Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1922/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Bích Ngọc
Ngày ban hành: 30/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1922/QĐ-UBND

Cao Bằng ngày 30 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;

Căn cứ Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 3663/STC-QLNS ngày 26 tháng 12 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2022 của tỉnh Cao Bằng.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Bích Ngọc

THUYẾT MINH

QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ báo cáo quyết toán ngân sách các huyện, thành phố đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý đã được Sở Tài chính thẩm định, Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo thuyết minh quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUYẾT TOÁN THU NSĐP NĂM 2022

Năm 2022, là năm đầu tiên thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách (giai đoạn 2022 - 2025) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; đồng thời là năm thứ 2 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các kế hoạch 5 năm thực hiện nội dung, chương trình theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 theo Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thu ngân sách địa phương cụ thể như sau:

1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 4.010 tỷ đồng, trong đó:

a) Thu nội địa: Thực hiện đạt 1.328 tỷ đồng, trong đó:

- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý thực hiện 180,9 tỷ đồng, đạt 75% so với dự toán TW giao, đạt 64% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 65% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu khu vực này giảm so dự toán HĐND tỉnh giao do do một số doanh nghiệp trọng điểm có số nộp giảm như: Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng, Công ty Điện lực Cao Bằng...

- Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 102,5 tỷ đồng, đạt 128% dự toán TW giao, đạt 121% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu khu vực này tăng so với dự toán HĐND tỉnh do số nộp của một số doanh nghiệp trọng điểm tăng như: Công ty Cổ phần mía đường Cao Bằng, Công ty Cổ phẩn thủy điện luyện kim Cao Bằng, Công Ty Cổ Phần Quản Lý Đường Bộ Cao Bằng....

- Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 0,4 tỷ đồng, bằng 84% dự toán TW giao, bằng 84% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu khu vực này giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao do số nộp của một số doanh nghiệp giảm như Công ty TNHH Minh Châu, Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn Vinh Cơ...

- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện 298,8 tỷ đồng, bằng 86% dự toán TW giao, bằng 83% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 83% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu khu vực này giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao, do một số doanh nghiệp có số nộp giảm như: Công ty TNHH Hoàng Ngọc, Công ty tư vấn xây dựng 13/10, Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh, Công ty TNHH tư vấn thiết kế công trình 136... đồng thời do giảm thu từ hoạt động xây dựng cơ bản vãng lai.

Bên cạnh đó số thu từ hộ, cá nhân kinh doanh giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm 2022 và do thực hiện chính sách miễn thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (số nộp của hộ, cá nhân đã tạm nộp quý III, IV của năm 2021 được bù trừ sang năm 2022).

- Thu thuế thu nhập cá nhân thực hiện 69,3 tỷ đồng, đạt 119% dự toán TW giao, đạt 119% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu thuế thu nhập cá nhân tăng so với dự toán HĐND tỉnh giao chủ yếu từ thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công.

- Thu lệ phí trước bạ thực hiện 79,7 tỷ đồng, bằng 72% dự toán TW giao, bằng 72% dự toán HĐND tỉnh giao bằng 79% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu này giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao do áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ trong 5 tháng đầu năm 2022, đồng thời do nhu cầu mua sắm phương tiện ô tô của người dân trong tỉnh giảm.

- Thu thuế bảo vệ môi trường thực hiện 86,6 tỷ đồng, bằng 56% dự toán TW giao, bằng 56% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 58% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong 4 tháng đầu năm 2022 và do áp dụng các chính sách về giảm mức thu thuế bảo vệ môi trường từ 01/4/2022 đến 31/12/2022.

- Thu phí - lệ phí (không bao gồm phí cửa khẩu) đạt 60,5 tỷ đồng, đạt 126% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Số thu phí - lệ phí tăng so với dự toán HĐND tỉnh giao chủ yếu từ thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản còn lại của một số đơn vị như Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Bảo Lâm, Công ty Cổ phần Cân Hà....

- Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu (phí cửa khẩu) đạt 6,5 tỷ đồng, bằng 59% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Số thu phí cửa khẩu giảm so với dự toán HĐND giao do ảnh hưởng dịch bệch Covid đồng thời do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”.

