ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
19/2012/QĐ-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 05 tháng 6 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11năm 2003;
Căn cứ Thông tư số
96/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc
hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các Trung tâm Học tập cộng đồng;
Căn cứ Quyết định số
09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã,
phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số
40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập
cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số
09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính tại Tờ trình số 428/TTr-STC ngày 22 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài
chính của các Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2009 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính tạm thời của
Trung tâm Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ
quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 05/6/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các
Trung tâm Học tập cộng đồng (gọi tắt là Trung tâm HTCĐ) được thành lập và hoạt
động theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trung tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn và Thông tư số
40/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số
09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2.
Nguyên tắc hoạt động tài chính của Trung tâm HTCĐ
Việc quản lý, sử dụng các khoản
thu, chi và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo chế độ
quản lý tài chính hiện hành và quy định tại Quy chế này.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Nguồn thu của Trung tâm HTCĐ
1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:
a) Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang
thiết bị ban đầu: ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 lần cho các Trung tâm HTCĐ mới thành
lập để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, trang thiết bị, đồ
dùng, sách giáo khoa tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Mức hỗ trợ
kinh phí ban đầu là 30 triệu đồng đối với một Trung tâm HTCĐ mới thành lập;
b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động thường
xuyên: ngân sách tỉnh cân đối dự toán hàng năm hỗ trợ cho các Trung tâm HTCĐ để
mua sắm bổ sung tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học
tập. Mức hỗ trợ như sau:
- Đối với Trung tâm HTCĐ thuộc
các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số
301/2006/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT
ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công
nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển (có
phụ lục kèm theo):
+ Mức hỗ trợ kinh phí đối với
các Trung tâm HTCĐ thuộc các xã khu vực I là 20 triệu đồng/năm/Trung tâm;
+ Mức hỗ trợ kinh phí đối với
các Trung tâm HTCĐ thuộc các xã khu vực II và III là 25 triệu đồng/năm/Trung
tâm.
- Đối với các Trung tâm HTCĐ thuộc
các địa bàn còn lại: mức hỗ trợ là 15 triệu đồng/năm/Trung tâm.
c) Ngân sách các huyện, thị xã,
thành phố chịu trách nhiệm cân đối dự toán hàng năm kinh phí đầu tư xây dựng và
phát triển Trung tâm HTCĐ. Các địa phương tận dụng các cơ sở hiện có, kết hợp sử
dụng nhà văn hóa, trường học, hội trường… để bố trí nơi làm việc cho Trung tâm
HTCĐ, nơi nào có điều kiện thì xây dựng cơ sở mới;
d) Ngân sách các xã, phường, thị
trấn chịu trách nhiệm cân đối dự toán hàng năm để chi trả phụ cấp kiêm nhiệm
cho Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán, thủ quỹ làm công tác kiêm nhiệm tại Trung
tâm HTCĐ và các hoạt động thường xuyên khác của Trung tâm HTCĐ. Từ năm 2012,
ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/năm/Trung tâm thông qua ngân sách cấp xã
trong dự toán chi ngân sách hàng năm để chi các hoạt động thường xuyên của
Trung tâm HTCĐ.
2. Nguồn khác:
- Thu học phí (đối với các lớp học
được phép thu học phí, chi phí học tập);
- Các khoản thu được trích lại từ
nguồn thu của các cơ sở đào tạo thông qua các chương trình liên kết đào tạo,
chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Kinh phí huy động từ các
chương trình, dự án phổ cập giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật,
khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,…; các dự án, chương trình tại
địa phương theo quyết định của cấp có thẩm quyền liên quan đến nội dung hoạt động
của Trung tâm HTCĐ theo phương thức đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ;
- Thu đóng góp của các tổ chức,
cá nhân, cộng đồng; tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước,
các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đoàn thể (nếu có).
Điều 4. Nội
dung chi và mức chi cho hoạt động của Trung tâm HTCĐ
1. Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh
hỗ trợ phải được sử dụng đúng nội dung tại điểm a, b thuộc khoản 1, Điều 3 Quy
chế này, gồm:
- Chi mua sắm trang thiết bị phục
vụ công tác quản lý, như: máy vi tính, bàn, ghế, tủ,…;
- Chi mua trang thiết bị, đồ
dùng, sách giáo khoa tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập, như: máy
chiếu, bàn học, sách,…
Việc mua sắm nêu trên được thực
hiện theo thực tế phát sinh và sử dụng, thanh toán, quyết toán đúng quy định
tài chính hiện hành.
