ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/2013/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 25
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ LỒNG GHÉP CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
ngày 19/6/2009;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới Quyết định 342/QĐ-TTg sửa đổi 5 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số
695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế
hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010- 2020; Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2015; Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế
hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày
21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;
Căn cứ Công văn số 8576/BKHĐT-KTNN ngày
25/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc gợi ý, hướng dẫn nguồn vốn ngân
sách Trung ương lồng ghép cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày
12/7/2012 của HĐND tỉnh về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số
40/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của HĐND tỉnh Sơn La Quy định mức hỗ trợ từ
ngân sách Nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 6/9/2010
của UBND tỉnh Sơn La Ban hành bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Sơn La; Quyết
định số 2360/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt đề án xây
dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số: 563/TTr-SKHĐT ngày 25 tháng 9 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành liên quan của tỉnh; Giám đốc Kho
Bạc Nhà nước tỉnh; Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);
- Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KTN (30 b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cầm Ngọc Minh
|
QUY ĐỊNH
CƠ
CHẾ LỒNG GHÉP CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.
(Kèm
theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối tượng,
phạm vi điều chỉnh:
- Các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc huy động nguồn lực, thực hiện lồng ghép nguồn vốn và tổ chức
quản lý, đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Nguyên tắc
lồng ghép
- Tất cả các công trình, dự án được hỗ trợ từ
nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác triển khai trên địa bàn các xã
phải phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Việc lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn
là để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm
vụ chi (gọi tắt là chương trình, dự án).
- Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực
hiện từ khâu lập, phê duyệt dự án, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch
đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; bảo đảm
hiệu quả sử dụng các loại nguồn vốn cho các dự án, góp phần làm tăng hiệu suất
đầu tư so với khi chưa lồng ghép.
- Trong quá trình thực hiện lồng ghép các
nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ của
từng chương trình (chương trình nông thôn mới và chương trình có vốn tham
gia lồng ghép), tổng mức vốn đầu tư, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao.
- Một công trình, dự án có thể được đầu tư
bằng một nguồn vốn, hoặc có thể được đầu tư bằng lồng ghép nhiều nguồn vốn, cụ
thể:
+ Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (hỗ
trợ có mục tiêu, chương trình mục tiêu Quốc gia, trái phiếu chính phủ, Vốn viện
trợ ODA, ngân sách trung ương khác): Mỗi một nguồn vốn thực hiện một hợp
phần của một công trình, việc lồng ghép các nguồn vốn phải phân định rõ được
từng khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp.
+ Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương (tỉnh,
huyện, xã): Các nguồn vốn lồng ghép được xác định theo tỷ lệ % nhất định và
được xác định cụ thể mức vốn trong tổng mức đầu tư của công trình, dự án.
+ Định mức vốn (tỷ lệ % hay mức vốn)
lồng ghép do huyện, xã chủ động trên cơ sở vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ và vốn
huy động ngoài ngân sách nhà nước, nhưng phải đảm bảo định mức tổng vốn ngân
sách Nhà nước hỗ trợ theo Nghị quyết 40/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La.
- Việc xác định, lựa chọn quy mô, mục tiêu
của công trình, dự án khi tham gia lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ưu tiên lựa chọn quy mô, mục
tiêu đáp ứng với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Các nguồn vốn tham gia lồng ghép thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (nêu tại mục 2, Điều 3
của quy định này): không nhất thiết phải trích một khoản riêng để thực hiện
lồng ghép vốn xây dựng nông thôn mới mà việc lồng ghép vốn được thực hiện trong
từng công trình, dự án cụ thể.
- Việc phân bổ các nguồn vốn tham gia lồng
ghép phải được các cấp, các ngành tiến hành đồng bộ.
- Trước mắt, ưu tiên đầu tư cho các xã phấn
đấu đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 nhằm đạt được các mục tiêu Nghị
quyết số 22-NQ/TU ngày 01/7/2013 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh về thực hiện
các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
Chương II.
QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 3. Các nguồn vốn
tham gia thực hiện CTMTQG xây dựng NTM.
1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ
trợ trực tiếp thực hiện CTMTQG xây dựng NTM.
- Vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Vốn ngân
sách tỉnh: Hàng năm tỉnh bố trí riêng một khoản kinh phí từ ngân sách tỉnh để
thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Vốn ngân sách huyện, thành phố: Hàng năm
các huyện, thành phố bố trí riêng một khoản kinh phí từ ngân sách huyện để thực
hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thành phố.
