Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 365/QĐ-UBND 2017 Chương trình Sữa học đường mầm non tiểu học Bắc Ninh

Số hiệu: 365/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Văn Phong
Ngày ban hành: 26/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 365/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 26 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “SỮA HỌC ĐƯỜNG” TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Trẻ em năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 -2030”;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ thực hiện Chương trình “Sữa học đường” trong các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Sữa học đường” trong các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 -2020.

(có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GDĐT (b/c);
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, KTTH, LĐVP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phong

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “SỮA HỌC ĐƯỜNG” TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

I. MỤC TIÊU

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.

2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học, thông qua Chương trình Sữa học đường, trẻ em được uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em trong tỉnh, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

3. Nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, của bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ em vai trò của của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực, trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường, cách sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp với từng nhóm tuổi.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đối tượng thụ hưởng

- Trẻ em từ 06 tháng tuổi trở lên đang học trong các trường mầm non và các cơ sở giáo dục mầm non có từ 50 trẻ trở lên.

- Học sinh từ 06 tuổi trở lên đang học trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

- Đối với trẻ có cơ địa dị ứng với sữa, trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng (có chỉ định của cơ quan Y tế) có chế độ hỗ trợ riêng.

2. Lộ trình thực hiện giai đoạn 2017 - 2020

a) Trẻ mầm non:

Tiếp tục triển khai Chương trình “Sữa học đường” trong các trường mầm non và cơ sở giáo dục mầm non có từ 50 cháu trở lên trên địa bàn tỉnh.

b) Học sinh tiểu học:

- Năm học 2017-2018: Triển khai ở khối lớp 1 và khối lớp 2;

- Năm học 2018-2019: Duy trì triển khai ở khối lớp 1, 2 và triển khai thêm khối lớp 3 và khối lớp 4;

- Năm học 2019-2020: Duy trì các khối 1, 2, 3, 4 và triển khai thêm khối 5.

(Dự kiến tổng số trẻ mầm non và học sinh tiểu học được thụ hưởng Chương trình “Sữa học đường” của giai đoạn 2017 - 2020: 295.595 trẻ mầm non và 262.490 học sinh tiểu học).

3. Định mức: Mỗi trẻ mầm non, mỗi học sinh tiểu học được uống 3 hộp 180ml/tuần, trong 9 tháng thực học (năm học).

4. Giá sữa: Dự kiến cho cả giai đoạn: ≤ 7.000 đồng/hộp.

5. Nguồn kinh phí đầu tư

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%.

- Doanh nghiệp cung ứng sữa hỗ trợ 25%.

- Phụ huynh học sinh đóng góp 25%.

(Đối với trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, con diện chính sách, con thương binh, con liệt sĩ, con người có công với cách mạng, trẻ khuyết tật, ngân sách tỉnh hỗ trợ 75%; Công ty cung ứng sữa hỗ trợ 25%).

6. Kinh phí đầu tư thực hiện giai đoạn 2017 - 2020

* Dự kiến tổng kinh phí đầu tư: 421.242.563.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước đầu tư: 210.621.281.000 đồng;

- Doanh nghiệp hỗ trợ: 105.310.641.000 đồng.

- Phụ huynh đóng góp: 105.310.641.000 đồng.

* Riêng năm học 2017 - 2018:

- Giá sữa dự kiến: 6.875 đồng/hộp.

- Số trẻ mầm non và học sinh tiểu học: 139.087 (trong đó: 94.687 trẻ mầm non, 44.220 học sinh tiểu học (khối lớp 1 và khối lớp 2).

- Tổng kinh phí dự kiến: 106.140.767.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước đầu tư: 53.070.384.000 đồng;

- Doanh nghiệp hỗ trợ: 26.535.192.000 đồng;

- Phụ huynh đóng góp: 26.535.191.000 đồng.

7. Phương thức lựa chọn nhà thầu

Thực hiện đấu thầu cho cả giai đoạn 2017 - 2020 theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

8. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu

Sữa phục vụ Chương trình phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Được chế biến từ nguyên liệu sữa tươi sạch lấy từ các trang trại chăn nuôi tập trung, thành phần có đường hoặc không đường, được bổ sung vi chất dinh dưỡng và hàm lượng theo quy định tại Quy định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình “Sữa học đường” cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến 2020.

