ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 29/2008/QĐ-UBND
|
Biên Hòa, ngày 10
tháng 04 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày
13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số
84/LĐ.TBXH-BTXH ngày 21 tháng 01 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách và chế độ trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy định về chế
độ trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Quyết định số 39/2006/QĐ-UBND
ngày 15/5/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định chế độ, chính sách áp
dụng cho đối tượng xã hội ở các Trung tâm Bảo trợ Xã hội và cộng đồng; Cán bộ,
viên chức làm việc tại các cơ sở thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Thủ trưởng các ngành chức năng liên quan và các đối tượng hưởng chế
độ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
UB NHÂN DÂN TỈNH
ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Thái
|
QUY
ĐỊNH
CHÍNH
SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2008
của UBND tỉnh Đồng Nai)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1.
Quy định này quy định một số chính sách và chế độ áp
dụng cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn (gọi chung là đối tượng bảo
trợ xã hội) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều
2.
Các chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã
hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng,
đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và
cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống.
Chương II
CHẾ
ĐỘ TRỢ CẤP CHO ĐỐI TƯỢNG Ở CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
Điều
3.
Đối tượng hưởng chế độ này là những người được Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận vào các Trung tâm Bảo trợ
Xã hội để chăm sóc nuôi dưỡng bao gồm: Trung tâm Bảo trợ người già, người tàn
tật, Trung tâm Bảo trợ huấn nghệ cô nhi Biên Hòa, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ
côi khuyết tật.
Điều
4.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn của ngành y tế
quy định theo từng nhóm đối tượng, mức ăn cụ thể của từng nhóm đối tượng như
sau:
1. Trẻ khuyết tật
- Nhóm trẻ khuyết tật
nhẹ 350.000 đồng/trẻ/tháng
- Nhóm trẻ khuyết tật
nặng 400.000 đồng/trẻ/tháng
2. Trẻ bình thường
- Trẻ dưới 3 tuổi 370.000
đồng/trẻ/tháng
- Trẻ từ 3 tuổi đến
18 tuổi 300.000 đồng/trẻ/tháng
3. Người già
- Người già bình
thường 330.000 đồng/người/tháng
- Người tâm thần và
khuyết tật 350.000 đồng/người/tháng
Đối với trẻ suy dinh
dưỡng độ I và II: Được cộng thêm tối đa 20% so với mức chuẩn đã quy định ở
trên.
Đối với trẻ suy dinh
dưỡng độ III: Được cộng thêm tối đa 50% so với mức chuẩn đã quy định ở trên.
Điều
5.
Mức ăn thêm cho đối tượng vào 05 ngày lễ gồm: Ngày 30/4,
ngày 1/5, ngày 2/9, Tết Dương lịch và giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch là:
20.000 đồng/người/ngày.
Điều
6.
Trợ cấp mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, dụng cụ văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho đối tượng được nuôi dưỡng trong các Trung
tâm Bảo trợ Xã hội của Nhà nước như sau:
1. Mức
trợ cấp tập vở, đồ dùng học tập:
Học sinh bậc tiểu học:
|
150.000 - 200.000 đồng/người/năm;
|
Học sinh bậc trung học cơ sở:
|
170.000 - 210.000 đồng/người/năm;
|
Học sinh bậc
trung học phổ thông:
|
250.000 đồng/người/năm;
|
Học sinh bổ túc văn hóa bậc trung
học cơ sở:
|
180.000 đồng/người/năm;
|
Học sinh bổ túc văn hóa bậc trung
học phổ thông:
|
280.000 đồng/người/năm;
|
Học sinh học nghề:
|
230.000 đồng/người/năm;
|
Sinh viên đại học:
|
250.000 đồng/người/năm;
|
2. Mức trợ cấp sách giáo khoa:
Mức trợ cấp mua sách
giáo khoa cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 và bổ túc văn hóa sẽ được
cấp, thanh quyết toán theo giá bán của Công ty Phát hành sách; riêng học sinh
học nghề và học đại học được trợ cấp mua sách giáo khoa: 100.000 đồng/học
sinh/năm.
3. Trợ cấp mua dụng
cụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ cho đối tượng ở từng Trung tâm:
100.000 đồng/người/năm.
Điều
7.
Các trang cấp phục vụ trong sinh hoạt cho các đối tượng ở
03 Trung tâm (Trung tâm Bảo trợ người già người tàn tật, Trung tâm Bảo trợ huấn
nghệ cô nhi Biên Hòa, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật) được chia
thành 06 nhóm trang cấp như bảng chi tiết đính kèm theo Quy định này.
Điều
8.
