Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 450/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 450/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược Tài chính đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Quan điểm

Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được gắn với ba quan điểm chủ đạo sau:

a) Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, mở đường nhằm thực hiện phát triển nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

b) Phát triển nền tài chính quốc gia theo hướng hiệu quả, toàn diện, hợp lý và công bằng, trong đó ưu tiên nâng cao hiệu quả là nội dung xuyên suốt trong toàn bộ thời kỳ chiến lược.

c) Quản lý tài chính bằng pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia.

2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính.

3. Các nhiệm vụ cụ thể

a) Tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 33,5 - 35% GDP.

b) Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011 - 2015 là 22 - 23% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 là 21 - 22% GDP; trong đó thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.

c) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cố hệ thống an sinh xã hội.

d) Phát triển đồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hoạt động trên thị trường để động viên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, có khả năng cạnh tranh trong khu vực; thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu, bao gồm thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty.

- Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 50% GDP vào năm 2015 và đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020; dư nợ thị trường trái phiếu đạt khỏang 30% GDP vào năm 2020; tổng doanh thu ngành bảo hiểm đạt 2% - 3% GDP vào năm 2015 và 3 - 4% GDP vào năm 2020.

- Phát triển bộ máy giám sát tài chính đồng bộ, có khả năng phân tích, đánh giá, cảnh báo trung thực mức độ rủi ro của toàn bộ hệ thống tài chính và từng phân đoạn trong hệ thống tài chính.

đ)  Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước; duy trì dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế:

- Giảm mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) và giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP.

- Nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP; dư nợ nước ngoài quốc gia không quá 50% GDP; dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP.

- Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP, đồng thời cơ cấu lại mặt hàng dự trữ đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

e) Tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia

a) Hoàn thiện thể chế tài chính

Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đánh giá tác động của chính sách tài chính và tăng cường công tác pháp chế.

Tiếp tục rà soát, đồng bộ hóa và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để hướng nguồn lực xã hội vào các ngành, các lĩnh vực, các vùng có lợi thế so sánh, có tiềm năng tăng giá trị gia tăng. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; hoàn thiện cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường tài chính một cách hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế; chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

b) Động viên hợp lý các nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí

Hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước. Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí, lệ phí; từng bước chuyển các loại phí bản chất là quan hệ cung ứng dịch vụ sang quản lý theo cơ chế giá dịch vụ; tăng cường phân cấp cho các địa phương trong việc quyết định các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách địa phương và gắn với chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương.

c) Đổi mới chính sách thu đối với đất đai, tài nguyên

Mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai và tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường; coi đây là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; thực hiện bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với số nhà; thực hiện bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với số nhà, đất dôi dư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để tạo nguồn tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng.

Sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất phù hợp với việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai theo hướng đảm bảo thu theo mục đích sử dụng và theo sát giá thị trường, góp phần hình thành thị trường bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá để tăng nguồn thu từ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả.

Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích chế biến sâu trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

d) Thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước

Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước định giá trước năm 2015 gắn với tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích. Tôn trọng quyền tự đánh giá, thỏa thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.

Hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý điều hành giá thông qua việc xây dựng Luật giá. Thực hiện quản lý, điều hành giá cả và bình ổn giá bằng các biện pháp gián tiếp, theo cơ chế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế. Mở rộng hình thức đấu thầu và đấu giá, thẩm định giá.

2. Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia.

a) Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.

Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, kể cả chi đầu tư từ ngân sách nhà nước và ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu.

Phân định rõ nội dung, phạm vi đầu tư giữa trung ương và địa phương, Tạo cơ chế để các địa phương thu hút nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, năng lực và tài lực của từng địa phương.

Phát huy vai trò định hướng của đầu tư công để hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn này thông qua việc tạo điều kiện bình đẳng trong đấu thầu xây dựng và thực hiện các công trình, dự án đầu tư.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa các hình thức hợp tác công ty (PPP); đẩy mạnh việc xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển, chuyển từ nhà nước trực tiếp đầu tư sang các doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch tổng thể. Tạo hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương để huy động và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Rà soát và bổ sung hoàn thiện các cơ chế tài chính đặc thù áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm để tạo động lực và tác động lan tỏa đến các vùng khác. Hoàn thiện hệ thống ưu đãi về tài chính để thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa và vùng biên giới hải đảo.

b) Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người.

Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển kinh tế xanh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đúng cam kết về nghĩa vụ trả nợ. Tăng cường dự phòng, dự trữ tài chính. Dịch chuyển dần nguồn lực nhà nước đầu tư cho con người.

Tập trung nguồn lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; từng bước đưa nông nghiệp thành sản xuất hàng hóa lớn.

Tập trung hướng các nguồn lực tài chính nhà nước và thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước để đầu tư cho khoa học công nghệ và môi trường, đặc biệt là nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Kết hợp các nguồn lực tài chính nhà nước để ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo và y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao hiệu quả sự dụng ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực này.

c) Tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Đảm bảo hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các dự án đầu tư và thực hiện công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Đổi mới kế hoạch đầu tư nhiều năm, xem kế hoạch chi đầu tư là một cấu phần của kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư từ ngân sách nhà nước được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Quốc hội và Chính phủ.

Xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố trí vốn, thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình.

