UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
30/2009/QĐ-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 05 tháng 11 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MIỄN THUỶ LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH
BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định số
115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ
lợi;
Căn cứ Quyết định số
256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu,
đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích;
Căn cứ Thông tư số
11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng,
giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ
lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Thông tư số
36/2009/TT-BTC ngày 26/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định
số 114/BC-STP ngày 02/11/2009;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý, sử
dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố,
thị xã tổ chức triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định
này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên
và Môi trường; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Trị
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ
THỰC HIỆN MIỄN THUỶ LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2009 của
UBND tỉnh Ninh Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản
lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí
đối với diện tích tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình do các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện tưới
tiêu, cấp nước.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với
những đối tượng được miễn thuỷ lợi phí, phạm vi miễn thuỷ lợi phí đối với diện
tích mặt đất, mặt nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Mục II của Thông tư số
36/2009/TT-BTC ngày 26/2/2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính Phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
do các tổ chức, cá nhân quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện tưới
tiêu, cấp nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Quy định này không áp dụng đối
với đối tượng được miễn thuỷ lợi phí, phạm vi miễn thuỷ lợi phí đối với diện
tích mặt đất, mặt nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Mục II của Thông tư số
36/2009/TT-BTC do Công ty khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh thực hiện tưới
tiêu, cấp nước.
Điều 3.
Nguyên tắc thực hiện miễn thủy lợi phí
1. Miễn thu thủy lợi phí đối với
các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này được tính từ vị trí
cống đầu kênh của tổ hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của các đơn vị quản
lý, khai thác công trình thủy lợi.
2. Chi phí dẫn nước, điều tiết
nước từ vị trí cống đầu kênh quy định tại Khoản 1 của Điều này đến từng thửa ruộng
và chi phí tu, sửa chữa, bảo dưỡng, nạo vét kênh mương (gọi chung là phí dịch vụ
nội đồng) do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước chi trả cho các Tổ chức
hợp tác dùng nước theo thoả thuận, phù hợp với khung giá mức phí dịch vụ quy định
tại Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc
phê duyệt diện tích, biện pháp tưới tiêu, cấp nước, mức thu thuỷ lợi phí, phí dịch
vụ và dự toán kinh phí miễn thu thuỷ lợi phí năm 2009.
Điều 4.
Phương thức thực hiện miễn thuỷ lợi phí
1. UBND tỉnh mua sản phẩm là dịch
vụ thuỷ lợi của các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước để cung cấp cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo phương thức
đặt hàng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, cấp nước (gọi tắt là đặt hàng);
2. UBND tỉnh giao UBND các huyện,
thành phố, thị xã (UBND cấp huyện) trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng với các đơn vị
quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Việc ký hợp đồng đặt hàng phải hoàn
thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch.
Chương II
ĐẶT HÀNG, CUNG ỨNG DỊCH
VỤ THỦY LỢI VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MIỄN THUỶ LỢI PHÍ
Điều 5. Đơn
vị nhận đặt hàng, sản phẩm đặt hàng
1. Đơn vị nhận đặt hàng
Thực hiện theo quy định tại điểm
2.l, khoản 2, mục I, Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/0l/2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính về việc hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm
vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công
ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (sau đây gọi tắt
là Thông tư số 11/2009/TT-BTC).
2. Sản phẩm đặt hàng là diện
tích tính bằng héc ta (ha), hoặc mét khối (m3) được tưới tiêu và cấp nước.
Điều 6. Đơn
giá đặt hàng
Đơn giá đặt hàng đối với diện
tích tưới tiêu, cấp nước trong phạm vi miễn thuỷ lợi phí đối với công trình đầu
tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ
lợi. Đơn giá đặt hàng đối với diện tích tưới tiêu, cấp nước của các công trình
thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách hoặc có một phần ngân sách
nhà nước được thực hiện theo đơn giá do UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
Điều 7. Hợp
đồng đặt hàng
1. Trên cơ sở diện tích, biện
pháp tưới tiêu, cấp nước, đơn giá đặt hàng được UBND tỉnh phê duyệt và dự toán
ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, UBND cấp huyện thực hiện ký hợp đồng đặt
hàng với đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
2. Việc ký hợp đồng đặt hàng phải
thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng đối với
các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
3. Mẫu hợp đồng đặt hàng thực hiện
theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 11/2009/TT-BTC. Thời gian ký hợp đồng đặt
hàng phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
4. Kết thúc năm tài chính, cơ
quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng phải lập biên bản thanh lý hợp đồng để
thanh, quyết toán kinh phí cho đơn vị nhận đặt hàng và quyết toán kinh phí cấp
bù do miễn thuỷ lợi phí với ngân sách Nhà nước.
