Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định số 2780/QĐ-UBND 2015 phê duyệt kinh phí nhiệm vụ Khoa học Công nghệ Thanh Hóa

Số hiệu: 2780/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 30/07/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2780/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 7 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ CẤP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỢT VI, NĂM 2015.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Công văn số 4468/BKHCN-KHTH ngày 02/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ V/v Phân bổ ngân sách nhà nước năm 2015 cho hoạt động khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố;

Căn cứ Nghị quyết 94/2014/NQ-HĐND ngày 16/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu NSNN, chi NSĐP và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 4242/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015;

Căn cứ các Quyết định số: 702/QĐ-UBND ngày 16/3/2012; 661/QĐ-UBND ngày 11/3/2014; 1644/QĐ-UBND ngày 30/5/2014; 3816/QĐ-UBND ngày 06/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục và cấp kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 538/TTr-SKHCN ngày 20/7/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tnh đợt VI, năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đợt VI, năm 2015, gồm: 16 nhiệm vụ

Trong đó:

- Cấp cho 01 nhiệm vụ chuyển tiếp năm 2015:

258.000.000 đồng

- Cấp cho 10 nhiệm vụ mới 2015:

2.880.769.000 đồng

- Cấp cho 05 nhiệm vụ đã nghiệm thu:

651.815.000 đồng

Với kinh phí sự nghiệp khoa học là:

3.790.584.000 đồng

(Ba tbảy trăm chín mươi triệu, năm trăm tám mươi bn ngàn đồng chẵn);

(Danh mục kèm theo).

Nguồn kinh phí: Sự nghiệp khoa học năm 2015 chưa phân bổ.

Điều 2. Căn cứ vào Quyết định này và danh mục các nhiệm vụ khoa học, công nghệ được duyệt:

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm các đề tài, dự án, ký kết các hợp đồng nghiên cứu; có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và thành lập hội đồng nghiệm thu, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ quan chủ trì, chủ đề tài, dự án để triển khai thực hiện.

- Theo dõi việc sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí đã cấp cho các đơn vị.

3. Các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm các đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đề tài, dự án được duyệt, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, hiệu quả cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc tỉnh, Chủ nhiệm các đề tài, dự án và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, PgNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

………………….

 

STT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị chủ trì

Mc tiêu, ni dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Kết quả thực hiện bước 1

Kế hoạch thực hiện tiếp theo và kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Đã cấp

Cp năm 2015

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

 

 

 

10 đến 15%;

+ Rau, năng suất tăng từ 10 đến 20%;

+ Cao su, năng suất tăng từ 10 đến 20%.

- Tập huấn cho 400 lượt hộ dân nắm vững quy trình kỹ thuật sử dụng phân sinh học Bồ đề 688 cho 3 loại cây trồng: Lúa, rau, cao su;

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân sinh học Bồ đề 688 cho 3 loại cây trồng chính (Lúa, rau, cao su) phù hợp với điều kiện Thanh Hóa.

(Lúa, rau, cao su) phù hợp với điều kiện Thanh Hóa

6. Tổ chức hội thảo về mô hình

7. Xây dựng phương án nhân rộng mô hình

dẫn sử dụng phân sinh học Bồ đề 688 cho 3 loại cây trồng cnh (lúa, rau, cao su) ở Thanh Hóa.

- Phương án nhân rộng mô hình

- Đĩa DVD về các mô hình

- Báo cáo tổng kết dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

258,000

 

 

II. Nhiệm vụ mới năm 2015: 10

STT

Tên nhiệm vụ KHCN

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Dự kiến kết quả đạt được

Thời gian thực hiện

Kinh phí (triệu đồng)

 

Tổng số

SNKH

Cấp năm 2015

Thu hồi

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi trng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng triều tỉnh Thanh Hóa”

Doanh nghiệp Sông Xanh

Xây dựng thành công các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ng biến đổi khí hậu tại vùng triều tỉnh Thanh Hóa