Sửa đổi quy định về phân cấp đầu tư theo hướng đảm bảo nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi dự án có đủ thủ tục theo quy định, xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách.

Hoàn thiện thể chế giám sát đầu tư công, tăng cường chế tài để đảm bảo kỷ cương báo cáo, công khai thông tin về đầu tư công. Đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các công trình trọng điểm quốc gia, của Hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người dân kiểm tra công việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước và của dân.

Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương mại nhằm đảm bảo tính bền vững. Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; phân cấp và phân công nhiệm vụ giữa các cấp ngân sách để tăng trách nhiệm, hiệu quả và chủ động trong sử dụng vốn vay. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn vốn vay.

d) Đổi mới hoạt động lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước

Nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà nước đảm bảo tập trung thống nhất vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương; từng bước xóa bỏ tính lồng ghép của hệ thống ngân sách nhà nước; tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo tài chính - ngân sách.

đ) Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa và hiệu quả nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội.

Tiếp tục tăng chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và từng bước nâng cao mức sống đối với người có công.

Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để phát triển hệ thống bảo trợ xã hội. Tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, hưởng lợi từ thành quả của các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảm bảo lồng ghép các chương trình giảm nghèo, tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.

Nâng cao tính bền vững, công bằng và hiệu quả của hệ thống bảo hiểm xã hội; hoàn thiện cơ chế và mô hình tài chính hướng đến sự ổn định dài hạn cho quỹ bảo hiểm xã hội và công bằng giữa các đối tượng tham gia theo nguyên tắc đóng - hưởng. Mở rộng hình thức đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội. Thực hiện có lộ trình cơ chế cho phép tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo hiểm xã hội.

e) Thực hiện cải cách chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức

Cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm cho công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, khuyến khích làm việc hiệu quả gắn với trách nhiệm công vụ.

Chủ động nghiên cứu quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa làm cơ sở xây dựng hệ thống thang, bảng lương và các chế độ phụ cấp cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo công bằng hợp lý, đồng thời trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính để phục vụ cho cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức.

g) Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý tài sản công, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản quốc gia

Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về quản lý, sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên quốc gia theo cơ chế thị trường; đảm bảo quản lý và khai thác hiệu quả tài sản quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ gìn và củng cố các điều kiện thiết yếu cho sản xuất, đời sống và phát triển bền vững.

Triển khai thực hiện tốt Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước phù hợp với điều kiện mới đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí. Triển khai cơ chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung trên phạm vi cả nước.

Tách bạch cơ chế quản lý tài sản công khu vực hành chính và sự nghiệp; thực hiện giao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc mua sắm, sử dụng và thanh lý tài sản công.

h) Tăng cường tiềm lực và hiệu quả quản lý dự trữ Nhà nước

Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ nhà nước đồng bộ phù hợp với yêu cầu, điểu kiện và tình hình nhiệm vụ mới. Xây dựng Luật dự trữ quốc gia.

Tăng cường lực lượng dự trữ nhà nước có cơ cấu danh mục mặt hàng hợp lý, phù hợp. Thực hiện tốt việc quản lý dự trữ của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật.

3. Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công.

a) Đổi mới cơ chế và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công

Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với dịch vụ công cơ bản và bảo đảm để các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu với chất lượng ngày càng cao. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Đổi mới đồng bộ cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trong sử dụng nguồn lực (bao gồm cả nhân lực và nguồn lực tài chính) trên cơ sở gắn với đặc điểm từng loại hình dịch vụ và nhu cầu của thị trường.

Thực hiện chuyển đổi cơ chế phân bổ chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước sang cơ chế nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ. Thực hiện cơ chế đấu thầu cung cấp dịch vụ công.

b) Đổi mới cơ chế giá dịch vụ sự nghiệp công lập

Đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Từng bước cho phép các đơn vị sự  nghiệp công lập được tính đủ chi phí (tiền lương, chi phí hoạt động thường xuyên và chi phí khấu hao tài sản cố định) trong giá dịch vụ cung ứng.

Đồng thời, nghiên cứu có chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước thực hiện phương thức hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo để trang trải các dịch vụ sự nghiệp công được cấp theo cơ chế thị trường thay chế độ miễn, giảm giá dịch vụ thông qua các đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công

Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính khuyến khích việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự nghiệp công, nhất là sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và văn hóa xã hội. Tiếp tục hoàn thiện quy định về việc các cơ sở công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất.

Đa dạng hóa đối tượng cung ứng các loại hình dịch vụ công; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị, tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác nhau.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với các đơn vị xã hội hóa cung cấp dịch vụ công.

d) Nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp

Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp cung cấp cho xã hội; hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sự nghiệp công.

Hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ công; hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập.

4. Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

a) Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh. Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b) Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế, đảm bảo cân đối lớn, ổn định vĩ mô, an ninh quốc phòng và trên một số địa bàn quan trọng. Xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh về tiềm lực tài chính, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và làm tốt vai trò công cụ điều tiết vĩ mô. Nhà nước chỉ đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những lĩnh vực, ngành nghề then chốt sau khi cơ cấu lại. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; thực hiện có kết quả việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Thiết lập và tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; thực hiện nghiêm túc việc kiểm toán bắt buộc đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

c) Hoàn thiện chính sách tài chính để đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước); thực hiện cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường, có chính sách thu hút và chọn lựa nhà đầu tư chiến lược phù hợp với từng doanh nghiệp. Kiên quyết thực hiện giải thể, phá sản những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, mất vốn nhà nước.

d) Đổi mới cơ chế đầu tư vốn của nhà nước và cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu; thực hiện phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa Nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường thực hiện chức năng giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước; đẩy mạnh công tác giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

5. Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trường tài chính.