Điều 8. Điều
chỉnh giá trị hợp đồng đặt hàng
Thực hiện theo quy định tại điểm
3.3, Khoản 3, Mục II, Thông tư số 11/2009/TT-BTC.
Điều 9.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền quyết định diện tích, hình thức, biện pháp
tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí.
1. Trình tự xác nhận diện tích,
hình thức, biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí
a) Đơn vị quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã)
nơi có diện tích mặt đất, mặt nước tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí lập
bảng kê tổng hợp đối tượng và diện tích được miễn thuỷ lợi phí.
b) Việc lập bảng kê tổng hợp đối
tượng và diện tích được miễn thuỷ lợi phí phải căn cứ vào bản đồ địa chính, diện
tích thực tế canh tác được miễn thuỷ lợi phí của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng; căn cứ vào hình thức, biện pháp tưới tiêu, cấp nước, hợp đồng tưới
tiêu, cấp nước để lập bảng kê và phải có xác nhận của UBND cấp xã phối hợp lập.
c) Căn cứ bảng kê đối tượng và
diện tích miễn thuỷ lợi phí đã được xác nhận, đơn vị quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi lập hồ sơ miễn thuỷ lợi phí báo cáo UBND cấp huyện rà soát tổng
hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
d) Hằng năm nếu có biến động về
diện tích mặt đất, mặt nước được miễn thuỷ lợi phí, đơn vị quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi phối hợp với UBND cấp xã lập hồ sơ, báo cáo UBND cấp huyện
tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định. Thời gian gửi hồ
sơ điều chỉnh diện tích mặt đất, mặt nước được miễn thuỷ lợi phí trước ngày 15
tháng 6 hàng năm.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê
duyệt diện tích, hình thức biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí
a) Hồ sơ của đơn vị quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi gửi UBND cấp huyện kiểm tra, tổng hợp diện tích,
hình thức, biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí gồm:
- Tờ trình của đơn vị quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi;
- Bảng kê diện tích tưới tiêu, cấp
nước theo từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng nước theo địa bàn;
- Hợp đồng tưới tiêu, cấp nước
giữa đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi với các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng nước.
b) Hồ sơ của UBND cấp huyện đề
nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt
diện tích, hình thức biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí gồm:
- Văn bản đề nghị của UBND cấp
huyện;
- Báo cáo rà soát, tổng hợp diện
tích, hình thức và biện pháp tưới tiêu miễn thuỷ lợi phí của các đơn vị quản
lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
3. Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định,
phê duyệt diện tích, hình thức biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi
phí
a) Hồ sơ của đơn vị quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi gửi UBND cấp huyện quy định tại điểm a, Khoản 2,
Điều này gồm 03 bộ hồ sơ.
b) Hồ sơ của UBND cấp huyện đề
nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều
này gồm 02 bộ hồ sơ.
Chương III
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH
PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN MIỄN THỦY LỢI PHÍ
Điều 10. Lập
dự toán
1. Trên cơ sở diện tích tưới
tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí và đơn giá dịch vụ tưới tiêu, cấp nước được
duyệt, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi lập kế hoạch tưới
tiêu, cấp nước; kế hoạch tài chính theo mẫu biểu tại phụ lục số 01 ban hành kèm
theo Thông tư số 11/2009/TT-BTC, xây dựng dự toán kinh phí cấp bù do miễn thuỷ
lợi phí. UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp số kinh phí cấp bù do
miễn thủy lợi phí trên địa bàn, gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí trong dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Khi xây dựng dự toán phải dự
kiến kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên cho công trình và không quá 0,95%
trên nguyên giá tài sản cố định, nhằm đảm bảo an toàn công trình và đảm bảo tốt
việc tưới tiêu, cấp nước, hạn chế để công trình bị hư hỏng, xuống cấp nặng hoặc
sảy ra sự cố nguy hiểm. Kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên phải sử dụng
đúng mục đích, không được dùng vào mục đích khác, không được chuyển thành lãi của
đơn vị và nếu không sử dụng hết, đơn vị kết chuyển kinh phí sang năm sau để duy
tu, sửa chữa thường xuyên cho công trình.