- Thu các khoản thu về đất (không bao gồm thu tiền sử dụng đất) đạt 66,3 tỷ đồng, đạt 205% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Số thu này tăng so với dự toán HĐND tỉnh giao do phát sinh một số đơn vị thuê đất, thuê mặt nước hằng năm mới, đồng thời tăng thu số ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước từ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư đã ứng trước, thu từ tiền thuê mặt đất, mặt nước một lần cho cả thời gian thuê...

- Thu tiền sử dụng đất thực hiện 148,1 tỷ đồng, bằng 49% dự toán TW giao, bằng 30% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao do một số cơ sở nhà đất chưa bố trí được trụ sở làm việc khác để tổ chức bán đấu giá; một số cơ sở bán đấu giá không khả thi do vị trí không thuận lợi, chi phí lập đồ án điều chỉnh quy hoạch cao; một số cơ sở nhà, đất công tác đo đạc, điều chỉnh quy hoạch các đơn vị thực hiện chưa kịp thời nên chưa tổ chức bán đấu giá trong năm 2022 theo kế hoạch. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng đất của người dân chưa cao, một số địa chỉ đấu giá không thành do không có khách hàng tham gia đấu giá,...

- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 83,3 tỷ đồng, đạt 278% dự toán TW giao; bằng 88% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu tăng so với dự toán TW giao và tăng so với cùng kỳ do thu nợ từ một số đơn vị như Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Bảo Lâm, Công ty TNHH Một thành viên Tài nguyên khoáng sản Hối Thăng và tăng thu từ một số đơn vị đấu giá mới trong năm. Giảm so với dự toán HĐND tỉnh giao do một số địa chỉ mỏ dự kiến đấu giá tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong năm theo kế hoạch xây dựng nhưng chưa thực hiện được.

- Thu tiền cổ tức và lợi nhuận sau thuế thực hiện 9,1 tỷ đồng, đạt 149% dự toán TW giao, đạt 149% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 91% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu tăng so với dự toán HĐND tỉnh do một số đơn vị có số nộp tăng cao so với cùng kỳ và đồng thời nguồn thu này không ổn định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, cụ thể: Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Cao Bằng, Công ty TNHH Sao Bắc, Công ty Cổ phần Thủy điện - Luyện kim Cao Bằng...

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 13,3 tỷ đồng, bằng 88% dự toán TW giao; bằng 88% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 92% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu giảm so với dự toán HĐND giao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống người dân.

- Thu khác ngân sách thực hiện 122,5 tỷ đồng, trong đó: các khoản thu không tính cân đối là 19,5 tỷ đồng (thu hồi các khoản chi năm trước).

Còn lại 103 tỷ đồng, đạt 343% dự toán TW giao, đạt 343% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 95% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu tăng cao so với dự toán HĐND tỉnh giao chủ yếu do các khoản thu phạt, tịch thu thực hiện 89,1 tỷ đồng, chiếm 87% tổng số thu khác ngân sách nộp NSNN, đây là khoản thu phát sinh không ổn định hàng năm.

b) Thu thuế xuất, nhập khẩu:

Tổng số thu thuế xuất, nhập khẩu thực hiện 2.654,9 tỷ đồng, đạt 1.207% dự toán TW, đạt 1.154% dự toán HĐND tỉnh, tăng 509% so với cùng kỳ năm trước.

Số quyết toán thu nộp NSNN tăng đột biến so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao do nguyên nhân cơ bản sau:

- Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra để hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách, chỉ tiêu kim ngạch được giao. Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách được giao, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Hải quan tập trung quyết liệt, xây dựng các phương án vừa phòng, vừa chống dịch theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" vừa tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông.

- Do tình hình xuất nhập khẩu các tỉnh lân cận ách tắc do tình hình dịch bệnh Covid-19 phía nước Trung Quốc diễn ra tại các tỉnh lân cận tăng mạnh, nên để đảm bảo tiến độ xuất nhập khẩu các Công ty đã chuyển sang địa bàn tỉnh Cao Bằng làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa tăng (đặc biệt là mặt hàng có thuế suất cao: ô tô các loại) dẫn đến số thu nộp NSNN tăng đột biến. Tổng số thu nộp NSNN từ mặt hàng ô tô là 2.396, tỷ đồng (trong đó: thuế nhập khẩu là 1.351, tỷ đồng; thuế GTGT là 1.045, tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 90% tổng tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT nộp NSNN năm 2022.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng nhập khẩu truyền thống có số thu nộp NSNN tăng khá cao so với năm 2021 như:

+ Vải các loại: 91,04 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

+ Máy móc thiết bị: 46,05 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao so với năm 2021, cụ thể:

+ Nhôm thỏi: 11,23 tỷ đồng, tăng 3.757% so với cùng kỳ năm 2021.