- Mô hình ương nuôi tôm sú, cua trong điều kiện giá rét đầu vụ quy mô 1000 m2/mô hình với sản lượng 2 đt ương dự kiến đạt: tôm sú: 60 vạn con; cua 12 vạn con

- 04 mô hình nuôi thương phẩm quy mô 3 ha/mô hình với năng suất dự kiến đạt:

+ Mô hình nuôi lách vụ: Tôm sú 0,4 tấn/ha, cua xanh: 0,25 tấn/ha

+ Mô hình nuôi xen ghép: Tôm sú: 0,35 tấn/ha, cua xanh: 0,25 tấn/ha, cá đối: 0,07 tấn/ha, tôm rảo: 0,25 tấn/ha, rong câu chỉ vàng: 3 tấn/ha

+ Mô hình nuôi luân canh: Tôm sú: 0,35tấn/ha, cá rô phi đơn tính: 1,5 tấn/ha

+ Mô hình nuôi bản địa: Tôm rảo: 0,25 tấn/ha, cua: 0,3 tấn/ha, cá bống bóp: 0,05 tấn/ha, cá rô phi đơn tính: 0,35 tấn/ha, rong câu chỉ vàng: 3 tấn/ha

Đánh gtác động của biến đổi khí hậu đến Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng mô hình ương nuôi giống tôm sú, cua xanh trong điều kiện giá rét đầu vụ

Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả

- Báo cáo kết quả điều tra.

- Sản phẩm của các mô hình

- Các báo cáo chuyên đề

- Bản hướng dẫn kỹ thuật ương nuôi tôm sú, cua xanh trong điều kiện giá rét đầu vụ - Các bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng triều tỉnh Thanh Hóa

- Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành

- Báo cáo kiến nghị ứng dụng các mô hình

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài

24 tháng

2652,120

1100,370

550,000

0

 

2.

Đtài: “Nghiên cứu chọn lọc dòng mẹ lúa lai mới phục vụ chọn tạo giống lúa lai tại Thanh Hóa”

Trung tâm Nghiên cứu ng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa

- Mục tiêu chung: Tuyển chọn được dòng mẹ lúa lai mới đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu lai tạo giống lúa lai mới của tnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn lọc được 2 dòng mẹ lúa lai mới (1 dòng TGMS, 1 dòng CMS) có nhiều đặc tính quý của một dòng mẹ lúa lai tốt như: tính ổn định, độ thun khá, cho con lai có ưu thế lai cao và thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng kết hợp cao...., tương đương hoặc tốt hơn so với dòng đối chng (103S, II32A/B);

- Dòng mẹ chọn lọc được là nguồn vật liệu để sử dụng cho chọn tạo giống lai của tỉnh Thanh Hoá.

- Thu thập, đánh giá nguồn vật liệu dòng mẹ mới (TGMS, CMS)

- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng mẹ

- Lai tạo giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng

- Nghiên cu thời vụ nhân dòng mẹ

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài

- Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài.

- 02 dòng mẹ bất dục đực, trong đó 01 dòng bất dục đực TGMS và 01 dòng bất dục đực CMS

- 02 tổ hp lúa lai triển vọng (01 tổ hp lúa lai 2 dòng và 01 tổ hp lúa lai 3 dòng)

- Bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất dòng mẹ lúa lai đối vi 2 dòng mẹ chọn tạo được.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài

- Báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài

36 tháng

598,774

560,800

270,800

0

 

3.

Đề tài: “Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen lúa Nếp cái hạt cau tỉnh Thanh Hóa’’

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa

Mục tiêu chung

- Bảo tồn, lưu giữ, phát triển và khai thác có hiệu quả nguồn gen Lúa nếp cái hạt cau tại tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể.

- Tiếp tục chọn lọc duy trì, nhân giống và khai thác có hiệu quả nguồn gen bản địa Lúa nếp cái hạt cau.

