Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 53/2002/QĐ-BKHCNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Người ký: Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành: 16/07/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 53/2002/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993,
Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường,
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1992 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Căn cứ Quyết định số 82/2002/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 cua Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ khoa học, 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ khoa học, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG


 
 
 Chu Tuấn Nhạ

 

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 16/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.

2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Environment Pho- tection Fund, viết tắt là VEF.

3. Trụ sở của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đặt tại Hà Nội. Văn phòng đại diện của Quỹ đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn phòng giao dịch của Quỹ đặt ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Điều 2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn điều lệ và bù đắp chi phí quản lý.

Quỹ được tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác để hỗ trợ, tài trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương 2:

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

1. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư bảo vệ môi trường.

2. Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn.

3. Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

4. Tổ chức hướng dẫn xây dựng, thẩm định và xét chọn các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

5. Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

6. Bảo đảm hoàn vốn điều lệ trên cơ sở cân đồi các nguồn vốn huy động và tiếp nhận với việc hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường.

7. Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các quyền hạn sau:

1. Tổ chức cơ quan điều hành và các đơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ và các quy định của Điều lệ này.

2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất các đơn vị sử dụng vốn của Quỹ trong việc triển khai các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

3. Huy động chuyên gia của các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan tham gia hội đồng thẩm định các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài Ghính của Quỹ và phục vụ cho các hoạt động liên quan khác của Quỹ.

4. Đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay, thu hồi vốn, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các chủ đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước.

5. Từ chối cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ đối với mọi yêu cầu của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ này.

6. Quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để vận động, thu hút và tiếp nhận tài trợ đói với Quỹ hoặc thực hiện huy động vốn cho Quỹ theo kế hoạch được giao.

7. Cử cán bộ và nhân viên của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ra nước ngoài công tác, học tập, nghiên cứu, tham quan, khảo sát theo đúng quy định của pháp luật.

Chương 3:

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 5.

1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ.

2. Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ hoạt động theo quy định tại Điều lệ này và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình.

3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngành để giúp thẩm định các chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trường được đề nghị hỗ trợ tài chính. Hội đồng tư vấn chuyên ngành hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.

Điều 6

1. Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và 4 thành viên là đại diện có thẩm quyền của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Cục Môi trường, các thành viên Hội đồng quản lý hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ:

a) Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 8 tháng 1 lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Hội đồng quản Quỹ có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề đột xuất.

Trong một số trường hợp, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ cơ thể yêu cầu thành viên Hội đồng cho ý kiến quyết định bằng văn bản.

b) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số.

3. Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ:

a) Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động, huy động vốn, hỗ trợ, tài trợ tài chính, phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán của Quỹ.

b) Kiểm tra, giám sát cơ quan điều hành nghiệp vụ Ban Kiểm soát của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và việc thực hiện các quyết định của Hội đồng.

c) Ban hành hướng dẫn về danh mục ưu tiên, tiêu chí lựa chọn và quy trình xem xét cho vay vốn, tài trợ của Quỹ.

d) Trình cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ.

4. Hội đồng quản lý Quỹ có quyền hạn:

a) Quyết định theo thẩm quyền việc hỗ trợ đầu tư, tài trợ, cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

b) Giải quyết theo quy định của pháp luật các khiếu nại của tổ chức, cá nhân vay vốn hoặc nhận hỗ trợ từ Quỹ.

c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban và các thành viên của Ban Kiểm soát. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ.

d) Quyết định việc thành lập và xác định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Văn phòng đại diện Quỹ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng giao dịch Quỹ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

đ) Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngành.

e) Sử dụng bộ máy của cơ quan điều hành Quỹ và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Điều lề này.

g) Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.

Điều 7.

1. Ban Kiểm soát quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm 8 người. Trưởng Ban do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

Các thành viên Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Ban Kiểm soát có các nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật và theo các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.

b) Xây dựng kế hoạch công tác trình Hội đồng quản lý Quỹ và tổ chức thực hiện một cách độc lập

c) Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý Quỹ yêu cầu.

d) Xem xét và kiến nghị Hội đồng quản lý Quỹ giải quyết các khiếu nại của tổ chức, cá nhân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

3. Trưởng ban Ban Kiểm soát hoặc thành viên của Ban đo Trưởng ban ủy quyền được tham dự và được phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ nhưng không được biểu quyết

4. Trưởng ban Ban Kiểm soát xây dựng Quy chế hoạt động của Ban và trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết đinh.

5. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.

Điều 8.

1. Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm Giám đốc, một Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ phận giúp việc.

2. Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là một lãnh đạo Cục Môi trường kiêm nhiệm do Hội đồng quản lý Quỹ đề xuất và Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm.

3. Bộ phận giúp việc của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm Văn phòng Quỹ, một số đơn vị chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Quỹ đề xuất, Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

Điều 9.

1. Các cán bộ kiêm nhiệm làm việc cho Quỹ được hưởng các chế độ kiêm nhiệm theo quy định hiện hành.

2. Các cán bộ của Quỹ được hưởng lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác theo quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều 10

1. Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đại diện pháp nhân của Quỹ trong các quan hệ pháp lý ở trong nước và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và pháp luật nhà nước về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

2. Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ theo Điều lệ, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ và các quy định của pháp luật.

b) Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của Quỹ hàng năm trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch này.

c) Báo cáo định kỳ về tình hình huy động vốn, hỗ trợ tài chính và báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ.

d) Đề xuất thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngành và tổng hợp, xử lý ý kiến tư vấn trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

đ) Ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

e) Đề xuất Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Quỹ để Hội đồng quản lý trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường bổ nhiệm, bãi nhiệm.

g) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Quỹ theo Điều lệ này và các quyđịnh của pháp luật.

h) Được tham gia các phiên họp thường ký của Hội đồng quản lý Quỹ vá được góp ý vào các nội dung của phiên họp.

Điều 11

1. Các Hội đồng tư vấn chuyên ngành tư vấn cho Quỹ trong việc đánh giá, tuyển chọn các chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trường được đề nghị hỗ trợ tài chính.

2. Thành viên của Hội đồng tư vấn chuyên ngành phải có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị hỗ trợ tài chính.

3. Hội đồng tư vấn chuyên ngành làm việc theo quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ banhành.

4. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành được tính vào chi phí quản lý của Quỹ.

Chương 4:

HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 12.

1. Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện 'theo các phương thức sau:

a) Cho vay với lãi suất ưu đãi,

b) Hỗ trợ lãi suất vay,

c) Tài trợ và đồng tài trợ, .

d) Nhận ủy thác và ủy thác,

đ) Mua trái phiếu Chính phủ.

2. Đối tượng được hỗ trợ tài chính của Quỹ là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vừng, hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc các lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

3. Đối tượng được hỗ trợ tài chính theo các phương thức trên phải đáp ứng các quy định cho từng phương thức quy định tại Điều lệ này.

Điều 13. Phương thức cho vay với lãi suất ưu đãi của Quỹ được quy định như sau:

1. Đối tượng vay vốn.

Đối tượng vay vốn là các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a) Phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải.

b) Phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

c) Phòng, chống, khắc phục sự cố môi trường, bao gồm cả sự cố môi trường có nguồn gốc thiên tai.

Danh mục ưu tiên vay vón hàng năm do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

2. Điều kiện vay vốn:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Có khả năng thực tế trả nợ vốn vay.

c) Có đủ hồ sơ vay vốn theo quy định của Quỹ.

3. Mức vốn vay và thẩm quyền quyết định cho vay:

a) Mức vốn vay không được vượt quá 70% chi phí đầu tư cho các nội dung bảo vệ môi trường của đôi tượng vay vốn.

b) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức vốn vay với từng đôi tượng vay. Đối với mức vay từ 1 tỷ đồng trở lên thì Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xin ý kiến đồng thuận.

4. Thời hạn vay vốn:

Thời hạn vay vốn được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đối tượng vay vốn và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 7 năm.