+ Chì thỏi: 30,55 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021.

c) Thu viện trợ là: 8,059 tỷ đồng.

- Cấp tỉnh: 0,442 tỷ đồng.

- Cấp huyện: 7,617 tỷ đồng.

d) Thu ủng hộ đóng góp: 6,795 tỷ đồng.

- Cấp tỉnh: 4,795 tỷ đồng.

- Cấp huyện: 2 tỷ đồng.

2. Thu kết dư ngân sách năm 2021 là: 15,984 tỷ đồng.

- Cấp tỉnh là 12,652 tỷ đồng.

- Cấp huyện, thành phố là 1,724 tỷ đồng.

- Cấp xã là 1,608 tỷ đồng.

3. Thu vay của chính quyền địa phương: 54,607 tỷ đồng, trong đó:

- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tỉnh Cao Bằng: 3,901 tỷ đồng.

- Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ: 26,22 tỷ đồng

- Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai: 0,733 tỷ đồng.

- Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc - Tiểu dự án tỉnh Cao Bằng: 23,756 tỷ đồng.

4. Thu chuyển nguồn: 2.249,728 tỷ đồng, trong đó: ngân sách cấp tỉnh 1.648,735 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện, thành phố 581,268 tỷ đồng; ngân sách cấp xã 19,725 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn từ năm trước sang năm nay theo quy định của Luật Đầu tư công: 929,587 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 597,639 tỷ đồng; cấp huyện: 331,539 tỷ đồng; cấp xã: 0,409 tỷ đồng.

+ Kinh phí mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán: 2,241 tỷ đồng. Trong đó cấp huyện: 2,241 tỷ đồng.

+ Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội: 451,507 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 378,287 tỷ đồng; cấp huyện: 69,757 tỷ đồng; cấp xã: 3,463 tỷ đồng.

+ Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi: 21,188 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 11,173 tỷ đồng; cấp huyện: 10,015 tỷ đồng.

+ Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc: 118,892 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 55,354 tỷ đồng; cấp huyện: 58,853 tỷ đồng; cấp xã: 4,684 tỷ đồng.

+ Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện: 5,867 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 5,867 tỷ đồng.

+ Các khoản tăng thu năm trước được phép chuyển sang năm nay theo quy định: 329,402 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 226,726 tỷ đồng; cấp huyện: 92,628 tỷ đồng; cấp xã: 10,047 tỷ đồng.

+ Thu tiền sử dụng đất tăng thêm chưa phân bổ: 153,093 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 146,489 tỷ đồng; cấp huyện: 6,604 tỷ đồng.

+ Thu từ sắp xếp lại xử lý trụ sở làm việc các cơ quan tỉnh: 227,199 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 227,199 tỷ đồng.

+ Kinh phí khác theo quy định của pháp luật: 10,752 tỷ đồng. Trong đó cấp huyện: 9,632 tỷ đồng; cấp xã: 1,121 tỷ đồng.

5. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp trả ngân sách cấp trên: 54,408 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh nộp trả ngân sách trung ương 5,16 tỷ đồng.

- Ngân sách huyện nộp trả ngân sách cấp tỉnh 46,931 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp xã nộp trả ngân sách cấp huyện 2,317 tỷ đồng.

6. Thu bổ sung cân đối từ ngân sách TW: 10.344,242 tỷ đồng

- Thu bổ sung cân đối là: 6.969,149 tỷ đồng.

- Thu bổ sung có mục tiêu là: 3.375,093 tỷ đồng.

Trong đó: bổ sung trong năm bao gồm kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; các chương trình MTQG; hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật, báo chí; khắc phục hậu quả thiên tai; dự án bố trí dân cư tự do và di dân vùng thiên tai cấp bách năm 2022 (nguồn DP NSTW).