- Xây dựng phát triển vùng chuyên canh lúa nếp hạt cau.

-Thu thập, lưu giữ và bảo quản nguồn gen của giống lúa Nếp hạt cau tỉnh Thanh Hóa vụ mùa 2015 theo bản mô tả gốc:

-Sản xuất hạt giống SNC, NC lúa nếp cái hạt cau tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành

-Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Nếp cái hạt cau để phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa Nếp cái hạt cau

-Xây dựng quy trình bảo quản, lưu giữ nguồn gen lúa Nếp cái hạt cau

-Xây dựng phương án bảo tồn nguồn gen giống nếp cái hạt cau. Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài

- Báo cáo kết quả chọn lọc G0, G1, G2, nguyên chủng của giống lúa nếp cái hạt cau

- Báo cáo kết quả thực hiện mô hình phát triển vùng chuyên canh lúa nếp cái hạt cau

- Quy trình bảo quản, lưu giữ nguồn gen nếp cái hạt cau tại chỗ

- Quy trình bảo quản lúa nếp cái hạt cau trong kho lạnh sâu

- Báo cáo phương án bảo tồn nguồn gen giống nếp cái hạt cau

- Báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài

30 tháng

967,309

315,139

155,139

0

 

4.

Đề tài: "Giải pháp phát huy giá trị văn hóa ứng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa đáp ng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội, gi vng an ninh quốc phòng biển đảo"

Trường Đại học Hồng Đc

- Xác định được văn hóa ng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa;

- Xác định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong văn hóa ứng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa;

- Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị văn hóa ng xử của cư dân vùng biển, đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vng quốc phòng an ninh biển đảo.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa và văn hóa ứng xử. -Nghiên cứu văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá.

- Nghiên cứu xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong văn hóa ứng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hóa.

-Xây dựng mô hình truyền thông phát huy giá trị văn hóa ng xử của cư dân vùng ven biển Thanh Hoá.

- Nghiên cứu giải pháp phát huy giá trị văn hóa ứng xử của cư dân vùng biển Thanh Hóa đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vng an ninh quốc phòng biển đảo.

-Tổ chức Hội thảo.

- Viết báo cáo kiến nghị về thực hiện các giải pháp.

-Xây dựng kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đ tài

- Báo cáo tóm tắt thực hiện đề tài

- Báo cáo số liệu điều tra, khảo sát.

- Các báo cáo chuyên đề.

- Báo cáo kiến nghị về thực hiện về thực hiện các giải pháp

- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành

18 tháng

433,160

433,160

200,000

0

 

5.

Đề tài: "Nghiên cu nguyên nhân gây tai nạn lao động và các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hóa

Mục tiêu chung:

Xác định được nguyên nhân gây tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanhh Hóa và đề xuất các gii pháp phòng ngừa phù hợp, giúp các doanh nghiệp khắc phục nguy cơ gây tai nạn lao động.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng tai nạn lao động ở từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp trên địa bàn tĩnh Thanh Hóa.

Xác định được nguyên nhân gây tai nạn lao động ở từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động phù hợp theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tai nạn lao động và phòng ngừa tai nạn lao động.

- Điều tra, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân gây tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, hoạt động hay xảy ra tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân gây tai lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014.

- Giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ờ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Kỷ yếu Hội thảo.

- 01 Bài báo về Giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.

18 tháng

524,000

524,000

250,000

0

 

6.

Đề tài: "Xây dựng bộ chỉ thị thương tổn môi trường vùng ven biển, đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp nhằm phát triển bền vững vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa"

Chi cục Biển và Hải đảo Thanh Hóa

Mục tiêu:

- Đánh giá hiện trạng và xác định đặc trưng, mức độ thương tổn hệ thống tài nguyên môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế - xã khu vực ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất xây dựng bộ chỉ thị thương tổn môi trường khu vực ven biển tỉnh T. Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu với các tổn thương môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung:

- Thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, tư liệu biểu hiện thương tổn môi trường về khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng và thiết lập bộ chỉ thị thương tổn môi trường ven biển tỉnh T. Hóa

- Khảo sát, điều tra, lấy mẫu phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng dữ liệu phục vụ đánh giá thương tổn môi trường.