5. Lãi suất cho vay:

a) Lãi suất cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 0%lnăm.

b) Đối tượng vay vốn phải trả phí quản lý cho Quỹ với mức phí cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Bảo đảm tiền vay:

a) Đối tượng vay vốn được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bắng tài sản.

b) Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư hoặc bên bảo lãnh không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản quy định tại khoản a điều này để vay vốn nơi khác.

7. Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay dự án:

a) Hàng năm Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 0,1% tính trên tổng số dư nợ vay của Quỹ để xử lý các rủi ro khách quan.

b) Việc trích lập Quỹ Dự phòng nơi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

8. Xử lý rủi ro:

Đối tượng vay vón của Quỹ bị rủi ro do những lý do bất khả kháng thì được xem xét gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa một phần hoặc xóa toàn bộ nợ vay.

Hội đồng quản lý Quỹ quyết định việc gia hạn nợ, khoanh nợ và xóa nợ đến 1 tỷ đồng. Việc xóa nợ từ mức 1 tỷ đồng trở lên đối với một đối tượng vay vốn phải được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tổng mức xóa nợ đối với các đối tượng vay vốn không được làm ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn điều lệ của Quỹ.

Điều 14. Phương thức hỗ trợ lãi suất vay vốn của Quỹ được quy định như sau:

1. Quỹ quyết định danh mục và mức hỗ trợ lãi suất vay vốn cụ thể cho các dự án vay vốn đầu tư bảo vệ môi trường từ các tổ chức tín dụng.

2. Dự án được hỗ trợ lãi suất vay vốn phải là dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 khoản 2 của Điều lệ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường và có tính rủi ro cao.

3. Thẩm quyền quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn cho dự án đầu tư bảo vệ môi trường khi vay từ các tổ chức tín dụng được quy định như đối với trường hợp tài trợ tại Điều 15 của Điều lệ này.

4. Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn được thực hiện 1 lần cho mỗi dự án đầu tư bảo vệ môi trường. Việc cấp kinh phí hỗ trợ sẽ được tiến hành khi dự án đã hoàn thành và kết quả dự án được đưa vào sử dụng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn trong năm không vượt quá 20% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ.

Điều 15. Phương thức tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như sau:

1. Quỹ tài trợ cho hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần thiết, đột xuất, mới phát sinh, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, không nằm trong kế hoạch của các Bộ ngành và địa phương, bao gồm:

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường; phổ cập kiến thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

b) Huy động sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp bảo Vệ môi trường; khen thưởng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

c) Xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường.

d) Thiết kế các chương trình, dự án nhằm vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho bảo vệ môi trường.

đ) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, các giải pháp phòng tránh, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường.

2. Điều kiện để được tài trợ không hoàn lại: Các hoạt động, nhiệm vụ quy định tại khoản 1

Điều này sẽ được xem xét, tài trợ với điều kiện đối tượng đề nghị được tài trợ phải có vốn đối ứng ít nhất là 50% để thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đó.

3. Đối tượng được hưởng tài trợ phải trả phí quản lý cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Mức phí cụ thể do Bộ Tài chính quy định.

4. Thẩm quyền quyết định mức tài trợ không hoàn lại:

a) Mức tài trợ không hoàn lại không được vượt quá 50% chi phí đầu tư cho các nội dung bảo vệ môi trường của đối tượng được tài trợ.

b) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức tài trợ không hoàn lại với từng đối tượng được tài trợ. Đối với mức tài trợ từ 1 tỷ đồng trở lên thì Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xin ý kiến đồng thuận.

5. Quỹ được hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đồng tài trợ tài chính cho các nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều lệ này và phù hợp với cam kết của phía đồng tài trợ.

6. Quỹ chỉ được sử dụng tối đa 50% vốn bổ sung hàng năm để thực hiện phương thức tài trợ và đồng tài trợ.

Điều 16. Phương thức nhận ủy thác và ủy thác của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như sau:

1. Nhận ủy thác:

a) Quỹ được nhận ủy thác cho vay, thu hồi nợ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng nhận ủy thác.

b) Quỹ được hưởng mức phí dịch vụ nhận ủy thác. Mức phí dịch vụ nhận ủy thác do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng nhận ủy thác.