7. Kết quả xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước:

a) Công tác thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14:

Căn cứ Luật Quản lý thuế; Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính ban hanh Quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14; UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1271/UBND-TH ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng "V/v tăng cường rà soát, xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN".

b) Kết quả thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14:

(1) Khoanh nợ:

Toàn tỉnh ban hành 45 Quyết định khoanh nợ đối với 1.174 người nộp thuế, tổng số tiền là 49.956 triệu đồng.

(2) Xóa nợ:

- Thẩm quyền ban hành Quyết định xóa nợ của UBND tỉnh: Toàn tỉnh ban hành 24 Quyết định xóa nợ với 346 người nộp thuế. Tổng số tiền xóa nợ là 24.574 triệu đồng.

- Thẩm quyền ban hành Quyết định xóa nợ của Tổng cục Thuế: Ngày 25/02/2022 Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TCT về việc xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với Công ty Than cốc và Khoáng sản Việt - Trung, tổng số tiền 6.847 triệu đồng.

(Chi tiết tại báo cáo số 1420/BC-CTCBA ngày 28/7/2023 của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng về việc Báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/6/2023 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo).

8. Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước năm 2022:

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện các kết luận và kiến nghị kiểm toán NSĐP năm 2022 đến thời điểm 15/8/2022 như sau:

(1) Kiến nghị xử lý tài chính.

Tổng kiến nghị của Kiểm toán nhà nước là: 72.294 triệu đồng

Tổng số kiến nghị đã thực hiện là: 69.598 triệu đồng

Trong đó:

- Thu nộp ngân sách từ các khoản thuế: 6.879 triệu đồng

- Thu hồi nộp các khoản chi sai chế độ: 3.227 triệu đồng

- Giảm dự toán, thanh toán: 38.767 triệu đồng

* Vốn đầu tư: 2.961 triệu đồng, các đơn vị đã thực hiện giảm dự toán, thanh toán.

* Vốn thường xuyên: 35.806 triệu đồng, đã giảm trừ dự toán chi ngân sách nguồn cải cách tiền lương thực hiện vào giảm dự toán ngân sách năm 2023 các đơn vị.

- Nộp trả ngân sách cấp trên: 14.290 triệu đồng

- Giảm giá trị hợp đồng còn lại: 5.415 triệu đồng

- Thu khác phải nộp: 761 triệu đồng

Tổng số kiến nghị còn tồn chưa thực hiện là: 2.697 triệu đồng.

(2) Kiến nghị khác.

Tổng kiến nghị của Kiểm toán nhà nước là: 18.399 triệu đồng

Tổng số kiến nghị đã thực hiện là: 18.399 triệu đồng

Trong đó:

- Hạch toán điều chỉnh nội dung kinh tế khoản chi NS: 7.670 triệu đồng

Đã thực hiện hạch toán điều chỉnh nội dung kinh tế các khoản chi ngân sách trong quyết toán NSNN năm 2021 các đơn vị.

- Nộp NSNN khoản phải nộp: 63 triệu đồng

- Hủy dự toán chi ngân sách: 8.602 triệu đồng

Tổng số kiến nghị còn tồn chưa thực hiện là: 0 triệu đồng.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1. Đánh giá chung:

- Kết quả đạt được

+ Trên cơ sở tiến độ thu ngân sách thực tế, thực hiện các giải pháp điều hành linh hoạt, hợp lý, chi ngân sách địa phương cơ bản thực hiện đúng tiến độ theo dự toán đầu năm. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, bảo đảm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý hành chính, nhà nước, đảng, đoàn thể, chi cho con người, chi an ninh, quốc phòng cơ bản đáp ứng kịp thời. Đảm bảo nguồn vốn cho thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chế độ, đáp ứng kinh phí cho phòng chống dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. Đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết số 64/2022/NQ-HĐND , Đề án số 02 về nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm lịch sử đảng bộ địa phương lịch sử truyền thống ngành giai đoạn 2021-2025.

