Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Số hiệu: 02/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 09/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Sô:02/2003/TT-BTC 

Hà Nội, ngày09 tháng01 năm2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 02/2003/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 1 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Thực hiện Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ “Quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước”, Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ”.

Để thống nhất quản lý tài chính đối với các cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cơ quan đại diện Ngoại giao, Phòng Tuỳ viên Quốc phòng, Cơ quan Thương mại, Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú Đài truyền hình Việt Nam, Cơ quan thường trú Báo Nhân dân, Phân xã TTXVN, Trung tâm văn hoá Việt Nam tại Lào, Cơ quan Tham tán kinh tế Việt Nam tại Lào, Ban Quản lý lao động...) sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu của ngân sách nhà nước được giữ lại để chi theo chế độ quy định hiện hành.

II. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU CHI

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, chế độ thu, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, biến động giá cả của nước sở tại, số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán ngân sách các năm trước, lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm theo đúng các quy định, biểu mẫu do cơ quan tài chính hướng dẫn (kèm theo). Dự toán phải thể hiện đầy đủ các khoản thu - chi của cơ quan đại diện theo mục lục ngân sách nhà nước, kèm theo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán gửi Bộ chủ quản trước 30/7 hàng năm. Bộ chủ quản xem xét tổng hợp dự toán của các cơ quan đại diện cùng với dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình gửi Bộ Tài chính theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan đại diện:

Căn cứ vào các loại phí và lệ phí phát sinh tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Thông tư số 99/TT-BTC ngày 25/10/2002 và các khoản thu khác như: thu tiền thuê nhà thuộc nhà sở hữu, nhà hỗ tương, nhà thuê, lãi tiền gửi ngân hàng, thu hoàn thuế VAT, thu tiền đền bù đào tạo, môi giới thương mại và dịch vụ công, tiền điện nước của người đi thăm đi theo..., cơ quan đại diện lập dự toán thu ngân sách theo mục lục ngân sách nhà nước gửi Bộ chủ quản tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính. Đối với các khoản thu này, cơ quan đại diện thu nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước theo tỷ lệ quy định tại Thông tư số 29/2000/TT-BTC ngày 24/4/2000 của Bộ Tài chính.

2. Dự toán chi ngân sách nhà nước tại cơ quan đại diện:

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi, biến động giá cả của nước sở tại, các cơ quan đại diện lập dự toán chi ngân sách theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Chấp hành dự toán thu chi ngân sách nhà nước tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài:

Trên cơ sở dự toán thu chi ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho Bộ chủ quản để Bộ chủ quản phân bổ dự toán thu chi ngân sách cho từng cơ quan đại diện trên nguyên tắc tổng dự toán thu chi ngân sách của các cơ quan đại diện bằng số thông báo dự toán thu chi ngân sách do Chính phủ phê duyệt gửi Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước trung ương.

4. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dùng để cấp phát:

Bộ Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí cho các cơ quan đại diện Việt Nam theo các nguồn sau:

a. Cấp phát kinh phí từ Quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước:

Bộ Tài chính lập Thông trị duyệt y dự toán và lệnh chi tiền đồng Việt Nam (số tiền ghi trên “Lệnh chi tiền” bằng ngoại tệ nhân với tỷ gía hạch toán do Bộ Tài chính quy định). Căn cứ vào lệnh chi tiền của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương xuất Quỹ ngọai tệ tập trung cấp kinh phí cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ chủ quản.

b. Cấp kinh phí từ Quỹ Tạm giữ của ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

Bộ Tài chính ra lệnh chi ngoại tệ từ Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước tại các cơ quan đại diện để cấp cho các cơ quan đại diện Việt Nam bằng ngoại tệ.

Căn cứ vào số ngoại tệ đã trích từ Quỹ tạm giữ của ngân sách Nhà nước tại các cơ quan đại diện, Bộ Tài chính lập thông tri duyệt y dự toán bằng đồng Việt nam (được quy đổi từ số ngoại tệ đã được trích từ Qũy tạm giữ Ngân sách nhà nước nhân với tỉ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định). Căn cứ vào thông tri duyệt y dự toán lập lệnh thu, lệnh chi để thực hiện hạch toán - ghi thu “tiền lệ phí lãnh sự hoặc các khoản thu khác ở nước ngoài” đồng thời ghi chi “cấp kinh phí cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài” cho Bộ chủ quản.

5. Quy định việc sử dụng kinh phí:

Dự toán kinh phí được cấp thẩm quyền giao cho từng cơ quan đại diện VN ở nước ngoài là mức chi tối đa trong năm. Thủ trưởng cơ quan đại diện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai các mức chi nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả và tránh lãng phí công quỹ của nhà nước.

Những mục chi được ấn định chi theo dự toán là:

- Mục 100 “Thanh toán sinh hoạt phí cho cán bộ, công chức”.

- Mục 114 “Thanh toán tiền thuê trụ sở và nhà ở”.

- Mục 145 “Mua sắm tài sản chuyên dùng cho công tác chuyên môn”.

- Mục 118 “Chi sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng”.

Các mục chi thường xuyên còn lại, tuỳ từng đặc điểm của Bộ, ngành, Thủ trưởng cơ quan đại diện VN ở nước ngoài được quyền chủ động duyệt mức chi và điều chỉnh các mục chi này để đáp ứng cho hoạt động của cơ quan nhưng không vượt qúa tổng mức dự toán đã được cấp thẩm quyền giao đối với các mục chi này.

III. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU ÁP DỤNG CHO
CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Trên cơ sở dự toán năm được duyệt, Thủ trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài công khai tài chính cho các bộ phận hoặc cán bộ trong cơ quan biết. Căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức để quyết định chuẩn chi cụ thể như sau:

1. Về tiền sinh hoạt phí:

Căn cứ vào quyết định cử đi công tác dài hạn của cấp có thẩm quyền, mức sinh hoạt phí được tính theo quy định của Thông tư Liên tịch số 22/2001/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 9/5/2001. Sinh hoạt phí được trả theo ngày thực tế có mặt ở nước sở tại.

2. Phụ cấp sinh hoạt phí:

Các trường hợp kiêm nhiệm lái xe hoặc làm thêm một nhiệm vụ nào thay thế cho người được cử đi công tác thì được tính thêm phụ cấp. Tuỳ theo đặc điểm của từng Bộ và tình hình cụ thể ở từng nước mà cấp có thẩm quyền của các Bộ ra quyết định hưởng phụ cấp nhưng không quá 10% mức sinh hoạt phí tối thiểu.

3. Tiền công thuê người nước ngoài hoặc người Việt Nam:

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê người nước ngoài hoặc người Việt nam sau khi Bộ chủ quản cho phép bằng văn bản. Tiền công trả cho người nước ngoài hoặc người Việt Nam được quy định trong hợp đồng ký giữa cơ quan đại diện với người lao động sao cho phù hợp với mặt bằng giá cả của nước sở tại và trong khuôn khổ hạn mức kinh phí mà cơ quan đại diện được phân bổ.

