Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 17/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2014/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 17 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 125/2011/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 11 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2537/TTr-SNN-KHTC ngày 19/8/2014; đề nghị của liên ngành: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT tại các Tờ trình: số 2713/TTr-LS:TC-NNPTNT ngày 26/8/2014, số 3237/TTr-LS:NN&PTNT-TC ngày 30/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định: "Một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 và thay thế Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các chính sách hỗ trợ: Cây lạc (vụ Thu Đông), cây chè, cây ăn quả, cây cao su, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi lợn ngoại, tạo giống bò, cải tiến giống trâu, chăn nuôi trâu, bò hàng hoá, trợ giá giống gốc, tiêm phòng gia súc miền núi, hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (nếu là hộ gia đình đầu tư), trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa, nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ, nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn, trợ giá cá giống cho các huyện miền núi, hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sản xuất muối, tưới cho cây công nghiệp và cỏ trồng tập trung, trợ giá máy cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trên địa bàn (gọi chung là hộ nông dân).

b) Chính sách hỗ trợ kênh mương loại 3 áp dụng đối với các xã hoặc Hợp tác xã nông nghiệp tại các huyện, xã miền núi;

c) Chính sách hỗ trợ bảo tồn quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thủy sản áp dụng đối với một số đơn vị có chức năng thực hiện những nội dung này.

d) Chính sách hỗ trợ bản quyền tác giả, xây dựng lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung áp dụng đối với các doanh nghiệp có đầu tư thuộc các lĩnh vực này nhằm phục vụ có hiệu quả phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Cây lạc (vụ Thu - Đông)

1. Hỗ trợ 50% giá giống lạc nguyên chủng, với định mức không quá 240 kg/ha, diện tích được hỗ trợ không quá 1.000 ha/năm;

2. Hỗ trợ nilon tủ luống với mức 10.000 đồng/kg nilon tấm mỏng 0,007mm, màu trắng trong. Định mức 100 kg/ha.

Điều 3. Cây chè

1. Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết shan, với mật độ trồng 3.300 bầu/ha;

2. Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu. Mật độ trồng 16.000 bầu/ha;

3. Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè công nghiệp giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương và mức 2.000.000 đồng/ha đối với các huyện còn lại.

Điều 4. Cây ăn quả (Cam, quýt giống mới, chanh leo)

Hỗ trợ 5.000 đồng/bầu giống cam, quýt giống mới, chanh leo sạch bệnh. Mật độ trồng theo quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Cây cao su

Hỗ trợ 7.000 đồng/bầu giống cao su có năng suất, chất lượng cao (loại được sản xuất trong túi PE) cho các hộ dân có đất được cấp có thẩm quyền giao hoặc cho thuê trong vùng quy hoạch trồng cao su của tỉnh. Mật độ trồng theo quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với những diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao hơn. Với điều kiện quy mô vùng chuyển đổi từ 02 ha trở lên và chỉ hỗ trợ 01 lần.

Điều 7. Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 30 con trở lên

1. Hỗ trợ 01 triệu đồng/con lợn cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ có trọng lượng bình quân 60 kg/con. Mức hỗ trợ bằng 50% số lượng nhập đàn và tối đa 100 triệu đồng/trang trại;

2. Trợ giá lợn đực giống ngoại (trọng lượng lợn đực giống hậu bị trên 70 kg/con), với chỉ tiêu 30 con lợn nái trở lên được bố trí 01 con lợn đực cho trang trại đủ tiêu chuẩn sản xuất giống cấp ông bà, bố mẹ. Mức hỗ trợ 02 triệu đồng/con;

3. Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống ngoại để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống tại các đơn vị thụ tinh nhân tạo của tỉnh. Trọng lượng lợn đực giống bình quân 100 kg/con. Số lợn đực bổ sung đàn được ghi kế hoạch đầu năm.

Điều 8. Tạo giống bò, cải tiến giống trâu

1. Cấp 100% chi phí: Tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt: Zêbu, Brahman; vật tư phối giống và hỗ trợ 70.000 đồng/con có chửa, bao gồm tiền công: Phối giống, kiểm tra trâu hoặc bò có chửa;

2. Hỗ trợ 60% giá trị trâu đực giống ngoại vùng (cách tối thiểu 50 km), bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương) để phối giống trực tiếp cho trâu cái ở các vùng quy hoạch, bò cái tại địa phương đối với các huyện, xã miền núi không có điều kiện thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Định mức: 30 - 50 con trâu, bò cái sinh sản được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống. Riêng các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong hỗ trợ 80% giá trị trâu đực giống ngoài vùng, bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương), với định mức 25 - 30 con trâu hoặc bò cái sinh sản được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống.