2. Chi trả phụ cấp kiêm nhiệm
cho các chức danh của Trung tâm HTCĐ, gồm:
a) Giám đốc, Phó Giám đốc Trung
tâm HTCĐ được chi trả phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương tối thiểu chung, do
UBND cấp xã chi trả từ dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã. Trường hợp
cán bộ chuyên trách là Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm HTCĐ thì không được hưởng
mức phụ cấp kiêm nhiệm nói trên;
b) Kế toán, thủ quỹ của Trung
tâm HTCĐ do kế toán, thủ quỹ của UBND cấp xã kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp
kiêm nhiệm theo mức 15% mức lương tối thiểu chung, do UBND cấp xã chi trả từ dự
toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã;
c) Tùy theo khả năng cân đối nguồn
thu, Trung tâm HTCĐ được chi trả mức phụ cấp kiêm nhiệm cao hơn mức quy định tại
điểm a, điểm b khoản này và phải đưa vào trong quy chế chi tiêu nội bộ của
trung tâm (phần chi tăng thêm này không được chi từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ
trợ).
3. Các khoản chi phục vụ hoạt động
giảng dạy:
a) Chi trả tiền thuê giáo viên
giảng dạy:
- Định mức giờ giảng: thực hiện
theo quy định chuyên môn của các ngành chức năng;
- Tùy theo khả năng nguồn thu và
tình hình thực tế tại Trung tâm HTCĐ, Giám đốc Trung tâm HTCĐ quyết định mức
chi trả cho giáo viên trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa người dạy với Trung
tâm HTCĐ;
- Đối với giáo viên thực hiện giảng
dạy theo các chương trình, dự án của Nhà nước thì mức chi trả theo quy định của
chương trình, dự án đó.
b) Chi biên soạn tài liệu, giáo
trình: mức tối đa là 30.000 đồng/trang A4. Tùy theo mức độ phức tạp của từng
ngành học và dự toán kinh phí được giao, Giám đốc Trung tâm HTCĐ xây dựng mức
chi biên soạn chương trình, giáo trình phù hợp với yêu cầu công việc và khả
năng kinh phí của đơn vị mình và thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ;
c) Chi mua văn phòng phẩm, sửa
chữa trang thiết bị văn phòng: thanh toán theo hóa đơn thực tế;
d) Chi điện, nước, điện thoại:
thanh toán theo hóa đơn thực tế.
4. Các khoản chi khác:
a) Chi hội nghị, công tác phí:
căn cứ khả năng nguồn thu và chế độ hội nghị, công tác phí hiện hành của Ủy ban
nhân dân tỉnh, các Trung tâm HTCĐ đưa nội dung này vào quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị mình để căn cứ thực hiện;
b) Các khoản chi khác còn lại:
tùy theo thực tế, khả năng cân đối nguồn thu, Giám đốc Trung tâm HTCĐ quyết định
chi và phải thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ. Riêng đối với nguồn thu từ
đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phải ưu tiên chi cho các
mục tiêu phục vụ học tập cộng đồng.
Điều 5. Quy
trình quản lý, cấp phát nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho Trung tâm
HTCĐ
1. Đối với nguồn ngân sách tỉnh
hỗ trợ tại điểm a, điểm b thuộc khoản 1, Điều
3 Quy chế này:
a) Căn cứ dự toán được Ủy ban
nhân dân tỉnh giao, Sở Tài chính thông báo bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
huyện;
b) Ngân sách cấp huyện thông báo
bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các xã, phường, thị trấn;
c) Ngân sách cấp xã cấp kinh phí
bằng lệnh chi tiền về tài khoản tiền gửi của Trung tâm HTCĐ mở tại Kho bạc Nhà
nước nơi giao dịch;
d) Thủ trưởng Trung tâm HTCĐ quyết
định chi khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong dự toán đầu năm được
Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt;
- Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế
độ.
2. Đối với nguồn ngân sách cấp
huyện hỗ trợ: thực hiện như đối với khoản hỗ trợ của tỉnh và sử dụng đúng mục
tiêu được hỗ trợ.
