ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
39/2007/QĐ-UBND
|
Đà
Lạt, ngày 01 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN CẤP THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định phân cấp quản lý nhà nước
đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài
sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định phân cấp quản lý nhà nước
đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài
sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số
75/2007/NQ-HĐND ngày 20/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ
9 về việc thông qua Đề án quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản
Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập
quyền sở hữu Nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Tài chính
tại Tờ trình số 1550/TTr-STC-GCS ngày 19 tháng 9 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân cấp
thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành,
đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI
SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc
phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập (có con dấu và tài khoản riêng) và tài sản được xác lập
quyền sở hữu nhà nước; trình tự, thủ tục thực hiện một số nội dung về: đăng ký
quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sau đây gọi tắt là đăng ký tài sản); xử
lý tài sản Nhà nước bị thu hồi; điều chuyển tài sản Nhà nước; thanh lý tài sản
Nhà nước; bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản Nhà nước (sau đây gọi chung
là bán); chuyển nhượng tài sản Nhà nước.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được
giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sử
dụng).
2. Cơ quan nhà nước thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước.
3. Các cơ quan và đối tượng khác
liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Điều 3.
Tài sản Nhà nước do địa phương quản lý
1. Tài sản Nhà nước tại các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý là tài sản
được hình thành do:
- Tài sản được Nhà nước giao cho
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng hoặc đơn vị
đầu tư, mua sắm từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp, các
nguồn kinh phí và nguồn quỹ hợp pháp khác của đơn vị;
- Tài sản được tiếp nhận do tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước cho tặng;
- Tài sản được điều chuyển từ
các dự án khi kết thúc họat động.
2. Tài sản Nhà nước tại các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là những tài sản Nhà nước trực tiếp
giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng để
phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng khác
gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác gắn liền với
đất đai;
- Phương tiện giao thông vận tải,
trang thiết bị làm việc và các tài sản khác được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân
sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hoặc hình thành từ các
nguồn khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản của Nhà nước.
3. Tài sản được xác lập sở hữu
Nhà nước theo quy định của pháp luật là tài sản không có nguồn gốc là tài sản của
Nhà nước nhưng theo quy định của pháp luật đến thời điểm nhất định, tài sản này
được xác lập là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, như:
- Tài sản là tang vật, phương tiện
vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ Nhà nước và tiền phạt do vi phạm pháp luật;
- Tài sản bị chôn dấu, chìm đắm
được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, vằng chủ, vô chủ và các tài sản
khác theo quy định của pháp luật là tài sản Nhà nước;
- Tài sản do các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước biếu tặng, đóng góp và các hình thức chuyển giao quyền
sở hữu tài sản khác cho Nhà nước, tài sản viện trợ của Chính phủ, tổ chức phi
Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác.
4. Tài sản chuyên dùng.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Điều 4. Đăng
ký quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
1. Những tài sản phải đăng ký
quyền quản lý, sử dụng với Sở Tài chính gồm:
- Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động
sự nghiệp;
- Xe ôtô các loại;
- Các tài sản khác có nguyên giá
theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên (tính cho một đơn vị tài sản).
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng những tài sản quy
định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
3. Đối với những tài sản cố định
khác không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập phải lập Thẻ tài sản cố định để theo dõi, hạch toán
và thực hiện chế độ quản lý tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Đối với những tài sản phải
đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp tiến hành đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Sở Tài
chính.
5. Các hình thức, thời hạn đăng
ký quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước:
- Đăng ký lần đầu: đối với những
tài sản chưa tiến hành đăng ký theo quy định thì thực hiện việc đăng ký từ khi
Quy định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2007.