Điều 9. Chăn nuôi trâu, bò hàng hoá

1. Hỗ trợ lãi suất tối đa 12 tháng thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho số tiền vay bình quân 10 triệu đồng/con để mua 01 con trâu, bò tạo hàng hoá. Ngân sách trả lãi suất tiền vay qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Hỗ trợ 100.000 đồng/con trâu, bò đực giống chất lượng kém bị thiến bằng kìm bấm và hỗ trợ 50.000 đồng/con tiền công thiến cho cán bộ thực hiện.

Điều 10. Trợ giá giống gốc

Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện chương trình trợ giá giống gốc theo Thông tư số 148/2007/TTLB/BTC-BNN&PTNT của Liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi cho các đối tượng sau: Lợn Móng Cái, Lợn giống ngoại cấp ông bà, Bò vàng, Vịt bầu Quỳ, gà Ác, lợn Mường Khương, bò Hmông.

Điều 11. Tiêm phòng gia súc miền núi

Cấp 100% các loại vacxin tiêm phòng gia súc đối với các xã, bản miền núi khu vực III và khu vực II.

Điều 12. Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị phản ứng do tiêm phòng vacxin gây chết

Hỗ trợ 100% tiền đền bù gia súc, gia cầm bị chết do tiêm phòng vacxin theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra rủi ro (trong định mức quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Điều 13. Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Hỗ trợ 30% giá trị xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và mua sắm thiết bị theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.

Điều 14. Chính sách trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa

1. Hỗ trợ 50% giá cây giống keo lá tràm, keo tai tượng, sao đen (ươm bằng hạt hoặc nuôi cấy mô) đạt tiêu chuẩn cho hộ nông dân trồng rừng kinh doanh gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hoặc cho thuê trong quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mật độ trồng theo quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật.

2. Hỗ trợ 50% giá cây giống cây bản địa (lim xanh, lát hoa, trám) cho các hộ dân trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao, hoặc cho thuê trong quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mật độ trồng theo quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật.

Điều 15. Nuôi trồng Thuỷ sản mặn lợ

Đối với những hộ nuôi tôm Sú và tôm He chân trắng thương phẩm công nghiệp bị bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHCV), Hội chứng Tau ra (TSV), bệnh hoại tử cơ (IMNV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính (AHPNS) được hỗ trợ hoá chất để xử lý dịch bệnh tôm, nếu khi tôm bị bệnh chủ hộ đã tuân thủ quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh thuỷ sản.

Điều 16. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn

1. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực III được hỗ trợ 6,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

2. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực II được hỗ trợ 4,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

3. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực I được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

Điều 17. Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi

Hàng năm tỉnh trích một phần ngân sách để trợ giá cá giống lên miền núi của tỉnh, cụ thể như sau:

1. Đối với các xã miền núi khu vực III, mức trợ giá giống 70%;

2. Đối với các xã miền núi khu vực II, mức trợ giá giống 60%;

3. Đối với các xã miền núi khu vực I, mức trợ giá giống 50%.

Điều 18. Hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Hỗ trợ 01 máy thông tin tầm xa có tích hợp vệ tinh cho mỗi tổ hợp tác (từ 5-7 tàu/tổ) gồm các loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Máy thông tin phải thực hiện theo quy định về quản lý thông tin trên biển của tỉnh.

2. Hỗ trợ 01 lần cho các hộ ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá khai thác xa bờ có công suất từ 400CV trở lên, với các mức hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 150 triệu đồng/tàu đối với tàu có công suất từ 400CV đến dưới 700CV;

b) Hỗ trợ 300 triệu đồng/tàu đối với tàu có công suất từ 700CV trở lên.

3. Hỗ trợ 50% giá phao áo, chỉ một lần, một phao áo cho mỗi lao động đi khai thác thủy sản xa bờ trên tàu có công suất 90CV trở lên (trừ những đối tượng ngư dân nghèo và gia đình chính sách đã được hỗ trợ một bộ phao cứu sinh từ năm 2014 trở về trước).

4. Hỗ trợ xây dựng mô hình đóng mới, cải hoán hầm bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau đánh bắt bằng vật liệu PU trên tàu cá có công suất trên 400 CV với mức 35 triệu đồng/tàu, mỗi năm không quá 10 mô hình.

5. Hỗ trợ thí điểm mua máy dò ngang khai thác thủy sản khơi xa, trên tàu có công suất từ 600CV trở lên, với mức hỗ trợ 50% giá máy, nhưng không quá 200 triệu đồng/máy, mỗi năm hỗ trợ thí điểm 03 tàu và thực hiện trong 02 năm 2015 - 2016.

Điều 19. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thuỷ sản

1. Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để mua các giống tôm, giống cá và các loài thủy sản quý hiếm khác thả ra sông, ra biển, các hồ nước lớn có diện tích trên 50 ha.

2. Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để thay thế 20% đàn cá bố mẹ hiện có gồm kinh phí mua, vận chuyển, nuôi dưỡng và sản xuất giống quý hiếm, giống mới.

Điều 20. Sản xuất Muối

1. Hỗ trợ một lần, với mức 03 triệu đồng khi xây dựng bộ chạt lọc cải tiến để thay chạt lọc cũ.

2. Hỗ trợ bạt nhựa nilon trải ô kết tinh, với mức 03 triệu đồng/đơn vị sản xuất muối (60m2).

Điều 21. Kiên cố hoá kênh mương loại III

1. Hỗ trợ 30% giá trị công trình kiên cố kênh mương đối với các huyện miền núi thấp và các xã miền núi của các huyện đồng bằng cho khu vực tưới có 10 ha trở lên;

2. Hỗ trợ 80% giá trị công trình cho khu vực tưới có 05 ha trở lên đối với 5 huyện miền núi cao;

3. Khi lập dự toán công trình không tính giá trị thu nhập chịu thuế tính trước, khuyến khích áp dụng thiết kế định hình ở những nơi có điều kiện, các khoản chi phí khảo sát, lập thiết kế dự toán chỉ tính bằng 50% mức quy định, thuế VAT chỉ tính trên giá trị vật liệu xây dựng công trình.

Điều 22. Tưới cho cây công nghiệp (Chè, Cà phê, Mía); Cây ăn quả (Cam, Dứa) và Cỏ trồng tập trung

1. Hỗ trợ 40% giá trị công trình được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) và cỏ trồng tập trung có quy mô 01 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su;

2. Hỗ trợ 40% giá trị công trình nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng cho 01 hồ đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm. Số lượng hồ đập nhỏ được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các địa phương, đơn vị.

Điều 23. Máy cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy

1. Hỗ trợ mua máy cày đa chức năng công suất từ 30CV đến 60CV và máy công tác, phụ kiện kèm theo (bánh lồng, phay, cày lưỡi hoặc cày đĩa, bừa, vét bờ, bơm nước, rơ moóc), với mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 20% giá trị máy hoàn chỉnh đối với các huyện, xã miền núi;

- Hỗ trợ 15% giá trị máy hoàn chỉnh đối với các xã đồng bằng;

2. Hỗ trợ 20% giá trị máy gặt, máy cấy;

Điều 24. Chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

1. Xây dựng mô hình kinh tế

a) Đối tượng, quy mô:

- Sản xuất cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa như: Khoai sọ, gừng, chuối tiêu hồng, gấc cao sản, bí xanh, cây hương bài, cây đào, cây bo bo, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, mô hình thâm canh lúa lai, ngô lai, lạc, rau an toàn, hoa lyli, cây dược liệu dưới tán rừng. Quy mô: 1 - 2 ha/mô hình.

- Sản xuất cây ăn quả: Cam, quýt, bưởi, dứa. Quy mô: 2 - 3 ha/mô hình.

- Sản xuất cây lâm nghiệp: Cây pic niệng, mét, trám, xoan, mô hình cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng giàu, chuyển đổi canh tác nương rẫy sang canh tác nông, lâm kết hợp. Quy mô: 3 - 5 ha/mô hình.

- Chăn nuôi: Số con thường xuyên/mô hình phải đạt mức tối thiểu đối với từng loại con như sau: Lợn rừng, lợn đen: 30 con trở lên; nhím: 10 cặp; gà đen, vịt bầu Quỳ: 200 con; dê: 20 con.

b) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí tập huấn, hội thảo đầu bờ, tuyên truyền với mức 10 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ giống với mức: 50% đối với các huyện, xã miền núi khu vực I và khu vực II; 80% đối với các xã miền núi khu vực III;

- Hỗ trợ 50% chi phí vật tư chủ yếu: Phân bón, chế phẩm sinh học.

- Hỗ trợ 50% chi phí thức ăn chủ yếu đối với các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Các mô hình phải đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế tăng ít nhất từ 10 - 15% so với sản xuất bình thường.

Hàng năm các huyện, thị căn cứ điều kiện thực tế của địa phương lựa chọn tối đa 2 - 3 mô hình có hiệu quả nhất để thực hiện.

2. Nhân rộng mô hình kinh tế

a) Thời gian:

- Đối với cây hàng năm: Sau 02 năm xây dựng mô hình.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng nguyên liệu: Sau 01 chu kỳ sản xuất tạo mô hình;

- Mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Sau 02 năm xây dựng mô hình.

b) Quy mô: Phải đạt tối thiểu gấp 04 lần quy mô mô hình đã được xây dựng có hiệu quả.

c) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội thảo đầu bờ, với mức 20 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ 30% giá các loại vật tư, phân bón chủ yếu.

