PHỤ LỤC SỐ
02
NHIỆM
VỤ CHI CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm
theo Quyết định số: 36/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Quảng Bình)
I. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh
1./ Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do tỉnh quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp
luật. Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và nguồn tăng thu (nếu
có) tỉnh quyết định đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn;
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các
chương trình mục tiêu Quốc gia do địa phương thực hiện;
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo
quy định của pháp luật.
2./ Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo,
dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý:
- Giáo dục phổ thông trung học, bổ túc văn
hoá, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác (Trung tâm giáo dục
thường xuyên...);
- Đại học tại chức, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi
dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế
khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói,
phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ
thuật và hoạt động văn hoá khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động
thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận
động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở
thi đấu thể dục - thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp khác do cấp tỉnh quản lý.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ
quan cấp tỉnh quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và
sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện
pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường thuộc tỉnh quản lý;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp
và lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các
trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến
nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản;
- Sự nghiệp thị chính (trừ phần giao cho
thành phố): Hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị và các sự nghiệp thị
chính khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa
chính và các hoạt động địa chính khác;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã
hội.
+ Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo
cáo công tác quốc phòng của địa phương.
+ Thực hiện kế hoạch xây dựng tỉnh, thành
khu vực phòng thủ theo phân công.
+ Tổ chức và huy động lực lượng dự bị động
viên theo qui định tại Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về
Dự bị động viên.
+ Tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân
tự vệ, thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP theo qui định tại Nghị định của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ.
+ Đảm bảo chế độ chính sách đối với sỹ quan
dự bị và học viên đào tạo sĩ quan dự bị thuộc nhiệm vụ chi NSĐP theo qui định
tại Nghị định của Chính phủ về Sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Đảm bảo công tác phòng không nhân dân thuộc
nhiệm vụ chi của NSĐP theo qui định tại Nghị định của Chính phủ về Công tác
phòng không nhân dân.
+ Thực hiện chính sách hậu cần tại chỗ, thực
hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang
nhân dân ở địa phương.
+ Tổ chức thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự,
công tác tuyển quân thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP.
+ Kinh phí cho công tác giáo dục quốc phòng
toàn dân và chi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức lãnh đạo
chủ chốt học tại trường quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo qui
định tại Nghị định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng.
+ Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên
giới theo nhiệm vụ được phân công qui định tại Nghị định của Chính phủ về Quy
chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho tàng của cơ quan quân sự địa
phương, trường quân sự địa phương theo khả năng ngân sách địa phương.
+ Đảm bảo các nhiệm vụ khác thuộc nhiệm vụ
chi quốc phòng của ngân sách địa phương theo qui định của Pháp luật.
- An ninh và trật tự an toàn xã hội:
+ Chi phòng, chống tham nhũng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại; Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
+ Quản lý vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất
nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ và quản lý các nghề kinh doanh đặc
biệt theo qui định của Pháp luật;
+ Quản lý việc cư trú, đi lại của người nước
ngoài tại địa phương;
+ Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy;
+ Chi đảm bảo hoạt động của Công an xã theo
Nghị định của Chính phủ về Công an xã;
+ Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên
giới theo nhiệm vụ được phân công qui định tại Nghị định của Chính phủ về Quy
chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chi phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ
nạn xã hội theo qui định của pháp luật; chi phòng chống ma tuý;
+ Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà
tạm giam, tạm giữ, mua sắm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ theo khả năng
ngân sách địa phương;
+ Chi sơ kết, tổng kết khen thưởng trong
phòng trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm các nhiệm vụ khác thuộc an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của ngân sách địa phương theo qui định của Chính phủ.
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp
tỉnh;
đ) Hoạt động các cơ quan cấp tỉnh của Đảng
cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội
thuộc cấp tỉnh quản lý: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam;
g) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
h) Thực hiện các chính sách xã hội đối với
các đối tượng do địa phương quản lý;
i) Chi thường xuyên trong các chương trình
mục tiêu quốc gia do Chính phủ giao cho các cơ quan địa phương quản lý và thực
hiện;
k) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
l) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy
định của pháp luật.
3./ Chi trả nợ gốc và lãi tiền vay cho đầu tư
theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
4./ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
5./ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới .
6./ Chi chuyển nguồn ngân sách Tỉnh từ năm
trước sang năm sau.
II/ Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện,
thành phố.
1./ Chi thường xuyên :
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo
(gồm chi nhà trẻ công lập, mẫu giáo, giáo dục tiểu học, phổ thông trung học cơ
sở).
b. Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y
tế khác. Chi cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
c. Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông
tin, thể dục - thể thao, phát thanh truyền hình và các hoạt động thông tin
khác; Thực hiện các chính sách xã hội cho các đối tượng xã hội, bảo hiểm y tế
của Cựu chiến binh và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện, thành phố quản
lý;
d. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ
quan cấp huyện, thành phố quản lý:
- Sự nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ lợi: duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các
trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp; Công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến
ngư; Chi khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản.