- Vốn ngân sách cấp xã (nếu có): Đối
với nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất thuộc ngân sách cấp xã, sau
khi đã trừ đi chi phí phải dành 70% để thực hiện các nội dung xây dựng nông
thôn mới.
2. Các nguồn vốn tham gia lồng ghép
thực hiện chương trình nông nông thôn mới.
- Nguồn vốn các chương trình mục tiêu Quốc
gia;
- Các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách Trung ương;
- Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: Hỗ trợ đầu
tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, vốn đề án kiên cố hóa trường lớp học.
- Vốn di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn
La.
- Vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã (không hỗ
trợ trực tiếp cho chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới).
- Vốn tín dụng:
+ Vốn tín
dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ theo chương trình kiên cố hóa
kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng
thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo danh mục quy định tại Nghị
định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ.
+ Vốn tín dụng thương mại thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/10/2010 của Chính phủ: Khi xác định
nguồn, các xã cần dự kiến nhu cầu và đề nghị các Chi nhành Ngân hàng thương mại
xác nhận để làm căn cứ đưa vào kế hoạch.
- Vốn xã hội hóa: Gồm vốn đầu tư của các
doanh nghiệp; các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã; vốn huy động
từ cộng đồng, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác của chủ đầu tư.
(Có danh mục cụ thể các chương trình, dự án
thực hiện lồng ghép và trách nhiệm của các cấp, ngành theo phụ lục số 01 kèm
theo)
Điều 4. Quy trình
thực hiện lồng ghép các nguồn vốn.
1. Xây dựng kế hoạch.
- Hàng năm (vào tháng 5), Uỷ ban nhân
dân các xã trên cơ sở đề án xây dựng nông thôn mới của xã đề xuất danh mục các
công trình, dự án thực hiện đầu tư cho năm sau, danh mục các dự án đề xuất phải
xuất phát từ nhu cầu đầu tư của người dân, được lấy ý kiến thống nhất từ người
dân địa bàn thụ hưởng dự án bằng văn bản, đảm bảo khả năng đóng góp của người
dân (tiền, công, vật liệu,…) và tiền ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy
định tại Nghị quyết 40/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, sau khi được
Hội đồng nhân dân xã thông qua, Ban quản lý xã gửi kế hoạch đầu tư của xã, bao
gồm: dự kiến kế hoạch danh mục công trình sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, dự kiến
khả năng huy động vốn trong dân (tiền, công, vật liệu,...), và ngân sách
cấp xã (nếu có) để tham gia thực hiện chương trình gửi Uỷ ban nhân dân
huyện, thành phố để tổng hợp, thẩm định.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ
đạo phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn của
huyện (trên cơ sở xác định các chương trình, dự án hiện đang và sẽ triển
khai trên địa bàn các xã của huyện), xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn
vốn để thực hiện các danh mục công trình, dự án nông thôn mới vào kế hoạch đầu
tư chung của toàn huyện, thành phố (việc lồng ghép phải đảm bảo nguyên tắc
nêu tại Điều 2 của Quy định này). Bao gồm:
+ Kế hoạch thực hiện nguồn vốn ngân sách Nhà
nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới (làm rõ từng mục: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện, ngân sách xã). Thực hiện theo phụ lục số 02 kèm theo.