2. Ủy thác:

a) Quỹ được quyền 'ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay và thu hồi nợ theo hợp đồng ủy thác.

b) Các tổ chức nhận ủy thác được hưởng mức phí dịch vụ nhận ủy thác. Mức phí dịch vụ nhận ủy thác do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

Điều 17. Phương thức mua trái phiếu Chính phủ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như sau:

1. Quỹ được phép sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính và được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn đó.

2. Tổng kinh phí để mua các trái phiếu Chính phủ không được vượt quá 50% tổng số vốn nhàn rỗi quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 5:

NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 18. Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 200 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và được cấp đủ trong vòng 2 năm kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.

Điều 19. Hàng năm vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được bổ sung từ các nguồn sau:

1. Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản thu vào ngân sách nhà nước) của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

a) Tiền đền bù thiệt hại về môi trường bao gồm đền bù thiệt hại do gây ra sự cố môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường, do các hoạt động tác hại tới môi trường trong quá khứ theo quy định tại Điều 7 và Điều 53 của Luật Bảo vệ môi trường.

b) Chế độ thu, nộp tiền đền bù thiệt hại vào Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Trích 50% tiền thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

a) Phí bảo vệ môi trường bao gồm tất cả các loại phí liên quan đến môi trường được quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí.

b) Chế độ thu, nộp và trích đưa vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Trích 10% kinh phí dành cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hàng năm.

4. Tiền đóng góp tự nguyện, viện trợ và tài trợ cho Quỹ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

5. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

6. Vốn nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương 6:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 20. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm:

1. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ.

2. Lập dự toán thu, chi tài chính cho hoạt động bộ máy của Quỹ theo Điều lệ này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 21.

1. Năm tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

2. Chế độ tài chính, chế độ kế toán của Quỹ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Chi phí cho hoạt động quản lý và điều hành bộ máy được lấy từ các nguồn thu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Điều 22. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tự tổ chức kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của Quỹ hoặc thuê kiểm toán độc lập nên thấy cần thiết.

Điều 23. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lập và gửi các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán và các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngay ký Quyết định ban hành.

Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Điều lệ này./.

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 53/2002/QD-BKHCNMT

Hanoi, July 16, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE ORGANIZATION AND OPERATION CHARTER OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT

Pursuant to the Environmental Protection Law of December 27, 1993;
Pursuant to the Government’s Decree No.175/CP of October 18, 1994 guiding the implementation of the Environmental Protection Law;
Pursuant to the Government’s Decree No.22/CP of May 22, 1992 stipulating the functions, tasks and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.82/2002/QD-TTg of June 26, 2002 on the setting up, organization and operation of Vietnam Environment Protection Fund;
At the proposals of the director of the Environment Department and the director of the Organization and Scientific Personnel Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Organization and Operation Charter of Vietnam Environment Protection Fund.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The director of the Environment Department, the director of the Organization and Scientific Personnel Department, the chairman of the Managing Council and the director of Vietnam Environment Protection Fund, and the concerned units shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha

 

ORGANIZATION AND OPERATION CHARTER

OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND
(Promulgated together with Decision No. 53/2002/QD-BKHCNMT of July 16, 2002 of the Minister of Science, Technology and Environment)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Vietnam Environment Protection Fund is a State-run financial organization which is set up, organized and operates under the Prime Minister’s Decision No. 82/2002/QD-TTg of June 26, 2002. The Fund has the legal person status, its charter capital, its own accounting balance sheet and seal, and is entitled to open accounts at the State Treasury and banks at home and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Vietnam Environment Protection Fund’s head office is located in Hanoi. The Fund’s representative offices are located in the provinces and centrally-run cities. The Fund’s transaction offices are based in foreign countries according to the Government’s regulations.

Article 2.- Vietnam Environment Protection Fund operates for non-profit purposes, but must ensure the retrieval of its charter capital and the coverage of its managerial expenses.

The Fund is entitled to receive capital sources from the State budget and mobilize other capital sources to provide financial supports and/or aids in the field of environmental protection.

Chapter II

TASKS AND POWERS OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

Article 3.- Vietnam Environment Protection Fund has the following tasks:

1. To mobilize capital sources at home and abroad according to the provisions of law for investment in the environmental protection.