Nghiên cứu sửa đổi Luật chứng khoán. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm; các cam kết quốc tế về dịch vụ bảo hiểm. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm theo yêu cầu của thị trường.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật kiểm toán độc lập.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp an toàn cho xã hội; đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử.

b) Tiếp tục hoàn hiện cấu trúc của thị trường chứng khoán

Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phát sinh. Xây dựng cơ chế kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, thị trường bảo hiểm.

Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế niêm yết cổ phiếu, trái phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên thị trường tài chính. Tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới và niêm yết mới, đa dạng hóa các công cụ tài chính để hoàn thiện cấu trúc thị trường.

Xây dựng và triển khai hoạt động công bố thông tin cho các công ty đại chúng theo chuẩn mực quốc tế; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và hình thành cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.

Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính để thúc đẩy và đa dạng hóa sự tham gia của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường; kết nối Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam với các Sở giao dịch chứng khoán trong khu vực ASEAN.

c) Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm.

Hoàn thiện mô hình doanh nhgiệp kinh doanh xổ số, tăng cường kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng, trong đó có casino.

Tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, giá, thuế và hải quan.

6. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính

a) Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác tài chính

Chủ động đề xuất và tích cực tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, nâng cao tiếng nói và vị thể của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế. Từng bước tiếp cận với các thị trường tài chính tiên tiến.

Mở rộng đối thoại chính sách và trao đổi kinh nghiệm về tài chính - tiền tệ với các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế. Đa dạng hóa nội dung, hình thức và các đối tác hợp tác quốc tế, gắn hợp tác quốc tế với yêu cầu hiện đại hóa ngành Tài chính.

Mở rộng các kênh khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính.

b) Củng cố và tăng cường hội nhập quốc tế về tài chính

Thực hiện điều chỉnh và xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với các quy định và cam kết trong khuôn khổ đa biên, khu vực và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực hiện có trách nhiệm các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính mà Việt Nam đã đưa ra.

Chủ động xây dựng chính sách hội nhập tài chính hiệu quả, nhất quán; tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hội nhập, kịp thời điều chỉnh hợp lý, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này.

7. Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

a) Tăng cường năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành tài chính

Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, vai trò của công tác giám sát từ xa.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính đối với cơ quan, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, các hành vi tham nhũng phát hiện qua kiểm tra, thanh tra.

Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành (Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Kho bạc, Dự trữ, Bảo hiểm, Giá).

b) Nâng cao kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia

Hoàn thiện và thực hiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đẩy mạnh thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng và nhân dân.

c) Nâng cao khả năng giám sát đối với khu vực doanh nghiệp

Hoàn thiện theo lộ trình các cơ chế và hệ thống tiêu chí giám sát tài chính doanh nghiệp. Đổi mới phương thức giám sát tài chính đối với các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Củng cố bộ máy và cán bộ quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp.

d)  Tăng cường công tác giảm sát, quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn nợ quốc gia

Tổ chức thi hành và đánh giá việc thi hành Luật quản lý nợ công, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và các đơn vị sử dụng vốn từ các khoản nợ công.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các công cụ quản lý nợ, duy trì các chỉ số nợ ở mức an toàn theo các chỉ tiêu quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chủ trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ.

Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay.

Tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nợ công.

đ) Nâng cao hiệu quả giám sát của Nhà nước đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

Tăng cường vai trò, chức năng giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật thị trường.

Hoàn thiện cơ chế giám sát và áp dụng các tiêu chí, chuẩn mực giám sát, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, minh bạch và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực tổ chức giám sát tài chính; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát tài chính; hình thành hệ thống giám sát quốc gia toàn diện, hiệu lực và hiệu quả.

e) Nâng cao năng lực giám sát tài chính vĩ mô

Đổi mới phương thức và cách thức giám sát tài chính vĩ mô thông qua việc thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về tài chính - tiền tệ.

Hoàn thiện cơ sở thông tin dữ liệu và hệ thống hóa các chỉ tiêu thu thập thông tin, phân tích và xử lý các dữ liệu kinh tế - tài chính vĩ mô.

Xây dựng và ứng dụng các mô hình phân tích và dự báo kinh tế - tài chính vĩ mô.

8. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính

Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng bình đẳng, minh bạch, khả thi, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu sửa đổi Luật quản lý thuế, Luật hải quan và các quy trình, thủ tục quản lý thu ngân sách nhà nước; triển khai phương thức quản lý thuế, hải quan hiện đại; cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, hải quan. Phát triển dịch vụ tư vấn thuế, đại lý hải quan theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.

b) Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn trong ngành tài chính; tích hợp và đồng bộ các hệ thống thông tin tài chính.