3. Đối với nguồn ngân sách cấp
xã hỗ trợ cho Trung tâm HTCĐ: thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách
Nhà nước, Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính
quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường,
thị trấn; các văn bản bổ sung, hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước của
cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
a) Hàng năm, Trung tâm HTCĐ lập
dự toán kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách cấp xã gửi UBND cấp xã. Căn cứ
vào khả năng ngân sách, UBND cấp xã bố trí mức hỗ trợ trong dự toán chi ngân
sách cấp xã trình HĐND cấp xã quyết định;
b) Căn cứ dự toán được HĐND cấp
xã quyết định, UBND cấp xã cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền về tài khoản tiền gửi
của Trung tâm HTCĐ mở tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
c) Giám đốc Trung tâm HTCĐ quyết
định chi khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong dự toán đầu năm được
Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt;
- Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế
độ.
4. Kho bạc Nhà nước nơi Trung
tâm HTCĐ mở tài khoản tiền gửi thực hiện kiểm soát chi kinh phí ngân sách Nhà
nước hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Điều 6. Quy
định về quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của Trung tâm HTCĐ
1. Trung tâm HTCĐ phải mở sổ
sách kế toán, chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê; theo dõi, hạch
toán đầy đủ các khoản thu - chi, các khoản đóng góp, tài trợ; báo cáo định kỳ
cho UBND cấp xã và cơ quan tài chính cấp huyện. Các khoản chi phải có hóa đơn,
chứng từ theo quy định và phải được thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
2. Trung tâm HTCĐ chịu sự quản
lý, kiểm tra tài chính của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
3. Trung tâm HTCĐ phải xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ để cụ thể hóa các nguồn thu và mức chi trình UBND cấp
xã quyết định để làm cơ sở cho Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và thực hiện
trong đơn vị mình.
4. Trung tâm HTCĐ chịu trách nhiệm
thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ và kinh phí từ các
nguồn khác với UBND cấp xã (Ban Tài chính xã) theo đúng quy định tài chính hiện
hành.
5. Đối với các khoản thu học phí
của Trung tâm HTCĐ:
- Trung tâm HTCĐ phải lập kế hoạch
mở lớp trình UBND cấp xã phê duyệt về nội dung, mức thu và dự toán chi,… Căn cứ
kế hoạch mở lớp được UBND cấp xã phê duyệt, Giám đốc Trung tâm HTCĐ tổ chức thực
hiện, quản lý các khoản thu, chi theo đúng quy định. Định kỳ hàng quý, Trung
tâm HTCĐ phải báo cáo Phòng Tài chính -
Kế hoạch và Phòng Giáo dục và
Đào tạo để theo dõi, kiểm tra;
- Trường hợp các công ty, doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tập huấn, giới thiệu sản phẩm… về những mặt
hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho nông dân như: phân bón, thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây mới, con giống mới … và đài thọ kinh phí mở lớp,
thì Giám đốc Trung tâm HTCĐ báo cáo và xin ý kiến giải quyết của UBND cấp xã;
- Trường hợp Trung tâm HTCĐ liên
kết với cơ sở dạy nghề để mở các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn thì được
thu các khoản theo quy định hiện hành về chính sách đào tạo nghề lao động nông
thôn.
6. Đối với nguồn thu đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Trung tâm HTCĐ phải theo dõi riêng và
ưu tiên chi cho các mục tiêu phục vụ học tập cộng đồng; đồng thời định kỳ hàng
quý, hàng năm phải thông báo công khai tại trụ sở Trung tâm HTCĐ.
7. Trung tâm HTCĐ phải thực hiện
công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng
3 năm 2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính
đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ
trợ; Thông tư số 19/2005/TT- BTC ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính về
việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước và các
quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
8. Hàng năm, căn cứ chế độ chi
tiêu hiện hành, các Trung tâm HTCĐ lập dự toán kinh phí theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước gửi Ban Tài chính cấp xã để tổng hợp, trình UBND cấp xã phê
duyệt mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Điều 3 Quy chế này.
Điều 7. Xử
lý tài sản khi Trung tâm HTCĐ bị giải thể
Trường hợp Trung tâm HTCĐ bị giải
thể phải tiến hành kiểm kê chính xác, đầy đủ tiền và tài sản của Trung tâm, bàn
giao đầy đủ cho cơ quan tài chính cấp huyện để tham mưu xử lý theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh
hướng dẫn việc mở lớp, định mức giờ giảng, tiết giảng và hướng dẫn việc chi trả
phụ cấp, tiền thuê giáo viên đối với các lớp học giao cho Trung tâm HTCĐ mở
trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện.
