ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1551/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 27 tháng 05
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THÍ ĐIỂM VỀ MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP
TỪ NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP
ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số
80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC
ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012
của Liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT và Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch
vụ môi trường rừng;
Xét đề nghị của Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 09/TTr-QBVR ngày 11/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm
về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản
xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.
(có
Quy định chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và
Môi trường, Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Ban Quản
lý khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH
một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan và các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Quỹ Bảo vệ và PTR Việt Nam;
- TT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, TH, BBT, NLN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Phong
|
QUY ĐỊNH
THÍ ĐIỂM VỀ MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI
VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ NGUỒN NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 1551/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
áp dụng
Quy định áp dụng đối với các nội dung
về đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, sử dụng dịch vụ môi trường rừng,
mức chi trả, hình thức chi trả, việc quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có
sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có
sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai và được cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước có trách nhiệm thực
hiện các quy định này.
2. Đối tượng được nhận ủy thác tiền dịch
vụ môi trường rừng là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá
nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, thực hiện chính sách DVMTR tại địa
phương.
Điều 3. Nguyên
tắc áp dụng
1. Áp dụng thống nhất với các cơ sở sản
xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào
Cai quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này.
2. Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố
trong giá thành sản phẩm có sử dụng DVMTR và không thay thế thuế tài nguyên,
phí và lệ phí hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường rừng bao gồm các
hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất,
không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với
nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm:
Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng chống thiên tai, đa
dạng sinh học, hấp thụ và lưu trữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
2. Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ: Bảo vệ
đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết và
duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ các bon
của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn
suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh
quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho
dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên,
sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng
là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền
cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
thanh toán ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để đầu tư cho trồng rừng,
bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ
cho sản xuất.
4. Nguồn nước là các dạng tích
tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối,
kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết
và các dạng tích tụ nước khác.
5. Nước mặt là nước tồn tại
trên mặt đất liền.
6. Công nghiệp là một ngành
kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất, một bộ phận cấu thành cơ bản của nền sản xuất
xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên
thiên nhiên; sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của
nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và đời sống.
Chương II
MỨC THU, THỜI ĐIỂM,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Điều 5. Mức thu
tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Mức thu (đơn giá) tiền dịch vụ môi
trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ
nguồn nước trên địa bàn tỉnh là 35 đồng/m3 nước khai thác.
2. Số tiền thu trong kỳ bằng (=): Đơn
giá (x) lượng nước đăng ký được cơ quan có thẩm quyền cấp phép (x) tỷ lệ huy động
công suất so với công suất thiết kế của dự án.
Điều 6. Thời điểm
thu tiền dịch vụ môi trường rừng
Thời điểm thực hiện thu tiền DVMTR đối
với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên
địa bàn tỉnh Lào Cai tính từ ngày 01/7/2016.
Trường hợp các cơ sở sản xuất công
nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, hoạt động sau
ngày 01/7/2016 thì thời điểm thu tiền DVMTR bắt đầu tính từ ngày cơ sở đó đi
vào hoạt động.
Điều 7. Quản lý,
sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sử
dụng 10% trên tổng số tiền ủy thác để chi cho các hoạt động quản
lý theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng.
2. Dự phòng bằng 5% trên tổng số tiền ủy thác chuyển về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Việc
quản lý, sử dụng nguồn dự phòng thực hiện theo quy định Điều 6, Thông tư số
85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
3. Sử dụng 85% trên tổng số tiền ủy
thác DVMTR chi cho các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các cơ
sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp; Hỗ trợ thực hiện các chương
trình dự án do UBND tỉnh phê duyệt bao gồm: các dự án trồng
rừng, trồng rừng cảnh quan; tuyên truyền, phổ biến và triển
khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đào tạo nguồn
nhân lực cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các huyện, thành
phố có cung ứng dịch vụ môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Điều 8. Ký kết hợp đồng ủy
thác, kê khai, lập kế hoạch, kỳ hạn thanh quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải
chi trả tiền DVMTR theo Khoản 1, Điều 2 của Quy định này, thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
theo Mẫu số 01 (ban hành kèm theo Quyết định này).
2. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải
chi trả tiền DVMTR theo Khoản 1, Điều 2 của Quy định này phải tự kê khai lượng
nước sử dụng của đơn vị và số tiền phải chi trả DVMTR về Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh theo biểu mẫu kê khai sau:
a) Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm,
đơn vị chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nộp tờ khai
đăng ký kế hoạch nộp tiền DVMTR của năm kế tiếp theo Mẫu số
02 (ban hành kèm theo Quyết định này).
Riêng đối với năm 2016, các cơ sở
sản xuất công nghiệp nộp tờ khai đăng ký kế hoạch nộp tiền DVMTR
từ tháng 7/2016.
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết
thúc quý, các cơ sở sản xuất công nghiệp lập Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR
theo Mẫu số 3 (ban hành kèm theo Quyết định này).
c) Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết
thúc năm kế toán, đơn vị đã nộp tiền DVMTR lập tờ khai tự quyết toán tiền DVMTR
theo Mẫu số 04 (ban hành kèm theo Quyết định này).
3. Kỳ hạn thanh toán: Việc thực hiện
thanh toán tiền DVMTR được thực hiện theo từng quý, thời gian thanh toán chậm
nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời gian thanh toán quý IV của năm chậm
nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Trường hợp chậm
thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng
nước trực tiếp từ nguồn nước phải trả thêm tiền lãi đối với số tiền dịch vụ môi trường rừng chậm trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương
ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Đồng thời, phải chịu xử phạt
vi phạm hành chính theo Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
4. Chứng từ thu tiền DVMTR
a) Chứng từ thu tiền DVMTR được sử dụng
biên lai thu tiền theo mẫu số C38-BB (Ban hành theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày
15/11/2010 của Bộ Tài chính).
b) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
có trách nhiệm viết biên lai thu tiền và kèm theo thông báo xác nhận số tiền
thu của các đơn vị đã nộp tiền DVMTR về Quỹ. Quỹ hạch toán, quyết toán biên lai
thu tiền theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Chương
III
QUYỀN HẠN, NGHĨA
VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ NGUỒN NƯỚC
VÀ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH
Điều 9. Quyền hạn và nghĩa vụ của
các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
1. Quyền hạn
a) Hằng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh thông báo kết quả sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng đơn vị
đã nộp.
b) Trong trường hợp gặp rủi ro, bất
khả kháng thì được xem xét miễn, giảm tiền phải chi trả DVMTR theo hướng dẫn tại
Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cung cấp biên lai thu tiền và kèm theo thông báo xác nhận số tiền làm cơ sở để
thanh quyết toán theo quy định.
2. Nghĩa vụ
a) Thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác
chi trả dịch vụ môi trường rừng; đăng ký, kê khai số tiền DVMTR phải nộp về Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo đúng quy định.
b) Thực hiện việc thanh toán tiền
DVMTR về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng.
Điều 10. Quyền hạn
và nghĩa vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
1. Quyền hạn
a) Được các cơ sở sản xuất công nghiệp
ủy thác và thực hiện việc chi trả tiền sử dụng DVMTR đầy đủ và đúng kỳ hạn.
b) Được quyền kiểm tra và yêu cầu các
cơ sở sản xuất công nghiệp giải trình về việc tự kê khai, quyết toán tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Nghĩa vụ
a) Thực hiện việc chi trả ủy thác tiền
DVMTR chi cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp; Hỗ trợ thực hiện các chương
trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án do UBND tỉnh phê duyệt theo quy định tại
Khoản 3, Điều 7 của Quy định này.
b) Trường hợp sử dụng không đúng mục
đích tiền chi trả DVMTR thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách
nhiệm của các cơ quan
1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
là cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm
vụ của đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở và các đơn vị liên quan thực
hiện Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và các sở, ngành
có liên quan xác định các trường hợp được xem xét miễn, giảm tại Điểm b, Khoản
1, Điều 9, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: định
kỳ 6 tháng, có trách nhiệm thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị sản xuất
công nghiệp mới được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước (hoặc các đơn vị được
cấp lại giấy phép khai thác sử dụng nước) phục vụ cho sản xuất công nghiệp gửi
về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh làm cơ sở thực hiện việc ký kết hợp đồng
và thu nộp tiền DVMTR theo quy định; Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp
thuộc đối tượng phải chi trả DVMTR vi phạm chính sách chi trả DVMTR theo quy định.