Cơ bản hình thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thiết lập hệ thống thông tin, quản lý và tăng cường khai thác hiệu qủa các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Hoàn thành việc xây dựng nền tảng công nghệ cung cấp dịch vụ công điện tử ngành tài chính.

c) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính, đảm bảo sự điều hành thống nhất và quản lý chặt chẽ nền tài chính quốc gia

Thực hiện phân cấp quản lý (các lĩnh vực theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính) giữa trung ương và địa phương đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia.

Xây dựng bộ máy ngành Tài chính hiệu quả, hợp lý theo nguyên tắc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra thực hiện.

d) Phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính; nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

đ) Hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính

Hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính theo hướng chủ động đảm bảo các cân đối tài chính vĩ mô theo từng giai đoạn phát triển; nghiên cứu triển khai áp dụng phương thức điều hành ngân sách theo chu kỳ kinh tế.

Củng cổ năng lực tổ chức thực hiện, đánh giá tác động và dự báo chính sách. Phát triển công tác phân tích và dự báo tài chính - ngân sách. Nâng cao sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ngay từ khâu xây dựng và hoạch định chính sách.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin chính sách. Hình thành hệ thống thu nhận thông tin phản hồi về các chính sách, cơ chế tài chính từ người dân và doanh nghiệp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được thực hiện theo 2 giai đoạn (tương ứng với Kế hoạch Tài chính - ngân sách 5 năm 2011 - 2015 và Kế hoạch Tài chính - ngân sách 5 năm 2016 - 2020 và cụ thể hóa thông qua 9 chiến lược ngành sau:

1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020;

2. Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020;

3. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;

4. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

5. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

6. Chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020;

7. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

8. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020;

9. Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chiến lược.

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; phê duyệt và chỉ đạo kế hoạch thực hiện các nội dung chiến lược theo từng giai đoạn;

b) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược;

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để thực hiện Chiến lược.

3. Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 450/QD-TTg

Hanoi , April 18, 2012

 

DECISION

APPROVING THE FINANCIAL STRATEGY UNTIL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government on December 25, 2001;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES

Article 1. Approving the financial strategy until 2020 with the following primary contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Viewpoints

The development and implementation of the financial strategy until 2020 are attached to the following major viewpoints:

a/ Finance is the lifeline of the economy and plays an important role in boosting the rapid and sustainable development together with reforming the growth model and the economy;

b/ The national finance must be efficiently, comprehensively, reasonably and equitably developed. The efficiency must be prioritized throughout the implementation of the strategy;

c/ The finance must be manage by law that ensures the financial discipline, uniformity, transparency and modernization of national finance.

2. Overall objectives

Building healthy national finance, sustaining the financial security, macro-economic, financial and monetary stability, facilitating the economic growth together with reforming the growth model and restructuring the economy, properly settling social security issues; mobilizing, managing, distributing and using financial resources in the society efficiently and equitably; synchronously and comprehensively carry out administrative reform; assuring the efficiency of financial management and supervision.

3. Specific tasks

a/ Keeping on properly handling the relations between accumulation and consumption, between conservation and investment; introducing policies on encouraging accumulation for investment in development, and consumption guidance; reasonably attracting and concentrating social resources on the investment in socio-economic infrastructure, in improving the quality of human resources, in creating prerequisites for expediting economic reform and the innovation of the growth model. The total social investment over the period 2011-2015 may account for approximately 33.5-35% of GDP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Increasing the efficiency of public financial resources, especially the capital sources from the State budget; to continue reforming the State budget expenditures and public investment; increasing investment in human development; reforming the financial mechanism of the public non­-business sector and finances of state enterprises; reforming salaries; strengthening the social security system;

d/ Synchronously developing all types of market, restructuring the financial market and financial services; expanding and diversifying market activities in order to attract resources at home and overseas to participating in socio­economic development.

- Concentrating on developing a efficient, sustainable and safe securities market, ensuring the lawful rights and interests of market participants that are regionally competitive; expediting the development of the bond market, including the Governmental bonds, municipal bonds and corporate bonds;

- The stock market capitalization value may account for approximately 50% of GDP in 2015, and 70% of GDP in 2020; the debit balance of the bond market may reach approximately 30% of GDP in 2020; the total turnover of the insurance sector may reach 2-3% in 2015 and 3-4% of GDP in 2020;

-- Developing a synchronous financial supervision mechanism capable of accurately analyzing, assessing the level risk of the entire financial system and each of its segments.

dd/ Ensuring and national finance security; positively balancing the budget; gradually reducing the State budget deficit; keeping Governmental and national debt balance within the safe limit; increasing the State reserves in order to promptly satisfy sudden needs of the economy;

- Reducing the State budget deficit to below 4.5% of GDP in 2015 (including Governmental bonds) and 4% of GDP over the period 2016-2020;

- Public debts (including Government debts, debts guaranteed by the Government and municipal debts) may not exceed 65% of GDP by 2020; and the foreign debit balance may not exceed 50% of GDP; Governmental debit balance may not exceed 55% of GDP;

- Striving to increase the total State reserve to 0.8-1% of GDP by 2015, and approximately 1.5% of GDP by 2020; concurrently reforming the structure of goods reserves to timely satisfy sudden and urgent needs of the State.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. SOLUTIONS TO IMPLEMENT THE STRATEGY

1. Increasing the efficiency of national financial resource mobilization

a/ Completing the financial regime

Expediting the completion of the financial regime compatible with the process of completing the socialist market mechanism, attract resources in society to investment in development, concentrating on the process of economic reform. Improving the legislation quality, evaluating the impacts of financial policies and enhancing legal affairs works.