2. To render financial supports for programs, projects and activities of preventing, fighting or overcoming environment pollution, deterioration and incidents of national, inter-branch or inter-regional nature, or solving environmental problems of sectional nature but of great impacts.

3. To receive and manage capital sources entrusted by organizations and individuals at home and abroad in order to render financial supports for environmental protection programs, projects, activities and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To use idle capital not originating from the State budget to buy government bonds according to law provisions with consents of organizations and/or individuals that supply such capital.

6. To ensure the retrieval of its charter capital on the basis of balancing mobilized or received capital sources with financial supports rendered for the environmental protection.

7. To manage its capital and assets according to law provisions.

Article 4.- Vietnam Environment Protection Fund has the following powers:

1. To organize its executive body and professional units, which operate in compatibility with its objectives and tasks as well as the provisions of this Charter.

2. To regularly and irregularly inspect the units using the Fund’s capital in the implementation of environmental protection programs, projects, activities and tasks.

3. To mobilize specialists from the concerned ministries, branches and organizations to join the council for evaluation of environmental protection programs, projects, activities and tasks calling for financial aids or supports from the Fund, as well as in service of other relevant activities of the Fund.

4. To suspend the provision of financial aids or loan interest rate support, recover capital or initiate lawsuits as prescribed by law against investors that breach commitments made with the Fund or violate the State’s regulations.

5. To refuse all requests of any organizations or individuals for the supply of information and other resources of Vietnam Environment Protection Fund, if such requests are contrary to law provisions and this Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To send its officials and employees abroad to work, study, research, visit or survey strictly according to the provisions of law.

Chapter III

ORGANIZATIONAL APPARATUS OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

Article 5.-

1. Vietnam Environment Protection Fund has its Managing Council, Control Board and an operation-administering body.

2. The Fund’s Managing Council, Control Board and professional operation-administering body shall operate according to the provisions of this Charter and be responsible for all their activities.

3. Vietnam Environment Protection Fund is entitled to set up specialized consultation councils to assist it in evaluating environmental protection programs, projects, tasks and activities calling for financial support. Specialized consultation councils shall operate according to the regulations promulgated by the Fund’s Managing Council.

Article 6.-

1. Vietnam Environment Protection Fund’s Managing Council shall be composed of its chairman being a Vice Minister of Science, Technology and Environment and four members being competent representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam and a leading official of the Environment Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Working regime of the Fund Managing Council

a/ The Fund Managing Council shall work according to the collective regime, meet once every three months to consider and decide on matters falling under its competence. The Fund Managing Council may hold extraordinary meetings to solve unexpected problems.

In some particular cases, the chairman of the Fund Managing Council may request the council members to give their opinions in writing.

b/ The Fund Managing Council shall decide on all matters according to the principle of majority.

3. The Fund Managing Council has the following tasks:

a/ To decide on the orientation and plans on operation, capital mobilization, financial supports and aids; and approve the Fund’s financial plans and final settlement reports.

b/ To inspect and supervise Vietnam Environment Protection Fund’s operation-administering body and the Control Board in their observance of undertakings, policies and law provisions as well as their execution of the Council’s decisions.

c/ To give guidance on the priority list, selection criteria and procedures for considering the provision of loans and financial aids by the Fund.

d/ To propose to the competent authorities amendments and/or supplements to the Fund’s Organization and Operation Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To decide according to its competence on the investment supports and/or financial aids for environmental protection programs, projects, activities and tasks.

b/ To settle according to law provisions complaints of organizations and individuals that borrow capital or receive supports from the Fund.

c/ To appoint or dismiss the head and members of the Control Board. To propose the Minister of Science, Technology and Environment to appoint or dismiss the director, deputy directors and chief accountant of the Fund.

d/ To decide on the setting up and determination of organizational structure and operation of the Fund’s representative offices in the provinces and centrally-run cities and its transaction offices in foreign countries according to law provisions.

e/ To decide on the setting up of specialized consultation councils.

f/ To use the apparatus of the Fund’s executive body and seal in the performance of its tasks and exercise of its powers according to this Charter.

g/ Its operation funding shall be accounted into the Fund’s operation expenses.