- Giao thông: Duy tu bảo dưỡng các công trình
giao thông nông thôn; Các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến
đường do huyện, thành phố, đảm nhiệm;
- Sự nghiệp thị chính (áp dụng đối với ngân
sách thành phố): Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, vệ sinh đô
thị, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác. Trường hợp
huyện đảm nhận các nhiệm vụ này trên địa bàn thị trấn thì được bảo đảm bằng
nguồn sự nghiệp kinh tế mà không phân cấp cho thị trấn.
- Các hoạt động đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ
hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác; Hoạt động điều tra
cơ bản; các hoạt động sự nghiệp về môi trường.
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
đ. Quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã
hội:
- Quốc phòng:
+ Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo
cáo công tác quốc phòng của địa phương;
+ Tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân
tự vệ, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo qui định tại Nghị định
của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ;
+ Thực hiện chính sách hậu cần tại chỗ, thực
hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang
nhân dân ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự,
công tác tuyển quân thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương;
+ Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho tàng của cơ quan quân sự địa
phương theo khả năng ngân sách địa phương;
+ Đảm bảo các nhiệm vụ khác thuộc nhiệm vụ
chi quốc phòng của ngân sách địa phương theo qui định của Pháp luật.
- An ninh và trật tự an toàn xã hội:
+ Chi phòng, chống tham nhũng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại; Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật
tự, an toàn xã hội;
+ Quản lý vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất
nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ và quản lý các nghề kinh doanh đặc
biệt theo qui định của Pháp luật;
+ Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy;
+ Chi đảm bảo hoạt động của Công an xã theo
Nghị định của Chính phủ về Công an xã;
+ Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà
tạm giam, tạm giữ, mua sắm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ theo khả năng
ngân sách địa phương;
+ Chi sơ kết, tổng kết khen thưởng trong
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm các nhiệm vụ khác thuộc an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của ngân sách địa phương theo qui định của Chính phủ.
e. Hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp
huyện;
g. Hoạt động của cơ quan cấp huyện của Đảng
cộng sản Việt Nam;
h. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội ở cấp huyện: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam;
i. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật;
k. Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
2./ Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội: Huyện, thành phố có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các
trường phổ thông quốc lập các cấp mà mình quản lý và các công trình phúc lợi
công cộng, điện chiếu sáng, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô
thị.
3./ Chi trợ cước, trợ giá và cấp không thu
tiền một số mặt hàng chính sách theo phân cấp quản lý.
4./ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
5./ Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện,
Thành phố năm trước sang năm sau.
III/ Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường,
thị trấn:
1. Chi thường xuyên:
a. Công tác xã hội và hoạt động văn hoá,
thông tin, thể dục - thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc
(nghỉ hưu xã), chi thăm hỏi gia đình chính sách, cứu tế xã hội; người cao tuổi
và công tác xã hội khác (theo phân cấp).
- Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục -
thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý.
b. Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ kinh phí bổ
túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo do xã, phường,thị trấn quản lý.
c. Hoạt động y tế xã: Hỗ trợ chi thường xuyên
và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh.
d. Chi sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng các công
trình kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi do xã, thị trấn quản lý: cầu cống,
đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá,
đài tưởng niệm, thư viện, cơ sở thể dục thể thao, công trình cấp thoát nước...
; riêng đối với Thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố
nội thị, đèn chiếu sáng, công viên cây xanh...
Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế:
Khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư.
đ. Hoạt động của chính quyền cấp xã, phường,
thị trấn;
e. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội ở cấp xã, phường, thị trấn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam xã, phường, thị trấn;
g. Công tác dân quân tự vệ, trật tự - an toàn
xã hội:
+ Tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân
tự vệ, thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP theo qui định tại Nghị định của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ;
+ Thực hiện chính sách hậu cần tại chỗ, thực
hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang
nhân dân ở địa phương;
+ Đảm bảo các nhiệm vụ khác thuộc nhiệm vụ
chi quốc phòng của ngân sách địa phương theo qui định của Pháp luật.
+ Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy;
+ Chi đảm bảo hoạt động của Công an xã theo
Nghị định của Chính phủ về Công an xã;
+ Chi sơ kết, tổng kết khen thưởng trong
phòng trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm các nhiệm vụ khác thuộc an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của ngân sách địa phương theo qui định của Chính phủ.
h. Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
2. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội: Đường giao thông liên thôn, nhà trẻ, mẫu giáo, trường
học (đối với những địa phương được phân cấp).
- Chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từ nguồn thu tiền sử dụng đất tại phường thuộc thành phố Đồng
Hới cho các phường.
3. Chi chuyển nguồn từ ngân sách xã, phường,
thị trấn sang năm sau.