+ Các ngành, các cấp, đơn vị đã quản lý chi ngân sách thực hiện tiết kiệm, đảm bảo định mức, chế độ nhà nước quy định; góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh và nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Chủ động điều hành chi NSNN trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, hướng dẫn các cơ quan, các huyện, thành phố chủ động sắp xếp bố trí các khoản chi theo dự toán đã được giao, bổ sung dự toán kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ đột xuất phát sinh và những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.

+ Tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo tại Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 về việc tiết kiệm chi thường xuyên, dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp tài sản công, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn.

+ Kiểm soát nợ chính quyền địa phương chặt chẽ, đúng quy định, thực hiện trả nợ các khoản vay đúng quy định, đảm bảo thời gian theo cam kết và trong khả năng ngân sách nhà nước của tỉnh hàng năm; Đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước góp phần tăng tỷ lệ hoàn thành các kết luận. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

+ Nguồn dự phòng ngân sách năm 2022 bố trí 166,119 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh 65,658 tỷ, cấp huyện 100,461 tỷ. Để xử lý các nhiệm vụ đột xuất như: Phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống khắc phục dịch bệnh; ngoài ra bố trí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất về an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ biên giới, an sinh xã hội và nhiệm vụ đột xuất theo quy định của Luật NSNN.

+ Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: Trong năm 2022, việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND; sự chỉ đạo quyết liệt, của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, các địa phương, sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân và những kết quả, kinh nghiệm có được trong việc triển khai kế hoạch đầu tư công các năm qua.

Công tác chỉ đạo, triển khai phân bổ kế hoạch đầu tư công được triển khai kịp thời, đúng quy định của Luật Đầu tư công và hướng dẫn thi hành. Vốn bố trí cơ bản tập trung, ưu tiên bố trí các hoàn thành quyết toán, công trình chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch.

Việc triển khai các thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân thanh toán được chú trọng; các chủ đầu tư đã bám sát yêu cầu, chủ động đôn đốc các nhà thầu hoàn thiện hồ sơ để thanh toán khối lượng hoàn thành.

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư công được đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán đảm bảo quy trình, quy định, đáp ứng yêu cầu, khả năng cân đối nguồn vốn; công tác đấu thầu được thực hiện đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu về tiến độ gói thầu và chất lượng công trình.

Các chủ đầu tư đã chủ động phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đảm bảo tiến độ thực hiện.

Nhiều công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào sử dụng đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, tạo sức bật thúc đẩy kinh tế- xã hội tại địa phương, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1015/UBND-TH ngày 29/4/2022 về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; Công văn số 2562/UBND-TH ngày 04/10/2022 về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tổ chức hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn ĐT công với các chủ đầu tư, ngay sau hội nghị tiến hành cho các chủ đầu tư ký cam kết giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng, các cấp chính quyền, các chủ đầu tư thực hiện hoàn thành và đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng cơ bản năm 2022.Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Tiếp tục thực hiện tốt công tác quán triệt, triển khai và tuyên truyền thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh có liên quan. Tiếp tục huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền để tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong năm 2022, là nhiệm vụ trực tiếp của người đứng đầu. Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển vốn đối với các công trình, dự án có tỉ lệ giải ngân kế hoạch năm 2021 thấp để bổ sung vốn cho các công trình, dự án có khối lượng, có tiến độ giải ngân tốt. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, giữa các cấp, các ngành trong giải quyết các thủ tục hành chính và xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng công trình; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Hạn chế, tồn tại

+ Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, kinh phí thực hiện Đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch của tỉnh còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

+ Các Chương trình mục tiêu quốc gia đến giữa năm 2022 mới có Quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, mất nhiều thời gian dẫn đến việc thực hiện và giải ngân đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ thấp.

+ Một số chủ đầu tư còn thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện dự án. Nhiều dự án gặp khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu và phụ thuộc vào tiền thu đất, xổ số; một số dự án chuyển tiếp đang triển khai thi công chậm nghiệm thu khối lượng hoàn thành, việc giải ngân kinh phí chương trình mục tiêu, vốn đầu tư ở một số ngành còn chậm.

- Nguyên nhân

+ Nhiều chủ đầu tư chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc hoàn thiện thủ tục, triển khai thi công, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà thầu để đẩy nhanh công tác quyết toán dự án; chưa đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các gói thầu không đảm bảo cam kết, tiến độ; việc xử lý các trường hợp chậm trễ trong thực hiện thủ tục đầu tư, thi công dự án đôi khi còn chưa kịp thời.

