VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
94/QĐ-VKSTC
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG NGÀNH
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công số 15/2017/QH14 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công;
Căn cứ
Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn,
định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 167/2017/NĐ-CP
ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
Căn cứ Quyết định số
50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định
mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ
Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung của Nghị định số 151/2017NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế
hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc
phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế
Quyết định số 1121/QĐ-VKSTC-V11 ngày 16/7/2010 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản nhà nước trong
ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn
phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao 1, 2, 3, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc
tỉnh và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Đ/c Lê Minh Trí - Viện trưởng VKSNDTC;
- Các đ/c Phó Viện trưởng VKSNDTC (p/hợp chỉ đạo);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Tài chính (Cục QLCS);
- Trang tin điện tử của ngành KSND;
- Lãnh đạo
Cục 3, 05 Phòng chuyên môn;
- Lưu: VT, C3 (VT, P.TSTP).
|
VIỆN
TRƯỞNG
Lê Minh Trí
|
QUY ĐỊNH
VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN
DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94/QĐ-VKSTC ngày 30/7/2018 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công năm 2017; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ
Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 29/12/2017 của Chính phủ; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Quyết định
số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn,
định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Thông tư 92/2017/TT-BTC
ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, cải tạo,
mở rộng cơ sở vật chất.
Để Viện kiểm sát
nhân dân các cấp, cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện việc
quản lý, sử dụng tài sản công đúng quy định của pháp luật
hiện hành, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị sử dụng tài sản công
nhằm quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn,
chế độ, định mức, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định phân cấp quản
lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân trong việc: Đầu tư xây dựng,
mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; sử dụng,
bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công; thu
hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với
tài sản công; thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công; giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Tài sản công của ngành Kiểm sát nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà lưu trú công vụ
và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà lưu trú
công vụ; xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị quy định tại Điều 3 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày
31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định
mức sử dụng máy móc, thiết bị; quyền sở hữu trí tuệ, phần
mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu; các loại tài sản, hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc
sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp
công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã
hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp và các tài sản khác do pháp luật quy định; tài sản khác theo quy định
pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
trong ngành Kiểm sát nhân dân được giao quản lý, sử dụng
tài sản công, bao gồm:
1. Viện kiểm sát
nhân dân các cấp:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí
Minh (Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1, 2, 3);
b) Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh);
c) Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện,
thành phố, thị xã thuộc tỉnh (Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
2. Các đơn vị dự toán trực thuộc Viện
kiểm sát nhân dân tối cao: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Kế hoạch
- Tài chính, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Trường Đại học Kiểm sát, Trường Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Bảo vệ Pháp luật, Tạp chí Kiểm sát;
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp
quản lý, sử dụng tài sản công
1. Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản
công nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản công được
thực hiện theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng
đơn vị, và trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, được
giao. Việc phân cấp phù hợp với quy định về phân cấp quản lý nhà nước theo Luật
Ngân sách nhà nước năm 2015, phù hợp với thực tế, yêu cầu công tác quản lý tài
sản công của ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản công tạo điều kiện
và nâng cao năng lực quản lý cho Viện kiểm sát nhân dân
các cấp, đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng thời tăng cường thực hiện công tác giám sát, hướng dẫn, kiểm tra về quản
lý, sử dụng tài sản công.
3. Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải
được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa, được
thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và
nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy
định của pháp luật.
4. Tài sản công phục vụ công tác quản
lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm an ninh của Viện kiểm
sát nhân dân các cấp, đơn vị trực thuộc phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng,
tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Việc khai thác nguồn lực tài chính
từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu
quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
7. Việc quản lý,
sử dụng tài sản công được giám sát,
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thực hiện nhiệm vụ quản
lý tài sản công
Giao Cục Kế hoạch
- Tài chính làm đầu mối giúp Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều
16 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một
số loại tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và
phân cấp quản lý tại Quy định này.
Điều 5. Nội dung phân cấp thẩm
quyền quản lý, sử dụng tài sản công
1. Quyết định mua sắm, thuê tài sản
phục vụ hoạt động.
2. Quyết định khoán kinh phí sử dụng
tài sản công.
3. Quyết định việc sử dụng tài sản
công.
4. Quyết định xử lý tài sản công: Thu
hồi, điều chuyển, chuyển đổi công
năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
5. Quyết định đầu tư xây dựng, bảo dưỡng,
sửa chữa, bảo trì tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng trụ sở làm việc.