4. Các khoản thanh toán cho cá nhân bao gồm:

4.1. Trang phục và những đồ dùng khác cho cán bộ, công chức trong nhiệm kì công tác ở nước ngoài (kể cả trang phục trong nước trước khi đi):

Cán bộ, công chức đi công tác dài hạn (nhiệm kỳ 3 năm) ở nước ngoài được phụ cấp một khoản tiền để mua sắm trang phục, chăn màn, gối, ga và các dụng cụ cá nhân khác... khoản tiền này được giải quyết theo nguyên tắc khoán gọn cả nhiệm kỳ, cụ thể là mức 900 USD/người/một nhiệm kỳ đối với hàm Tham tán, Trưởng cơ quan đại diện đến Đại sứ và phu nhân hoặc phu quân đi cùng; mức 700USD/người/một nhiệm kỳ đối với cấp bậc còn lại. Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đã nhận khoản phụ cấp này, nhưng vì lý do chủ quan phải về nước thì một phần của khoản tiền trên sẽ phải hoàn trả lại cho nhà nước theo tỉ lệ thời gian. Trường hợp kéo dài nhiệm kỳ công tác trên một năm, có quyết định của Bộ chủ quản sẽ được hưởng thêm mức phụ cấp tính theo thời gian kéo dài.

4.2. Thanh toán tiền vé máy bay cho cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức đi công tác nhiệm kỳ và về nước khi kết thúc nhiệm kỳ được mua vé theo mức giá vé ecomomy, bay trực tuyến và ngắn nhất của hãng hàng không và khoán mức cước hành lý là 30 kilogam/một lượt theo giá của hãng hàng không (ngoài khối lượng hành lý được mang miễn phí theo quy định của hãng hàng không). Riêng Đại sứ được thanh toán loại vé Business, trường hợp phu nhân hoặc phu quân đi cùng chuyến với Đại sứ cũng được hưởng theo hạng Business.

Lượt đi công tác nhiệm kỳ: tiền vé, cuớc hành lý thanh toán trong nước, trong dự toán đoàn ra.

Lượt về: tiền vé, cước hành lý thanh toán trong dự toán được giao của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thời gian chờ máy bay khi đi nhận công tác nhiệm kỳ và khi về nước hết nhiệm kỳ được thanh toán lưu trú không quá 4 ngày.Việc thanh toán tiền lưu trú khi đi và về được thanh toán tại cơ quan đại diện.

4.3. Thanh toán tiền bảo hiểm khám chữa bệnh:

Căn cứ vào quyết định cử đi công tác dài hạn, ngân sách nhà nước hỗ trợ mức 250USD/người/năm cho cán bộ, công chức để thanh toán cho các tổ chức bảo hiểm về bảo hiểm khám chữa bệnh của cán bộ công chức. Trường hợp cán bộ, công chức mua bảo hiểm với mức phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì cá nhân tự chịu phần phí bảo hiểm chênh lệch đó.

Đối với những trường hợp cấp cứu các bệnh hiểm nghèo như chảy máu dạ dày, mổ ruột thừa..., tổ chức nhận bảo hiểm chỉ thanh toán một phần viện phí thì phần còn lại được cơ quan thanh toán.

5. Máy điện thoại, máy fax

Việc trang bị máy địên thoại và máy fax tại trụ sở làm việc được định mức như sau:

Máy fax: Mỗi cơ quan đại diện được trang bị một máy fax. Trường hợp các cơ quan đại diện làm thêm nhiệm vụ thu cho nhà nước được trang bị 2 máy fax trong đó 1 máy dành cho phòng lãnh sự.

Máy điện thoại: Mỗi phòng làm việc được trang bị 1 máy điện thoại. Tuỳ từng địa bàn và nhiệm vụ hoạt động của các công chức có tính chất lưu động thì được trang bị máy điện thoại di động. Việc trang bị máy điện thoại di động do Thủ trưởng cơ quan quyết định .

Việc sử dụng gọi điện thoại, fax nội địa và quốc tế cho việc công và nghiệp vụ được cơ quan thanh toán. Trường hợp cá nhân sử dụng gọi điện thoại fax quốc tế cho việc riêng thì cá nhân phải tự thanh toán.Tiền thu được nộp vào quỹ tiền mặt của cơ quan và ghi giảm chi kinh phí cho cơ quan đại diện. Để theo dõi việc thanh toán tiền điện thoại của cơ quan và cá nhân sử dụng việc riêng, các cơ quan đại diện phải có quy chế quản lý, đăng kí các số máy giao dịch, số máy cơ quan, số máy gia đình hoặc có quyết định khoán định mức tiền điện thoại cho từng bộ phận hoặc từng người.

6. Tiền thuê trụ sở, nhà ở:

Khi có nhu cầu thuê mới hoặc đổi nhà, cơ quan đại diện phải báo cáo về Bộ chủ quản để xin phép. Khi được Bộ chủ quản đồng ý mới tìm thuê nhà cụ thể và báo cáo về Bộ dự thảo hợp đồng thuê nhà trước khi ký chính thức. Trường hợp trong hợp đồng thuê nhà, bên cho thuê bắt buộc nộp tiền đặt cọc, thì cơ quan hạch toán vào tài khoản tạm ứng và hết hạn hợp đồng thuê nhà phải thu hồi tiền đặt cọc để hoàn trả nguồn kinh phí

7. Trang bị xe ô tô:

CQĐD có từ 1- 4 biên chế:     1 xe.

CQĐD có từ 5- 7 biên chế:     2 xe.

CQĐD có từ 8- 12 biên chế:    3 xe.

CQĐD có từ 13-19 biên chế:    4 xe.

CQĐD có từ 20- 30 biên chế:   5- 6 xe.

CQĐD có từ 31-40 biên chế:    7-8 xe.

CQĐD có từ 41- 50 biên chế:    8-9 xe.

Định mức xe ô tô nói trên không bao gồm xe Đại sứ và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và bên cạnh Liên Hiệp quốc

Việc mua xe mới hoặc đổi đầu xe, mua xe 4 chỗ hay 12 chỗ..., giá cả, chủng loại xe do Bộ chủ quản quyết định và có trong dự toán được duyệt. Khi mua xe mới phải có hợp đồng mua bán xe ô tô ký giữa thủ trưởng cơ quan đại diện hoặc người được uỷ quyền với bên bán xe.

- Tất cả các xe công nói trên, khi sử dụng đều phải mua bảo hiểm ô tô. Trường hợp xe gặp nạn trên đường do lỗi của cá nhân thì cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Căn cứ vào định mức sử dụng xe nói trên, Thủ trưởng cơ quan đại diện có quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng xe trong cơ quan đại diện.

- Trường hợp các cơ quan đại diện không trang bị ô tô hoặc trang bị thấp hơn định mức do đặc thù của từng địa bàn vì giá dịch vụ thuê bãi đắt đỏ thì được thanh toán tiền xe đi lại theo mức khoán giá xe công cộng.