- Đăng ký bổ sung: khi có sự
thay đổi về tài sản do mua sắm mới, tiếp nhận, thanh lý, điều chuyển, thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc các trường hợp đơn vị sử dụng tài sản thay đổi
tên gọi, chia tách, sát nhập hoặc thành lập mới theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì đơn vị sử dụng phải đăng ký bổ sung với cơ quan có thẩm
quyền trong vòng 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Đối với những tài sản đưa
vào sử dụng do hoàn thành đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn thì
thời gian thay đổi tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Chương III
PHÂN CẤP VỀ THẨM QUYỀN XỬ
LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 5. Thẩm
quyền thu hồi tài sản Nhà nước
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:
- Thu hồi tài sản Nhà nước của
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc điạ phương quản lý theo
thẩm quyền đối với tài sản là: đất đai; nhà, công trình xây dựng khác gắn liền
với đất đai; xe ôtô các loại; các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế
toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh quản lý và của các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc cấp huyện quản lý theo đề nghị của Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện) trên cơ sở đề xuất của Giám đốc
Sở Tài chính trong các trường hợp sau:
+ Đầu tư xây dựng mới, mua sắm,
điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển đổi sở hữu, vượt tiêu chuẩn định mức, không
đúng thẩm quyền do Nhà nước quy định;
+ Tài sản không sử dụng mà đơn vị
không đề nghị phương án xử lý có hiệu quả;
+ Các tài sản sử dụng sai mục
đích, sai chế độ quy định, bán, chuyển nhượng, cho, tặng không đúng thẩm quyền.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
hoặc Bộ Tài chính thu hồi theo thẩm quyền trong trường hợp phát hiện tài sản
Nhà nước trên địa bàn địa phương do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Trung ương quản lý đặt tại địa phương bị sử dụng sai mục đích,
sai chế độ quy định nhưng không được cơ quan có thẩm quyền xử lý.
2. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ
vào đề nghị xử lý tài sản Nhà nước của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan,
đoàn thể thuộc cấp tỉnh và của Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định:
- Thu hồi tài sản là xe mô tô,
xe gắn máy giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể và của UBND cấp huyện;
- Thu hồi các tài sản khác có
nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới
500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập cấp tỉnh; của các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn
thể trực tiếp sử dụng tài sản trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập cấp huyện trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện.
3. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định:
- Thu hồi tài sản là xe mô tô,
xe gắn máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc quản
lý;
- Thu hồi các tài sản khác có
nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ban, ngành, cơ
quan, đoàn thể trực tiếp quản lý sử dụng trên cơ sở đề nghị của đơn vị trực tiếp
sử dụng tài sản.
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết
định:
- Thu hồi tài sản là xe mô tô,
xe gắn máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa
phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện;
- Thu hồi các tài sản khác có
nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc địa phương quản lý trên
cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện.
Điều 6. Thẩm
quyền điều chuyển tài sản Nhà nước
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:
- Điều chuyển tài sản là trụ sở
làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, các công trình gắn liền với đất của các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý theo đề nghị
của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản trên cơ sở đề xuất của Giám đốc
Sở Tài chính;
- Điều chuyển tài sản xe ô tô
các loại của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương
quản lý theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản trên cơ
sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính;
- Điều chuyển các loại tài sản
khác có giá mua ban đầu từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản (thuộc tài sản
phải đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này) theo đề nghị của
các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở
Tài chính;
- Chuyển giao quyền quản lý, sử
dụng trụ sở làm việc (có nguồn gốc là tài sản Nhà nước, tài sản được xác lập
quyền sở hữu của Nhà nước) cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc trung ương quản lý, đang trực tiếp sử dụng (đang ký hợp đồng thuê nhà với
cơ quan quản lý nhà của địa phương) trên cơ sở phương án tổng thể về xử lý, bố
trí, sắp xếp lại các cơ sở nhà đất, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh của Bộ, cơ quan chủ quản.
2. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ
vào đề nghị xử lý tài sản Nhà nước của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan,
đoàn thể thuộc cấp tỉnh và của Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định:
- Điều chuyển tài sản là xe mô
tô, xe gắn máy giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể và của UBND cấp huyện;
- Điều chuyển các loại tài sản
có giá mua ban đầu từ 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới 500 triệu đồng/1
đơn vị tài sản đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh
và của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện (trừ những
tài sản quy định tại khoản 1 Điều này).
3. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định:
- Điều chuyển tài sản là xe mô
tô, xe gắn máy trong nội bộ của sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể;
- Điều chuyển các loại tài sản
có giá mua ban đầu dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi nội bộ của sở, ban, ngành, cơ
quan, đoàn thể theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao trực
tiếp quản lý, sử dụng (trừ những tài sản quy định tại tại khoản 1, khoản 2 Điều
này).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết
định:
- Điều chuyển tài sản là xe mô
tô, xe gắn máy trong phạm vi nội bộ do địa phương quản lý theo đề nghị của cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản trên cơ sở đề xuất của Trưởng
phòng Tài chính- Kế hoạch cấp huyện;
- Điều chuyển các loại tài sản
có giá mua ban đầu dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản trong phạm vi nội bộ do
địa phương quản lý theo đề nghị của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản
trên cơ sở đề xuất của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (trừ những
tài sản nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này).