Chương II
NỘI DUNG PHÂN CẤP
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Mục 1. MUA SẮM, THUÊ TÀI SẢN PHỤC
VỤ HOẠT ĐỘNG
Điều 6. Mua sắm tài sản công phục
vụ hoạt động
1. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản công từ nguồn ngân sách trung ương trong trường hợp
không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực
hiện như sau:
a) Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao được phân công quyết định mua sắm tài sản công là ô tô, phương tiện vận tải,
máy móc, thiết bị làm việc và các tài sản khác (trừ ô tô, phương tiện vận tải)
có giá trị từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên hoặc giá trị mua sắm từ
3.000 triệu đồng trở lên cho một gói mua sắm tài sản;
b) Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, quyết định mua sắm tài sản công có giá trị đến dưới 500 triệu
đồng/01 đơn vị tài sản hoặc giá trị mua sắm tài sản công từ 500 triệu đồng đến
dưới 3.000 triệu đồng cho một gói mua sắm tài sản của đơn vị mình và đơn vị thuộc
phạm vi quản lý;
c) Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm tài sản công có giá trị đến
100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc
giá trị mua sắm tài sản công đến dưới 500 triệu đồng cho một gói mua sắm tài sản.
3. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản công từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ trong trường hợp không thuộc phạm
vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
các cấp, thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao quyết định việc mua sắm tài sản công của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm
vi quản lý trên cơ sở thống nhất bằng văn bản của đơn vị dự toán cấp trên (nếu
có) về tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản theo quy định của cấp có
thẩm quyền.
Điều 7. Thuê tài sản phục vụ hoạt
động
1. Thuê trụ sở làm việc
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc thuê
trụ sở làm việc (từ nguồn ngân sách nhà nước) của Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh và đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân
dân tối cao đối với trường hợp thuê có giá trị từ 500 triệu
đồng trở lên (tính cho 01 hợp đồng);
b) Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc
thuê trụ sở làm việc của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với
trường hợp thuê có giá trị dưới 500 triệu đồng (tính cho 01 hợp đồng)
trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cục Kế hoạch - Tài chính.
2. Thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc
Thủ trưởng các đơn vị dự toán sử dụng
tài sản quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
tài sản khác không phải là trụ sở làm
việc để phục vụ hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Mục 2. KHOÁN KINH PHÍ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG
Điều 8. Khoán kinh phí sử dụng
nhà ở công vụ
1. Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở
công vụ được áp dụng đối với các đối tượng
có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ1 mà Nhà nước không có nhà ở
công vụ để bố trí.
2. Thẩm quyền quyết định mức khoán
Mức khoán kinh phí được xác định trên
cơ sở giá thuê nhà ở phổ biến tại thị trường địa phương
nơi đối tượng nhận khoán đến công tác phù hợp với loại nhà ở và diện tích nhà ở
theo tiêu chuẩn, định mức áp dụng đối với đối tượng nhận
khoán.
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao quyết định mức khoán cụ thể áp dụng cho đối tượng
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở được điều động, luân chuyển đến Viện kiểm sát nhân
dân tối cao giữ chức vụ từ cấp Phó Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị dự toán trực thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định mức khoán cụ thể đối với từng đối tượng được điều động, luân chuyển đến công
tác tại đơn vị mình giữ chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên và cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đến đơn vị thuộc phạm vi quản lý
đóng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực
biên giới, hải đảo.
Mức khoán cụ thể áp dụng đối với từng
đối tượng khoán thuộc phạm vi quản lý được xác định trên cơ sở kết quả khảo sát
giá, báo giá hoặc thẩm định giá, bảo đảm tiết kiệm, hiệu
quả trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.
3. Kinh phí khoán được thanh toán cho
đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng
tháng.
Điều 9. Khoán kinh phí sử dụng
xe ô tô
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định của Chính phủ
quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Điều 10. Khoán kinh phí sử dụng
máy móc, thiết bị
1. Đối tượng và
mức khoán
a) Đối tượng khoán
Cán bộ, công chức và đối tượng khác
trong ngành Kiểm sát nhân dân có tiêu chuẩn sử dụng máy móc, thiết bị đăng ký
thực hiện khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị trang bị
cho cá nhân phục vụ nhiệm vụ được giao.
b) Mức khoán
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Thẩm quyền quyết
định đối tượng và mức khoán
Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng
các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định
đối tượng, mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị cho cán bộ, công chức và đối tượng khác thuộc phạm vi quản lý.
3. Kinh phí khoán được thanh toán cho
người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng.