- Giải đoán và phân tích ảnh viễn thám bổ sung, phục vụ xây dựng chỉ thị và chỉ số thương tổn môi trường.

- Đánh giá mức độ thương tổn môi trường ven biển khu vực nghiên cứu trên cơ sở bộ chỉ thị thương tổn môi trường ven biển đã thiết lập.

- Xây dựng bản đồ chuyên đề phân vùng thương tổn môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương.

- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và thích ứng với các tổn thương môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng báo cáo tổng kết đề tài

- Báo cáo kết quả thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, tư liệu hiện có về khu vực nghiên cứu, tài liệu hiện có về chỉ thị và chỉ thị thương tổn môi trường;

- Báo cáo khảo sát, điều tra tình hình kinh tế, xã hội; báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại một số mặt cắt trọng điểm khu vực nghiên cứu.

- Báo cáo phân tích dữ liệu, xác định các vấn đề nhạy cảm môi trường vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo kết quả giải đoán và phân tích ảnh viễn thám bổ sung, phục vụ xây dựng chỉ thị và chỉ số thương tổn môi trường (có ảnh viễn thám kèm theo).

- Bộ chỉ thị thương tổn môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo đánh giá mức độ thương tổn môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Tập bản đồ chuyên đề phân vùng thương tổn môi trường ven bin tỉnh Thanh Hóa.

- Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với các tổn thương môi trường ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học

- Báo cáo tổng kết khoa học Đề tài.

18 tháng

665,710

665,710

300,710

0

 

7.

Dự án SXTN: “ng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình nhân giống, sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa cúc và hoa Dạ Yến thảo tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”

UBND huyện Yên Định

Mục tiêu chung: ứng dụng công nghệ cao xây dựng thành công mô hình nhân giống, sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa cúc và hoa Dạ Yến thảo tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình nhân giống cà chua ghép và hoa trong nhà màng nilon diện tích 1000m2. Mô hình trồng cà chua ghép và hoa thương phẩm ngoài đồng ruộng diện tích 1 ha.

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, sản xuất thương phẩm cà chua ghép và hoa cúc và hoa Dạ Yến thảo phù hợp với địa phương

- Khảo sát, tham quan học tập công nghệ sản xuất giống trong nhà màng nilon và xây dựng mô hình trồng thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo đạt hiệu quả cao tại tnh Lâm Đồng, Nam Định, Hà Nội.

- Đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng nilon và trồng thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng cho 04 cán bộ kỹ thuật. Tập huấn kỹ thuật nhân trồng cà chua ghép, hoa thương phẩm ngoài đồng ruộng cho 100 nông dân vùng triển khai dự án.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng nilon diện tích 1000m2 (diện tích nhân giống cà chua là: 360 m2 ; nhân giống hoa cúc và Dạ Yến Thảo là: 640 m2)

- Xây dựng mô hình sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng, tổng diện tích 1 ha.

- Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kthuật, đánh giá hiệu quả của các mô hình.

- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng ni long và sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng.

- Xây dựng phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án.

- Báo cáo tổng kết dự án.

- Mô hình sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng ni lông diện tích 1000m2 sản xuất được trên 1.105.000 cây giống/năm (trong đó: 100.000 cây giống cà chua ghép, 1.000.000 cây hoa cúc, 5.000 cây Dạ Yến thảo).

- Mô hình sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng diện tích 1 ha: Cà chua ghép trái vụ đạt 2,5 tấn/sào (5 tấn/1000 m2); số lượng cành cúc trồng trên diện tích 8.500 m2 đạt 350.000 cành, hoa Dạ Yến thảo trên diện tích 500m2 cung cấp cho thị trường trên 1.000 chậu.

