ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2012/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI CỤ THỂ CHO HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng
6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng
3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng
01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại
Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng
9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập;
Căn cứ Thông tư số 123/2009/TT-BTC
ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây
dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối
với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng
câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi
Olympic quốc tế và khu vực;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BTC
ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
Căn cứ vào Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND
ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII,
kỳ họp thứ năm về một số mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét
đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 3961/TTr-STP ngày 14 tháng 9 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định một số mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận,
huyện, xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ MỨC CHI CỤ THỂ CHO HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012
của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách Nhà nước chi bảo đảm cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng
Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự
toán ngân sách hàng năm ngoài kinh phí khoán của các cơ quan, đơn vị.
Kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định tại Quy định
này.
Căn cứ vào nội dung chi và mức chi tại Quy định này,
các cơ quan, đơn vị lập dự trù kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật của cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng không được vượt quá mức chi tối đa
được quy định tại Quy định này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Chi hoạt động của Hội
đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
1. Chi tổ chức các phiên họp
định kỳ, đột xuất, hội nghị sơ kết, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật
thực hiện theo quy định về chế độ chi tiêu hội nghị quy định tại Thông tư số
97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010
của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm
việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại
Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
2. Chi
bồi dưỡng kiêm nhiệm cho các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật các cấp (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các
thành viên, Tổ chuyên viên giúp việc) không quá 200.000 đồng/người/tháng.
3. Chi
văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật các cấp: căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp
lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chi
các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh về mức bồi dưỡng kiêm nhiệm, thù lao hội họp cho các thành viên
Ban Chỉ đạo, Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc.
5. Chi
thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi cho công tác
thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Chi biên
soạn, biên dịch, in ấn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chi
biên soạn đề cương giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chi viết tài liệu: 45.000 đồng/trang;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng thể:
25.000 đồng/trang;
c) Chi thẩm định nhận xét: 20.000 đồng/trang.
2. Chi
biên soạn sách pháp luật phổ thông, sách nghiệp vụ, tài liệu hỏi đáp, sổ tay pháp
luật, tờ gấp tuyên truyền và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác:
a) Chi viết tài liệu: 45.000 đồng/trang;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng thể:
25.000 đồng/trang;
c) Chi thẩm định nhận xét: 20.000 đồng/trang;
Riêng đối với biên soạn tài liệu phổ
biến, giáo dục pháp luật nhưng là biên tập lại nguyên bản thì chỉ áp dụng mức
chi tại Điểm b, Khoản này.
3. Chi
biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng
chương trình, rà soát cập nhật chương trình bài giảng cho giáo viên và người
học:
a) Chi viết tài liệu: 45.000 đồng/trang;
b) Chi sửa chữa, biên tập tổng thể:
25.000 đồng/trang;
c) Chi thẩm định nhận xét: 20.000 đồng/trang.
4. Chi biên dịch tài liệu pháp luật bằng
tiếng dân tộc thiểu số: 60.000 đồng/trang, tối thiểu mỗi
trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc;
5. Chi
dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại thực hiện như
sau:
a) Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước
thuộc EU sang Tiếng Việt: Tối đa không quá 120.000 đồng/trang (350 từ);
b) Tiếng Việt sang Tiếng Anh hoặc tiếng
của một nước thuộc EU: Tối đa không quá 150.000 đồng/trang (350 từ).
Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông
mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.
6. Chi
in ấn các ấn phẩm, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng theo chế độ, định
mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự.
7. Chi
xây dựng băng, đĩa, tiểu phẩm pháp luật:
a) Chi viết kịch bản: đối với tiểu
phẩm có thời lượng trên 15 phút thì áp dụng mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/tiểu
phẩm, đối với tiểu phẩm có thời lượng dưới 15 phút thì áp dụng mức chi tối đa
là 500.000 đồng/tiểu phẩm;
b) Chi thẩm định kịch bản: 200.000
đồng/người/tiểu phẩm;
c) Chi thuê diễn viên đóng tiểu phẩm
(kể cả ngày tập luyện và ngày diễn): 100.000 đồng đến 300.000 đồng/người (tùy
thuộc vào nội dung vai diễn);
d) Chi thuê ekip quay phim: căn cứ
hợp đồng;
đ) Chi in ấn, phát hành băng, đĩa:
căn cứ hợp đồng;
e) Các khoản chi khác căn cứ theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010
của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong trường hợp thuê diễn viên, tác
giả kịch bản, ekip quay phim chuyên nghiệp thì căn cứ thực tế hợp đồng.
8. Chi
phát hành tài liệu, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật (tờ gấp, sách pháp luật
phổ thông, sách nghiệp vụ, băng, đĩa, tiểu phẩm pháp luật, tài liệu pháp luật
bằng tiếng dân tộc thiểu số và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác):
mức chi tối đa 200.000 đồng/1 loại tài liệu cần phát hành và mỗi lần phát hành
tối thiểu 1.000 bản.