8. Mua sắm các tài sản cố định khác:

Đối với tất cả tài sản khác như: máy tính, máy phôtocopy, điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, đầu máy video, vô tuyến truyền hình, tủ lạnh, bàn ghế, gường, tủ... được mua sắm theo tiêu chuẩn về trang thiết bị cơ sở vật chất được phê duyệt và được bố trí trong dự toán. Khi mua về được sử dụng và quản lý theo chế độ quản lý tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp quy định tại Quyết định số 351-TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

9. Thanh toán công tác phí:

Căn cứ vào nhiệm vụ đi công tác nội địa hoặc nước ngoài do cấp thẩm quyền quyết định. Tiền công tác phí được quy định như sau:

9.1. Công tác nội địa được hiểu là cán bộ, công chức đi công tác trong phạm vi nước sở tại. Tiền công tác phí nội địa được tính như sau:

- Tiền tàu hoả, ôtô, vé máy bay đến địa phương công tác được thanh toán theo thực chi ghi trên vé hoặc hoá đơn thu tiền, trường hợp đi bằng máy bay thì được thanh toán theo mức giá Economy.

- Tiền thuê khách sạn (tiền ở) được thanh toán theo thực chi theo mức thuê phòng loại giá trung bình ở địa phương.

- Tiền công tác phí được tính đồng loạt (không phân biệt chức vụ) như sau:

                            Mức SHP tối thiểu

Công tác phí =                                      x  số ngày công tác  x  (hệ số 2)

                                   30 ngày

Việc cử công chức đi công tác nội địa phải được Thủ trưởng cơ quan đại diện quyết định bằng văn bản.

9.2. Công chức trong cơ quan đại diện được cử đi công tác nước ngoài phải do Bộ chủ quản quyết định bằng văn bản. Chế độ thanh toán công tác phí ở nước ngoài được thực hiện theo Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính.

9.3. Trường hợp về Việt Nam công tác thì được thanh toán theo chế độ công tác phí tại Việt Nam, cụ thể là:

Đối với cán bộ, công chức cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về công tác trong thời gian 30 ngày (kể từ ngày rời nước sở tại đến ngày rời Việt Nam) thì được hưởng nguyên mức sinh hoạt phí tại nước đang công tác; đối với cán bộ, công chức về nước công tác trên 30 ngày thì không được hưởng sinh hoạt phí ngoài nước kể từ ngày về nước công tác mà hưởng 100% mức lương trong nước. Trong thời gian công tác tại Việt Nam, nếu cán bộ, công chức đi công tác xa trụ sở làm việc thì được thanh toán công tác phí trong nước theo chế độ công tác phí trong nước do Bộ Tài chính ban hành. Việc thanh toán công tác phí tại Việt Nam do cơ quan đại diện chi trả bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỉ giá mua vào của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán.

9.4. Chế độ công tác phí đối với các cơ quan đại diện Việt Nam tại địa bàn Lào, Cămpuchia: Do đặc thù là địa bàn liền kề với Việt Nam, có nhiều vấn đề đối ngoại giữa hai nước phải giải quyết tại các vùng biên giới thì cán bộ, công chức của các cơ quan đại diện tại hai địa bàn này thường phải đi công tác tại các tỉnh giáp ranh nên được thanh toán theo chế độ công tác phí nội địa.

10. Văn phòng phẩm:

Hàng quí, các nhóm hoặc bộ phận công tác trong cơ quan đại diện phải lập kế hoạch sử dụng văn phòng phẩm gửi cho tài vụ hoặc văn phòng của cơ quan đại diện đi mua và cấp phát cho các nhóm hoặc các bộ phận công tác phù hợp với kinh phí thực tế được cấp.

11. Trang bị nhà khách và bếp ăn tập thể:

Ở những nơi có điều kiện tổ chức bếp ăn tập thể và nhà khách thì thủ trưởng cơ quan được sử dụng kinh phí để mua sắm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhà khách, nhà bếp.

12. Tiếp khách, chiêu đãi, đóng góp cho tổ chức ngoại giao đoàn, tặng phẩm:    

Tiếp khách: Khách đến làm việc hoặc chào xã giao thì cơ quan đại diện chỉ được dùng nước khoáng (hoặc nước chè, cà phê) để tiếp khách, không sử dụng thuốc lá, rượu, bia để tiếp khách.

Chiêu đãi: Đối với các ngày lễ như: Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước... tuỳ từng năm chẵn lẻ Thủ trưởng cơ quan thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Việc chiêu đãi cần được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm.

 Đối với các cuộc chiêu đãi khác (mời cơm) có liên quan đến công việc nghiệp vụ thì thủ trưởng cơ quan quyết định (trên cơ sở quy định của cơ quan chủ quản)

 Đóng góp cho tổ chức ngoại giao đoàn: Việc đóng góp nghĩa vụ cho tổ chức ngoại giao đoàn tại nước sở tại được thanh toán theo thông báo của Tổ chức ngoại giao đoàn.

Tặng phẩm làm công tác đối ngoại: Mức chi tối đa 25 USD đối với tặng phẩm là cấp Bộ thứ trưởng trở lên; 15 USD cho các đối tượng khác. Số lượng tặng phẩm do Trưởng cơ quan đại diện quyết định.

13. Phụ cấp làm việc thêm giờ:

Các cá nhân, nhóm hoặc bộ phận công tác nếu thật sự cần thiết phải làm thêm giờ thì sẽ bố trí được nghỉ bù. Nếu không thể giải quyết nghỉ bù thì trả sinh hoạt phí làm thêm và được Thủ trưởng cơ quan duyệt. Phụ cấp làm thêm được tính theo công thức quy định tại Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993 của Bộ Lao động và Thương binh xã hội cụ thể như sau:

           

SHP đang hưởng

Phụ cấp làm thêm giờ =                                     x số giờ làm thêm  x 150%

 22 ngày x 8 giờ

Mức khống chế theo Luật lao động là 20 giờ/người/tháng và không quá 200 giờ/ năm.

Đối với những cơ quan đại diện Việt Nam mà hoạt động mang tính chất đặc thù như Phái đoàn thường trực Tại Liên Hiệp Quốc và tại Geneva, Thông tấn xã, Đài tiếng nói, Đài truyền hình, Báo nhân dân, đề nghị cơ quan chủ quản có công văn thoả thuận với Bộ Tài chính số giờ làm thêm tối đa cho phù hợp với đặc thù riêng của từng ngành.

Cơ sở để kế toán thanh toán tiền phụ cấp làm thêm giờ là bảng kê khai nội dung công việc làm thêm của cá nhân được Thủ trưởng cơ quan xác nhận.

14. Sửa chữa, cải tạo thường xuyên nâng cấp trụ sở, nhà ở:

Công việc cải tạo và chữa sửa thường xuyên nâng cấp trụ sở đều phải có phương án và kèm dự toán của từng hạng mục sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có trong dự toán năm.

15. Xây dựng trụ sở, nhà ở mới:

Các trường hợp mua nhà mới hoặc mua đất xây dựng đều phải thực hiện theo Thông tư số 85/2001/TT-TC ngày 25/10/2001 của Bộ Tài chính và phù hợp với luật pháp của nước sở tại.

16. Thanh lý tài sản cố định:

Việc thanh lý tài sản cố định phải thông qua Ban thanh lý tài sản bao gồm đại diện các bộ phận do Thủ trưởng cơ quan đại diện làm trưởng ban và theo đúng chế độ hiện hành của Bộ Tài chính về thanh lý tài sản cố định.

17. Đối với các khoản chi do cá nhân sử dụng:

Tiền gọi điện thoại riêng, sử dụng internet ( trong và ngoài nước ), tiền điện nước của đối tượng đi theo tự túc... cơ quan đại diện có trách nhiệm thu theo chế độ hiện hành.