- Hỗ trợ 30% giá thức ăn chăn nuôi chủ yếu đối với các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Điều 25. Chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

Hỗ trợ 40% giá trị mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại Nghệ An. Các danh mục về bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được mua do Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình UBND tỉnh quyết định trước khi thực hiện.

Điều 26. Chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

Khi thành lập mới 01 Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, diêm nghiệp đã đại hội xã viên, có phương án sản xuất kinh doanh, có giấy phép kinh doanh do UBND huyện, thành, thị (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp, được hỗ trợ 20 triệu đồng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm của các địa phương, đơn vị là chủ đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư theo chính sách

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị thực hiện các chính sách: Hỗ trợ phát triển Cây lạc (vụ Thu Đông); cây chè; cây ăn quả (Cam, quýt giống mới, chanh leo); cây cao su; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chăn nuôi trâu, bò hàng hoá; phát triển chăn nuôi lợn ngoại; kiên cố hóa kênh mương loại III; tưới cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía); cây ăn quả (cam, dứa) và trồng cỏ tập trung; nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; hỗ trợ máy cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; hỗ trợ đóng mới tàu cá khai thác xa bờ có công suất 400CV trở lên; hỗ trợ phao cứu sinh cho ngư dân.

2. Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các chính sách: Tạo giống bò, cải tiến giống trâu; trợ giá giống gốc chăn nuôi; Tiêm phòng gia súc miền núi; hỗ trợ hóa chất để xử lý dịch bệnh tôm; hỗ trợ gia súc, gia cầm bị phản ứng do tiêm phòng vacxin; hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; bảo tồn quỹ gen, giống gốc thuỷ sản; Hỗ trợ máy thông tin tầm xa; xây dựng mô hình đóng mới, cải hoán hầm bảo quản sản phẩm sau đánh bắt bằng vật liệu PU; thí điểm mua máy dò ngang khai thác thủy sản khơi xa trên tàu có công suất từ 600CV trở lên; phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển Hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ sản xuất muối; thẩm định kế hoạch sửa chữa công trình, kiên cố hoá kênh mương, tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cỏ trồng tập trung.

3. Giám đốc các Công ty TNHH MTV: Nông, Lâm nghiệp; Trưởng các Ban quản lý: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Tổng đội trưởng các Tổng đội TNXP-XDKT thực hiện các chính sách: Cây chè; cây ăn quả (cam, quýt giống mới); trợ giá giống cao su; chính sách tưới cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách mua bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến... thuộc phạm vi quản lý, có sự kiểm tra, chỉ đạo, giám sát của chính quyền địa phương (huyện, xã) trên địa bàn.

4. Giám đốc các dự án trồng rừng sản xuất, các chủ rừng thuộc vùng quy hoạch trồng rừng gỗ lớn thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa có sự kiểm tra, chỉ đạo, giám sát của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Căn cứ các quy định tại Quyết định này, các địa phương, đơn vị lập kế hoạch thực hiện các chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính trước ngày 15/8 hàng năm để kiểm tra, tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định. Đồng thời, căn cứ kế hoạch được giao, tổ chức thực hiện các chính sách, tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định.

Điều 28. Trách nhiệm các Sở liên quan

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

a) Phối hợp với Sở Tài chính để lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quyết định này hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

b) Tham gia với Sở Tài chính thẩm định giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị… để thực hiện chính sách.

c) Tham gia với Sở Tài chính trong việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

d) Thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thủ tục theo quy định (thiết kế kỹ thuật - dự toán các loại vật tư, thiết bị, giống cây, con các loại).

e) Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách trước khi thu hoạch đối với cây công nghiệp ngắn ngày, sau trồng mới đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của các địa phương báo cáo để đủ thủ tục chi tiền thực hiện chính sách;

f) Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị; đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo UBND tỉnh vào cuối tháng 11.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì trong việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

b) Căn cứ dự toán ngân sách đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cấp ứng kịp thời kinh phí cho các địa phương, đơn vị theo đúng quy định.

c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo giá các loại giống cây, giống con, vật tư, thiết bị… làm căn cứ cho việc thanh quyết toán các chính sách hỗ trợ.

d) Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 29. Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành, thị trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, phúc tra việc thực hiện các chính sách này.

Điều 30. Điều khoản thi hành

1. Đối với các chính sách hỗ trợ cây Ngô, hỗ trợ thuốc diệt cỏ cây Lạc quy định tại Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ An được ngân sách bố trí kinh phí thực hiện vụ Đông 2014 trong dự toán năm 2015. Đối với chính sách cấp bù lãi suất mua máy nông nghiệp quy định tại Quyết định 09/2012/QĐ-UBND được ngân sách bố trí kinh phí cho các trường hợp phát sinh trong năm 2014 trở về trước đến khi kết thúc thời gian thụ hưởng.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn liên ngành thực hiện Quyết định này;

3. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.903

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.175.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!