3. Trình tự, thời gian lập dự
toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Điều 11. Cấp
phát, thanh toán
1. Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng
được ký, đơn vị đặt hàng cấp tạm ứng 50% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận
đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng giữa năm, cơ quan đặt
hàng cấp ứng tiếp 40% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được thanh
toán sau khi hợp đồng được thanh lý.
2. Việc cấp phát kinh phí quy định
tại Khoản 1 Điều này được thực hiện trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường
hợp thiên tai, hạn hán, bão lụt sảy ra bất thường thì đơn vị đặt hàng tổng hợp
các khoản thiệt hại báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 12.
Chi phí của đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
1. Chi phí của đơn vị quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi
a) Chi phí nguyên, nhiên vật liệu
để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc dùng cho dịch vụ tưới tiêu, cấp nước;
b) Tiền điện bơm nước tưới tiêu,
cấp nước;
c) Chi phí quản lý HTX phân bổ
cho việc tưới tiêu, cấp nước (bao gồm: Chi phí tiền lương của cán bộ quản lý hợp
tác xã, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vật tư văn phòng);
d) Công cụ, dụng cụ phục vụ tưới
tiêu, cấp nước;
đ) Sửa chữa thường xuyên tài sản
cố định (Đối với công trình thuỷ lợi từ cống đầu kênh đến công trình đầu mối);
e) Công vận hành máy bơm: Căn cứ
định mức chi trả cho công nhân vận hành máy bơm đã được thông qua đại hội xã
viên;
g) Sửa chữa lớn tài sản cố định
(Đối với công trình thuỷ lợi từ cống đầu kênh đến công trình đầu mối);
h) Khấu hao tài sản cố định
(Theo quy định hiện hành);
i) Chi phí thuê mướn phục vụ
công tác tưới tiêu;
k) Chi phí khác.
2. Các khoản chi quy định tại
Khoản 1 Điều này phải được thông qua đại hội xã viên và có đầy đủ hóa đơn chứng
từ hợp lệ theo quy định. Đồng thời phải mở sổ theo dõi, ghi chép, phản ánh
riêng các khoản chi phí trên theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số
74/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 14/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong hợp
tác xã nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 74/2008/TTLT/ BTC-BNN).
Điều 13. Hồ
sơ, thủ tục thanh quyết toán
1. Hồ sơ thanh, quyết toán
a) Hợp đồng đặt hàng;
b) Hợp đồng tưới tiêu, cấp nước
của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi với các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân;
c) Bảng kê đối tượng và diện
tích tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí;
d) Biên bản nghiệm thu hợp đồng
về số lượng, chất lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, cấp nước hoàn thành;
đ) Biên bản thanh lý hợp đồng.
2. Thủ tục thanh, quyết toán
a) Trình tự và thủ tục thanh,
quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các
văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Đơn vị quản lý, khai thác
công trình thuỷ lợi có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện
hành và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài
chính. Báo cáo tài chính của đơn vị được gửi đến cơ quan quyết định thành lập
đơn vị, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước cấp
huyện và các cơ quan khác theo quy định hiện hành;
c) UBND cấp huyện thanh, quyết
toán kinh phí miễn thuỷ lợi phí với các đơn vị quản lý, khai thác công trình
thuỷ lợi trên địa bàn, tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Điều 14. Kiểm
tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động
Kết thúc năm kế hoạch, UBND cấp
huyện tổ chức thực hiện việc kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính, việc sử dụng
kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Thông tư liên tịch số
74/2008/TTLT/BTC-BNN, các văn bản quy định khác có liên quan và việc thực hiện
chế độ công khai tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện tốt chức năng quản
lý nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí miễn thuỷ lợi phí theo quy định.