Điều 7. Thẩm
quyền thanh lý tài sản Nhà nước
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:
- Thanh lý tài sản là nhà, đất
có nguồn gốc là tài sản Nhà nước, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước của các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý trên cơ
sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính;
- Thanh lý tài sản là xe ô tô
các loại có giá mua ban đầu từ 500 triệu đồng trở lên/1 xe đối với xe ô tô đã hết
niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc đã hư hỏng nặng, chí phí sửa
chữa lớn và không hiệu quả kinh tế trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài
chính;
- Thanh lý các loại tài sản khác
có giá mua ban đầu từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản (thuộc tài sản phải
đăng ký quyền quản lý, sử dụng theo quy định tại khỏan 1 Điều 4 của Quy định
này) của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh theo đề nghị
của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và của các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện theo đề nghị của Chủ tịch
UBND cấp huyện trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định:
- Thanh lý tài sản là nhà thuộc
trụ sở làm việc, công trình xây dựng khác gắn liền với đất, trường học, trạm
xá,… trong các trường hợp sau: nhà thuộc trụ sở làm việc cần giải phóng mặt bằng
để nâng cấp, cải tạo, thực hiện các dự án xây dựng đã được các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt hoặc những nhà đã hư hỏng nặng, không còn giá trị sử dụng và
không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh
theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản;
- Thanh lý tài sản là xe ô tô
các loại có giá mua ban đầu dưới 500 triệu đồng/1 xe đối với xe ô tô đã hết
niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc đã hư hỏng nặng, chí phí sửa
chữa lớn và không hiệu quả kinh tế theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị sử dụng
tài sản;
- Thanh lý các loại tài sản khác
có giá mua ban đầu từ 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới 500 triệu đồng/1
đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh
theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản và của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện theo đề nghị của UBND cấp huyện.
3. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định:
- Thanh lý tài sản là xe mô tô,
xe gắn máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong phạm vi nội bộ của
sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể.
- Thanh lý các loại tài sản khác
có giá mua ban đầu từ 20 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới 100 triệu đồng/1
đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong phạm vi nội bộ
của sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của
các đơn vị trực tiếp sử dụng (trừ những tài sản là nhà, đất thuộc trụ sở làm việc
và tài sản là xe ô tô).
4. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết
định:
- Thanh lý tài sản là xe mô tô,
xe gắn máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong phạm vi địa
phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
- Thanh lý tài sản là nhà thuộc
trụ sở làm việc, công trình xây dựng khác gắn liền với đất, trường học, trạm
xá,… trong các trường hợp sau: cần giải phóng mặt bằng để nâng cấp, cải tạo; thực
hiện các dự án xây dựng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc những
nhà đã hư hỏng nặng, không còn giá trị sử dụng và không đảm bảo an toàn trong
quá trình sử dụng của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi địa phương quản lý trên
cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
- Thanh lý các loại tài sản khác
có giá mua ban đầu từ 20 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới 100 triệu đồng/1
đơn vị tài sản thuộc phạm vi địa phương quản lý trên cơ sở đề nghị của Trưởng
phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (trừ tài sản là xe ô tô).
5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
trực thuộc các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh được nhà nước giao trực
tiếp sử dụng tài sản quyết định:
- Thanh lý các loại tài sản có
giá mua ban đầu dưới 20 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của cơ quan, đơn vị mình
(trừ những tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này).
6. Thủ trưởng các phòng, ban trực
thuộc UBND cấp huyện được Nhà nước giao trực tiếp sử dụng tài sản quyết định:
- Thanh lý các loại tài sản có
giá mua ban đầu dưới 20 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của cơ quan, đơn vị mình
(trừ những tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2, và khoản 4 Điều này).