Chế độ cho trẻ em trưởng thành đang học dang dở
1. Đối với trẻ mồ côi
đang nuôi dưỡng ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng các em có nhu cầu tiếp tục học hết chương
trình văn hóa, học nghề hoặc trung cấp trở lên thì được tiếp tục nuôi dưỡng như
các em ở Trung tâm và được cấp tiền để đóng học phí và các khoản trợ cấp khác
để học hết chương trình đang học.
2. Đối với trẻ đã đến
tuổi trưởng thành khi được Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội thuộc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội làm lễ trưởng thành cho các em hòa nhập với cộng đồng
thì được trợ cấp một lần bằng 06 tháng tiền ăn hàng tháng cho mỗi em.
Điều
9.
Tiền mua thuốc dự phòng và trị bệnh thông thường cho đối
tượng ở Trung tâm Bảo trợ người già, người tàn tật, Trung tâm Bảo trợ huấn nghệ
cô nhi Biên Hòa, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật là 5.000
đồng/người/tháng.
Điều
10.
Chế độ ăn thêm cho đối tượng đang nằm điều trị tại các
bệnh viện là 15.000 đồng/người/ngày.
Điều
11.
Các đối tượng xã hội nuôi dưỡng ở các Trung tâm Bảo trợ
Xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi qua đời Trung tâm phải lo
tang lễ, hỏa táng và mai táng thì được quyết toán các chi phí phù hợp với quy định
hiện hành.
Chương III
CHẾ
ĐỘ TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN VÀ TRỢ CẤP ĐỘT XUẤT Ở CỘNG ĐỒNG
Mục 1. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
THƯỜNG XUYÊN
Điều 12. Đối tượng hưởng các
chế độ này là những người hưởng trợ cấp thường xuyên ở cộng đồng gồm: Trẻ mồ
côi, trẻ bị bỏ rơi; Người cao tuổi cô đơn; Người cao tuổi 85 tuổi; Người tàn
tật nặng; Người tâm thần mãn tính; Người nhiễm HIV; Hộ gia đình, cá nhân nhận
nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; Hộ gia đình có từ 2 người trở lên tàn
tật nặng không có khả năng tự phục vụ; Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo nuôi
con nhỏ dưới 16 tuổi; Hộ gia đình có 1 người bị nhiễm chất độc hóa học không tự
phục vụ.
1.
Mức trợ cấp 120.000 đồng/tháng:
- Hộ gia đình có 01
người bị nhiễm chất độc hóa học không tự phục vụ.
- Người cao tuổi từ
85 tuổi trở lên.
2.
Mức trợ cấp 170.000 đồng/tháng:
- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo;
Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng
không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.
-
Người tàn tật nặng không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.
- Trẻ mồ côi, trẻ bị
bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên; Người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi đang học văn hóa, học nghề (có hoàn cảnh như trẻ mồ côi).
- Người đơn thân
thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; từ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi còn đang học văn hóa, học nghề.
3. Mức trợ cấp
180.000 đồng/tháng:
- Trẻ mồ côi dưới 18
tháng tuổi.
- Trẻ mồ côi từ 18
tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS.
- Người cao tuổi cô
đơn thuộc hộ gia đình nghèo bị tàn tật; Người cao tuổi cô đơn còn vợ hoặc chồng
không có con, cháu, người thân thích để nương tựa bị tàn tật thuộc hộ gia đình
nghèo.
- Người tâm thần mãn tính sống độc thân hoặc
thuộc hộ gia đình nghèo.
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi trở
lên.
- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao
động thuộc diện hộ nghèo.
- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang
nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị
nhiễm HIV/AIDS.
4. Mức trợ cấp 240.000 đồng/tháng:
-
Trẻ em mồ côi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS.
-
Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
-
Gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên.
- Hộ gia đình có 02
người tàn tật nặng không khả năng tự phục vụ.
- Trẻ em nhiễm
HIV/AIDS dưới 18 tháng tuổi.
- Người đơn thân
thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị
nhiễm HIV/AIDS.
5. Mức trợ cấp 300.000 đồng/tháng:
- Gia đình, cá nhân
nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi, trẻ trên 18 tháng tuổi
bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
6. Mức trợ cấp 360.000 đồng/tháng:
- Gia đình, cá nhân
nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm
HIV/AIDS.
- Hộ gia đình có 03
người tàn tật nặng không khả năng tự phục vụ.
7. Mức trợ cấp 480.000 đồng/tháng:
Hộ gia đình có 04
người tàn tật nặng không khả năng tự phục vụ.
Điều
13.
Các đối tượng đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo
trợ Xã hội; Trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi; Người cao tuổi cô đơn; Người cao tuổi 85
tuổi; Người tàn tật nặng; Người tâm thần mãn tính; Người nhiễm HIV; Trẻ mồ côi,
trẻ bị bỏ rơi được gia đình cá nhân nhận nuôi; Người tàn tật trong hộ gia đình
có hai người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; Trẻ em là con của người
đơn thân đang hưởng các chế độ trợ cấp tại quy định này được cấp thẻ bảo hiểm y
tế theo quy định tại Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban
hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ
sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày
17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, khi qua đời được hỗ trợ kinh phí mai táng mức
2.000.000 đồng/người.