Article 7.-

1. Vietnam Environment Protection Fund’s Control Board is composed of three persons. The Board’s head shall be appointed and dismissed by the Fund Managing Council. Other members shall be appointed and dismissed at the proposal of the Board’s head.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Control Board has the following tasks and powers:

a/ To inspect and supervise the Fund’s operations according to the Charter and law provisions and under decisions of the Fund Managing Council.

b/ To work out and submit its working plans to the Fund Managing Council, and organize the implementation thereof in an independent manner.

c/ To perform tasks assigned by the Fund Managing Council.

d/ To examine and request the Fund Managing Council to settle complaints of organizations and individuals about matters related to the Fund’s operation.

3. The Control Board’s head or its members authorized by the Board’s head may participate in and make their comments at meetings of the Fund Managing Council but are not entitled to vote.

4. The Control Board’s head shall elaborate the Board’s operation regulation and submit it to the Fund Managing Council for decision.

5. Operation funding of the Control Board shall be accounted into the Fund’s operation expenses.

Article 8.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Vietnam Environment Protection Fund’s director is a leading official of the Environment Department working on a part-time basis and appointed and dismissed by the Minister of Science, Technology and Environment at the proposal of the Fund Managing Council.

3. Vietnam Environment Protection Fund’s assisting section is composed of the Fund’s office, a number of specialized and professional units proposed by the Fund’s director and decided by the Fund Managing Council.

Article 9.-

1. Part-time officials working for the Fund shall enjoy part-time regimes according to the current regulations.

2. The Fund’s officials shall enjoy wages, rewards and other welfare amounts according to the current regulations applicable to State enterprises.

Article 10.-

1. Vietnam Environment Protection Fund’s director is the Fund’s representative at law in its legal relations at home and abroad, be responsible to the Fund Managing Council and law for all professional operations of the Fund.

2. The Fund’s director has the following tasks and powers:

a/ To organize and manage the operation of the Fund’s operation-administering body according to the Charter, decisions of the Fund Managing Council and provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To make periodical reports on the situation of capital mobilization and financial supports, and the Fund’s annual financial reports to the Fund Managing Council.

d/ To propose the setting up of specialized consultation councils, sum up and process consultations before submitting them to the Fund Managing Council for decision.

e/ To promulgate the operation regulation of the assisting section, and submit to the Fund Managing Council for approval documents on professional guidance.

f/ To recommend the Fund’s deputy director and chief accountant to the Fund Managing Council, which shall subsequently submit them to the Minister of Science, Technology and Environment for appointment or dismissal.

g/ To manage and use capital, assets and other resources of the Fund according to this Charter and law provisions.

h/ To participate in regular meetings of the Fund Managing Council and give their opinions on such meetings contents.

Article 11.-

1. The specialized consultation councils shall advise the Fund on the evaluation and selection of environmental protection programs, projects, tasks and activities calling for financial supports.

2. Members of the specialized consultation councils must have professional capabilities, qualifications and skills suitable to the contents calling for financial supports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Expenses for operation of the specialized consultation councils shall be accounted into the Fund’s managerial expenses.

Chapter IV

OPERATION OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

Article 12.-

1. Vietnam Environment Protection Fund’s operation shall be conducted by the following modes:

a/ Provision of loans at preferential interest rates,

b/ Provision of lending interest rate support,

c/ Financing and co-financing,

d/ Entrustment undertaking and making,

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Eligible for the Fund’s financial supports are environmental protection programs, projects, activities and tasks of national, inter-branch or inter-regional nature or solving environmental problems of sectional scale but of great impacts in the domains of preventing, fighting and overcoming environmental pollution, deterioration and incidents.

3. Subjects enjoying financial supports provided by the above-said modes must satisfy requirements for each mode prescribed in this Charter.

Article 13.- Mode of providing loans at preferential interest rates by the Fund is prescribed as follows:

1. Borrowers:

Borrowers are the following environmental protection programs, projects and activities:

a/ Environmental pollution prevention, fighting and overcoming, and waste treatment.

b/ Environmental deterioration prevention, fighting and overcoming, and bio-diversity protection.

c/ Prevention, fighting and overcoming of environmental incidents, including those occurring in the wake of natural disasters.