- Được sản xuất theo quy định hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng và được bổ sung các vi chất dinh dưỡng.

- Có ghi nhãn đối với sữa cho Chương trình “Sữa học đường” và đảm bảo các quy định khác có liên quan.

- Có nghiên cứu lâm sàng, đối chứng về hiệu quả sử dụng “Sữa học đường” trên học sinh trong độ tuổi học đường.

- Sản phẩm đã được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.

- Có vùng nguyên liệu sữa bò tươi tại Việt Nam (nguyên liệu sữa bò tươi từ trang trại bò sữa của Công ty, trang trại bò sữa của nông dân).

- Sản xuất loại sữa tươi tiệt trùng (180ml/hộp) có đường hoặc không có đường, thời gian bảo quản 6 tháng.

- Công ty cung cấp sữa cho trẻ uống phải có thương hiệu Việt, thương hiệu quốc gia.

- Có đủ điều kiện bảo quản sữa tươi tiệt trùng có đường hoặc không có đường từ 6 tháng trở lên.

- Là đơn vị trực tiếp sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 9001, FSSC 22000.

- Cam kết bình ổn giá thời gian 03 năm hoặc trong cả giai đoạn.

- Có kinh nghiệm thực hiện Chương trình “Sữa học đường” cấp tỉnh từ 03 năm đến 05 năm trở lên.

- Hỗ trợ kinh phí cho trẻ uống sữa bằng 25% giá trị/hộp sữa.

- Có nhà máy chế biến sữa tại tỉnh Bắc Ninh, tham gia đóng góp ngân sách cho tỉnh, sử dụng thường xuyên lao động tại địa phương, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội do tỉnh phát động.

9. Hình thức hợp đồng

Hợp đồng được thực hiện trong cả giai đoạn 2017 - 2020 (từ năm học 2017 - 2018 đến hết năm học 2019 - 2020) theo giá trúng thầu và giá sữa điều chỉnh hàng năm theo giá thị trường (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình “Sữa học đường”, đồng thời tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Chương trình “Sữa học đường”, chỉ đạo các cơ sở trường học cho trẻ uống sữa đúng quy định.

- Thống kê, quản lý số lượng trẻ được thụ hưởng Chương trình.

- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của Chương trình “Sữa học đường” trong quá trình thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đấu thầu tập trung theo Luật đấu thầu; căn cứ kết quả đấu thầu, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp với nhà thầu (đơn vị trúng thầu); cuối năm khi quyết toán ngân sách các đơn vị (Phòng Giáo dục và Đào tạo) báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu dinh dưỡng, nguồn kinh phí sử dụng, tránh thất thoát, lãng phí, đồng thời định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo huy động và bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành có liên quan phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo các quy định hiện hành của Luật ngân sách.

4. Sở Y tế

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở Y tế trực thuộc và các cơ sở giáo dục có học sinh thụ hưởng Chương trình triển khai thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn quy định hiện hành.

5. Các Sở, ngành có liên quan

Thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc giám sát, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trong các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn quản lý, đồng thời chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình về Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

7. Các cơ sở giáo dục được thụ hưởng Chương trình “Sữa học đường”

Tổ chức tuyên truyền và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo và cơ quan Thường trực về nội dung tiếp nhận, bảo quản, cho trẻ uống sữa, thực hiện theo dõi sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ trong quá trình uống sữa; quản lý sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh quyết toán kịp thời theo đúng quy định, đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ năm học.

8. Đơn vị cung ứng sữa

Đơn vị trúng thầu cung ứng sữa chịu trách nhiệm cung ứng kịp thời, không gián đoạn, dồn dập, đồng thời phải bố trí nhân viên vận chuyển sữa đến tận kho sữa của các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, có một phần kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục có từ 02 điểm trường trở lên./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 365/QĐ-UBND ngày 26/07/2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình “Sữa học đường” trong cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.040

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.253.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!