+ Những tháng đầu năm 2022, thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các giải đấu thể thao, ca nhạc, văn nghệ, các hoạt động sự kiện tập trung đông người, ảnh hưởng đến các kế hoạch dự toán chi không thực hiện được.

+ Một số chủ đầu tư, thủ trưởng đơn vị chưa nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí, giải ngân thanh toán nguồn vốn; năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế về công tác chuyên môn.

+ Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số dự án đã được phê duyệt, tuy nhiên do năng lực tư vấn lập dự án hạn chế, nên khi triển khai dự án mới xuất hiện các yếu tố bất cập, khối lượng bổ sung, phát sinh tăng, giảm,... dẫn đến dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, dự toán,... mặt khác việc chậm hoàn thiện các thủ tục lập, thẩm định, trình phê duyệt trước khi tiếp tục triển khai thực hiện dự án vẫn còn xảy ra.

+ Quy trình, thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư như: phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, lựa chọn nhà thầu,... Trong từng bước phải lập, đấu thầu lựa chọn tư vấn, thẩm tra, thẩm định và trình phê duyệt.

Bên cạnh những nguyên nhân trên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thì có một số nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đó là: Đầu năm 2022, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các nhà thầu trong công tác huy động nhân công thực hiện các công trình, dự án; giá vật liệu xây dựng tăng cao đột biến so với thời điểm duyệt dự toán (đặc biệt là sắt thép xây dựng) khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tạm giãn tiến độ thi công chờ thị trường vật liệu xây dựng bình ổn, giảm giá. Tất cả các nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chung của tỉnh.

2. Quyết toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2022 là 13.822 tỷ đồng

a) Chi đầu tư phát triển: Số quyết toán 2.835,388 tỷ đồng, bao gồm dự toán giao năm 2022, nguồn năm 2021 chuyển sang, bổ sung trong năm; so với dự toán TW giao đạt 85%; so với dự toán HĐND tỉnh đạt 78%; bằng 62% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh 1.661 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện, thành phố 1.167 tỷ đồng; ngân sách cấp xã 7 tỷ đồng.

b) Chi thường xuyên và chương trình mục tiêu có tính chất sự nghiệp: Số quyết toán là 6.264,789 tỷ đồng, đạt 86% dự toán TW giao, đạt 86% dự toán HĐND tỉnh giao; bằng 91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngân sách cấp tỉnh 1.874,4 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện, thành phố 3.612,9 tỷ đồng; ngân sách cấp xã 777,5 tỷ đồng.

Trong đó chi tiết các lĩnh vực như sau:

- Chi quốc phòng: 183.011 triệu đồng.

- Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: 65.690 triệu đồng.

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 2.672.562 triệu đồng.

- Chi khoa học công nghệ: 12.372 triệu đồng.

- Chi y tế, dân số và gia đình: 829.980 triệu đồng.

- Chi văn hóa thông tin: 58.388 triệu đồng.

- Chi phát thanh - truyền hình - thông tấn: 27.904 triệu đồng.

- Chi thể dục thể thao: 42.035 triệu đồng.

- Chi bảo vệ môi trường: 71.621 triệu đồng.

- Chi các hoạt động kinh tế: 543.553 triệu đồng.

- Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước - Đảng - đoàn thể: 1.464.404 triệu đồng.

- Chi đảm bảo xã hội: 273.387 triệu đồng.

- Chi khác ngân sách: 19.883 triệu đồng.

c) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1,3 tỷ đồng, bằng 100% dự toán.

d) Chi chuyển nguồn: 4.717,431 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp tỉnh 2.474,950 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp huyện 2.199,339 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp xã 43,142 tỷ đồng.

Bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công: 2.777,817 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 1.238,774 tỷ đồng; cấp huyện: 1.533,522 tỷ đồng; cấp xã: 5,521 tỷ đồng.

+ Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán: 13,525 tỷ đồng. Trong đó cấp huyện: 13,525 tỷ đồng.

+ Nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở, bảo trợ xã hội: 526,43 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 477,113 tỷ đồng; cấp huyện: 42,143 tỷ đồng; cấp xã: 7,174 tỷ đồng.

+ Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước; các khoản viện trợ không hoàn lại đã xác định cụ thể nhiệm vụ chi: 24,022 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 7,863 tỷ đồng; cấp huyện: 16,159 tỷ đồng.

+ Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán, không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc: 134,434 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 109,692 tỷ đồng; cấp huyện: 19,638 tỷ đồng; cấp xã: 5,103 tỷ đồng.

+ Kinh phí nghiên cứu khoa học bố trí cho các đề tài dự án nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền quyết định đang trong thời gian thực hiện: 12,31 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 12,31 tỷ đồng.

+ Các khoản tăng thu được sử dụng theo quy định tại khoản 2 điều 59 của Luật ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định cho phép sử dụng vào năm sau: 811,372 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 524,275 tỷ đồng; cấp huyện: 278,86 tỷ đồng; cấp xã: 8,237 tỷ đồng.

+ Thu tiền sử dụng đất tăng thêm chưa phân bổ: 61,378 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 47,61 tỷ đồng; cấp huyện: 13,768 tỷ đồng.

+ Thu từ sắp xếp lại xử lý trụ sở làm việc: 24,624 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 24,624 tỷ đồng.

+ Kinh phí khác theo quy định của pháp luật: 331,519 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh: 32,687 tỷ đồng; cấp huyện: 281,724 tỷ đồng; cấp xã: 17,107 tỷ đồng.

e) Chi trả nợ lãi các khoản vay: 2,959 tỷ đồng.

- Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn; tiểu dự án tỉnh Cao Bằng (BIIG): 0,106 tỷ đồng.

- Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc, vay vốn WB: 0,597 tỷ đồng.

- Dự án Đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (dự án LRAMP), vay vốn WB: 0,402 tỷ đồng.

- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tỉnh Cao Bằng, vay vốn WB: 0,256 tỷ đồng.

- Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ, vay vốn IFAD: 0,95 tỷ đồng.

- Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VIGL): 0,036 tỷ đồng.

- Dự án năng lượng nông thôn II (REII): 0,612 tỷ đồng.

3. Chi trả nợ gốc các khoản vay: 17,834 tỷ đồng.

- Dự án: Chương trình đô thị miền núi phía Bắc, vay vốn WB: 2,337 tỷ đồng.

- Dự án: Đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (dự án LRAMP), vay vốn WB: 1,58 tỷ đồng.

- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tỉnh Cao Bằng, vay vốn WB: 0,862 tỷ đồng.

- Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ, vay vốn IFAD: 4,637 tỷ đồng.

- Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VIGL): 0,488 tỷ đồng.

- Dự án năng lượng nông thôn II (REII): 7,93 tỷ đồng.

4. Chi nộp trả ngân sách cấp trên: 54,408 tỷ đồng

- Ngân sách tỉnh nộp trả ngân sách trung ương 5,16 tỷ đồng.

- Ngân sách huyện nộp trả ngân sách cấp tỉnh 46,931 tỷ đồng.

- Ngân sách cấp xã nộp trả ngân sách cấp huyện 2,317 tỷ đồng.

III. KẾT DƯ NGÂN SÁCH NĂM 2022

- Tổng số kết dư ngân sách địa phương là 7,864 tỷ đồng.

Trong đó:

1- Kết dư ngân sách cấp tỉnh là 1,818 tỷ đồng.

Trong đó nội dung chủ yếu là kinh phí hoạt động thường xuyên hết nhiệm vụ chi không được phép chuyển nguồn.

2- Kết dư ngân sách cấp huyện, thành phố là 1,852 tỷ đồng.

Trong đó nội dung chủ yếu là kinh phí hoạt động thường xuyên hết nhiệm vụ chi không được phép chuyển nguồn.

3- Kết dư ngân sách cấp xã là 4,194 tỷ đồng.

Trong đó nội dung chủ yếu là kinh phí chi thường xuyên hết nhiệm vụ chi.

Trên đây là thuyết minh báo cáo Quyết toán ngân sách địa phương năm 2022./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1922/QĐ-UBND ngày 30/12/2023 công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2022 do tỉnh Cao Bằng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


90

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.169.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!