IV. KIỂM SOÁT THU CHI:

1. Kiểm soát thu:

Các khoản thu bằng tiền mặt: Phiếu thu tiền phải kèm theo chứng từ.

Các khoản thu thông qua ngân hàng: Séc, chuyển khoản theo báo có của ngân hàng (thể hiện qua sổ phụ ngân hàng; bảng cân đối tài khoản thu chi của ngân hàng).

2. Kiểm soát chi:

Nhân viên kế toán kiểm tra các chứng từ thanh toán phù hợp với chế độ cho phép, trình thủ trưởng cơ quan đại diện duyệt và được ghi như sau:

Phiếu chi: ghi rõ nội dung chi, số tiền bằng số và bằng chữ (kèm theo hoá đơn, chứng từ của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ và bản phiên dịch ra tiếng Việt Nam).

Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, bằng séc, hoặc chuyển khoản.

Hạch toán vào mục lục ngân sách tương ứng.

Trường hợp mua vật tư, đồ dùng trong nước thì phải có hoá hơn của Bộ Tài chính phát hành. Đối với khoản thanh toán cước mang hàng phải có hóa đơn của Hàng không, trường hợp mất hoá đơn phải lập bảng kê, Thủ trưởng cơ quan đại diện xác nhận, kèm báo cước hành lý của hàng không làm cơ sở thanh toán.Việc thanh toán mua vật tư, đồ dùng trong nước và cước phí vận chuyển hàng không được thanh toán bằng ngoại tệ quy đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỉ giá mua vào của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

3. Điều chỉnh mục chi trong dự toán năm:

Việc điều chỉnh các mục chi được ấn định theo dự toán quy định tại điểm 5 phần II của Thông tư này phải được sự đồng ý của Bộ chủ quản nhưng không vượt quá tổng mức kinh phí được cấp.

4. Kinh phí chuyển năm sau:

Cuối năm ngân sách, các khoản kinh phí ngân sách đã cấp trong năm và các khoản thu được để lại chi theo chế độ quy định hiện hành nhưng chưa chi được chuyển sang năm sau.

5. Mở tài khoản giao dịch:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng của nước sở tại để tiếp nhận kinh phí và phản ảnh nội dung thu chi.

6. Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi chi tiết các khoản thu chi và các biểu mẫu báo cáo kế toán, quyết toán quy định như sau:

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải tổ chức kế toán và quyết toán theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính phù hợp với Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thưc hiện Luật và theo mục lục ngân sách nhà nước. (Các biểu mẫu dự toán và báo cáo quyết toán tại các phụ lục kèm theo thông tư này).

Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước phải đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo mục lục ngân sách nhà nước kèm theo bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12 năm thực hiện.

Bộ chủ quản có trách nhiệm xét duyệt quyết toán của các cơ quan đại diện và tổng hợp lập báo cáo quyết toán năm của các cơ quan đại diện gửi Bộ Tài chính.

Thời gian nộp báo cáo quyết toán quy định như sau:

Đối với các cơ quan đại diện nộp báo cáo quyết toán về Bộ chủ quản: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm (31/12).

Đối với Bộ chủ quản nộp báo cáo quyết toán về Bộ Tài chính: Chậm nhất là 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm (31/12).

Bộ Tài chính có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các Bộ chủ quản (cấp I), trong quá trình xét duyệt báo cáo quyết toán năm của Bộ chủ quản, Bộ Tài chính có quyền thẩm tra lại việc xét duyệt quyết toán năm của các cơ quan đại diện nếu thấy cần thiết.

  V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2003. Các Bộ có cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện. Thông tư này thay thế cho Thông tư 147/1998/TT-BTC ngày 12/11/1998; Thông tư số 47TC/TCĐN ngày 24/9/1992; Thông tư số 14/TT-LBNG-TC ngày 21/4/1988; Thông tư số 42TC/TCĐN ngày 14/5/1994 của Bộ Tài chính.

2. Đối với các đại diện thuộc các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài được vận dụng chế độ, định mức chi tiêu tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ hoặc các cơ quan đại diện phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.


Phụ  lục  1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

Tên đơn vị :………

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   NĂM  ...........   

(Dùng  cho Bộ chủ quản và cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài trực tiếp Ngân sách Nhà nước quản lý )

(Lập chi tiết theo Mục lục Ngân sách Nhà nước)

 

Mục

Nội dung

Thực hiện năm trước

(......)

Ước thực hiện năm nay

(......)

Dự toán năm sau

(.....)

 

028

 

042

046

062

068

076

 

Thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,

nhà hỗ tương, nhà thuê.....

Lệ phí ngoại giao

Lệ phí hành chính

Thu khác

Thu tiền bán tài sản

Viện trợ cho mục đích khác.

 

 

 

 

Ngưòi lập biểu

Ký và ghi rõ họ tên

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên,  đóng dấu)

 


Phụ  lục  2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

Tên đơn vị :…….

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   NĂM  ...........   

(Dùng  cho cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài trực tiếp sử dụng Ngân sách thuộc Ngân sách TW )

(Lập chi tiết theo Mục lục Ngân sách Nhà nước)

 

 

Nội dung

Quyết toán năm trước

Ước thực hiện năm (......)

Dự toán năm sau (….)

 

 

 

Dự toán

Ước thực hiện

 

100

101

102

104

105

106

108

109

110

111

113

114

117

118

119

134

145

Tiền lương ( SHP)

Tiền công

Phụ cấp lương

Tiền thưởng

Phúc lợi tập thể

Các khoản đóng góp

Các khoản thanh toán cho cá nhân

Thanh toán dịch vụ công cộng

Vật tư ván phòng

Thông tin , tuyên truyền , liên lạc

Công tác phí

Trả tiền thuê nhà , trụ sở

Sủa chữa thường xuyên

Sửa chữa lơn TSCĐ

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành

Chi khác

Mua sắm TSCĐ

 

 

 

 

 

 

Ngưòi lập biểu

Ký và ghi rõ họ tên

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )


Phụ  lục  3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   NĂM  ...........   

(Dùng  cho Bộ chủ quản)

 

Cơ quan đại diện   tại

(nước ...)

Quyết toán năm trước

......

Hạn mức năm

.......

Dự toán năm.......

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Phân theo Mục lục NSNN

 

 

 

 

100

101

102

106

109

110

111

113

114

117

118

119

134

145

Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Bỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

Ngưòi lập biểu

Ký và ghi rõ họ tên

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Phụ  lục  4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC   Quí......... năm  ...........

(Dùng  cho Bộ chủ quản)

 

Cơ quan đại diện   tại nước ...

Hạn mức năm

   ...

Hạn mức đã cấp trong năm

Dự toán quí........ năm.......

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Phân theo Mục lục NSNN

 

 

 

 

100

101

102

106

109

110

111

113

114

117

118

119

134

145

Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngưòi lập biểu

Ký và ghi rõ họ tên

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Phụ  lục  5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 Tên cơ quan : ………

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  Năm...........   

(Dùng  cho CQĐD Việt nam ở nước ngoài  )

 

Mục

Nội dung

 

Thực hiện năm trước

(.......)

Ước thực hiện năm nay

(......)

