ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54/2022/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 28 tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH, THỦ TỤC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN CÁC NGUỒN VỐN ĐƯỢC LỒNG
GHÉP TỪ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN VỐN HỢP PHÁP KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định 27/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2022 của HĐND tỉnh Quảng Bình
ban hành quy định Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa
các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với
các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định quy trình, thủ tục thanh
toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép từ nguồn vốn huy động và các nguồn
vốn hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.
2. Đối tượng áp dụng:
Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức thực hiện các
nguồn vốn lồng ghép để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương
trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quy định
quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép
1. Sử dụng các nguồn vốn để thực hiện
cùng một dự án, nội dung, hoạt động:
a) Căn cứ quyết định phê duyệt dự án,
công trình, hạng mục công trình; quyết định phân bổ dự
toán thực hiện các hoạt động; các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư tiến hành xác định
từng loại nguồn vốn thực hiện từng phần việc trong dự án, công trình, hạng mục
công trình, hoạt động; từ đó, đơn vị hạch toán, mở sổ theo dõi riêng số dự toán
của từng nguồn vốn tương ứng với từng phần việc trong dự án, công trình, hoạt động
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước
nhập dự toán theo phân cấp, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi vốn đầu
tư, sự nghiệp phải đảm bảo đúng theo mã của từng chương trình, dự án, mã nguồn
ngân sách các cấp.
c) Đơn vị, chủ đầu tư thực hiện tạm ứng
vốn theo quy định, trong đó phải xác định mức vốn tạm ứng cụ thể của từng nguồn
vốn, chi tiết theo mã của từng chương trình, dự án, mã nguồn ngân sách các cấp.
d) Căn cứ khối lượng công việc thực
hiện hoàn thành, đơn vị lập hồ sơ thanh toán theo quy định, trong đó xác định
rõ khối lượng công việc hoàn thành thuộc từng nguồn vốn cụ thể để lập thủ tục
thanh toán tương ứng đối với từng nguồn vốn. Trường hợp trong một bộ hồ sơ
thanh, quyết toán từ nhiều nguồn vốn, đơn vị phải ghi rõ trong hồ sơ thanh toán
theo từng nội dung, số đã chi thuộc chương trình, dự án,
hoạt động cụ thể. Đồng thời, đơn vị mở sổ theo dõi riêng số quyết toán của từng
nguồn vốn tương ứng với từng phần việc trong dự án, công trình, hoạt động thuộc
chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Trong công trình, dự án có nhiều hạng
mục công trình, khi phê duyệt công trình, dự án xác định mỗi nguồn vốn thực hiện
một hoặc một số hạng mục công trình: Quá trình thực hiện, xảy ra trường hợp có
hạng mục thừa vốn, hạng mục thiếu vốn, việc điều chỉnh nguồn vốn từ hạng mục thừa
sang hạng mục thiếu vốn để đảm bảo phù hợp với khối lượng thực tế có khả năng
thực hiện đối với công trình, dự án thuộc cấp huyện phê duyệt thì việc điều chỉnh
do UBND cấp huyện quyết định; đối với công trình, dự án thuộc cấp tỉnh phê duyệt
thì việc điều chỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định. Sau khi điều chỉnh đơn vị cần
phải theo dõi cơ cấu nguồn vốn lồng ghép của công trình, dự án theo số liệu đã
điều chỉnh. Việc điều chỉnh không làm thay đổi tổng kế hoạch vốn đã giao của từng
nội dung thuộc tùng dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia.
e) Trường hợp kết quả thực hiện công
trình, dự án, hoạt động còn dư nguồn vốn so với dự toán được giao thì sẽ xác định
số quyết toán sử dụng hết nguồn huy động, đóng góp, sau đó xác định sử dụng nguồn
ngân sách Trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương ở mức tối thiểu
theo quy định và các nguồn khác (nếu có).
g) Các đơn vị, địa phương phải có báo
cáo thuyết minh quyết toán cụ thể đối với từng nguồn vốn trong một dự án, công
trình, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Sử dụng các nguồn vốn để thực hiện
các dự án, nội dung, hoạt động khác nhau có cùng mục tiêu và trên cùng địa bàn
cấp xã, cấp huyện:
a) Trường hợp trong từng dự án, công
trình, hoạt động sử dụng nhiều nguồn vốn để thực hiện thì quy trình, thủ tục
thanh quyết toán thực hiện như quy trình, thủ tục đã quy định tại khoản 1 Điều
này.
b) Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước
nhập dự toán theo phân cấp, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi vốn đầu đầu
tư, sự nghiệp phải đảm bảo đúng theo mã của từng chương trình, dự án, mã nguồn
ngân sách các cấp.
c) Nguồn vốn thực hiện trong dự án,
công trình, hoạt động khác nhau, các đơn vị, địa phương lập hồ sơ thanh quyết
toán riêng đối với từng dự án, công trình, hoạt động theo quy định.
d) Đơn vị, địa phương mở sổ theo dõi
riêng số dự toán, quyết toán của từng dự án, công trình, hoạt động và từng nguồn
vốn theo quy định.
đ) Trong các dự án, công trình, hoạt
động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giao dự toán: Quá trình thực hiện
xảy ra trường hợp có công trình, dự án, hoạt động thừa vốn; có công trình, dự
án, hoạt động thiếu vốn thì công trình, dự án, hoạt động thuộc cấp huyện phê
duyệt hoặc giao dự toán, Ủy ban nhân dân cấp huyện được
phép điều chỉnh nguồn vốn từ công trình, dự án, hoạt động thừa vốn sang công
trình, dự án, hoạt động thiếu vốn (trong trường hợp phù hợp với quy định của từng
chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án khác) để đảm bảo phù hợp với
khối lượng thực tế có khả năng thực hiện. Trường hợp công trình, dự án, hoạt động
thuộc cấp tỉnh phê duyệt hoặc giao dự toán thì việc điều chỉnh do Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định. Sau khi điều chỉnh đơn vị cần phải theo dõi cơ cấu nguồn vốn
lồng ghép của từng công trình, dự án, hoạt động theo số liệu đã điều chỉnh. Việc
điều chỉnh không làm thay đổi tổng kế hoạch vốn đã giao của từng nội dung thuộc
từng dự án thành phần của các Chương trình mục tiêu quốc
gia.
