ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3256/2016/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 22 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC TRANG BỊ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP SỬ DỤNG NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử
dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001
về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại
nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh
đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001
của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại
Tờ trình số 160/TTr-STC ngày 20/12/2016; Báo cáo
thẩm định của Sở Tư pháp số 93/BCTĐ-STP ngày 09/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành quy định về việc trang bị, quản lý, sử dụng điện thoại phục vụ công tác
đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công
lập sử dụng ngân sách thành phố.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Quy định việc trang bị, quản lý,
sử dụng điện thoại phục vụ công tác.
2. Quy định được áp dụng đối với các
cơ quan nhà nước, tổ chức và đơn vị sự nghiệp công lập, cá nhân được trang bị
điện thoại và thanh toán cước phí sử dụng ngân sách thành phố.
3. Việc trang bị
điện thoại cố định đã được thực hiện theo Quyết định số 2919/2016/QĐ-UBND ngày
24/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố
quy định quản lý, sử dụng máy móc thiết bị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc thành phố Hải Phòng thì không áp dụng Quyết định này.
Điều 2. Nguyên
tắc chung:
1. Việc trang bị điện thoại và mức
thanh toán cước phí quy định tại quy định này là mức tối đa.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn
cứ thẩm quyền được phân cấp, quy định cụ thể cho cơ quan, đơn vị mình trong quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp thực tế hoạt động, yêu cầu công tác.
Điều 3. Nguồn
kinh phí:
Nguồn kinh phí trang bị và thanh toán
cước phí sử dụng điện thoại sử dụng trong dự toán kinh phí hàng năm của đơn vị.
Điều 4. Trang bị và thanh toán cước phí điện thoại cho cán bộ:
1. Cán bộ được trang bị điện thoại cố
định tại cơ quan, điện thoại công vụ: 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng,
và 01 máy điện thoại di động.
a) Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố:
Mức thanh toán máy cố định tại cơ
quan theo thực tế sử dụng; khoán 300.000đồng/máy/tháng
đối với điện thoại cố định nhà riêng và 500.000đồng/máy/tháng đối với điện
thoại di động.
b) Phó Bí thư và Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Cán bộ giữ chức vụ
có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,2 trở lên; Các giáo sư được Nhà nước Việt
Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (kể cả các giáo sư
thuộc đối tượng trên đã nghỉ hưu nhưng còn làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp
Nhà nước hoặc cấp Bộ):
Mức thanh toán theo thực tế sử dụng
không quá 400.000 đồng/máy/tháng đối với máy cố định tại cơ quan; mức khoán 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại
cố định nhà riêng và 400.000/máy/tháng đối với điện thoại di động. Riêng Phó bí
thư Thành ủy mức thanh toán cước điện thoại cố định tại cơ quan và nhà riêng áp
dụng như Điểm a Khoản 1 điều này.
c) Giám đốc Sở, Trưởng Ban, ngành
thành phố thuộc Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và lãnh đạo cấp tương đương; Người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội thành phố;
Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận, huyện:
Mức thanh toán theo thực tế sử dụng
không quá 250.000 đồng/máy/tháng đối với máy cố định tại cơ quan; mức khoán 100.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại
cố định nhà riêng và 250.000/máy/tháng đối với điện thoại di động.
2. Cán bộ cấp phó Sở, Ban, ngành
thành phố thuộc Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và lãnh đạo cấp tương đương; Cấp phó
các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; Thư ký đồng chí Bí thư Thành ủy, Thư
ký đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố:
Mức thanh toán khoán điện thoại nhà riêng 100.000
đồng/máy/tháng.
3. Trang bị và thanh toán cước phí
điện thoại di động cho cán bộ khác:
a) Đối với cán bộ thuộc các cơ quan
nhà nước, các tổ chức, các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên:
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết
định trang bị điện thoại di động cho các cán bộ khác nếu tính chất công việc cần thiết. Mức thanh toán
cước phí khoán không quá 250.000
đồng/máy/tháng.
b) Đối với cán bộ lãnh đạo đơn vị sự
nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi
đầu tư.