Dự toán năm sau

(.....)

 

I . Tổng số thu (tại Phụ lục 1)

Trong đó nộp NSNN

 

II. Tổng số chi (tại Phụ lục 2 )

 

III. Số được giữ lại theo chế độ

 

 

 

 

 

 

Ngưòi lập biểu

Ký và ghi rõ họ tên

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

 

Phụ  lục  6

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU, CHI  QUỸ TẠM GIỨ  NSNN  TẠI NƯỚC NGOÀI   Năm...........   

(Dùng  cho Bộ chủ quản )

 

STT

Cơ quan đại diện tại

 

   Số dư đầu kỳ

 

Số thu trong kỳ

Chi trong kỳ theo lệnh

Bộ Tài chính

Số dư cuối kỳ

 

 

Nguyên tệ

Qui USD

Nguyên tệ

Qui USD

Nguyên tệ

Qui USD

Nguyên tệ

Qui USD

1

Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

3

----

 

 

 

 

 

 

 

 

4

-----

 

 

 

 

 

 

 

 

 

----------------------

Tổng cộng

( qui USD )

 

--------

x

 

--------

x

 

--------

x

 

--------

x

 

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu )

Phụ lục 7

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

Tên đơn vị :………..

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THU, CHI  QUỸ  TẠM GIỨ NSNN TẠI NƯỚC NGOÀI   tháng.... năm…..

(Dùng  cho cơ quan đại diện Việt nam ở nước ngoài)

 (Lập chi tiết theo Mục lục Ngân sách Nhà nước)

 ( Đơn vị tính : mỗi loại tiền 1 biểu )

Mục

Tiểu mục

Nội dung
Quyết toán tháng
Quyết toán

     (luỹ kế từ đầu năm)

 

 

 

 

A Số thu :

1. Dư tháng trước chuyển sang

2. Phát sinh thu trong tháng

 

 

028

 

 

01

99

Thu tiền nhà thuộc sở hữu Nhà nước, nhà hõ tương, nhà thuê

Thu tiền nhà cho thuê

Khác

 

 

042

 

Lệ phí ngoại giao

 

 

 

01

Lệ phí làm hộ chiếu

 

 

 

02

Lệ phí làm visa

 

 

 

03

Lệ phí dăng ký cư trú

 

 

 

99

Khác

 

 

   046

 

Lệ phí  hành chính

 

 

 

06

Công chứng

 

 

 

99

Khác

 

 

   068

 

Thu tiền bán tài sản

 

 

 

02

Ôtô

 

 

 

05

Đồ gỗ

 

 

 

07

Máy tính , fôtô, máy fax

 

 

 

99

Các tài sản khác

 

 

   062

 

Thu khác

 

 

 

99

Cac khoản thu khác, lãi Ngân hàng, hoàn thuế ....

 

 

   076

 

Viện trợ cho mục đích khác

 

 

 

99

Các tổ chức khác

 

 

 

 

B . Số chi trong tháng

 

 

 

 

Chi chuyển sang nguồn kinh phí ( theo lệnh chi số ....của Bộ Tài chính )

 

 

 

 

Chi khác

Chuyển về nước nộp   NSNN

 

 

 

 

C . Số Dư  chuyển  tháng sau:

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày        tháng       năm

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 


Phụ lục  8

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

 

Tên cơ quan đại diện                                  

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ

(Dùng cho Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài)

 

Biên chế:…….

Ô tô:……........                                                                                              

Tháng ……. Năm …….

 

(Đơn vị tính : mỗi loại đồng tiền một biểu)

 

Mục

Tiểu mục

Nội dung

Quyết toán tháng

Quyết toán(luỹ kế từ đầu năm)

1

2

3

4

5

 

 

A.TỔNG NGUỒN KINH PHÍ ĐƯỢC SỬ DỤNG:

 

 

 

 

1. Số dư kinh phí kỳ trước chuyển sang:

 

 

 

 

2: Kinh phí ngân sách cấp trong kỳ:

 

 

 

 

3. Thu khác:

 

 

 

 

4. Thu đổi:

 

 

 

 

B. TỔNG SỐ CHI ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN:

 

 

 

 

1. Chi kinh phí:

 

 

 

 

2. Chi đổi :

 

 

 

 

C. SỐ DƯ CUỐI KỲ:

 

 

 

 

1. Dư quỹ tiền mặt:

 

 

 

 

2. Dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng:

 

 

 

 

3. Dư tạm ứng:

 

 

 

 

4. Trừ tạm giữ:

 

 

 

 

CHI TIẾT CHI (của mục B điểm 1)

 

 

100

 

Lương

 

 

 

01

Lương (hoặc sinh hoạt phí theo chế độ hiện hành)

 

 

 

99

Lương khác

 

 

101

 

Tiền công

 

 

 

01

Tiền công theo hợp đồng trả người nước ngoài

 

 

 

99

Khác

 

 

102

 

Phụ cấp lương

 

 

 

03

Trách nhiệm

 

 

 

04

Làm thêm giờ

 

 

 

99

Khác

 

 

106

02

Bảo hiểm y tế

 

 

108

 

Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

 

 

 

03

Thanh toán tiền vé máy bay khi hết hạn về nước

 

 

 

04

Thanh toán tiền cước hành lý khi hết hạn về nước

 

 

 

05

Thanh toán cho cán bộ đi công tác nhiệm kỳ qua lại

 

 

109

 

Thanh toán dịch vụ công cộng

 

 

 

01

Tiền điện, ga

 

 

 

02

Tiền nước

 

 

 

03

Tiền nhiên liệu

 

 

 

04

Tiền vệ sinh, môi trường

 

 

 

99

Khác

 

 

110

 

Vật tư văn phòng

 

 

 

01

Văn phòng phẩm

 

 

 

99

Vật tư văn phòng khác (vật rẻ tiền mau hỏng)

 

 

111

 

Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

 

 

 

01

Cước phí điện thoại, fax trong nước

 

 

 

02

Cước phí điện thoại, fax quốc tế

 

 

 

03

Tem, cước phí bưu điện

 

 

 

05

Thuê bao kênh truyền hình

 

 

 

08

Phim ảnh

 

 

 

09

ấn phẩm tuyên truyền

 

 

 

99

Khác

 

 

 113

 

Công tác phí

 

 

 

01

Tiền vé máy bay, tầu xe

 

 

 

02

Phụ cấp lưu trú

 

 

 

03

Tiền thuê phòng ngủ

 

 

 

99

Khác

 

 

114

 

Chi phí thuê mướn

 

 

 

02

Trả tiền thuê nhà, trụ sở làm việc

 

 

 

03

Trả tiền thuê đất

 

 

 

04

Thuê các thiết bị khác

 

 

 

99

Thuê mướn khác

 

 

117

 

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn, duy trì bảo dưỡng

 

 

 

02

Ô tô

 

 

 

07

Máy tính, photocopy, fax

 

 

 

08

Điều hoà nhiệt độ

 

 

 

09

Nhà, trụ sở

 

 

 

12

Đường điện, cấp thoát nước

 

 

 

99

Khác

 

 

118

 

Sửa chữa lớn tài sản cố định

 

 

 

09

Sửa chữa lớn nhà, trụ sở

 

 

119

 

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

 

 

 