- 4 cán bộ kỹ thuật được cp giấy chứng nhận thành thạo các quy trình kỹ thuật sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng ni lông và trồng thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng.

- 100 người nông dân vùng triển khai dự án được tập huấn kỹ thuật sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo trong nhà màng ni lông và sản xuất thương phẩm cà chua ghép, hoa Cúc và hoa Dạ Yến thảo ngoài đồng ruộng (6 bản hướng dẫn kỹ thuật) phù hợp với địa phương.

- Phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án

- Đĩa DVD ghi lại quá trình triển khai thực hiện dự án

- Báo cáo tổng kết dự án.

24 tháng

1.558,500

747,050

347,050

0

 

8.

Đề tài "Đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của bê lai F1 (đực BBB x cái lai Zêbu) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Đánh giá được khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của bê lai F1 (đực BBB (Blanc Blue Beige) x cái lai Zêbu) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Tạo được 60 con bê lai hướng thịt F1 (đực BBB x cái lai Zêbu) bằng cách sử dụng tinh đông lạnh của bò đực BBB phối giống thụ tinh nhân tạo cho bò cái lai Zêbu;

- Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và khả năng chống chịu bệnh của con lai F1 (đực BBB x cái lai Zêbu) trong điều kiện chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Khảo sát, đánh giá thực trạng cải tạo đàn bò (từ năm 2005 trở lại đây) tại các huyện triển khai đề tài.

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bê lai F1 (đực BBB x cái lai Zêbu) cho người dân vùng triển khai đề tài.

- Triển khai thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò BBB, tạo đàn bê lai F1.

- Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê lai F1  (BBB x lai Zêbu) sinh ra.

- Đánh giá khả năng thích nghi, chống chịu bệnh của đàn bê lai F1.

- Đánh giá khả năng sản xuất thịt của bê lai F1.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của đề tài.

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng kết đề tài

- Báo cáo đánh giá thực trạng cải tạo đàn bò (từ năm 2005 trlại đây) tại các huyện triển khai đề tài.

- 60 con bê lai F1 được tạo ra nhờ thụ tinh nhân tạo (BBB x cái lai Zêbu);

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Đánh giá khả năng sinh trưng của bò lai F1 (đực BBB x cái lai Zêbu);

+ Đánh giá khả năng thích nghi, chống chịu bệnh của đàn bê lai F1   (đực BBB x cái lai Zêbu);

- Đào tạo, tập huấn được 10 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò và 200 hộ nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò lai hướng thịt F1 BBB.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài.

- DVD ghi lại quá trình thực hiện đề tài, báo cáo tổng kết đề tài.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

30 tháng

548,328

548,328

250,000

0

 

9.

Đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu chung: Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng việc thành lập, tổ chức hoạt động của Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây thống nhất gọi chung là doanh nghiệp dân doanh - Viết tắt là DNDD).

- Đề xuất được giải pháp xây dựng và tổ chức hoạt động của các tổ chức Công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Học tập kinh nghiệm về công tác xây dựng, tổ chức, hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD tại Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương.

- Đề xuất giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của các doanh nghiệp không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn.

- Xây dựng mô hình điểm về việc thành lập, tổ chức hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD.

- Xây dựng phương án sử dụng kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

- Các báo cáo chuyên đề:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp

+ Thực trạng việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

+ Đánh giá hiệu quả mô hình điểm về việc thành lập, tổ chức hoạt động công đoàn trong các loại hình DNDD.

+ Giải pháp xây dựng tổ chức Công đoàn phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động, phát triển của các DNDD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- 180 cán bộ công đoàn được tập huấn nắm vững nghiệp vụ.

- 03 mô hình hoạt động tổ chức công đoàn trong các loại hình DNDD:

+ Doanh nghiệp có vốn FDI: Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Vĩnh Lc: 01 DN; Nga Sơn 01.

