ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/2012/QĐ-UBND
|
Bình Dương,
ngày 18 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP ngày 06
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số: 81/2007/NĐ-CP ngày 23
tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ
môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số:
01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn
kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Thông tư liên tịch số:
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số: 21/2012/NQ-HĐND8 ngày
03 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy định nhiệm
vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường
tại Tờ trình số: 2713/STNMT-CCBVMT ngày 29/8/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Nam
|
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
( Kèm theo Quyết định số: 47/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
1. Quy định này quy định việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trường thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Bình Dương do ngân sách nhà nước đảm bảo.
2. Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước về bảo vệ
môi trường thuộc các nguồn kinh phí khác (như chi từ nguồn sự nghiệp khoa học,
vốn đầu tư xây dựng cơ bản...) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
1. Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường phải được
cấp có thẩm quyền chấp thuận mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai
thực hiện.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
sử dụng kinh phí do ngân sách cấp cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường bảo
đảm thực hiện đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ
quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm quyết toán đúng quy định của Luật Ngân
sách nhà nước; đồng thời thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh
phí sự nghiệp cho hoạt động bảo vệ môi trường phải thực hiện theo quy định của
pháp luật và Quy định này.
Chương II
NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Điều 3. Nhiệm vụ chi của
ngân sách cấp tỉnh, gồm:
1. Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và
phân tích môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý; thực hiện các
chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường;
vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế thiết bị của hệ thống quan trắc và giám
sát nước thải tự động.
2. Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự
án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án,
điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường,
mua bản quyền công nghệ xử lý nước thải (nếu có), trang bị cơ sở vật chất, kiểm
tra, nghiệm thu dự án:
a) Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp tỉnh quản lý
(đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường).
b) Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện,
cơ sở y tế, trường học, công viên, công trình công cộng và các cơ sở giam giữ của
nhà nước do các cơ quan cấp tỉnh quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
c) Dự án mua sắm các trang thiết bị phục vụ quan
trắc và phân tích môi trường.
d) Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường khác
theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Chi hỗ trợ di dời cho các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nằm trong khu dân cư, khu đô thị.
4. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do
các cơ quan cấp tỉnh quản lý; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị trạm trung chuyển,
phương tiện thu gom, vận chuyển, thùng chứa rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi
trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
5. Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh
mương, cống rãnh thoát nước; vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước
thải đô thị, khu dân cư do các cơ quan cấp tỉnh quản lý; bảo dưỡng hệ thống
thoát nước ngoài hàng rào các khu công nghiệp.
6. Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; xử
lý nước thải của các cơ sở y tế công lập do các cơ quan cấp tỉnh quản lý.
7. Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
của tỉnh, bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi
trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố môi trường.
8. Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, quản lý cơ sở
chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng do tỉnh quản lý.
9. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý, cập nhật, số hóa cơ
sở dữ liệu, thuê bao và quản trị, trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh
báo môi trường cộng đồng.
10. Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất; thẩm
định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh.
11. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình kỹ
thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
12. Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (bao gồm: xăng xe đi
lại; lấy mẫu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường, chất thải; chi phí
khác: thu thập chứng cứ, số liệu, thuê chuyên gia, trưng cầu giám định, …).
13. Tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục
pháp luật về môi trường (bao gồm: In ấn các ấn phẩm tuyên truyền; tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày
môi trường thế giới 5/6, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...; thực hiện các
Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường
với các Hội, đoàn thể).
14. Tập huấn, hội thảo, đào tạo nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ làm công tác
môi trường các cấp và doanh nghiệp (bao gồm: tham dự các lớp tập huấn, hội thảo,
đào tạo do các cơ quan Trung ương và Viện, Trường tổ chức; tổ chức các lớp tập
huấn, hội thảo, đào tạo tại địa phương; hợp tác và trao đổi thông tin, chia sẻ
kinh nghiệm quản lý môi trường trong và ngoài nước).
15. Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi
trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ
môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành,
Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
17. Bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ
môi trường của tỉnh.
18. Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ chi của
ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện):
1. Thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng
môi trường, các tác động đối với môi trường trên địa bàn cấp huyện; lập báo cáo
môi trường định kỳ và đột xuất.
2. Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự
án được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự
án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi
trường, mua bản quyền công nghệ xử lý nước thải (nếu có), trang bị cơ sở vật chất,
kiểm tra, nghiệm thu dự án:
a) Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp huyện quản lý
(đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trường).
b) Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện,
cơ sở y tế, trường học, công viên, công trình công cộng và các cơ sở giam giữ của
nhà nước do các cơ quan cấp huyện quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
c) Các dự án, đề án về bảo vệ môi trường khác
theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do
các cơ quan cấp huyện quản lý; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị trạm trung chuyển,
phương tiện thu gom, vận chuyển, thùng chứa rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi
trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
4. Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh
mương, cống rãnh thoát nước; vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước
thải khu dân cư do các cơ quan cấp huyện quản lý.
5. Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; xử
lý nước thải của các cơ sở y tế công lập do các cơ quan cấp huyện quản lý.
6. Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
địa phương, bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi
trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố môi trường.
7. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý, cập nhật, số hóa cơ
sở dữ liệu, thuê bao và quản trị, trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh
báo môi trường cộng đồng.
8. Xây dựng kế hoạch về bảo vệ môi trường.
9. Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện (bao gồm: xăng
xe đi lại; lấy mẫu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường, chất thải; chi
phí khác: thu thập chứng cứ, số liệu, thuê chuyên gia, trưng cầu giám định, …).
10. Tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục
pháp luật về môi trường (bao gồm: In ấn các ấn phẩm tuyên truyền; tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày
môi trường thế giới 5/6, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...; thực hiện các
Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường
với các Hội, đoàn thể).
11. Tổ chức hoặc tham dự tập huấn, hội thảo, đào
tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức về bảo vệ môi trường
cho cán bộ làm công tác môi trường cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp.
12. Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi
trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ
môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13. Hợp đồng lao động để hỗ trợ công tác bảo vệ
môi trường ở cấp huyện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định số
81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn
về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
14. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành,
Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định.
15. Hoạt động điều tra, khảo sát thực địa, kiểm
tra, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (bao gồm
chi phí kiểm tra hiện trường, lấy mẫu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường,
chất thải; lấy ý kiến chuyên gia hoặc tổ chức Hội đồng thẩm định nếu cần thiết).
16. Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 5. Nhiệm vụ chi bảo vệ
môi trường đối với xã, phường và thị trấn (gọi chung là cấp xã):
1. Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
2. Chi công tác thanh kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
3. Chi các hoạt động tổ chức tự quản về giữ gìn
vệ sinh môi trường.
4. Chi hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý giảm
thiểu, tái chế chất thải.
5. Chi quản lý các công trình vệ sinh công cộng;
hỗ trợ trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi
trường ở khu dân cư, nơi công cộng.
6. Kiểm tra, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
7. Hỗ trợ vệ sinh, nạo vét khai thông kênh
mương, cống rãnh thoát nước; vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom, xử lý nước
thải khu dân cư do cấp xã quản lý.
8. Thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ
môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với các Hội, đoàn thể do cấp xã
tiến hành.
9. Hợp đồng lao động để hỗ trợ công tác bảo vệ
môi trường ở cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP
ngày 23/5/2007 của Chính phủ.
10. Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Chương III
MỨC CHI, LẬP, CHẤP HÀNH
DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Mức chi, lập, chấp
hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường:
1. Mức chi thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường
thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định.
2. Lập dự toán và chấp hành quyết toán kinh phí
chi nhiệm vụ bảo vệ môi trường:
- Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường các
huyện, thị xã, thành phố tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường của các cơ
quan, đơn vị gửi về Phòng Tài chính Kế hoạch xem xét, tổng hợp chung vào dự toán
chi ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố , đồng thời trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện, thị xã, thành phố xem xét, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thị xã, thành phố lập dự toán chi sự nghiệp môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường trước ngày 20 tháng 6, đồng thời tổng hợp vào dự toán năm sau để gửi Sở
Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng
hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp chung vào dự toán
chi ngân sách để báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài
chính căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường của Bộ Tài chính báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xác định tổng mức chi sự
nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách tỉnh và phân bổ cụ thể cho ngân sách cấp
huyện.
3. Về hạch toán kế toán: Kinh phí chi sự nghiệp
môi trường theo quy định này được phản ánh và quyết toán vào Loại 280 “Hoạt động
bảo vệ môi trường” với các Khoản tương ứng, theo Chương tương ứng của các
ngành, địa phương và chi tiết theo Mục lục ngân sách Nhà nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Tổ chức thực hiện:
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
chính, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc,
hoặc cơ quan Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nội
dung Quy định này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp
cùng các sở, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.