04

Trang phục nhiệm kỳ

 

 

 

06

Sách báo, tài liệu, chế độ dùng cho công tác ch/ môn

 

 

 

08

Đóng góp ngoại giao đoàn

 

 

 

09

Tặng phẩm đối ngoại

 

 

 

10

Tiếp tân thường xuyên

 

 

 

11

Chiêu đãi (theo ngày lễ, Quốc khánh hoặc theo lệnh của Bộ chủ quản)

 

 

 

99

Khác

 

 

134

 

Chi khác

 

 

 

08

Chi đón tiếp Việt kiều

 

 

 

09

Chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán (lệ phí ngân hàng…)

 

 

 

10

Chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của cơ quan

 

 

 

99

Chi các khoản khác(bao gồm các khoản chưa được liệt kê ở trên)

 

 

145

 

Mua sắm tài sản cố định

 

 

 

02

Ô tô, xe máy

 

 

 

05

Đồ gỗ

 

 

 

07

Máy tính, photocopy, fax

 

 

 

08

Điều hoà nhiệt độ, quạt, tủ lạnh, đồ điện

 

 

 

09

Nhà, trụ sở

 

 

 

99

Khác

 

 

 

Phụ lục 9

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BTC ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính)

Tên cơ quan đại diện:...

THỐNG KÊ CHI TIẾT THU CHI KINH PHÍ tháng…. Năm…

(Dùng cho Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài)

                              

Đơn vị tính:…. (mỗi loại tiền một biểu)

 

Phiếu

Nội dung

Số tiền

Số

Ngày

            

Tiền mặt

Ngân hàng

Thu

Chi

 

 

Thu

Chi

Thu

Chi

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
-------

No: 02/2003/TT-BTC

Hanoi, January 9, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT REGIME FOR FOREIGN-BASED VIETNAMESE REPRESENTATION MISSIONS

In implementation of the Government’s Decree No. 87/CP of December 19, 1996 detailing the decentralization of the management, elaboration, execution and settlement of the State budget, Decree No. 51/1998/ND-CP of July 18, 1998 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 87/CP of December 19, 1996;
In order to unify the financial management of foreign-based Vietnamese representation missions, the Ministry of Finance hereby guides the financial management regime applicable to foreign-based Vietnamese representation missions as follows:

I. SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

This Circular applies to foreign-based Vietnamese representation missions (including diplomatic missions, Military Attaches’ Offices, trade agencies, resident bureaus of the Radio Voice of Vietnam, Vietnam Television, Nhan Dan daily, and Vietnam News Agency, Vietnam Cultural Center in Laos, Vietnam Economic Counselor’s Office in Laos, Labor Management Boards…) using State budget-allocated funding, or State-budget revenues they are allowed to retain for spending according to current regulations.

II. PROVISIONS ON MAKING AND EXECUTION OF REVENUE AND EXPENDITURE ESTIMATES

The foreign-based Vietnamese representation missions shall base themselves on the assigned political tasks, the collection regime, the budget spending criteria and limits, as well as price fluctuations in the host countries, examination figures on budget estimates notified by competent authorities, and the situation of execution of budget estimates in the previous years to make annual State budget revenue and expenditure estimates strictly according to regulations and various forms guided by the financial agency. The estimates must fully reflect expenditures and revenues of the representation missions according to the State budget contents, be enclosed with explicit explanations on the calculation bases, and be sent to the managing ministries before July 30 every year. The managing ministries shall consider and sum up the estimates of the representation missions together with their agencies’ budgetary revenue and expenditure estimates, then send them to the Ministry of Finance in accordance with the State Budget Law and current regulations.

1. State budget revenue estimates at the representation missions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. State budget expenditure estimates at the representation missions:

On the basis of the assigned political tasks, the spending regimes, criteria and limits as well as price fluctuations in the host countries, the representation missions shall make budgetary expenditure estimates according to the current State budget contents.

3. Execution of the State budget revenue and expenditure estimates by the foreign-based Vietnamese representation missions

On the basis of the State budget revenue and expenditure estimates approved by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall notify them to the managing ministries so that the latter will allocate budgetary revenue and expenditure estimates to each representation mission on the principle that the total budgetary revenue and expenditure estimates of the representation missions must be equal to the notified budgetary revenue and expenditure estimates already approved by the Government and sent to the Ministry of Finance and the central State Treasury.

4. Sources of State budget funding used for allocation:

The Ministry of Finance shall allocate funding to the Vietnamese representation missions from the following sources:

a/ Funding allocated from the State’ concentrated foreign currency fund:

The Ministry of Finance shall draw up estimate-approval notices and VND payment orders (the sums inscribed on payment orders shall be the foreign-currency amounts multiplied by the accounting exchange rates prescribed by the Ministry of Finance). On the basis of the payment orders of the Ministry of Finance, the central State Treasury shall allocate funding from the concentrated foreign currency fund to the foreign-based Vietnamese representation missions under the managing ministries.

b/ Funding allocated from the State budget custody funds at foreign-based Vietnamese representation missions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the foreign currency amounts deducted from the State budget custody funds at the foreign-based Vietnamese representation missions, the Ministry of Finance shall draw up notices of approval of the Vietnam-dong estimates (converted from the foreign currency amounts deducted from the State budget custody funds, multiplied by the accounting exchange rates prescribed by the Ministry of Finance). On the basis of the estimate-approval notices, collection and payment orders shall be made for accounting consular fees or other revenues overseas as revenues while accounting the funding allocated to the foreign-based Vietnamese representation missions as expenditures for the managing ministries.

5. Provisions on the use of funding:

The funding estimates allocated by competent authorities to each foreign-based Vietnamese representation mission shall be the maximum expenditure level in the year. The heads of the representation missions shall work out internal spending rules and make public the spending levels in order to ensure the efficient use of the funding and avoid wastage to the State’s public fund.

The expenditure items included in the estimates include:

- Item 100 "Payment of subsistence payments for officials and employees."

- Item 114 "Payment of office and accommodation rents."

- Item 145 "Procurement of properties exclusively used for professional tasks."

- Item 118 "Expenses for overhaul of fixed assets in service of professional tasks and infrastructural works."

For the remaining regular expenditure items, depending on the characteristics of ministries or branches, the heads of the foreign-based Vietnamese representation missions shall be authorized to take initiative in approving the spending levels and adjusting these expenditure items to satisfy the missions’ operation requirements, which, however, must not exceed the total estimates already assigned by competent authorities for these expenditure items.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the approved annual estimates, the heads of the foreign-based Vietnamese representation missions shall make public financial matters to the missions’ sections or staff. On the basis of the regimes, criteria and limits, the specific spending norms are decided as follows:

1. Subsistence payment:

On the basis of the competent authorities’ decisions on sending officials on long-term working missions, the subsistence payment levels shall be calculated according to the provisions of Joint Circular No. 22/2001/TTLT/BTCCBCP-BTC of May 9, 2001. Subsistence payments shall be paid according to the number of days of actual presence in the host countries.

2. Subsistence payment allowances: For cases of concurrently driving cars or taking over some tasks for people sent on working missions, an allowance shall be added. Depending on the characteristics of each ministry and the practical situation of each country, the competent authorities of the ministries shall issue decisions on enjoyment of this allowance, which, however, must not exceed 10% of the minimum subsistence payment.