Keeping on reviewing, synchronizing and solving problems about the financial mechanism and policies in order to concentrate social resources on the competitive sectors and areas with potential of added-value. Completing the incentive and support policies for enterprises, especially small and medium ones; concentrating on supporting enterprises that invest in crucial, hi-tech and supporting industries; completing the mechanism for encouraging enterprises to directly invest and do business in highlands, rural areas and remote areas.

Keeping on opening the financial market efficiently in conformity with international commitments; actively participating in the international financial market. Completing the financial mechanisms and policies in order to further attract and optimally utilize the foreign capital sources to meet the requirements for national development in each period.

b/ Reasonably mobilizing revenues from tax, charges and fees

Completing the system of collection policies together with reforming State budget revenues. Building a synchronous and sustainable tax system in conformity with international practices and capable of fully, proactively and reasonably mobilizing revenues for the State budget by 2020. Expanding the tax bases and imposing reasonable tax rates, ensuring taxation equality among tax payers, boosting production, increasing the competitiveness of the economy, and encouraging investment and export of goods and services while practicing selective protectionism aiming to national industrialization and modernization. Simplifying the system of tax incentives. Increasing the efficiency of tax administration, preventing tax evasion and tax fraud.

Completing the legal system applicable charges and fees; gradually shifting the fees of which the nature is service provision relation to managing under service price mechanism; delegating more powers to localities to make decisions on charges and fees belonging to local budgets and associated with state management functions of local administrations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Expanding revenues from land and natural resources, ensuring compatibility between economic interests and social, environmental interests. These sources are considered vital for investment in development. Boosting the rearrangement and settlement of State-owned houses and land; selling and transferring, or changing the use purposes of, unused houses and land consistently with the land planning in order to generate financial resources for investment in the infrastructure.

Amending and supplementing policies on the revenues from land in accordance with the amendment and supplement of the Law on Land towards ensuring that the collection is consistent with the use purposes and market prices, contributing to forming an systematic and efficient real estate market; concurrently expanding the allocation and lease of land at auctions for increasing revenues from land and efficiently using land.

Adjusting the system of financial policies on natural resources extraction, encouraging domestic extensive processing, restricting the export of crude natural resources, contributing to the reasonable, economical and effective protection, extraction and use of natural resources, and environment protection.

d/ Managing prices in accordance with the market mechanism and under the State’s supervision

Applying the market price mechanism to goods of which the prices are fixed by the State before 2015, in association with enhancing the control over the production costs of exclusive services, goods, and public products. Respecting the right of producers and traders to independently fix prices and to engage in price competition in accordance with law.

Completing the legal environment for price management by developing the Law on Prices. Managing prices and stabilizing prices using indirect methods in accordance with the market mechanism and international commitments. Diversifying the forms of bidding, auction and valuation.

2. Improving the efficiency of the distribution and use of financial resources attached to the process of reforming national finance

a/ Enhancing the guiding role of State-owned financial resources in investment in socio­-economic development, especially in the synchronous development of the infrastructure system attached to attracting investment from the private sector.

Step by step adjusting the investment mechanism towards gradually reducing the proportion of public investment, including investment from the State budget, and prioritizing investment in essential economic-technical infrastructure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing the guiding role of public investment in order to create an attractive investment environment to investment sources of the society. Concurrently facilitating the access of enterprises in all economic sectors to such capital sources by creating equitable conditions in bidding for the constructions and execution of investment projects.

Completing the financial mechanisms and policies to encourage all economic sectors to invest in infrastructure; diversifying the forms of public-private partnership (PPP); boosting the socialization of resources for investment in development, shifting from direct investment by the State to investment by enterprises consistently with the planning. Creating a legal corridor for developing local development investment funds for the purpose of raising capital for building socio-economic infrastructure.

Reviewing, supplementing and completing particular financial mechanisms applicable to key economic regions in order to create and spread the motivation over other regions. Completing the financial incentive system for the purpose of encouraging investment in developing infrastructure in impoverish areas, remote areas, border areas, and islands.

b/ Reforming the State budget expenditure structure toward increasing investment in humans

Reforming State budget expenditure structure, ensuring the accomplishment of socio­-economic development objectives, concentrating on developing a green economy, assuring national defense and security and paying off debts. Increasing financial provisions and reserves. Gradually shifting the State resources to investment in humans.

Concentrating resources on accelerating the process of industrialization - modernization and economic structure reform in agriculture and rural areas; step by step making the agriculture a large-scale production.

Concentrating the State financial resources  and attract non-state capital resources to investment in science, technology and environment, especially technology researches and application. Combining state financial resources to intensively invest in educational and medical facilities in accordance with the socio-economic development conditions, together with improving the efficiency of the State budget invested in these fields.

c/ Reforming public investment attached to increasing the efficiency of investment of Capital sources from the State budget

Ensuring efficient investment of Capital sources from the State budget; developing a system of standards for evaluation of investment projects; and to supervising, evaluating, and inspecting the management and use of investment projects funded by the State budget. Publicly announcing the investment projects funded by the State budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establishing principles and foundation for making development investment expenditure estimates, capital allocation, payment and finalization in order to concentrate investment capital for completing constructions consistently with their schedules and the medium-term financial plans.