+ Công ty TNHH: Thành phố Thanh Hóa: 01 DN; Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Bỉm Sơn: 01.

+ Công ty cổ phần: Thành phố Thanh Hóa: 01 DN; Khu kinh tế Nghi Sơn: 01 DN; Bỉm Sơn: 01 DN.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài.

- DVD ghi lại quá trình thực hiện đề tài, báo cáo tổng kết đề tài.

18 tháng kể từ ngày ký hợp đồng

443,240

429,740

209,740

0

 

10.

Đề tài KHXH&NV: "Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo đại học dựa trên năng lc chun đầu ra ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa"

Trường Đại học Hng Đức

Mục tiêu chung: Xây dựng được 2 chương trình đào tạo trình độ đại học dựa trên năng lực chuẩn đầu ra của ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển một số ngành, khoa đào tạo đạt chuẩn khu vực của trường Đại học Hồng Đức, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được bộ hồ sơ năng lực chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Hồng Đức.

- Xây dựng được Chương trình đào tạo (gồm: khung chương trình và đề cương chi tiết các học phần) dựa trên năng lực chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Hồng Đức.

- Điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành, chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức và năng lực người học cần đạt được. Đồng thời, khảo sát đánh giá thực trạng chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Hồng Đức hiện nay;

- Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và xây dựng bộ hồ sơ năng lực chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Hồng Đức;

- Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đào tạo, xây dựng khung chương trình đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đối với ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin;

- Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện định hướng xây dựng khung chương trình;

- Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo khung chương trình đã xác định;
- Tổ chức đánh giá một số học phần theo chương trình mới.

- Phương án nhân rộng kết quả mô hình của chương trình đào tạo dựa trên năng lực chuẩn đầu ra;

- Báo cáo tổng kết, nghiệm thu kết quả đề tài.

- Hồ sơ năng lực chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công trình và ngành công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu thị trường lao động;

- Khung chương trình đào to dựa trên năng lực chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật công trình và ngành Công nghệ thông tin được ban hành;

- Bộ đề cương chi tiết các học phần môn học của chương trình đào tạo dựa trên năng lực chuẩn đầu ra ngành Kthuật công trình và ngành Công nghệ thông tin được ban hành, trong đó có 4 học phần (2 học phần/1 chương trình x 2 chương trình) được xây dựng dưới dạng bài giảng điện tử;

- Các báo cáo chuyên đề nghiên cứu (9 chuyên đề);

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài;

- DVD ghi lại quá trình thực hiện đề tài, báo cáo tổng kết đề tài.

24 tháng kể từ ngày ký hp đng

1141,750

747,330

347,330

 

 

Cộng

2,880,769

 

 

III. Nhiệm vụ đã nghiệm thu: 05

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Cơ quan chủ trì

Mục tiêu, nội dung chính

Kết quả đạt được

Thời gian thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Ghi chú

 

Tổng số

SNKH

Đã cấp

Cấp năm 2015

 

Mục tiêu

Nội dung

 

1.

Đề tài “ng dụng KHCN xây dựng mô hình giảm thiu ô nhiễm môi trường tại trang tri chăn nuôi lợn tỉnh Thanh Hóa”

Trường Đại học Hồng Đức

Ứng dụng KHCN xây dựng thành công mô hình xử lý chất thải tại trang trại chăn nuôi lợn, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất thải ra môi trường đạt theo các quy định hiện hành

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường của 6 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2 trang trại lớn, 2 trang trại vừa, 2 trang trại nhỏ).

- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết kế mô hình xử lý chất thải cho các trang trại

- Tổ chức hội thảo

- Xây dựng các công trình xử lý theo đúng thiết kế và phù hợp với công nghệ.

- Triển khai nuôi lợn theo đúng quy mô của 2 mô hình.

- Đánh giá hiệu quả mô hình: hiệu quả xử lý, hiệu quả kinh tế - xã hội

- Chuyên đề 3: Xây dựng quy trình công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi lợn phù hợp với 2 quy mô, vừa, nhỏ.