Điều 8. Điều
kiện xử lý tài sản:
1. Tài sản Nhà nước tại các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện thu hồi, điều chuyển
trong các trường hợp sau:
- Tài sản mua sắm, trang cấp, sử
dụng vượt tiêu chuẩn định mức so với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tài sản dư thừa, không có nhu
cầu sử dụng; tài sản của các đơn vị thực hiện tổ chức lại, sắp xếp, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất hoặc do thay đổi chức năng nhiệm vụ;
- Tài sản phục vụ hoạt động của
dự án khi dự án kết thúc;
- Tài sản là nhà, đất thuộc trụ
sở làm việc nằm trong vùng quy hoạch, phải thu hồi để thực hiện dự án đã được cấp
thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài sản không cần dùng và
không còn sử dụng được, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được
phép thanh lý trong các trường hợp sau:
- Nhà, công trình xây dựng khác
gắn liền với đất cần phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt
bằng theo quy hoạch, dự án đã được phê duyệt hoặc hư hỏng không còn sử dụng được
phải dỡ bỏ để tạo thông thoáng khuôn viên, đảm bảo an toàn trụ sở làm việc;
- Tài sản khác không có nhu cầu
sử dụng nhưng không thể điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác sử dụng, thực hiện
bán thanh lý để thu hồi kinh phí nộp ngân sách Nhà nước;
- Tài sản đã hư hỏng không còn sử
dụng được hoặc chi phí sửa chữa lớn không hiệu quả về sử dụng.
Chương IV
PHÂN CẤP VỀ THẨM QUYỀN
BÁN, CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU; QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Điều 9. Thẩm
quyền bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản Nhà nước
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản Nhà nước đối với tài sản Nhà nước của
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý phải
thực hiện di dời theo quy hoạch hoặc bố trí sắp xếp lại, phải thay thế do yêu cầu
đổi mới kỹ thuật hay công nghệ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc do dư thừa, sử dụng không có hiệu quả hay không có nhu cầu sử dụng trên cơ
sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan và của Giám đốc Sở Tài chính.
Điều 10. Thẩm
quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản Nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định việc đầu
tư xây dựng:
- Đối với việc đầu tư xây dựng
nhà, công trình xây dựng khác và tài sản gắn liền với đất đai thì Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà, công trình
xây dựng trên đất của từng cơ quan để thẩm định nhu cầu cần đầu tư xây dựng để
quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định danh mục dự án và vốn đầu
tư xây dựng ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy định của pháp
luật về đầu tư và ngân sách Nhà nước.
- Đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập mới được thành lập chưa có trụ sở làm việc thì
căn cứ biên chế được duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc do
Thủ tướng Chính phủ quy định lập báo cáo với cơ quan chủ quản cấp trên, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định theo
một trong các hình thức đầu tư xây dựng mới, điều chuyển, cho thuê hoặc mua trụ
sở của các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh nhà.
- Đối với những cơ quan, đơn vị
mới sáp nhập thì lựa chọn trụ sở làm việc theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định
và trình UBND tỉnh quyết định cụ thể. Những cơ quan, đơn vị đã có trụ sở làm việc
nhưng diện tích còn thiếu thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có văn bản báo cáo
UBND tỉnh xem xét quyết định cho đầu tư cải tạo, mở rộng cơ sở hiện có.
2. Thẩm quyền quyết định việc
mua sắm phương tiện vận tải và các loại tài sản khác:
- Chủ tịch UBND tỉnh xem xét,
quyết định mua sắm tài sản là phương tiện vận tải và các loại tài sản có giá trị
từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Tài
chính;
- Giám đốc Sở Tài chính quyết định
mua sắm các loại tài sản (trừ tài sản là xe ô tô) có giá trị từ 200 triệu đồng/1
đơn vị tài sản cho đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho các cơ quan
hành chính thuộc tỉnh quản lý;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định mua sắm các loại tài sản (trừ tài sản là
xe ô tô) có giá trị dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho đơn vị mình và quyết
định mua sắm các loại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho
đến dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan hành chính trực thuộc
sở, ngành quản lý;
- Chủ tịch UBND cấp huyện được
quyết định mua sắm các loại tài sản (trừ tài sản là xe ô tô) có giá trị từ 100 triệu
đồng/1 đơn vị tài sản cho đến dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản cho các cơ
quan hành chính thuộc địa phương quản lý.
- Thủ trưởng các cơ quan hành
chính trực thuộc các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh quyết định mua
sắm các loại tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.
- Thủ trưởng các phòng, ban trực
thuộc UBND cấp huyện quyết định mua sắm các loại tài sản có giá trị dưới 100
triệu đồng/1 đơn vị tài sản.
3. Đối với việc phân cấp thẩm
quyền quyết định mua sắm tài sản khác (trừ tài sản là nhà và công trình xây dựng
khác) của các đơn vị sự nghiệp công lập có quy định riêng.