Điều 6. Chi
thù lao giảng viên, báo cáo viên tham gia tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và ứng dụng công nghệ thông tin cho
đội ngũ cán bộ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
Chi tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và ứng dụng công nghệ thông
tin cho đội ngũ cán bộ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính
quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các mức chi cụ thể cho giảng
viên, báo cáo viên như sau:
1. Giảng
viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy và các
chức danh tương đương: Mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/buổi;
2. Giảng
viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương
đương; giáo sư; chuyên gia cao cấp; Tiến sỹ khoa học: Mức tối đa không quá 800.000
đồng/buổi;
3. Giảng
viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và
Phó Viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương
đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính: Mức tối đa không quá 600.000
đồng/buổi;
4. Giảng
viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn
vị ở Trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng nêu trên): Mức tối đa không quá
500.000 đồng/buổi;
5. Giảng
viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp
huyện và tương đương trở xuống: Mức tối đa không quá 300.000 đồng/buổi.
Điều 7. Chi thù
lao cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên
Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật, cộng tác viên tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng
dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt và tổ hòa giải cơ
sở: Mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/người/buổi.
Điều 8. Chi tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
1. Chi
biên soạn đề thi và đáp án thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng
câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi
Olympic quốc tế và khu vực; các mức chi cụ thể như sau:
a) Biên soạn đề thi:
- Đối với việc biên soạn ngân hàng
câu trắc nghiệm hoặc câu tự luận riêng lẻ: thực hiện theo quy định của Thông tư
liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với việc biên soạn các bộ đề
thi tổng hợp (bao gồm câu trắc nghiệm, câu tự luận, tình huống, tiểu phẩm...): mức
chi tối đa 400.000 đồng/bộ đề thi, mỗi bộ đề thi có ít nhất 10 câu hỏi.
b) Thẩm định, duyệt đề thi:
- Đối với thẩm định ngân hàng câu trắc
nghiệm hoặc câu tự luận riêng lẻ: thực hiện theo quy định của Thông tư liên
tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với thẩm định các bộ đề thi tổng
hợp (bao gồm câu trắc nghiệm, câu tự luận, tình huống, tiểu phẩm...): mức chi
tối đa 200.000 đồng/bộ đề thi, mỗi bộ đề thi có ít nhất 10 câu hỏi.
c) Chi bồi dưỡng chấm thi:
- Chấm thi theo hình thức bài thi viết:
150.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 5 ngày.
- Chấm thi theo hình thức sân khấu:
150.000 đồng/người/chương trình, tiết mục thi, tối đa không quá 4 chương trình,
tiết mục thi một ngày.
d) Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban
tổ chức cuộc thi (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, thành viên hội đồng thi): 150.000
đồng/người/ngày.
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành
viên Ban giám khảo, Ban tổ chức (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, thành viên hội
đồng thi) tối đa là 150.000 đồng/người/ngày.
e) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thí sinh
tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và ngày thi, tối đa không quá 10 ngày)
tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày. Riêng cuộc thi do xã, phường, thị
trấn tổ chức, mức chi tối đa không quá 60.000 đồng/người/ngày.
g) Thuê người dẫn chương trình: căn
cứ hợp đồng.
h) Chi thuê ekip quay phim, thực hiện
chương trình: căn cứ hợp đồng.
i) Chi giải thưởng: thực hiện theo
quy định tại phụ lục của Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP.
2. Các
khoản chi khác căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp
hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 9. Chi tổ
chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm
1. Chi
tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về phổ biến, giáo
dục pháp luật thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu tổ chức các hội
thảo khoa học như sau:
a) Người chủ trì: 200.000 đồng/buổi;
b) Thư ký: 100.000 đồng/buổi;
c) Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng:
tùy thuộc vào nội dung báo cáo, mức chi tối đa là 500.000 đồng/bài;
d) Đại biểu được mời tham dự: 70.000
đồng/người/buổi.
2. Chi
tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
sơ kết, tổng kết hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ
Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối
với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2010/TT-BTC
ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp
khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Điều 10. Chi điều
tra, khảo sát
Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo
sát về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
Điều 11. Chi xây
dựng, củng cố Tủ sách pháp luật
Mức chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp
luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Điều 12. Các nội
dung chi khác
1. Chi
thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; sơ kết, tổng kết; chi thi đua, khen thưởng cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
thực hiện theo chế độ hiện hành.
2. Chi
văn phòng phẩm, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp đến hoạt động
của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi
quản lý, điều hành chương trình đề án: xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án; triển
khai chương trình, kế hoạch, đề án; chỉ đạo kiểm tra, giám sát thực hiện kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP
và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.
4. Chi
thuê mướn hội trường, in sao tài liệu, thuê giữ xe, phục vụ hội nghị... phải có
hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 13. Nguồn
kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Kinh phí bảo đảm công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật được trích từ kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các nguồn kinh phí khác.
Điều 14. Lập dự
toán, quản lý, quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật
1.
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan cấp trên yêu cầu của công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật; nội dung, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cùng với dự toán kinh phí chi
thường xuyên của đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc
lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Sở Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quy định này, thường xuyên kiểm tra, bảo đảm việc sử
dụng kinh phí đúng quy định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật./.