn theo quy định của pháp luật;
d) Định kỳ 6 tháng và 1 năm, tổng hợp,
báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tạm ứng ngân
quỹ nhà nước theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
đ) Hạch toán kế toán các khoản tạm ứng
ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
6. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
a) Căn cứ Giấy rút vốn tạm ứng ngân
quỹ nhà nước do Sở Tài chính lập, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện giải ngân
vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh theo đúng quy định tại điểm
d Khoản 2 Điều 7 Thông tư này và các văn bản pháp luật hiện hành;
b) Đôn đốc (bằng văn bản) Sở Tài
chính bố trí nguồn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ
nhà nước quá hạn (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;
c) Tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ
nhà nước, khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn của ngân sách cấp tỉnh
và thực hiện trích từ quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi tạm ứng, khoản chi phí
sử dụng ngân quỹ nhà nước và khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn
theo quy định tại Thông tư này;
d) Hạch toán kế toán các khoản tạm ứng
ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tình hình tạm ứng ngân quỹ
nhà nước, thu hồi tạm ứng ngân quỹ nhà nước và số thu từ các khoản chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước, các khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn cho Kho
bạc Nhà nước theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.”
11. Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 30/2017/TT-BTC được sửa đổi như sau:
“2. Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước
được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng thực hiện rút
vốn sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà
nước được gia hạn sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được áp dụng mức
chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước và mức chi phí sử dụng
ngân quỹ nhà nước quá hạn theo quy định tại Thông tư này.”
Điều 2. Thay thế Mẫu 02 - Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh,
Mẫu 04 -
Báo cáo tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước ban hành kèm theo Thông tư số
30/2017/TT-BTC bằng Mẫu 02 - Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân
sách cấp tỉnh, Mẫu 04 - Báo cáo tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 10 tháng 03 năm 2018.
2. Kho bạc Nhà nước và các cơ quan,
đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KBNN (375 bản)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
|
Mẫu 04 - Báo cáo tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BTC ngày
24/01/2018 của Bộ Tài chính)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
KHO BẠC NHÀ NƯỚC……..
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../BC-KB….
|
………, ngày …. tháng …. năm …..
|
BÁO
CÁO
Tình
hình tạm ứng ngân quỹ nhà nước
Kỳ
báo cáo:...
Đơn vị
tính: Triệu đồng
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Số
tiền
|
Ghi chú
|
1
|
Tình hình tạm ứng ngân quỹ nhà
nước
|
|
Ghi chi tiết ngày của từng lần rút và hoàn trả tạm ứng vốn trong kỳ.
|
|
- Số dư đầu kỳ
|
|
|
- Số phát sinh trong kỳ
|
|
|
- Số thu hồi trong kỳ
|
|
|
- Số dư cuối kỳ
|
|
2
|
Tình hình thu từ các khoản chi
phí sử dụng tạm ứng ngân quỹ nhà nước, các khoản chi phí sử dụng tạm ứng ngân
quỹ nhà nước quá hạn
|
|
|
|
- Số phải thu đầu kỳ
|
|
|
|
- Số thu từ các khoản chi phí sử dụng
tạm ứng ngân quỹ nhà nước phát sinh trong kỳ
|
|
|
|
- Số thu từ các khoản chi phí sử dụng
tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn phát sinh trong kỳ
|
|
|
|
- Số đã thu trong kỳ
|
|
|
|
- Số phải thu cuối kỳ
|
|
|
Nơi nhận:
- Kho bạc Nhà nước;
- Lưu: VT,...
|
GIÁM
ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu 02 - Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BTC ngày
24/01/2018 của Bộ Tài chính)
UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ….
SỞ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/STC-….
|
………., ngày ….. tháng ….. năm ……
|
GIẤY
RÚT VỐN TẠM ỨNG NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC
Kính gửi:
Kho bạc Nhà nước ………………………
Căn cứ Quyết định số.../QĐ-BTC ngày...
tháng... năm... của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước
cho ngân sách tỉnh/thành phố...;
Căn cứ tổng dư nợ vay của ngân sách tỉnh/thành
phố (không bao gồm các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước thực hiện và hoàn trả
trong năm ngân sách) đến ngày... tháng... năm... là... đồng1;
Căn cứ dư nợ vay để bù đắp bội chi và
trả nợ gốc của ngân sách tỉnh/thành phố trong năm.... đến ngày... tháng...
năm... là... đồng; trong đó, dư nợ các khoản vay ngắn hạn là ………đồng2;
Căn cứ nhu cầu vốn hiện nay của ngân
sách tỉnh/thành phố...;
Sở Tài chính... đề nghị Kho bạc Nhà
nước... thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách tỉnh/thành phố...:
- Số tiền bằng số: ...............................................................................................................
- Số tiền bằng chữ: .............................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,...
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phần
KBNN ghi
Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân
sách tỉnh/thành phố:
- Số tiền bằng số: ………………………………………………………………
|
KBNN ghi:
- NợTK: ……...
- Có TK: ……..
|
- Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………
|
|
Bộ phận kế toán ghi sổ ngày: ………………………….
|
|
KẾ
TOÁN
(Ký tên)
|
KẾ
TOÁN TRƯỞNG
(Ký tên)
|
GIÁM
ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
___________________
1 Số liệu tính đến ngày đề
nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Không điền mục này trong trường hợp
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng
ngân quỹ nhà nước hoàn trả trong năm
ngân sách.
2 Số liệu tính đến ngày đề
nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Không điền mục
này trong trường hợp Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng
ngân quỹ nhà nước hoàn trả trong năm ngân sách.