+ Kế hoạch thực hiện các nguồn vốn (nêu
tại mục 2, Điều 3 của quy định này) tham gia lồng ghép thực hiện chương
trình nông thôn mới, trong đó làm rõ: tổng số vốn, số công trình, dự án tham
gia lồng ghép; tại mỗi danh mục công trình, dự án tham gia lồng ghép thì phần
cột “Ghi chú” ghi: “Lồng ghép nông thôn mới”. Thực hiện theo phụ
lục số 03 kèm theo.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
+ Gửi Kế hoạch đầu tư chung toàn huyện, trong
đó có kế hoạch đầu tư chương trình nông thôn mới tới các cơ quan: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Văn phòng điều
phối chương trình nông thôn mới;
+ Gửi kế hoạch thực hiện các chương trình mục
tiêu Quốc gia (trong đó bao gồm nội dung đề xuất bố trí vốn lồng ghép thưc
hiện chương trình nông thôn mới) tới các cơ quan thường trực của các chương
trình có vốn tham gia lồng ghép thực hiện chương trình nông thôn mới (quy
định tại mục mục 2, Điều 3 của quy định này), ví dụ: Vốn chương trình 30a -
Sở lao động thương binh và xã hội, vốn chương trình ổn định định canh định cư
cho đồng bào dân tộc thiểu số - Ban Dân tộc tỉnh, …
- Các cơ quan thường trực các chương trình
mục tiêu Quốc gia của tỉnh tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện của chương trình do
mình được phân công phụ trách (trong đó thuyết minh rõ dự kiến số vốn, số
công trình tham gia lồng ghép thực hiện chương trình nông thôn mới) gửi Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp. Thực hiện theo Phụ lục số 03 (kèm
theo).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với
các sở, ngành có liên quan thống nhất phương án lồng ghép các nguồn vốn đầu tư
trên địa bàn tỉnh để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và các bộ ngành Trung ương là cơ quan thường trực các chương trình nông thôn
mới và các chương trình có vốn tham gia lồng ghép thực hiện chương trình nông
thôn mới.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở,
ngành có liên quan: bố trí vốn Ngân sách tỉnh thực hiện chương trình nông thôn mới;
lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành Trung ương là cơ quan thường trực
các chương trình nông thôn mới và các chương trình có vốn tham gia lồng ghép
thực hiện chương trình nông thôn mới.
- Khung thời gian xây dựng kế hoạch thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện cùng với
khung thời gian xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5
năm.
2. Phân bổ vốn.
Sau khi dự toán Ngân sách tỉnh được Trung
ương thông báo chính thức:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thường trực các
chương trình mục tiêu Quốc gia và các cơ quan có liên quan hoàn thiện phương án
phân bổ vốn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua,
bao gồm:
+ Kế hoạch ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp
thực hiện chương trình nông thôn mới. Phân bổ tổng vốn đến từng huyện, thành
phố.
+ Kế hoạch phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ
trợ trực tiếp chương trình nông thôn mới. Phân bổ tổng vốn đến từng huyện,
thành phố.
+ Kế hoạch vốn thực hiện các chương trình, dự
án có vốn tham gia lồng ghép thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh (nêu tại mục 2, Điều 3 của quy định này), trong đó có nội dung lồng
ghép thực hiện thực hiện chương trình nông thôn mới. Việc phân bổ vốn (theo
tổng mức vốn cho từng huyện, thành phố hoặc theo từng danh mục công trình, dự
án cụ thể) thực hiện theo quy định riêng về phân cấp quản lý vốn của từng
chương trình.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Tập
hợp các nguồn vốn được phân bổ, và huy động được trên địa bàn (nêu tại Điều
3 của Quy định này), trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và quyết
định phương án phân bổ vốn của huyện, thành phố trong đó có phương án phân bổ
vốn thực hiện chương trình nông thôn mới, cụ thể như sau:
+ Kế hoạch phân bổ nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới (làm rõ từng mục: ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện, thành phố, ngân sách xã). Thực hiện theo phụ lục số 02 kèm theo. Việc
phân bổ vốn thực hiện như sau:
* Phân bổ chi tiết đến từng danh mục công
trình, dự án cụ thể do huyện quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư.
* Phân bổ tổng vốn cho các xã để triển khai
các công trình, dự án do xã quyết định đầu tư và làm chủ đầu tư (không phân
bổ chi tiết nhưng có danh mục công trình, dự án kèm theo).
+ Kế hoạch phân bổ các nguồn vốn tham gia
lồng ghép thực hiện chương trình nông thôn mới (nêu tại Mục 2, Điều 3 của
quy định này), trong đó làm rõ: tổng số vốn, số công trình, dự án tham gia
lồng ghép; tại mỗi danh mục công trình, dự án tham gia lồng ghép thì phần cột “Ghi
chú” ghi: “Lồng ghép nông thôn mới”. Thực hiện theo Phụ lục số 03 (kèm
theo). Việc phân bổ vốn (phân bổ tổng mức vốn cho từng xã hoặc phân bổ
chi tiết vốn đến từng danh mục công trình, dự án cụ thể) thực hiện theo quy
định riêng về phân cấp quản lý vốn của từng chương trình.
- Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Ban quản lý nông
thôn mới xã trên cơ sở tổng mức vốn được Uỷ ban nhân dân huyện phân bổ, phân bổ
vốn chi tiết cho từng công trình, dự án (do xã quyết định đầu tư và làm chủ
đầu tư), trình Hội đông nhân dân xã thông qua. Tổ chức triển khai thực
hiện.
3. Báo cáo kết quả phân bổ vốn.
- Uỷ ban nhân dân các xã, huyện có trách
nhiệm gửi Quyết định phân bổ chi tiết các nguồn vốn có tham gia thực hiện
Chương trình nông thôn mới (bao gồm nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của chương
trình và các nguồn vốn tham gia lồng ghép) ngay sau khi ban hành về Văn
phòng điều phối Chương trình nông thôn mới và các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước cấp trên (tỉnh,
huyện) để tổng hợp.
- Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn
mới, các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Kho bạc cấp trên (tỉnh, huyện):
+ Tổng hợp kết quả huy động vốn thực hiện
chương trình trên địa bàn báo cáo cơ quan cấp trên của mình để tổng hợp.
+ Báo cáo cấp có thẩm quyền đình chỉ các
quyết định phân bổ vốn không đúng quy định của pháp luật.
Điều 5. Cơ chế quản
lý và thanh quyết toán các nguồn vốn lồng ghép
- Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (nêu tại Mục 1, Điều 3
của quy định này): Thực hiện theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 và
Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư
liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của liên bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính và các văn bản quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản hiện hành.
- Đối với
nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn hỗ trợ có mục
tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn khác thực
hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng từ vốn
ngân sách Nhà nước. Trường hợp các chương trình, dự án có quy định riêng, thì
được áp dụng theo quy định riêng của chương trình, dự án đó.
- Đối với các nguồn tự huy động của Uỷ ban
nhân dân các xã, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố (gồm: vốn hỗ trợ từ
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động đóng góp của cộng
đồng dân cư,...): Uỷ ban nhân dân các xã, huyện, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên hỗ trợ, đảm bảo đúng quy chế, quy
định, không để sai sót, thất thoát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối
với quyết định đó.
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 6. Tổ chức thực hiện.
1. Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn
mới tỉnh:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan
rà soát, đánh giá các tiêu chí cho từng xã; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp
kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan
tham mưu phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Chịu trách nhiệm chính tổng hợp các báo cáo
theo quy định của tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương; chủ trì phối hợp với Kho bạc
Nhà nước tỉnh, huyện tổng hợp báo cáo tình hình giải ngân nguồn kinh phí xây
dựng nông thôn mới của các huyện, thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo nông thôn mới
tỉnh và các đơn vị liên quan;
- Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để đề xuất phương án hoặc báo
cáo Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết;
- Phối hợp với các địa phương (huyện, xã) xây
dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhất là
trong lĩnh vực phát triển sản xuất.
2. Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chịu trách nhiệm tham mưu lồng ghép các
nguồn vốn do ngành quản lý để đầu tư xây dựng nông thôn mới; Phối hợp Văn phòng
Điều phối Chương trình nông thôn tỉnh và các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất
là đầu tư phát triển sản xuất;
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương
trình nông thôn mới tỉnh thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt những vướng
mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện ở các huyện, thành phố để đề xuất
phương án giải quyết, hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo nông thôn
mới tỉnh xem xét, chỉ đạo;
- Chịu trách nhiệm chính tổng hợp các báo cáo
theo quy định của tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương; đôn đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh, huyện, thành phố tổng hợp báo cáo giải ngân nguồn kinh phí xây dựng nông
thôn mới của các huyện, thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh và các
đơn vị liên quan;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổng hợp nhu cầu, kế hoạch lồng ghép các
chương trình, dự án từ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ngành liên
quan, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Văn
phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh, các cơ quan thường trực chương
trình mục tiêu Quốc gia, các sở, ngành liên quan đề xuất kế hoạch phân bổ các
nguồn vốn (nêu tại Điều 3 của Quy định này) để thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp sở Kế hoạch và Đầu tư, sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn
mới tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét, bố trí một khoản kinh phí ngân sách tỉnh trong dự
toán thu, chi ngân sách hàng năm của tỉnh để thực hiện hỗ trợ trực tiếp thực
hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp Kho bạc Nhà nước tỉnh,
Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh và các đơn vị liên quan
hướng dẫn các ngành, địa phương trong việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán
các nguồn kinh phí (nêu tại Điều 3 Quy định này) thực hiện xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn theo chế độ quy định;