2. Chủ trì xây dựng các cơ chế,
chính sách để xây dựng và phát triển bền vững các Trung tâm HTCĐ trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Tài chính
trình cấp có thẩm quyền ban hành mức thu học phí đối với các nhiệm vụ giáo dục,
đào tạo giao cho Trung tâm HTCĐ nhưng chưa có quy định mức thu.
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
- Phối hợp với các ngành có liên
quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách hỗ trợ hàng năm cho Trung tâm
HTCĐ;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tham mưu xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ cho
hoạt động của Trung tâm HTCĐ.
Điều 10.
Trách nhiệm của Hội Khuyến học tỉnh
1. Phối hợp với UBND cấp huyện bố
trí cán bộ tham gia quản lý Trung tâm HTCĐ theo quy định tại Quyết định số
2682/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo tham mưu cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương để duy
trì hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững các Trung tâm HTCĐ.
Điều 11.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với các ngành có
liên quan chỉ đạo thực hiện việc bố trí cán bộ tại các Trung tâm HTCĐ.
2. Cân đối kinh phí đầu tư xây dựng
và phát triển Trung tâm HTCĐ, hỗ trợ kinh phí cho các Trung tâm HTCĐ hoạt động
hiệu quả.
3. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào
tạo và các phòng chức năng cấp huyện chịu trách nhiệm theo dõi về chuyên môn,
nghiệp vụ, chỉ đạo nội dung và hình thức hoạt động của Trung tâm HTCĐ, hỗ trợ
nguồn nhân lực cho Trung tâm HTCĐ.
4. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn phối hợp với Trung tâm HTCĐ để liên kết đào tạo hoặc tổ chức đào tạo
nghề lao động nông thôn.
5. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế
hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc sử dụng kinh phí do
ngân sách hỗ trợ, bảo đảm đúng chế độ, đúng mục đích; thực hiện xét duyệt quyết
toán thu chi hàng năm của Trung tâm HTCĐ theo quy định.
Điều 12.
Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1. Bố trí cán bộ xã tham gia quản
lý Trung tâm HTCĐ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trực tiếp quản lý về
tổ chức, nhân sự, nội dung và kế hoạch hoạt động của Trung tâm HTCĐ.
2. Trình HĐND cấp xã phân bổ
kinh phí chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý và các khoản chi hỗ trợ
hoạt động thường xuyên khác cho Trung tâm HTCĐ.
3. Chịu trách nhiệm trực tiếp về
tổ chức và kinh phí hoạt động của các Trung tâm HTCĐ./.
PHỤ LỤC
CÁC XÃ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA TỈNH BÌNH
THUẬN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 301/2006/QĐ-UBDT NGÀY 27/11/2006 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ
05/2007/QĐ-UBDT NGÀY 06/9/2007 CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC VỀ VIỆC
CÔNG NHẬN 3 KHU VỰC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
STT
|
Huyện,
xã
|
Khu
vực I
|
Khu
vực II
|
Khu
vực III
|
I
|
Huyện Tuy Phong
|
2
|
2
|
1
|
1
|
Xã Vĩnh Hảo
|
x
|
|
|
2
|
Xã Vĩnh Tân
|
x
|
|
|
3
|
Xã Phong Phú
|
|
x
|
|
4
|
Xã Phú Lạc
|
|
x
|
|
5
|
Xã Phan Dũng
|
|
|
x
|
II
|
Huyện Bắc Bình
|
7
|
10
|
1
|
1
|
Xã Sông Lũy
|
x
|
|
|
2
|
Xã Phan Rí Thành
|
x
|
|
|
3
|
Thị trấn Chợ Lầu
|
x
|
|
|
4
|
Xã Hồng Thái
|
x
|
|
|
5
|
Xã Lương Sơn
|
x
|
|
|
6
|
Xã Hải Ninh
|
x
|
|
|
7
|
Xã Bình Tân
|
x
|
|
|
8
|
Xã Phan Điền
|
|
x
|
|
9
|
Xã Hồng Phong
|
|
x
|
|
10
|
Xã Hòa Thắng
|
|
x
|
|
11
|
Xã Phan Hòa
|
|
x
|
|
12
|
Xã Phan Hiệp
|
|
x
|
|
13
|
Xã Phan Thanh
|
|
x
|
|
14
|
Xã Bình An
|
|
x
|
|
15
|
Xã Phan Sơn
|
|
x
|
|
16
|
Xã Phan Lâm
|
|
x
|
|
17
|
Xã Sông Bình
|
|
x
|
|
18
|
Xã Phan Tiến
|
|
|
x
|
III
|
Huyện Hàm Thuận Bắc
|
6
|
4
|
2
|
1
|
Xã Hàm Phú
|
x
|
|
|
2
|
Xã Hàm Trí
|
x
|
|
|
3
|
Xã Hàm Chính
|
x
|
|
|
4
|
Xã Hàm Liêm
|
x
|
|
|
5
|
Xã Hồng Liêm
|
x
|
|
|
6
|
Xã Hồng Sơn
|
x
|
|
|
7
|
Xã Đông Tiến
|
|
x
|
|
8
|
Xã Đa Mi
|
|
x
|
|
9
|
Xã Thuận Minh
|
|
x
|
|
10
|
Xã Thuận Hòa
|
|
x
|
|
11
|
Xã La Dạ
|
|
|
x
|
12
|
Xã Đông Giang
|
|
|
x
|
IV
|
Huyện Hàm Thuận Nam
|
7
|
0
|
2
|
1
|
Xã Mương Mán
|
x
|
|
|
2
|
Xã Hàm Minh
|
x
|
|
|
3
|
Xã Tân Lập
|
x
|
|
|
4
|
Xã Tân Thuận
|
x
|
|
|
5
|
Xã Hàm Thạnh
|
x
|
|
|
6
|
Xã Thuận Quý
|
x
|
|
|
7
|
Thị trấn Thuận Nam
|
x
|
|
|
8
|
Xã Hàm Cần
|
|
|
x
|
9
|
Xã Mỹ Thạnh
|
|
|
x
|
V
|
Huyện Hàm Tân
|
6
|
2
|
0
|
1
|
Thị trấn Tân Minh
|
x
|
|
|
2
|
Xã Tân Nghĩa
|
x
|
|
|
3
|
Xã Tân Xuân
|
x
|
|
|
4
|
Xã Tân Thắng
|
x
|
|
|
5
|
Xã Tân Đức
|
x
|
|
|
6
|
Xã Tân Phúc
|
x
|
|
|
7
|
Xã Sông Phan
|
|
x
|
|
8
|
Xã Tân Hà
|
|
x
|
|
VI
|
Huyện Tánh Linh
|
10
|
4
|
0
|
1
|
Xã Nghị Đức
|
x
|
|
|
2
|
Xã Đức Tân
|
x
|
|
|
3
|
Xã Bắc Ruộng
|
x
|
|
|
4
|
Xã Huy Khiêm
|
x
|
|
|
5
|
Xã Đồng Kho
|
x
|
|
|
6
|
Xã Đức Bình
|
x
|
|
|
7
|
Xã Đức Thuận
|
x
|
|
|
8
|
Thị trấn Lạc Tánh
|
x
|
|
|
9
|
Xã Gia An
|
x
|
|
|
10
|
Xã Gia Huynh
|
x
|
|
|
11
|
Xã La Ngâu
|
|
x
|
|
12
|
Xã Măng Tố
|
|
x
|
|
13
|
Xã Đức Phú
|
|
x
|
|
14
|
Xã Suối Kiết
|
|
x
|
|
VII
|
Huyện Đức Linh
|
11
|
2
|
0
|
1
|
Xã Đa Kai
|
x
|
|
|
2
|
Xã Sùng Nhơn
|
x
|
|
|
3
|
Xã Mê Pu
|
x
|
|
|
4
|
Xã Vũ Hòa
|
x
|
|
|
5
|
Thị trấn Võ Xu
|
x
|
|
|
6
|
Xã Nam Chính
|
x
|
|
|
7
|
Thị trấn Đức Chính
|
x
|
|
|
8
|
Thị trấn Đức Tài
|
x
|
|
|
9
|
Xã Đức Hạnh
|
x
|
|
|
10
|
Xã Tân Hà
|
x
|
|
|
11
|
Xã Đông Hà
|
x
|
|
|
12
|
Xã Trà Tân
|
|
x
|
|
13
|
Xã Đức Tín
|
|
x
|
|