- Đào tạo chuyển giao kết quả nghiên cứu

- Xây dựng phương án nhân rộng các mô hình

- Nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu cấp tỉnh.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Báo cáo chuyên đề 1: Hiệu quả của các công nghệ xử lý chất thải đang sử dụng của một số trang trại chăn nuôi lợn tại Thanh Hóa, mức độ ô nhiễm môi trường.

- Chuyên đề 2: Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải và thiết kế mô hình cho các trang trại chăn nuôi Quy mô vừa và nhỏ.

- 02 Quy trình công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi lợn phù hợp với 2 quy mô vừa, nh(kèm theo bản thiết kế công trình xử lý chất thải và Báo cáo kết quả 2 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn)

4/2012
-
10/2013

956,613

621,815

500,000

121,815

Đã gim tổng kinh phí thực hiện và giảm 0,266 triệu đồng SNKH theo Biên bản quyết toán ngày 23/6/2015 gia STài chính với đơn vị chủ trì

 

2.

Đề tài: "Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng đụt lưới mt vuông cho nghề lưới kéo đáy vùng bin tỉnh Thanh Hóa"

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa

- Cải tiến được đụt lưới mắt lưới vuông khai thác cá và bảo vệ nguồn li hải sản.

- Xây dựng được 2 mô hình ng dụng đụt mắt lưới vuông (1 tàu/1 mô hình)

- Tổng thuật tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

-Nghiên cứu thiết kế, cải tiến và thi công các loại thiết bị đụt mắt lưới vuông phục vụ thử nghiệm

- Thử nghiệm các loại thiết bị đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy Thanh Hóa

- Hoàn thiện quy trình thi công và chế tạo, lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu, phục vụ mô hình ứng dụng

- Xây dựng mô hình ứng dụng đụt mắt lưới vuông cho nghề lưới kéo đáy với 2 loại công suất tàu khác nhau

-Tổ chức Hội thảo: Hoàn thiện thiết kế, quy trình chế tạo và qui trình sử dụng đụt lưới mắt vuông cho nghề lưới kéo đáy.

- Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Báo cáo tổng thuật tài liệu

- Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát.

- Bản thiết kế đụt mắt lưới vuông phù hợp với 2 nhóm tàu (công suất từ 20-<50cv, 50 - <90cv).

- Quy trình thi công, chế tạo, lắp ráp đụt lưới mắt vuông phù hợp với 2 nhóm tàu (công suất từ 20-<50cv, 50 - <90cv).

10/2013
-
5/2015

443,020

437,420

337,420

100,000

 

 

3.

Đề tài: "Nghiên cứu tiềm năng di sản văn hóa và đề xuất gii pháp xây dựng hệ thống sản phẩm văn hóa - du lịch tại không gian văn hóa- du lịch Thành Nhà Hồ và khu di tích lịch s Lam Kinh"

Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

- Luận giải được cơ sở khoa học của không gian văn hóa- du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Đánh giá đúng thực trạng nguồn liệu sản phẩm văn hóa - du lịch từ di sản vật thể, phi vật thể đặc trưng trong không gian văn hóa - du lịch Thành nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Đánh giá đúng thực trạng cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật du lịch trong không gian văn hóa - du lịch Thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Đề xuất được giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm văn hóa - du lịch tại không gian văn hóa- du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc xác định không gian văn hóa du - lịch Thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Nghiên cứu thực trạng nguồn liệu sản phẩm văn hóa - du lịch từ di sản vật thể, phi vật thể đặc trưng trong không gian văn hóa - du lịch Thành nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Nghiên cứu thực trạng cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật du lịch trong không gian văn hóa - du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Nghiên cứu đối chứng và bài học kinh nghiệm tại một số khu du lịch quốc gia ở Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm văn hóa-du lịch tại không gian văn hóa-du lịch Thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Tổ chức hội thảo khoa học: giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm văn hóa-du lịch tại không gian văn hóa- du lịch Thành Nhà Hồ và khu di tích lịch sử Lam Kinh.

- Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

- Báo cáo tổng hợp xử lý sliệu.

-Báo cáo chuyên đề

- Kỷ yếu Hội thảo.

- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài.

- Báo cáo tóm tắt đề tài.

- Phương án sử dụng kết quả.

- Bài báo đăng trên tạp chí trong nước.

- Đĩa DVD.

 

255,340

220,840

170,840

50,000

 

 

4.

Đ tài: “Nghiên cứu xây dựngsở dữ liệu đồng bộ và phần mềm quản lý quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa"

Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa

- Đánh giá thực trạng công tác Quản lý và khai thác dữ liệu Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu đồng bộ và phần mềm Quản lý Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và khai thác dữ liệu Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ về quy hoạch xây dựng tại hai địa điểm là xã Quảng Hưng - Tp Thanh Hóa và Hải Bình - Huyện Tĩnh Gia.

3. Xây dựng phần mềm Quản lý Quy hoạch xây dựng tỉnh Thanh Hóa

4. Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu.

5. Nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu chính thức đề tài

- Tổng hợp kết quả thu thập thông tin về quản lý dữ liệu Quy hoạch xây dựng.

- Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về ng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác quy hoạch xây dựng.

- Cơ sở dữ liệu đồng bộ về quy hoạch xây dựng tại hai địa điểm là xã Quảng Hưng - Tp Thanh Hóa và xã Hải Bình - Huyện Tĩnh Gia.

- Phần mềm quản lý quy hoạch.

+ Phần mềm quản lý dữ liệu quy hoạch theo công nghệ GIS

+ Phần mềm quản lý dữ liệu quy hoạch theo quy trình lưu giữ hồ sơ gốc

+ Bản hướng dẫn sử dụng 2 phần mềm nêu trên.

- Báo cáo tổng hợp đề tài.

8/2013
-
11/2014

554,107

537,607

427,607

110,000

 

 

5.

Đề tài: "Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải trong nông nghiệp, công nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"

Chi cục bảo vệ Môi trường Thanh Hóa

1. Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu từ nguồn nước thải nông nghiệp và công nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ các nguồn nước thải công nghiệp và nông nghiệp;

+ Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu tỉnh Thanh Hóa;

+ Đề xuất được quy định về BVMT nông thôn dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh.

1. Điều tra, khảo sát các nguồn nước thải vào lưu vực sông Mã, sông Chu (nước thải sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi) và các công nghệ xử lý nước thải hiện có của các cơ sở dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

2. Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các nguồn nước thải vào sông Mã, sông Chu và đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu;

3. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

4. Dự thảo được quy định bảo vệ môi trường nông thôn dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

5. Tổ chức Hội thảo khoa học;

6. Báo cáo, nghiệm thu tổng kết đề tài.

1.Báo cáo khảo sát các nguồn nước thải vào lưu vực sông Mã, sông Chu và các công nghệ xử lý nước thải hiện có của các cơ sở dọc 2 bờ sông Mã, sông Chu;

2. Báo cáo phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các nguồn nước thải, đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Mã, sông Chu;

3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước lưu vực sông Mã, sông Chu;

4. Dự thảo quy định bảo vệ môi trường nông thôn dọc 2 bên bờ sông Mã, Chu;

5. Báo cáo chuyên đề (5 chuyên đề), báo cáo tổng kết

7/2014
-
4/2015

451,94

451,940

181,940

270,000

 

 

Cộng

651,815

 

 

Tổng kinh phí SNKH cấp đợt này cho 16 nhiệm vụ KH&CN là 3.790.584.000 đồng (Ba tỷ, bảy trăm chín mươi triệu, năm trăm tám mươi bốn ngàn đồng chẵn)./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2780/QĐ-UBND phê duyệt danh mục và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đợt VI, ngày 30/07/2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.080

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!