Mục 2. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
ĐỘT XUẤT
Điều 14. Các hộ bị hoạn nạn do
thiên tai là người ở trong tỉnh hoặc người ở tỉnh khác mà gia đình không biết
tin; Người do rủi ro bị tai nạn phải nằm bệnh viện gia đình thuộc diện hộ nghèo
(có giấy chứng nhận hộ nghèo); Đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội đang hưởng
trợ cấp thường xuyên ở cộng đồng; Đối tượng hưởng chính sách có công bị bệnh
nặng phải nằm bệnh viện điều trị; Người cơ nhỡ; Người lang thang xin ăn trong
thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
1.
Hộ có
người chết, người mất tích do thiên tai hoặc rủi ro, được trợ cấp 3.000.000
đồng/người.
2. Hộ có người bị
thương nặng do thiên tai, rủi ro phải vào viện điều trị, gia đình quá khó khăn
được xét trợ cấp không quá 1.000.000 đồng/người.
3. Hộ có nhà bị cháy, bị sập, bị trôi mất hoàn toàn
trợ cấp 6.000.000 đồng/hộ; nhà bị cháy, bị sập, bị hư hỏng từ 70% trở
lên trợ cấp 4.000.000 đồng/hộ; nhà bị cháy, bị sập, bị hư hỏng từ 50% - 69% trợ
cấp 3.000.000 đồng/hộ.
4.
Hộ phải di dời nhà khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét trợ cấp
6.000.000 đồng/hộ.
5. Hộ mất phương tiện
sản xuất do thiên tai, lũ bão, hạn hán, mất mùa lâm vào cảnh thiếu đói, đói
giáp hạt được trợ cấp lương thực để ăn tạm; mức trợ cấp từ 1 đến 3 tháng, mỗi
nhân khẩu là 15 kg gạo/tháng.
6.
Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm
sóc, được trợ cấp 1.000.000 đồng.
7. Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị
chết, gia đình không biết để mai táng. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ
quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng là
2.000.000 đồng/người.
8. Đối với những trường hợp người bị bệnh nặng,
bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại bệnh viện tốn kém một khoản tiền lớn để điều
trị bệnh nhưng gia đình quá khó khăn thì
được xem xét trợ cấp không quá 1.000.000 đồng/người/lần và 01 năm trợ
cấp không quá 02 lần.
Điều 15. Người cơ nhỡ do hoàn cảnh khách quan như bị tai nạn đột xuất,
bị trộm móc túi hoặc mất cắp không còn tiền đi xe về quê thì trợ cấp như sau:
- Người trong tỉnh trợ cấp tối đa không quá
100.000 đồng/người.
- Người ngoài tỉnh trợ cấp tối đa không quá
200.000 đồng/người.
Điều
16.
Trợ cấp tiền ăn cho đối tượng lang thang được tập trung
chờ đưa về nơi cư trú: 10.000đ/người/ngày nhưng không quá 30 ngày.
Điều
17.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố
Biên Hòa, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được ký quyết định trợ
cấp mức cao nhất là 1.000.000 đồng để kịp thời giải quyết trợ cấp khó khăn đột
xuất cho những trường hợp đối tượng bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.
Điều
18.
Những trường hợp đặc biệt, mức trợ cấp cao hơn các mức
quy định trên thì UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có văn
bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu mức trợ cấp trình Chủ
tịch UBND tỉnh quyết định.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
19.
Kinh phí thực hiện.
1. Kinh phí chi trả trợ cấp thường xuyên cho
đối tượng xã hội và trợ cấp đột xuất ở cộng đồng, sử dụng nguồn kinh phí đảm
bảo xã hội của UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
2. Kinh phí chi trợ
cấp cho đối tượng ở các Trung tâm Bảo trợ Xã hội, trợ cấp đột xuất và trợ cấp
cơ nhỡ do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ
cấp hoặc tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định được chi từ
nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành.
Điều
20. Thời gian thực hiện việc điều chỉnh mức trợ cấp theo quy
định tại Quy định này như sau:
Đối với các đối tượng
đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở về trước thì thời
gian được hưởng chế độ trợ cấp từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Đối với các đối tượng
có quyết định hưởng trợ cấp xã hội sau ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì thời gian
được hưởng chế độ trợ cấp được tính từ ngày ghi trong quyết định.
Điều
21.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc
Sở Tài chính triển khai thực hiện Quy định này; đồng thời trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy định này trong trường hợp
cần điều chỉnh theo quy định của Trung ương hoặc tình hình thực tế tại địa
phương./.