3. Wages paid to hired foreigners or Vietnamese people:

Depending on each specific case, the heads of the foreign-based Vietnamese representation missions shall decide to hire foreigners or Vietnamese people after it is so permitted in writing by the managing ministries. Wages paid to foreigners or Vietnamese people shall be inscribed in the contracts signed between the representation missions and the laborers, suitable to the market prices of the host countries and within the funding limits allocated to the representation missions.

4. Payments to individuals include:

4.1. Payment for attire and other personal belongings of officials and public employees during their overseas working terms (including attire purchased in the country before their departure).

Officials and employees going on long-term (three year-term) overseas working missions shall receive a cash allowance for purchasing attire, blankets, mosquito nets, pillows, bed sheets and other personal articles… This amount shall be paid in a lump sum for the whole term, concretely: 900 USD/person/term for the ranks of counselor and representation mission head being ambassador and his/her accompanying spouse; and 700/USD/person/term for other ranks.. For officials or public employees going on working missions and having received this allowance but then having to prematurely return home for subjective reasons, part of this amount must be reimbursed to the State according to the proportion of time. For cases where the overseas working term is extended for over one year by decisions of the managing ministries, the concerned officials or employees shall enjoy an additional allowance amount according to the prolonged duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Officials and public employees going abroad for working terms and returning home upon termination of their working terms may buy economy-class air tickets for direct and shortest flights of any airliners and be paid for a package baggage charge for 30 kg per flight at the airliners’ rates (apart from the free-of-charge baggage limits prescribed by the airliners). Particularly for ambassadors, they shall be paid for business-class tickets; if their spouses accompany them on the same flights, they shall be also paid for business-class air tickets.

For outbound trips to begin working terms: air fares, baggage charges paid domestically, included in the cost estimates for outbound delegations.

For homebound trips: air fares, baggage charges, included in the funding estimates allocated to the foreign-based Vietnamese representation missions.

For the time of waiting for flights during outbound trips to begin working terms and homebound trips upon the termination of working terms, a temporary stay allowance shall be paid for no more than four days. The payment of allowances for temporary stay during outbound and homebound trips shall be paid at the representation missions.

4.3. Payment of medical examination and treatment insurance:

On the basis of the decisions on sending officials or employees on long-term working missions, a support of USD 250/person/year shall be provided from the State budget for officials and public employees for payment to insurance organizations for their medical examination and treatment insurance. Where officials or public employees purchase insurance with premiums higher than the State budget’s support level, the concerned individuals themselves shall have to pay for the insurance premium differences.

For cases of emergency due to such serious illnesses as stomach bleeding, appendicitis surgery…, where the insurance-accepting organizations accept to pay only part of hospital charges, the remaining expenses shall be covered by the missions.

5. Telephones, fax machines

The furnishment of telephones and fax machines at the offices shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Telephones: Each working room shall be equipped with one telephone. Depending on the working geographical area and itinerant working activities of public employees, mobile phones can be equipped. The equipping of mobile phones shall be decided by the mission heads.

Local and international telephone calls and faxes in service of official and professional tasks shall be paid by the missions. For individuals making international calls or sending international faxes for personal purposes, they shall pay therefore by themselves. The collected amounts shall be remitted into the cash funds of the missions and recorded as funding decrease for the representation missions. To monitor the payment of telephone charges by the missions and individuals making calls for personal purposes, the representation missions must have regulations on management and registration of transaction telephone numbers, office telephone numbers, family telephone numbers or make decisions to assign package telephone charges to each section or each individual.

6. Rents for offices and residential houses:

Where the representation missions need to rent new houses or relocate, they must report such to the managing ministries for permission. Only after obtaining the managing ministries’ permission can the representation missions find particular houses and report to the ministries on the draft house-renting contracts before officially signing such contracts. Where under the house-renting contracts the lessors require the compulsory payment of deposits, the missions shall account them into the advance accounts and recover such deposits upon the expiry of the house-renting contracts.

7. Equipping of cars:

- For representation missions consisting of between 1 and 4 staff members: 1 car.

- For representation missions consisting of between 5 and 7 staff members: 2 cars.

- For representation missions consisting of between 8 and 12 staff members: 3 cars.

- For representation missions consisting of between 13 and 19 staff members: 4 cars.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For representation missions consisting of between 31 and 40 staff members: 7-8 cars.

- For representation missions consisting of between 41 and 50 staff members: 8-9 cars.

The above car quantity limits do not include the cars of the ambassadors and the heads of the Vietnamese delegations at the United Nations and to the United Nations.

The purchase of new cars, change of cars, purchase of 4-seat or 12-seat cars…, the prices and types of cars shall be decided by the managing ministries and included in the approved funding estimates. When purchasing new cars, there must be car-purchasing and -selling contracts between the heads of the representation missions or authorized persons and the car sellers.

- For all public-service cars above, car insurance must be purchased. Where cars have accidents en route due to individual faults, the individuals at fault must pay compensation therefor.

- On the basis of the above car use limits, the heads of the representation missions shall specify the management and use of cars in their respective representation missions.

- Where the representation missions are not equipped with cars or are equipped with the numbers of cars lower than the set limits due to expensive car-parking charges in the host countries, they shall be paid travel expenses in the package amounts allocated for purchase of mass transit tickets.

8. Procurement of other fixed assets:

For all other assets such as computers, photocopiers, fixed and mobile telephones, fax machines, video players, television sets, refrigerators, home and office and home furniture…, they shall be procured according to the material foundation equipment and facilities norms already approved and arranged in the funding estimates. Where such assets are procured, they shall be used and managed according to the fixed-asset management regime applicable to administrative and non-business units under the Finance Minister’s Decision No. 351-TC/QD/CDKTT of May 22, 1997 issuing the regime of management, use and calculation of wear of fixed assets in administrative and non-business units

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the tasks of local or overseas working trips decided by competent authorities, working-trip allowances are prescribed as follows:

9.1. Local working trips are understood as working trips made by officials and public employees within the territory of the host countries. Local working-trip allowances shall be calculated as follows:

- Train, coach and air fares for working trips to localities shall be paid according to the prices inscribed thereon or money-collection invoices; where working trips are made by air, payment shall be made at the economy-class rate.

- For hotel room charges (accommodation expenses), they shall be paid according to actually-paid amounts at the average local charge rates.

- Working-trip allowances shall be calculated uniformly (regardless of positions) as follows:

Working-trip allowance

=

 

Minimum subsistence payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The number of working days

x (coefficient 2)

30 days

The sending of public employees on local working trips must be decided in writing by the heads of the representation missions.

9.2. The sending of public employees in the representation missions on overseas working trips shall be decided in writing by the managing ministries. The regime of payment of overseas working-trip allowances shall comply with Circular No. 45/1999/TT-BTC of May 4, 1999 and Circular No. 108/1999/TT-BTC of September 4, 1999 of the Ministry of Finance.