Trường hợp cần thiết phục vụ công việc, được thanh toán cước sử dụng điện thoại di động theo mức khoán không quá 250.000
đồng/máy/tháng sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Giám đốc Sở chủ quản
(hoặc tương đương), riêng kinh phí mua máy do cá nhân tự thanh toán.
4. Mức thanh toán cước điện thoại
cố định tại cơ quan đối với các cán bộ khác được trang bị theo
quy định tại Quyết định số 2919/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố, thanh toán theo thực
tế sử dụng không quá 200.000 đồng/máy/tháng.
5. Các cán bộ được trang bị điện
thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động sau khi chuyển sang đảm nhận
công tác mới không thuộc diện được trang bị điện thoại hoặc sau khi có quyết
định nghỉ hưu, nghỉ công tác thì không được thanh toán tiền cước sử dụng điện
thoại. Riêng cán bộ thuộc các điểm a, b khoản 1 điều này được tiếp tục thanh
toán cước phí sử dụng điện thoại cố định trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày có
quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
Điều 5. Trang
bị và thanh toán cước điện thoại đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị:
1. Mức thanh toán chi phí trang bị
ban đầu:
Mức chi thanh toán mua máy điện thoại
di động không quá 3.000.000 đồng/máy. Trường hợp mua máy điện thoại có giá trị
cao hơn, cá nhân tự thanh toán chi phí vượt mức.
2. Mức thanh toán cước phí:
a) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức,
đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, thanh toán
theo thực tế sử dụng nhưng không quá 250.000 đồng/máy/tháng đối với máy cố định
tại cơ quan; Riêng máy điện thoại cố định phòng hành chính, bộ phận Một cửa, phòng tổng hợp không quá 400.000 đồng/máy/tháng.
b) Đối với
đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
thanh toán theo thực tế sử dụng nhưng không quá 300.000
đồng/máy/tháng đối với máy cố định tại cơ quan; Riêng máy điện thoại phòng hành chính, phòng tổng hợp, máy phục vụ hoạt
động dịch vụ mức tối đa không quá 400.000 đồng/máy/tháng;
c) Đối với đơn vị sự nghiệp
công tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thanh toán theo thực tế sử dụng nhưng không
quá 300.000 đồng/máy/tháng đối với máy cố
định tại cơ quan; Riêng máy điện thoại phòng hành chính, phòng tổng hợp không
quá 400.000 đồng/máy/tháng; Máy phục vụ hoạt động dịch vụ
mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/máy/tháng.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện:
1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc trang bị, quản lý, sử dụng và
thanh toán cước phí điện thoại theo đúng quy định này, đảm
bảo hiệu quả, tiết kiệm.
2. Cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang thực hiện theo quy định về trang bị, sử dụng điện thoại theo hướng dẫn
của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà
nước các cấp kiểm tra, giám sát việc trang bị, thanh toán cước phí điện thoại
theo đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định cho từng đối tượng.
Điều 7. Hiệu
lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2017 và thay thế các Quyết định của Ủy
ban nhân dân thành phố: Quyết định số 330/QĐ-UB ngày 05/02/2002 về việc
quy định trang bị, quản lý, sử dụng điện
thoại di động, điện thoại cố định tại cơ quan và nhà riêng cán bộ lãnh đạo
trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội thành phố Hải Phòng sử dụng ngân sách do nhà nước cấp; Quyết định số
2488/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006 về việc ban hành quy định trang bị, quản lý,
sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động phục vụ công tác đối với đơn vị
hành chính cấp xã và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hải Phòng, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- CP, Thủ tướng Chính
phủ;
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Tư pháp (Cục KT. VBQPPL);
- Bộ Tài chính;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 7;
- Đoàn ĐBQH tại HP;
- VP TU, VP HĐND TP;
- Các Ban TU, HĐND TP;
- Sở Tư pháp;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Báo HP; Đài PTTH HP;
- Công báo HP; Cổng TTĐT;
- Các phòng CV;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|