ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 240/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày
22 tháng 9 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
VỀ QUẢN LÝ GIÁ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992
của Hội đồng Bộ trưởng; Thông tư số 03/VGNN-KHCS ngày 01/7/1992; Số
04/VGNN-KHCS ngày 06/7/1992; Số 05/VGNN-KHCS ngày 15/7/1992 của Uỷ ban vật giá
Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 137/HĐBT về quản lý giá;
Để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước
về giá trong nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính – vật
giá,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo danh mục hàng hoá – dịch vụ do Nhà
nước định giá (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Thẩm quyền và trách nhiệm của các ngành các cấp trong
công tác quản lý giá:
1. Sở Tài chính – vật giá: Là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá
của Trung ương và tỉnh ban hành.
- Trình các phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
do Uỷ ban nhân dân tỉnh định giá sau khi phối hợp thống nhất với các ngành liên
quan.
- Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ được Uỷ ban nhân dân
tỉnh uỷ quyền.
2. Các ngành quản lý (kể cả đơn vị Trung ương đóng tại địa
phương)
- Cùng với Sở Tài chính – Vật giá thẩm định phương án giá
của doanh nghiệp trình duyệt và có ý kiến tham gia cụ thể, các phương án giá
của các ngành trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phải có ý kiến tham gia của
Sở Tài chính – Vật giá (thống nhất hoặc không thống nhất).
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Tổ chức thực hiện triển khai thực hiện chính sách giá của
Nhà nước quy định (Trung ương và tỉnh).
- Quy định cụ thể giá hàng hoá, dịch vụ tại địa phương nếu
được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền.
- Tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm kỷ luật giá quy định hiện
hành.
Điều 3. Về đăng ký giá và niêm yết giá:
1. Về đăng ký giá: Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định các doanh
nghiệp phải thực hiện chế độ đăng ký giá như sau:
- Công ty lương thực tỉnh: giá bán gạo tẻ thường.
- Công ty dược: giá bán thuốc kháng sinh thông dụng.
- Công ty VLXD: giá bán VLXD sản xuất và kinh doanh.
- Xí nghiệp CNLN: giá bán gỗ XDCB.
Sở Tài chính – vật giá có hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
2. Về niêm yết giá:
- Bắt buộc mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá
và dịch vụ do Nhà nước định giá (Trung ương và địa phương), hàng hoá dịch vụ
phải đăng ký giá ở điểm 1 Điều 3 trên phải thực hiện niêm yết giá.
- Tại các trung tâm thương nghiệp, nơi công cộng tại thị
xã, thị trấn nơi doanh nghiệp Nhà nước bắt buộc phải niêm yết giá, dịch vụ do
doanh nghiệp tự định giá.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các TPKT tự niêm yết
giá để thuận tiện cho mua bán hàng hoá và công tác kiểm tra của Nhà nước.
Điều 4. Các ông Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám
đốc Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
|
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Ngọc Lâm
|
DANH MỤC HÀNG
HOÁ, DỊCH VỤ
KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ: 240 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
A- Danh mục hàng hoá – dịch vụ do UBND tỉnh
định giá:
1. Giá dầu hoara, muối trộn I ốt, phân bón,
thuốc trừ sâu, thóc ngô giống.
2. Cước vận tải hàng hoá, hành khách nội tỉnh.
3. Giá nước máy tại thị xã, khu công nghiệp.
4. Giá bán điện do nguồn điện địa phương cung
ứng.
5. Giá mua thóc dự trữ, giá bán gạo tối đa tại
thị trường trọng điểm khi có biến động giá lớn.
6. Giá bán vật tư dự trữ của tỉnh.
7. Giá tính thuế: XNK tiểu ngạch, thuế nông
nghiệp, lệ phí trước bạ.
8. Giá cho thuê nhà, đất thuộc địa phương quản
lý.
9. Giá nhượng bán hoặc cho thuê tài nguyên.
10. Giá giao nông lâm sản xuất khẩu của huyện về
tỉnh.
11. Đơn giá XDCB: giá đền bù tài sản hoa màu
trong giải phóng mặt bằng XDCB.
12. Một số lệ phí quan trọng: dịch vụ lắp đặt
đồng hồ điện máy điện thoại, cước qua phà, lệ phí giảng dạy, khám chữa bệnh.
B- Danh mục hàng hoá, dịch vụ do Sở Tài chính
– Vật giá quyết định giá:
1. Giá TSCĐ của doanh nghiệp trong bảo toàn vốn.
2. Giá thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc vốn ngân
sách.
3. Giá VLXD tối đa tại hiện trường xây lắp theo
từng thời gian làm cơ sở xây dựng dự toán, thanh toán khối lượng xây lắp công
trình xây dựng cơ bản.
4. Giá bán tang vật thu giữ các ngành.
5. Giá 1 số hàng hoá, dịch vụ quan trọng của địa
phương chi từ nguồn ngân sách.
6. Một số lệ phí mang tính độc ở địa phương
ngoài danh mục do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
7. Giám trị tài sản của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.