9.3. In case of making working trips to Vietnam, the regime of payment of working-trip allowances in Vietnam shall apply. Specifically:

For officials and public employees of the foreign-based Vietnamese representation missions, who make working trips to Vietnam for 30 days at most (counting from the date of departure from the host country to the date of departure from Vietnam), they shall enjoy the whole subsistence payment in the country where they are working; for officials and public employees who make working trips to Vietnam for over 30 days, they shall enjoy 100% of their salaries paid in Vietnam instead of the overseas subsistence payment. During the time of working in Vietnam, if officials and public employees go on working trips far away from their working offices, they shall be paid the domestic working-trip allowances according to the working-trip allowance regime promulgated by the Ministry of Finance. The payment of allowances for working trips to Vietnam shall be paid in foreign currencies by the representation missions on the basis of conversion of the amounts in Vietnam dong into the foreign currency at the purchasing rate applied by Vietnam Bank for Foreign Trade at the time of payment.

9.4. The working-trip allowance regime for the Vietnamese representation missions in Laos and Cambodia: As these countries border on Vietnam, many foreign-relation affairs between Vietnam and these two countries must be settled in border areas. Therefore, officials and public employees of the representation missions in these countries, who have to make frequent working trips to border provinces, shall be paid according to the local working-trip allowance regime.

10. Stationery:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Furnishment of guest houses and collective kitchens:

Where conditions permit the organization of collective kitchens and/or guest houses, the mission heads may use funding for procuring necessary equipment for these guest houses and/or kitchens.

12. Receptions, banquets, contributions to diplomatic corps, gifts:

Guest receptions: For receiving visitors at working or courtesy meetings, the representation missions can only treat them with mineral water (or tea or coffee) but not cigarettes, alcohol nor beer.

Banquets: For festive days like the National Day, the founding anniversary of the Vietnam People’s Army, the anniversary of the establishment of diplomatic ties between Vietnam and the host country… depending on the even or odd year, the representation mission heads can hold banquets under the guidance of competent authorities in Vietnam. Banquets should be held in a thrifty manner.

For other banquets (meals) related to official duties, the representation mission heads shall make decisions thereon (on the basis of the managing ministries’ regulations).

Contributions to diplomatic corps: The obligatory contributions to diplomatic corps in the host countries shall be paid according to the notices of these diplomatic corps.

Gifts in external relations: For gifts to ministerial or vice-ministerial posts, the maximum expense is USD 25, and USD 15 for other subjects. The quantity of gifts shall be decided by the representation mission heads.

13. Overtime work allowances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Overtime work allowance

=

 

Subsistence payment currently enjoyed

x

The number of overtime

x 150%

22 days x 8 hours hours

The maximum overtime level prescribed by the labor legislation is 20 hours/person/month and 200 hours/year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The base for accounting the payment of overtime work allowances shall be the individuals’ declarations of the overtime work contents, with the certification of the mission heads.

14. Regular repair and renovation to upgrade offices and residential houses:

For regular renovation and repair to upgrade offices, plans thereon must be worked out, enclosed with the cost estimate of each item to be repaired, which must be approved by competent authorities and included in the annual funding estimates.

15. Construction of new offices and residential houses:

All cases of purchase of new houses or construction land must comply with the Finance Ministry’s Circular No. 85/2001/TT-TC of October 25, 2001 and the laws of the host countries.

16. Liquidation of fixed assets:

The liquidation of fixed assets must be conducted by the Asset Liquidation Boards composed of representatives of the representation missions’ sections and chaired by the representation mission heads in accordance with the current regulations of the Ministry of Finance on liquidation of fixed assets.

17. For expenses for personal use:

For charges for making personal phone calls, Internet use (domestic and international), water and electricity charges paid by accompanying persons… the representation missions shall have to collect them according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Revenue control:

Revenues collected in cash: Receipts must be enclosed with relevant vouchers

Revenues collected via banks: Checks, bank transfers according to banks’ Credit notes (reflected in banks’ books, banks’ balance sheets of revenue and expenditure accounts).

2. Expenditure control:

Accountants shall check payment vouchers to ensure that they comply with the permitted regimes, submit them to the representation mission heads for approval and inscribe them as follows:

- Payment cards: To be clearly inscribed with the spending contents, money amounts in figures and words (enclosed with invoices and/or vouchers issued by the goods suppliers or service providers, and their Vietnamese translations).

- Payment method: in cash, by check or bank transfer

- Expenses shall be accounted into the corresponding budget contents.

Where supplies and items are purchased in Vietnam, the invoices issued by the Ministry of Finance shall be required. For charges paid for excess baggage, the airliners’ invoices shall be required; where such invoices are lost, declarations thereof must be made, certified by the representation mission heads and enclosed with baggage charge notices issued by the concerned airliners, for use as a payment basis. The payments for domestically-purchased supplies and items and air freights therefor shall be made in the foreign-currency amounts converted from the Vietnam-dong amounts at the purchasing exchange rate prescribed by Vietnam Bank for Foreign Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The adjustment of any expenditure items determined in the funding estimates prescribed at Point 5, Part II of this Circular must be approved by the managing ministries and not exceed the total allocated funding.

4. Funding transferred to subsequent years:

At the end of the budget year, all budget funding allocated in the year and revenues permitted to be retained for spending according to the current regulations, which are not spent yet, shall be allowed to be transferred to subsequent years. .

5. Opening of transaction accounts:

The foreign-based Vietnamese representation missions shall open transaction accounts at the banks of the host countries for receiving funding and reflecting revenues and expenditures.

6. The system of accounting books for detailed monitoring of revenues and expenditures, and forms of accounting and financial settlement reports are prescribed as follows:

The foreign-based Vietnamese representation missions must organize accounting and settlement according to the regulations of the administrative and non-business accounting regime, issued together with Decision No. 999/TC/QD/CDKT of November 2, 1996 of the Minister of Finance in accordance with the State Budget Law and documents guiding the implementation thereof and the State budget contents (see forms of funding estimates and financial settlement reports in the appendices to this Circular - not printed herein).

The contents of State-budget settlement reports must be the same as the contents of the approved funding estimates, comply with the State budget contents, and be enclosed with the account balance sheets up to the end of December 31 of the implementation year.

The managing ministries shall have to examine and approve settlement reports of the representation missions, sum them up into annual settlement reports of the representation missions for sending to the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The representation missions’ settlement reports must be submitted to the managing ministries within 30 days after the end of the year (December 31).

The managing ministries’ settlement reports must be submitted to the Ministry of Finance within 120 days after the end of the year (December 31).

The Ministry of Finance shall have to consider and approve the annual settlement reports of the managing ministries (level I); in the course of so doing, the Ministry of Finance shall be entitled to verify the consideration and approval of the representation missions’ annual settlement reports if deeming it necessary.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. This Circular takes implementation effect as from January 1, 2003. The ministries having foreign-based Vietnamese representation missions shall guide their attached units in the implementation thereof. This Circular replaces Circular No. 147/1998/TT-BTC of November 12, 1998; Circular No. 47/TC/TCDN of September 24, 1992; Circular No. 14/TT-LBNG-TC of April 21, 1998 and Circular No. 42/TC/TCDN of May 14, 1994 of the Ministry of Finance.

2. For foreign-based representation offices of Vietnamese enterprises, they may apply the expenditure regime and limits in this Circular.

3. In the course of implementation, if any problems arise, the ministries or representation missions should report them to the Ministry of Finance for study and appropriate amendment.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2003/TT-BTC ngày 09/01/2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.020

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.31.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!