Amending provisions on investment decentralization in order to ensure that the investment is made only after the procedures are completed, the capital sources and the capital capability at each budget level are identified.

Completing the regulations on of public investment supervision. Imposing heavier penalties to ensure discipline in reporting and disclosing information about public investment. Enhancing the National Assembly’s supervision over the key constructions of national importance and the supervision of People's Councils over local investment projects. Increasing community supervision and completing the mechanism for citizens to supervise the works related to budget, land and property of the State and the people.

Innovating the method of development of State credit on the commercial principle to ensure its sustainability. Enhancing the management of the on-lending of foreign loans of the Government; decentralizing and assigning tasks among budget levels in order to enhance responsibility, efficiency and initiative in loan use. Properly performing the state financial management of loans.

d/ Innovating the establishment and allocation of State budget estimates

Amending the Law on the State budget to ensure the leading role of the central budget; step by step eliminating the intricacy of the State budget system; delegating more power and responsibility for budget management of State budget-funded units at all levels together with increasing the transparency and responsibilities to provide explanation; enhancing inspection and supervision.

Completing the legal framework for elaborating medium-term financial plans and expenditure plans. Improving the quality of financial and budgetary analysis and forecasts.

dd/ Developing the social security network on the basis of harmonious and efficient combination of the State’s resources and social resources

Keeping on increasing State budget expenditure on the implementation of social security policies and creation of social equity. Increasing the efficiency of investment in national target programs, in highlands and remote areas; supporting vocational training for and employment creation for the poor and people on welfare. Properly implementing preferential policies and step by step improving living standards for national contributors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fortifying the sustainability, equality and efficiency of the social insurance system; completing the financial mechanisms and models towards long-term sustainability of social insurance funds and equality among the insured on the cash-on-delivery principle. Diversifying the investment of social insurance funds. Systematically opening for the private sector to provide social insurance services.

e/ Reforming the salary structure for public employees, officials and officers

Fundamentally reforming the salary structures for public employees, officials and officers, ensuring that they are able to live on their salaries above the average level in the society. Combining the  reform of the salary structure with rearranging, strengthening and improving the quality of the public employees, officials and officers, encouraging high performance together with public-duty responsibility.

Actively studying the relations between minimum, average and maximum salary levels as a basis for formulating the system of salary scales benefits structures appropriate for practical requirements, ensuring reasonability an equality within the limit of available State budget resources. Diversifying financial resources for reforming the salary structures for public employees, officials and officers.

g/ Completing the policies and mechanisms of public property management for the purpose of ensuring efficient and economical use of national property

Keeping on innovating financial policies on the management and use of land and national natural resources in accordance with the market mechanism; ensuring the efficient management and extraction of national property serving socio-economic development, preserving and consolidating essential conditions for production, life and sustainable development.

Properly implementing the Law on Management and Use of State’s Property. Completing the system of standards and norms of state property use suitable for new conditions in an efficient and economical manner. Deploying the mechanism of state property procurement in accordance with the centralization method nationwide.

Separating the management of public property in the administrative and non­-business sectors; granting the autonomy attach to responsibility to non-business units in the procurement, use and liquidation of public property.

h/ Increasing the potential and efficiency of state reserve management

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Increasing the State reserves with a reasonable and appropriate structure of commodities. Properly managing the state reserves and completing the system of quality standards, technical regulations and economic-technical norms.

3. Reforming the financial mechanism applicable to public non-business units along with diversifying social resources for developing public services

a/ Reforming the mechanism and method of investment from the State budget in public non-business units

The State shall keep playing the leading role and increases investment in building facilities of basic public services, ensuring that people on welfare and the poor have access to and benefit from essential quality public services. The State budget shall ensure enough funds for regular operation of public non-business units located in remote areas, highlands and ethnic minority areas.

Synchronously reforming the financial mechanism applicable to public non-business units towards delegating more power to these units and increasing their autonomy and responsibilities for work performance and use of resources (both human and financial resources) consistently with the characteristics of each type of services and market demand.

Shifting from State budget regular allocation to the mechanism of placement of orders or assignment of tasks by the State on the basis of the system of economic-technical norms and criteria and standards of each type of service. Implementing the mechanism of bidding for the provision of public services.

b/ Reforming the mechanism of pricing public non-business services

Reforming the mechanism of pricing for placement of orders for public non-business products and services; the State shall set prices or price bracket of basic services which play the essential role in the society; systematically eliminating the subsidies on service prices and charges. Allowing public non­-business units to completely include the costs (salaries, regular operation expenses and fixed asset depreciation) in the prices of their services.

Concurrently studying and formulating policies to create conditions for the poor to access essential public non-business services, ensuring social equity. The State shall provide direct funding supports for people on welfare and the poor to pay for public non-business services provided in accordance with the market mechanism, instead of the method of exemption from and reduction of service charges through public non-business units.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Completing the financial policy and mechanism to encourage mobilization of all resources in the society for investment in the development of public non-business services, especially in education health, scientific research and socio-cultural affairs. Completing the regulations on cooperation and association between public establishments and localities, enterprises and individuals in building facilities.

