ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2124/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày 28 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN BỔ KINH PHÍ HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở NÔNG THÔN VÀ QUẢN
LÝ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm
2002;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số
136/2016/NQ-HĐND ngày 22/8/2016 của Hội đồng nhân
dân thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 198/HĐND-CTHĐND
ngày 29/8/2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về việc hỗ trợ kinh
phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016;
Xét đề nghị của Liên Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 185/TTrLS: NN&PTNT, TC, KHĐT ngày 29/8/2016 về việc phân
bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm
2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân bổ kinh phí hỗ trợ
xử lý chất thải rắn ở nông thôn và quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 trên địa bàn thành phố như sau:
1. Tổng kinh phí là 21.637 triệu đồng
(Hai mươi mốt tỷ, sáu trăm ba mươi bẩy triệu đồng), gồm:
a) Kinh phí chỉ đạo, điều hành, quản
lý: 5.747 triệu đồng.
b) Kinh phí tổng kết 05 năm xây dựng
nông thôn mới: 4.770 triệu đồng.
- Kinh phí tổng kết 5 năm
(2011-2015): 4.470 triệu đồng;
- Kinh phí dự phòng: 300 triệu đồng.
c) Kinh phí hỗ trợ xử lý chất thải rắn
ở nông thôn: 11.120 triệu đồng, trong đó:
- Hỗ trợ xử lý chất thải rắn ở nông
thôn cho 124 xã (80 triệu đồng/xã tham gia chương, trình xây dựng nông thôn mới, trừ các xã huyện An Dương do đã vận chuyển rác về thành phố xử lý): 9.920 triệu đồng;
- Kinh phí dự
phòng: 1.200 triệu đồng;
2. Nguồn vốn thực hiện: ứng trước nguồn
vượt thu ngân sách năm 2016; ứng trước dự toán ngân sách năm 2017 (khi nguồn vượt
thu năm 2016 không đủ).
(Chi tiết phân bổ tại phụ lục kèm
theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy
ban nhân dân các huyện và các Sở, ngành, địa phương liên
quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân các xã về công tác xử lý chất
thải rắn nông thôn đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
trình Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố ứng trước nguồn vượt thu ngân
sách năm 2016.
3. Giao Sở Tài chính
- Bổ sung có mục tiêu kinh phí cho
các đơn vị, địa phương ngay sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố
để thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác sử dụng kinh phí bổ sung
có mục tiêu cho các xã về công tác xử lý chất thải rắn nông thôn và kinh phí chỉ
đạo, điều hành, quản lý của các đơn vị, địa phương theo quy định.
- Về nguồn vốn:
Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố ứng trước nguồn vượt thu ngân sách năm 2016; tổng hợp, tham mưu cho Ủy
ban nhân dân thành phố bố trí trong dự toán ngân sách năm
2017 để thu hồi nguồn kinh phí sự nghiệp đã ứng nêu trên, đồng thời bố trí tiếp
kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện trong năm 2017.
4. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì phối hợp các Sở, ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn, tổ
chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất; tổng hợp tình hình thực hiện, báo
cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban
nhân dân các huyện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới theo quy định; báo cáo kết quả chỉ đạo về Ban Chỉ đạo
thành phố qua Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố để tổng hợp.
6. Các Sở, ngành, đơn vị được bố trí
kinh phí quản lý, điều hành gửi kế hoạch, dự toán chi tiết và Quyết toán kinh
phí về Ban Chỉ đạo thành phố thông qua Văn phòng Điều phối thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục
đích, tiết kiệm, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo quy định.
7. Kho bạc Nhà nước Hải Phòng có
trách nhiệm thực hiện kiểm soát chi theo quy định.
8. Ủy ban nhân dân các huyện
- Chỉ đạo việc phê duyệt dự toán kinh
phí bổ sung để xử lý chất thải rắn nông thôn đảm bảo các quy định về vệ sinh
môi trường và kinh phí quản lý được phân bổ; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực
hiện các nội dung tại Mục 8 theo quy định.
- Thường xuyên báo cáo kịp thời những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo gửi
về Ban Chỉ đạo thành phố thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng
nông thôn mới thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu
trách nhiệm chỉ đạo, cấp kinh phí hỗ trợ, giám sát việc tổ chức triển khai thực
hiện tại các xã về công tác xử lý chất thải rắn ở nông thôn và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về công tác chỉ đạo, triển khai thực
hiện nội dung này.
9. Ủy ban nhân dân các xã
- Lập dự toán kinh phí bổ sung để
thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã và công tác xử lý chất thải rắn ở nông
thôn; quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu
quả và thanh toán, quyết toán theo quy định.
- Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện để Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Chánh Văn phòng Điều phối thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố, Giám đốc
Kho bạc Nhà nước Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Thủ trưởng
các ngành, các cấp có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND TP (để báo cáo);
- CT, các PCT
UBND TP;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP;
- CV: NN, TC;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|