2. Phối hợp với UBND cấp huyện
chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện tưới tiêu,
cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ.
3. Chủ trì phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan thẩm định, tổng hợp
trình UBND tỉnh phê duyệt đối tượng, diện tích mặt đất, mặt nước, biện pháp tưới
tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng
kinh phí miễn thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh.
Điều 16.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hàng năm, chủ trì phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán kinh phí miễn thuỷ lợi
phí trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình, báo cáo UBND tỉnh.
2. Trên cơ sở thông báo mức hỗ
trợ kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí của Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh phương án
phân bổ kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho UBND cấp huyện.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp quyết toán kinh phí miễn thủy lợi phí đối với
UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh.
Điều 17.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thẩm định diện tích tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ
lợi phí.
2. Hàng năm, thực hiện rà soát lại
diện tích đất canh tác nông nghiệp.
Điều 18.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện ký hợp đồng đặt
hàng, thanh lý hợp đồng và thanh, quyết toán kinh phí miễn thuỷ lợi phí đối với
các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
2. Tổng hợp đối tượng, diện tích
mặt đất, mặt nước, biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí gửi Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
3. Đôn đốc thực hiện duy tu, sửa
chữa thường xuyên và công tác phòng chống lụt bão đối với các công trình thuỷ lợi
trên địa bàn.
4. Thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát việc phục vụ tưới tiêu, cấp nước và sử dụng nguồn kinh phí miễn thuỷ lợi
phí của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn.
5. Kiểm tra, phê duyệt báo cáo
tài chính hàng năm của các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy
lợi trên địa bàn; Tổng hợp và quyết toán kinh phí miễn thủy lợi phí với ngân
sách cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 19.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện tốt chức năng quản
lý nhà nước trên địa bàn.
2. Kiểm tra, xác nhận đối tượng,
diện tích, biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn do
đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi lập.
3. Hướng dẫn cộng đồng dân cư, tổ
chức, tổ đội thuỷ nông thực hiện công tác thuỷ nông nội đồng nhằm sử dụng nguồn
nước tưới tiết kiệm, không lãng phí.
Điều 20.
Trách nhiệm của đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
1. Lập bảng kê đối tượng và diện
tích, biện pháp tưới tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí có xác nhận của UBND
cấp xã nơi có đối tượng, diện tích miễn thuỷ lợi phí; thực hiện cung cấp, điều
tiết nước cho từng cánh đồng bảo đảm đúng thời vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất
nông nghiệp.
2. Lập kế hoạch tưới tiêu, cấp
nước, kế hoạch tài chính, dự toán kinh phí miễn thuỷ lợi phí và chịu trách nhiệm
về tính chính xác của hồ sơ. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của
nhà nước.
3. Tổ chức quản lý và khai thác
các công trình thuỷ lợi có hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão
và thường xuyên duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối, hệ thống kênh tưới, tiêu
để nâng cao năng lực tưới tiêu, cấp nước của các công trình.
4. Lập sổ theo dõi tưới tiêu, cấp
nước theo đội sản xuất hoặc vùng gieo trồng sau mỗi đợt phục vụ có xác nhận của
tổ chức, nhóm hộ gia đình hoặc cá nhân dùng nước hoặc đội trưởng đội sản xuất.
5. Thực hiện việc ký kết, thanh
lý hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm
trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm tưới tiêu, cấp nước do mình
cung cấp.
6. Sử dụng kinh phí miễn thủy lợi
phí đúng mục đích, có hiệu quả và thanh, quyết toán theo đúng quy định.
Điều 21.
Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng nước
1. Kê khai chính xác diện tích,
biện pháp tưới tiêu, cấp nước miễn thuỷ lợi phí được giao.
2. Tham gia giám sát cộng đồng về
dịch vụ tưới tiêu, cấp nước của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi,
đóng góp ý kiến về chất lượng và hiệu quả phục vụ.
3. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu
quả.
Điều 22. Sửa
đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình triển khai thực
hiện quy định nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh
bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.