Diversifying the providers of public services; creating a fair competitive environment for the provision of services by units and organizations of different economic sectors.

Keeping on efficiently implementing preferential policies on socialized providers of public services.

d/ Raising the publicity, transparency, democracy and responsibility in financial management of non-business units

Studying and establishing quality standards for non-business services provided for the society; forming a system of criteria for evaluation of levels of fulfillment and quality of performance of assigned tasks by public non-business units.

Completing the information and reporting regime, finance and accounting work and responsibility for performance of providers of public non-business services.

Enhancing inspection and supervision over the providers of public services; establishing independent inspection and evaluation organizations.

4. Completing enterprise finance policies and mechanisms; restructuring state enterprises

a/ Further reforming enterprise finance policies and mechanisms on the basis of respecting the right to business freedom and creating an equal, stable, transparent, open and healthily competitive business environment. Efficiently implementing tax and credit incentives for enterprises, especially small and medium ones;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Completing financial policies in order to rearrange, innovate, and improve the efficiency of State-owned enterprises (enterprises with 100% State’s capital and enterprises in which the State holds the controlling shares); carrying out equitization consistently with the market mechanism, adopting policies to attract and select strategic investors suitable to each enterprise. Resolutely dissolving enterprises that operate inefficiently, resulting in loss of state capital;

d/ Innovating the mechanism of state capital investment and the financial management mechanism for state-owned enterprises; clearly distinguishing state ownership from the right of enterprises to do business, and the relation between the State and representatives of state capital portions at enterprises. Completing the mechanism of management of state capital at enterprises. Increasing the supervision by state owners of enterprises with state capital; enhancing the supervision and evaluation of the efficiency of use of state capital.

5. Synchronously developing the financial market and financial services

a/ Developing the legal system on the financial market and financial services

Completing the legal framework regulating the system of financial market and financial services with a view to enhancing macro-regulation by the State and supervising the efficiency of activities on the market; to promote intensive development of the system of financial markets on the basis of diversifying financial institutions and commodities on the financial market.

Amending the Law on Securities. Efficiently implementing the Law on amending and supplementing a number of articles of the Insurance Business Law and the international commitments on insurance services. Diversifying insurance services on request by the market.

Developing and completing the legal framework for synchronously developing the market of accounting, audit, credit rating, valuation consultancy, tax consultancy and customs services. Efficiently implementing the Law on Independent Audit.

Cooperating with related ministries and sectors in completing policies to promote development of non-cash payment services for safety purposes; diversifying payment services and expediting electronic payment applications.

b/ Keeping on completing the structure of the securities market

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Keeping on developing the market of Government bonds, municipal bonds and corporate bonds. Encouraging enterprises of all economic sectors to issue stocks and bonds, and raise capital from the securities market.

Diversifying the products on the financial market. Increasing the supply for the securities market and improving the quality of supply sources by boosting new issuances and listings, and diversifying financial tools for completing the market structure.

Disclosing information to public companies in accordance with international standards; applying international standards and practices of corporate management and risk management, and formulate a mechanism to protect small investors.

Completing the system of financial policies in order to promote and diversifying the participation of domestic professional investment organizations; encouraging investors to participate in the market; connecting the Stock Exchange of Vietnam with ASEAN ones.

c/ Increasing operational capability of participants in the financial market and providers of financial services

Reforming securities trading organizations and insurance enterprises towards creating strong and credible financial potential, and highly capable profession, developed management and healthy operation, ensuring liquidity and system safety. Establishing and developing credit-rating agencies.

Completing the model of lottery enterprises, enhancing the State control over enterprises dealing in gambling and prizing games, including casinos.

Keeping on developing and increasing the operation efficiency and the role of professional associations of finance, accounting, audit, pricing, taxation and customs services.

6. Expediting international cooperation and proactive financial integration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actively participating in international cooperation programs to raise the voice and status of Vietnam in international financial cooperation forums. Gradually approaching advanced financial markets.

Increasing policy discussion and exchange of financial and monetary experiences with foreign Governments and international financial institutions. Diversifying contents, forms and partners of international cooperation, combining international cooperation with the modernization of the financial sector.

Increasing the efficiency of the use of financial and technical support in the financial sector.

b/ Consolidating and intensifying international financial integration

Adjusting and developing financial mechanisms and policies consistently with multilateral and regional regulations and commitments, as well as the Vietnam’s socio-economic conditions. Responsibly fulfilling the Vietnam's integration commitments in the financial sector.

Actively formulating effective and consistent policies on financial integration; increasing the supervision over the integration process for making rational adjustments and minimizing negative impacts cause by this process.

7. Enhancing capability and efficiency of inspection, supervision and assurance of national financial security

a/ Increasing the capability and efficiency of specialized financial examination and inspection

Increasing the capability and quality of financial inspection in all fields; improving the efficiency of the internal supervision system and the role of remote supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Completing and efficiently deploying the mechanism for cooperation between financial inspection and supervision agencies and functional agencies in handling arising financial matters.

Enhancing the efficiency of the inspection and supervision over specialized state management sectors (Tax, Customs, Securities, Treasury, Reserves, Insurance And Pricing).

b/ Enhancing financial discipline, practicing thrift, preventing extravagance and losses of financial resources and national property

Completing and following the system of norms, standards and regimes as a basis for practicing thrift and preventing extravagance. Enhancing the role and responsibility of the leaders as well as individual public employees in practicing thrift and preventing extravagance.