5. Các sở, ngành liên quan.
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp
với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã theo lĩnh vực quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
xây dựng kế hoạch lồng ghép vốn cụ thể từng chương trình, dự án do mình quản
lý; ưu tiên việc lồng ghép vốn cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới theo đề
án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương
trình nông thôn mới tỉnh và các ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế
hoạch huy động, thu hút đầu tư xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực ngành phụ
trách.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện và đôn đốc tiến độ thực hiện, tiến độ thanh
quyết toán nguồn vốn lồng ghép.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện, thành phố:
- Chủ trì hướng dẫn quy trình, hồ sơ, thủ tục
và thanh toán vốn kịp thời, đúng chế độ quy định; định kỳ báo cáo tình hình
giải ngân vốn các dự án xây dựng nông thôn mới (gồm: vốn hỗ trợ trực tiếp cho
chương trình và vốn tham gia lồng ghép) cho Ban Chỉ đạo nông thôn mới cùng cấp;
- Phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên
quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc; đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải
ngân, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
7. UBND cấp huyện, thành phố:
- Chịu trách nhiệm lồng ghép các nguồn vốn
trên địa bàn, báo cáo các đơn vị quản lý chương trình, dự án; sở Kế hoạch và
Đầu tư, sở Tài chính, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều
phối Chương trình nông thôn mới tỉnh;
- Cùng với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
cấp huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý các
nguồn kinh phí, quyết toán các công trình do Uỷ ban nhân dân xã và Uỷ ban nhân
dân huyện, thành phố quyết định đầu tư;
- Đôn đốc Uỷ ban nhân dân cấp xã trong tổ
chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các hợp phần đầu tư trên địa
bàn xã; định kỳ đột xuất tổng hợp báo cáo theo yêu cầu Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân và Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh.
- Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc lựa chọn danh mục các công trình, dự án cần đầu tư trên địa bàn các xã
về tính khả thi, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ chương trình xây dựng nông thôn mới
và khả năng huy động nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Chịu trách nhiệm trong việc cân đối lồng
ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện dự án.
- Xây dựng kế hoạch huy động, thu hút, kêu
gọi các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
8. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
- Chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá các tiêu
chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện từng
công trình, dự án trên địa bàn sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, gửi Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, thành phố; đồng thời trong kế hoạch phải đảm bảo khả năng huy động
được đủ nguồn vốn hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước (vốn dân góp, huy động từ các
tổ chức, các nhâ, doanh nghiệp,...) để thực hiện các công trình, dự án đã lập
kế hoạch đầu tư;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản
lý nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho xã và nguồn xã tự huy động để hoàn thành các
tiêu chí; không huy động trái pháp luật các nguồn lực mà không có khả năng trả
nợ khi công trình hoàn thành; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trên địa bàn; kịp thời đốc đốc các đơn vị thi công hoàn thành công trình
đúng tiến độ và thanh toán nguồn vốn đúng quy định;
- Đề xuất, báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện,
thành phố, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới huyện.
- Xây dựng kế hoạch huy động, thu hút đầu tư,
đặc biệt là huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Lồng ghép các
nguồn vốn đầu tư cụ thể, chi tiết cho từng công việc của các dự án trên địa bàn
xã.
Điều 7. Chế độ báo
cáo.
- Định kỳ hàng tháng và đột xuất (khi có yêu
cầu) Ban Chỉ đạo chương trình nông thôn mới huyện, thành phố và các xã phải báo
cáo gửi Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh (sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, báo cáo Ban Chỉ đạo
nông thôn mới Trung ương. Riêng số liệu giải ngân vốn, trước khi gửi báo cáo,
yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao
dịch. Chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Đối với Kho bạc Nhà nước (cấp tỉnh, huyện,
thành phố): Định kỳ vào ngày 05 hàng tháng và kết thúc năm kế hoạch, báo cáo
tình hình giải ngân các nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới cho Ban
Chỉ đạo cùng cấp. Chế độ và mẫu biểu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính và
Kho bạc Nhà nước./.