Riêng đối với các hoạt động sự nghiệp
khi điều chỉnh cần phải có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp về nội dung lồng
ghép để tránh trùng lặp, chồng chéo và phù hợp với nguồn vốn được lồng ghép.
e) Các đơn vị, địa phương phải có báo
cáo thuyết minh quyết toán cụ thể đối với từng nguồn vốn trong từng dự án, công
trình, nội dung, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Các quy trình, thủ tục thanh quyết
toán khác của các nguồn vốn lồng ghép:
a) Đối với các nguồn vốn tín dụng thực
hiện theo quy định của các tổ chức tín dụng.
b) Đối với nguồn vốn của các nhà tài
trợ đóng góp:
- Trường hợp đơn vị thực hiện nhận
nguồn vốn tài trợ trực tiếp từ nhà tài trợ (không qua ngân sách): Căn cứ nguồn
tiền được tài trợ và các quy định hiện hành, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện
đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, nội dung, mục đích của
nhà tài trợ và cấp có thẩm quyền. Sau khi thực hiện xong, đơn vị được giao thực
hiện có trách nhiệm báo cáo cơ quan tài chính tổng kinh phí đã thực hiện, chi
tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và chi tiết theo nhiệm vụ hoặc hạng mục
công trình cụ thể. Cơ quan tài chính căn cứ vào báo cáo của đơn vị và quy định
hiện hành, phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân
sách nhà nước. Cơ quan tài chính chỉ tiến hành xét duyệt, thẩm định quyết toán
hoặc quyết toán dự án hoàn thành khi có yêu cầu của nhà tài trợ.
- Trường hợp đơn vị thực hiện nhận
nguồn vốn tài trợ gián tiếp thông qua ngân sách nhà nước: Căn cứ quyết định
phân bổ nguồn vốn tài trợ của cấp có thẩm quyền và các quy định hiện hành, đơn
vị được giao nhiệm vụ thực hiện đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, nội dung, mục
đích của nhà tài trợ và cấp có thẩm quyền. Trường hợp này, cơ quan tài chính
xét duyệt, thẩm định quyết toán dự án hoàn thành theo quy định hiện hành.
Điều 3. Trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện hoạt động lồng ghép
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đối với kế
hoạch hằng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh
tham mưu lồng ghép các nguồn vốn do các đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư (nếu
có).
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh tham mưu lồng ghép, cân đối nguồn kinh
phí sự nghiệp, các nguồn vốn hợp pháp khác thuộc phạm vi quản lý cho từng nội
dung, hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia trong dự toán hằng năm.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh: Xây dựng, tổng hợp
nhu cầu vốn lồng ghép thuộc phạm vi quản lý cho từng dự án, tiểu dự án, nội
dung thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch 05 năm và hằng
năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tham mưu thực hiện lồng ghép các
nguồn vốn trên địa bàn.
4. Các sở, ban, ngành có liên quan:
a) Rà soát, đối chiếu các hoạt động sự
nghiệp thuộc nội dung lồng ghép nguồn vốn của cấp tỉnh (thuộc lĩnh vực được
giao phụ trách) với các hoạt động do cấp huyện thực hiện để đảm bảo khi thực hiện
hoạt động không trùng lặp giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Sau khi rà soát xong, các
đơn vị lập chi tiết từng hoạt động theo mục tiêu, nội dung, địa bàn, đối tượng
thực hiện gửi Sở Tài chính rà soát, phân loại, lồng ghép nguồn vốn thực hiện
theo quy định.
b) Lập nhu cầu vốn đầu tư, sự nghiệp
của từng chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo từng danh mục
dự án, công trình, nội dung, hoạt động trên cơ sở thông báo nguồn vốn dự kiến của
tỉnh gửi cơ quan chủ trì chương trình, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện:
a) Rà soát, đối chiếu các hoạt động sự
nghiệp thuộc nội dung lồng ghép nguồn vốn của cấp huyện với các hoạt động do cấp
tỉnh thực hiện để đảm bảo khi thực hiện hoạt động không trùng lặp giữa cấp tỉnh
và cấp huyện.
b) Xây dựng lồng ghép, cân đối các
nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần
của các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch 05 năm và hằng năm gửi Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu
quốc gia.
c) Tổ chức thực hiện lồng ghép nguồn
vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên
địa bàn cấp huyện.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
cấp xã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, sự
nghiệp 05 năm và hằng năm thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương
trình, dự án khác trên địa bàn cấp xã.
6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
xã:
a) Xây dựng lồng ghép, cân đối các
nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần
của các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch 05 năm và hằng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Tổ chức thực hiện lồng ghép nguồn
vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên
địa bàn cấp xã; trong đó huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
để thực hiện các chương trình, dự án.
Điều 4. Tổ chức
thực hiện
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện đúng Quy định trên. Trong quá trình triển khai
thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp
thời phản ánh về Sở Tài chính để nghiên cứu, tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung quyết định cho phù hợp.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Bình; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 08 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (t/h);
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản PPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh;
- Báo Quảng Bình;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Mạnh Hùng
|