Điều 11. Khoán kinh phí sử dụng
tài sản khác
Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công
khác không thuộc phạm vi quy định tại các Điều 8, 9, 10 của
Quy định này, Thủ trưởng trưởng các
đơn vị thuộc Khoản 2 Điều 10 nêu trên căn cứ nguyên tắc quy định tại Điều
5 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ
và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng phương án, quyết
định khoán sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cục Kế hoạch - Tài chính, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Mục 3 .SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI
ĐƠN VỊ
Điều 12. Sử dụng chung tài sản
công
1. Tài sản công tại đơn vị trong
ngành Kiểm sát nhân dân chưa sử dụng hết công suất được cho cơ quan nhà nước,
đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng
sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng chung để phục vụ hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tài sản công được sử dụng
chung gồm:
a) Hội trường;
b) Ô tô và các
phương tiện vận tải khác.
2. Thẩm quyền quyết định việc cho cơ
quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài sản công
a) Thủ trưởng các đơn vị dự toán được
giao quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác sử dụng chung tài
sản công trên cơ sở ý kiến thống nhất bằng văn bản của đơn vị dự toán cấp trên
(nếu có);
b) Đối với tài sản công khác không
thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này: Thủ trưởng các đơn vị
dự toán được giao quản lý, sử dụng tài sản quyết định việc cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị khác sử dụng chung tài sản công.
Điều 13. Chuyển đổi công năng
sử dụng tài sản công
1. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định chuyển đổi công năng sử dụng đối với tài sản công:
a) Do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm
trong trường hợp không thay đổi cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài
sản công;
b) Thuộc thẩm quyền quyết định xử lý
tài sản công (không phải là trụ sở làm việc) trong trường
hợp thay đổi cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản công.
2. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài
chính, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, huyện quyết định chuyển đổi công năng sử
dụng tài sản đối với tài sản công do mình quyết định mua sắm.
Mục 4. XỬ LÝ TÀI SẢN CÔNG
Điều 14. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài
sản công
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm
việc của cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân: Thực
hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thu hồi tài sản công là ô tô, phương
tiện vận tải, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc)
của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với tài sản có
giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500
triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản (nguyên giá theo sổ kế toán) từ
3.000 triệu đồng trở lên.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị toán trực thuộc Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản công (trừ tài sản
công thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) của
đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo
gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi,
quản lý.
4. Đối với các tài sản công khác, Thủ
trưởng đơn vị quyết định thu hồi đối với tài sản do mình quyết định đầu tư, mua
sắm theo thẩm quyền được phân cấp tại Điều 6 Quy định này.
Điều 15. Thẩm quyền quyết định
điều chuyển tài sản công
1. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định điều chuyển tài
sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản là trụ sở
làm việc, ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị (nguyên giá theo
sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài
chính quyết định điều chuyển tài sản công của đơn vị dự
toán trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với tài sản không thuộc quy định tại Khoản
1 Điều này có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản không thuộc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch -
Tài chính) để theo dõi, quản lý
4. Đối với tài sản khác của đơn vị, cấp
nào quyết định đầu tư, mua sắm thì cấp đó quyết định điều chuyển trong phạm vi nội bộ đơn vị.
Điều 16. Thẩm quyền quyết định
bán tài sản công
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm
việc của đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân: Thực hiện
theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bán tài sản công của ngành Kiểm sát
nhân dân đối với tài sản là ô tô, phương tiện vận tải và tài sản khác có giá trị
(nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01
đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị từ
3.000 triệu đồng trở lên trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài
chính.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
quyết định bán tài sản công của đơn vị mình và các đơn vị
thuộc phạm vi quản lý đối với các tài sản công khác không thuộc quy định tại
Khoản 1, 2 Điều này, báo cáo gửi Viện
kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để
theo dõi, quản lý.
4. Đối với các tài sản khác (không
thuộc quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này) của đơn vị cấp
nào quyết định đầu tư, mua sắm thì cấp đó có thẩm quyền quyết định bán.
Điều 17. Thẩm quyền thanh lý
tài sản công
1. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thanh lý tài sản
công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của
Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với:
a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm
quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01
đơn vị tài sản;
b) Máy móc, thiết
bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài
chính quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị trong Ngành đối với:
a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn
liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có
nguyên giá trên sổ kế toán từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị
tài sản;
b) Ô tô, phương
tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm
việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ
300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự
toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị mình và
đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và các tài sản khác có giá trị (nguyên giá trên sổ kế toán) từ 100
triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/01 đơn vị tài sản, báo
cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo
dõi, quản lý.
4. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết
định thanh lý tài sản công đối với tài sản có giá trị
(nguyên giá trên sổ kế toán) dưới 100
triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
Điều 18. Thẩm quyền quyết định
tiêu hủy tài sản công
1. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tiêu hủy tài sản
công thuộc đơn vị trong ngành Kiểm sát
nhân dân đối với tài sản bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo
vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2. Đối với tài sản công khác, Thủ trưởng đơn vị nào có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua
sắm theo phân cấp tại Quy định này thì có thẩm quyền quyết định tiêu hủy.
Điều 19. Thẩm quyền quyết định
xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định xử lý tài sản của các đơn vị trong
ngành Kiểm sát nhân dân trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản
do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định
mua sắm, trang bị cho các đơn vị bằng
nguồn ngân sách nhà nước.
2. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thủ trưởng đơn vị dự
toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý tài sản
trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản
thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm (bằng nguồn ngân sách
nhà nước) sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Cục
Kế hoạch - Tài chính.
3. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp
bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản
do mình quyết định đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước sau khi có ý
kiến thống nhất của Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh.
Mục 5. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA,
BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ TÀI SẢN CÔNG
Điều 20. Đầu tư xây dựng trụ sở
làm việc
1. Trụ sở làm việc của đơn vị trong
Ngành được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn vị chưa có trụ sở làm việc hoặc
trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm
điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước
không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp
thuê trụ sở làm việc;
b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
2. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất phục
vụ hoạt động quản lý của các đơn vị trong ngành Kiểm sát
nhân dân thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, quy định của pháp luật khác có liên quan và quy định
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 21. Bảo dưỡng, sửa chữa,
bảo trì tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc bảo dưỡng,
sửa chữa, bảo trì, tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng trụ sở làm việc (từ nguồn ngân sách trung ương) trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với:
a) Trụ sở làm
việc của đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân có dự toán sửa chữa, bảo dưỡng, cải
tạo công trình từ 01 tỷ đồng trở lên;
b) Tài sản công khác thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư, mua sắm của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao quy định tại Điều 6 Quy định này.
2. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
Thủ trưởng đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản
công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc (từ nguồn
ngân sách trung ương) theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với:
a) Trụ sở làm
việc của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm vi quản lý có dự toán sửa chữa, bảo
dưỡng, cải tạo công trình dưới 01 tỷ đồng ;
b) Tài sản công khác được Viện kiểm
sát nhân dân tối cao giao quản lý, sử dụng và các tài sản công thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư, mua sắm quy định tại Điều 6 Quy định
này.
3. Viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định việc sửa chữa,
bảo dưỡng tài sản công theo đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối
với tài sản được Viện kiểm sát nhân dân cấp trên giao quản lý, sử dụng và các tài sản công khác thuộc thẩm
quyền quyết định đầu tư, mua sắm quy định tại Điều 6 Quy định này.
4. Đối với ngân
sách địa phương hỗ trợ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, thủ trưởng
các đơn vị vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyết định
việc bảo dưỡng, sữa chữa, bảo trì tài sản công của đơn vị mình và đơn vị thuộc
phạm vi quản lý theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ
quan có thẩm quyền ban hành; việc bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì tài sản công từ
500 triệu đồng trở lên phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trước khi thực hiện.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan
trong ngành Kiểm sát nhân dân thuộc Điều 2 Quy định này được
giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quy định này.
2. Giao Cục Kế hoạch - Tài chính hướng
dẫn, giải đáp vướng mắc của các đơn vị trong Ngành khi thực hiện Quy định này;
đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản công của ngành Kiểm
sát nhân dân đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, định mức,
minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm theo
quy định của pháp luật hiện hành.
3. Những nội dung khác không nêu
trong Quy định này, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài
sản công tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày
29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số
151/2017NĐ-CP và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối với trường hợp đơn vị mới thành lập
hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện tự chủ
tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
hướng dẫn riêng về việc việc quản lý, sử dụng tài sản
công.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày
ký Quyết định ban hành.
Trong quá trình thực hiện có phát
sinh vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Viện kiểm sát nhân
dân tối cao (thông qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp./.
1 Đối tượng và điều kiện
thuê nhà ở công vụ thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Nhà ở năm 2014, Điều
48 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Nhà ở.