The annual lists of priority capital borrowers shall be decided by the Fund Managing Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Being the subjects defined in Clause 1 of this Article.

b/ Having real capabilities to repay loan debts.

c/ Having complete capital-borrowing dossiers as prescribed by the Fund.

3. Loan levels and competence to decide the lending:

a/ Loan levels must not exceed 70% of investment expenses for environmental protection contents of capital borrowers.

b/ The Fund Managing Council shall decide on loan level for each borrower. For a loan of VND one billion or more, the Fund Managing Council shall ask for the consent of the Minister of Science, Technology and Environment.

4. Loan terms:

Loan terms shall be determined in compatibility with the production and/or business characteristics of each capital borrower and debt-repaying capability of the investor, but must not exceed 7 years.

5. Lending interest rate:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Capital borrowers must pay the management fee to the Fund at specific fee rates prescribed by the Finance Ministry.

6. Loan security:

a/ Capital borrowers shall be entitled to use assets formed from borrowed capital to secure loans or secure loans with asset guarantee by a third party.

b/ Pending the full repayment of debts, the investor or the guarantor must not transfer, sell, mortgage or pledge assets defined in Clause a of this Article to borrow capital from other sources.

7. Deduction for setting up the risk reserve fund for project loans:

a/ Annually, Vietnam Environment Protection Fund is allowed to deduct 0.1% of its total loan debit balance to set up the risk reserve fund for handling objective risks.

b/ The deduction for setting up the risk reserve fund shall be accounted into the Funds professional operation expenses.

8. Handling of risks:

The Fund’s capital borrowers that are suffering from risks due to force majeure reasons shall be considered for rescheduling, freezing, partial or whole remission of their debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Mode of providing loan interest rate supports by the Fund is prescribed as follows:

1. The Fund shall decide on the list of and specific loan interest rate supports for environmental protection projects borrowing investment capital from credit institutions.

2. Projects eligible for loan interest rate supports must be those specified in Clause 2, Article 12 of this Charter which are particularly important to the environmental protection work and at high risk.

3. Competence to decide on loan interest rate supports for environmental protection investment projects when such projects borrow capital from credit institutions is provided for like that in case of financial aids prescribed in Article 15 of this Charter.

4. The provision of loan interest rate supports shall be made only once for each environmental protection investment project. The provision of support funds shall be effected when projects are completed and their results are put to use. The total loan interest rate support amount in a year must not exceed 20% of the Fund’s annual supplementary capital.

Article 15.- Mode of financing and co-financing by Vietnam Environment Protection Fund is prescribed as follows:

1. The Fund shall finance environmental protection activities and tasks which are necessary, extraordinary, newly emerging or important to the environmental protection cause and sustainable development of the nation, and not included in plans of the ministries, branches and localities, including:

a/ Propagation and education to raise environment awareness of, and universalization of environmental protection knowledge to the population community.

b/ Mobilization of the community’s participation in the environmental protection cause; commendation and rewarding of organizations and individuals at home and abroad that make great contributions to the environmental protection and sustainable development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Designing of programs and projects aiming to mobilize financial aids from organizations and individuals at home and abroad for environmental protection.

e/ Scientific research into and transfer of environment-friendly technologies, cleaner production, solutions to prevent, limit and overcome environmental incidents.

2. Conditions for enjoying non-refundable financial aids:

Activities and tasks defined in Clause 1 of this Article shall be considered for financial aids on the condition that subjects calling for financial aids must have a reciprocal capital representing at least 50% of the total capital required for performance of such environmental protection activities and tasks.

3. Subjects eligible for financial aids shall have to pay the managerial fee to Vietnam Environment Protection Fund. The specific fee levels shall be prescribed by the Finance Ministry.

4. Competence to decide on non-refundable financial aid levels:

a/ Non-refundable financial aid level must not exceed 50% of investment expenses for environmental protection contents of financed subjects.

b/ The Fund Managing Council shall decide on non-refundable financial aid level for each eligible subject. For a financial aid of VND one billion or more, the Fund Managing Council shall propose it to the Minister of Science, Technology and Environment for the latter’s consent.