Boosting the implementation of the financial and budgetary disclosure regulations. Increasing community and public supervision.

c/ Increasing the ability of supervision over the business sector

Systematically completing the mechanism and system of criteria for financial supervision of enterprises. Innovating the method of financial supervision of state economic groups and corporations.

Strengthening the mechanism and personnel of enterprise finance management and supervision.

d/ Increasing risk management and supervision, and assuring safety of national debts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing and properly using debt management tools, maintaining safe debt indexes in accordance with international practices. Concentrating on risk management of debt list.

Supervising the mobilization, distribution and use of loans, debt payment, public debt management, risk management, assurance of debt safety and national financial security; intensifying the inspection the adherence to laws of units that use loans.

Keeping on building, strengthening and completing the database of public debts.

dd/ Increasing the efficiency of the State's supervision of the financial market and financial services

Enhancing the role and function the State’s supervision over the financial market and financial services on the principle of respecting the market rules.

Completing the supervision mechanism and applying supervision criteria and standards, ensuring synchrony, uniformity, transparency and conformity with international practices.

Fortifying the organization and improving the capability of financial supervision institu­tions; increasing cooperation and exchange of information among financial supervision agencies; establishing a comprehensive and efficient national supervision system.

e/ Enhancing macro-financial supervision capability

Innovating new methods of macro-financial supervision by establishing early financial and monetary warning systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing and applying models of macro-economic and financial analysis and forecast.

8. Intensifying administrative reform in the finance sector, completing methods of running financial policy

a/ Keeping on completing the legal system applicable to administrative procedures in the financial sector

Synchronizing the system of legal documents on administrative procedures in the finance sector; simplifying and improving the quality of administrative procedures in the finance sector; publicizing administrative processes and procedures towards equality, transparency, feasibility consistently with the conditions and development of Vietnam, and the process of international integration.

Amending the Tax Administration Law and the Customs Law and processes and procedures for management of State budget revenues; adopting modern tax administration and customs control approaches; reforming administrative procedures for reducing expenses on customs law compliance. Developing professional and effective tax consultancy and customs services.

b/ Modernizing national finance concentrating on enhancing application of information technologies

Boosting the application of information technologies to the finance sector, striving to complete the major information systems in the finance sector by 2020; integrating and synchronizing the financial information systems.

Basically establishing a national financial database and specialized databases; setting up an information system; improving the efficiency of information systems serving the management. Completing the technological foundations for the provision of electronic public services in the finance sector.

c/ Strengthening the organization of the finance management apparatus, ensuring unified administration and strict management of national finance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Building an effective and reasonable financial mechanism capable of multiple fields; performing the major function being macro-management by law and policy, guidance and inspection of implementation.

d/ Developing human resources of the financial sector to fulfill the requirements and tasks set out during the transformation of the economy. Developing professional titles and criteria for public employees, officers and officials of the financial sector; increasing the efficiency of the assessment of public employees, officers and officials based on their work performance.

dd/ Completing the methods of administering financial policies

Completing the methods of administering financial policies toward the macro-financial balance for each development period; developing and employing methods of budget administration in accordance with economic cycles.

Strengthening the capability of organizing implementation, assessing impacts and forecasting policies. Developing financial and budgetary analysis and forecast activities. Intensifying the cooperation and exchange of information between monetary and financial policies right during the policy formulation.

Enhancing policy propagation. Establishing a system of collecting feedbacks on financial policies and mechanisms from the public and enterprises.

III. ORGANIZATION OF THE STRATEGY IMPLEMENTATION

The financial strategy until 2020 may be implemented in 2 stages (corresponding to the financial-budgetary plans in the period 2011 - 2015 and in the period 2016 - 2020) and actualize through the 9 sectoral strategies as follows:

1. Tax system reform strategy in the period 2011 - 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. State treasury development strategy until 2020;

4. National public debt and foreign debt strategy in the period 2011 - 2020 and the orientation towards 2030;

5. Vietnam insurance market development strategy in the period 2011 - 2020;

6. Capital market development strategy until 2020;

7. Vietnam securities market development in the period 2011 - 2020;

8. National reserves development strategy until 2020;

9. Accounting and audit strategy until 2020 and the orientation towards 2030.

Article 2. Responsibilities for organizing and implementing the strategy

1. The Ministry of Finance shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Guide and expedite ministries, agencies and localities consistently their functions and assigned tasks in elaborating and implementing programs and contents related to the strategy;

c/ Be in charge and cooperate with related ministries and localities in, examining the implementation of the strategy; annually and once every five years review, evaluate and draw experiences from the implementation of the strategy;

d/ Be in charge and cooperate with related agencies in, proposing and submitting the Prime Minister for decision the modification of the strategy's objectives and contents when necessary.

2. The Ministry of Planning and Investment shall be in charge and cooperate with the Ministry of Finance in, balancing and arranging annual investment capital in accordance with the Law on the State budget for implementation of the strategy.

3. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial- level People's Committees shall coordinate with the Ministry of Finance and related agencies in, on the basis of their state management functions and tasks prescribed by law, directing and participating in the implementation of relevant contents of this strategy.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.737

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.104.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!