Chương V
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN
ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 11. Thẩm
quyền xác lập quyền sở hữu Nhà nước
1. Đối với tài sản là tang vật, phương
tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ Nhà nước:
- Thẩm quyền quyết định tịch thu
sung quỹ Nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thẩm quyền quyết định tịch thu
sung quỹ nhà nước đối với tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định
của pháp luật về hình sự;
- Thẩm quyền quyết định tịch thu
sung quỹ Nhà nước đối với vật chứng vụ án được thực hiện theo quy định của pháp
luật về tố tụng hình sự.
2. Đối với tài sản là vật bị
chôn dấu, chìm đắm, vật bị đánh rơi, bỏ quyên được tìm thấy:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản
lý tài sản Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao và các quy định khác của
pháp luật có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
hoặc phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
3. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:
- Bất động sản trên điạ bàn tỉnh
Lâm Đồng được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu;
- Di sản không có người thừa kế
theo di chúc, theo pháp luật hoặc những người đó không được quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền hưởng di sản;
- Tài sản của những dự án sử dụng
vốn ngoài nước do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động và được chuyển
giao cho Nhà nước Việt Nam;
- Tài sản được chủ sở hữu chuyển
quyền sở hữu dưới hình thức biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức
chuyển giao khác theo quy định của pháp luật cho các tổ chức thuộc điạ phương.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp công lập cấp tỉnh và UBND cấp huyện được giao trực tiếp quản lý sử dụng
tài sản nhà nước có trách nhiệm:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định
của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước;
b) Sử dụng tài sản Nhà nước đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả;
c) Thực hiện việc kê khai đăng
ký, báo cáo tài sản Nhà nước theo quy định hiện hành. Đối với tài sản phải thực
hiện đăng ký kê khai quyền quản lý, sử dụng thì Thủ trưởng đơn vị sử dụng tài sản
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu ghi trên tờ khai
đang ký tài sản;
d) Công khai tiêu chuẩn, định mức,
tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước của cơ quan, đơn vị;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của
cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
e) Nếu quá thời hạn quy định tại
khoản 5 Điều 4 của Quy định này mà không đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước thì sẽ bị cơ quan tài chính tạm dừng cấp kinh phí phục vụ hoạt động của
những tài sản phải đăng ký nhưng không đăng ký và từ chối bố trí kinh phí mua sắm
tài sản cố định vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị sử dụng cho
đến khi thực hiện việc đăng ký tài sản theo quy định; ngòai ra còn bị xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật đối với những tài sản phải đăng ký nhưng
không đăng ký và những tài sản phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền nhưng
không báo cáo.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và UBND cấp huyện được giao trực tiếp quản
lý sử dụng tài sản Nhà nước triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý tài sản
Nhà nước theo đúng Quy định này;
b) Tổ chức và hướng dẫn các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và UBND cấp huyện được giao
trực tiếp quản lý sử dụng tài sản Nhà nước việc thực hiện đăng ký quyền quản lý
sử dụng tài sản nhà nước đối với các loại tài sản phải kê khai đăng ký theo quy
định tại khoản 1, khỏan 4, khỏan 5 Điều 4 của Quy định này;
c) Hướng dẫn trình tự, thủ tục
bán, chuyển nhượng tài sản Nhà nước và điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý thu hồi,
điều chuyển, thanh lý tài sản Nhà nước về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước
theo đúng Quy định này;
d) Thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành đối với việc quản lý, sử dụng, mua bán, điều chuyển, thu
hồi, thanh lý tài sản Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
Điều 13. Xử
lý vi phạm
Thủ trưởng các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước trực tiếp giao quản lý tài sản
nhưng quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển
đổi sở hữu, thanh lý tài sản Nhà nước không đúng tiêu chuẩn định mức, không
đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; không thực hiện chế độ kê khai đăng
ký, báo cáo tài sản Nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc những hành vi khác với những quy định tại Quy định này đều xem như vi phạm
pháp luật về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước đối với tài sản Nhà nước.
Đối với những hành vi vi phạm
nêu trên thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Khiếu nại, tố cáo
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy
định về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước đối với tài sản bị xử lý, nếu không đồng
ý với quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có quyền khiếu nại
theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định
của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
Điều 15. Điều
khoản thi hành
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập được giao quản lý tài sản Nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc
quản lý tài sản nhà nước theo đúng các quy định tại Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có văn bản báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét,
giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương./-