5. The Fund shall be entitled to cooperate with organizations and individuals at home and abroad in co-financing environmental protection tasks and activities according to the provisions of this Charter and compliant with commitments of co-financing parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Mode of undertaking and making entrustment by Vietnam Environment Protection Fund is prescribed as follows:

1. Undertaking entrustment:

a/ The Fund may be entrusted by organizations and individuals at home and abroad to provide loans and/or recover debts and financial aids under entrustment-undertaking contracts.

b/ The Fund shall enjoy the entrustment-undertaking service charge. The entrustment-undertaking service charge levels shall be agreed upon by the parties and inscribed in entrustment-undertaking contracts.

2. Making entrustment:

a/ The Fund is entitled to entrust credit institutions and/or financial organizations to provide loans and recover debts under entrustment contracts.

b/ Entrusted organizations shall enjoy the entrustment-undertaking service charge. The entrustment-undertaking service charge levels shall be agreed upon by the parties and inscribed in entrustment contracts.

Article 17.- Mode of purchasing government bonds by Vietnam Environment Protection Fund is prescribed as follows:

1. The Fund is allowed to use idle capital not originating from the State budget to purchase government bonds in compliance with law provisions and the Finance Ministry’s guidance, and with consents of organizations and individuals that supply such capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

CAPITAL SOURCES FOR OPERATION OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

Article 18.- The charter capital of Vietnam Environment Protection Fund is VND 200 billion allocated by the State budget from the scientific non-business source and shall be fully allocated within 2 years after the decision to set up the Fund is issued.

Article 19.- Annually, Vietnam Environment Protection Fund’s operation capital shall be supplemented from the following sources:

1. Compensations for environmental damage (to be remitted into the State budget) paid by organizations and individuals as prescribed by law.

a/ Compensations for environmental damage include compensations for damage caused by environmental incidents, environmental pollution and activities harmful to the environment done in the past as defined in Articles 7 and 53 of the Environmental Protection Law.

b/ The regime of collection and payment of damage compensations into the Environment Protection Fund shall be implemented under the Finance Ministry’s guidance.

2. 50% deduction from the collected environmental protection fee as prescribed by law

a/ Environmental protection fee includes all kinds of environment-related fee defined in the Government’s Decree No.57/2002/ND-CP of June 3, 2002 guiding the implementation of the Ordinance on Charges and Fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. 10% deduction from annual funding for the State management over environmental protection.

4. Voluntary contributions, aids and financial supports to the Fund from organizations and individuals at home and abroad.

5. Other revenues defined by law.

6. Capital entrusted by organizations and individuals at home and abroad for the environmental protection.

Chapter VI

FINANCIAL MANAGEMENT OF VIETNAM ENVIRONMENT PROTECTION FUND

Article 20.- Annually, Vietnam Environment Protection Fund shall have to:

1. Work out plans on mobilizing and using capital for its financial support activities.

2. Elaborate financial revenue-expenditure estimates for the operation of its apparatus according to this Charter and the Finance Ministry’s guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fiscal year of Vietnam Environment Protection Fund shall begin on January 1 and end on December 31 of the same year.

2. The Fund’s financial regime and accounting regime shall be applied according to the Finance Ministry’s regulations.

3. Expenses for activities of managing and administering the Fund’s apparatus shall be covered by Vietnam Environment Protection Fund’s revenue sources.

Article 22.- Vietnam Environment Protection Fund shall organize by itself the internal audit of its financial reports or hire independent auditors if deeming it necessary.

Article 23.- Vietnam Environment Protection Fund shall make and send its professional operation report, statistical report, accounting report and other regular and irregular reports according to the current regulations.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24.- This Charter takes effect 15 days after the signing date of the decision on promulgation thereof.

The amendment and supplement to the Fund’s Organization and Operation Charter shall be submitted by the Fund Managing Council to the Minister of Science, Technology and Environment for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 53/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 16/07/2002 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.581

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!