4. Sở Công thương có trách nhiệm hằng
quý, sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm
cung cấp và xác nhận tỷ lệ huy động công suất so với công suất thiết kế của dự
án của các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh, gửi về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
làm cơ sở để tính tiền DVMTR của các cơ sở sản xuất công
nghiệp.
5. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh căn cứ
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm tuyên truyền,
phổ biến, cập nhật và đôn đốc các cơ sở sản xuất công nghiệp
thuộc địa bàn quản lý thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo đúng quy định hiện
hành.
6. Sở Tài chính căn cứ chức năng nhiệm
vụ của ngành có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng tỉnh về việc sử dụng nguồn tiền dịch vụ
môi trường rừng thu từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp theo quy định hiện hành.
7. UBND các huyện, thành phố: có
trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng phổ biến tuyên truyền, phối hợp thực hiện
Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày
14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR và nội dung Quyết định này.
Áp dụng chế tài xử lý hành chính, tạm
dừng cấp phép các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đối
với các đơn vị thuộc đối tượng chi trả DVMTR không thực hiện ký kết hợp ủy thác
và thanh toán tiền DVMTR với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách
nhiệm thi hành
1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh,
Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Công
ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan và các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn
nước trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc phát sinh, các ý kiến phản ánh gửi về UBND tỉnh (qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
tỉnh) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu
số 01
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
(Kèm theo Quyết định số: 1551/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh
Lào Cai)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP
ĐỒNG ỦY THÁC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Áp dụng
đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là cơ sở sản xuất công nghiệp có sử
dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
Số: ……/HĐUT-DVMTR/20...
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP
ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng (DVMTR);
Căn cứ Quyết định số: ..../QĐ-UBND
ngày ..../.../…. của UBND
tỉnh Lào Cai về việc quy định thí điểm mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ
môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp
từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hôm nay, ngày .... tháng….. năm 20... tại ………………, chúng
tôi gồm:
1. Bên A - Bên ủy thác: (Tổ chức/cá nhân sử dụng DVMTR)
Ông/Bà: …………………………………………….. Chức vụ: ……………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………….
Tại: ………………………………………………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………
2. Bên B - Bên nhận ủy thác: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai
Ông/Bà: …………………………………………….. Chức vụ: ……………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………….
Tại: ………………………………………………………………………………………………………
Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận
ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các điều, khoản như
sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
1. Nội dung công việc ủy thác: Bên A ủy
thác cho bên B trả tiền DVMTR cho các đối tượng cung ứng DVMTR về điều tiết và
duy trì nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
2. Thời gian bắt đầu chi trả và số tiền
chi trả DVMTR ủy thác:
a) Thời gian bắt đầu chi trả: từ
ngày 01/7/2016.
b) Mức chi trả và xác định số tiền phải
chi trả thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số: ……../QĐ-UBND ngày …/…/… của UBND tỉnh.
c) Trong trường hợp bên A chậm trả tiền
thì bên A phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh
toán. Đồng thời, phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số
40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản.
3. Kê khai, hình thức và kỳ hạn thanh
toán:
a) Kê khai:
- Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, đơn
vị chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nộp tờ khai đăng ký kế hoạch nộp tiền
DVMTR của năm kế tiếp theo Mẫu số 02 đính kèm Quyết định số
.../QĐ-UBND ngày …/…/… của UBND tỉnh Lào Cai.
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, các cơ sở sản xuất
công nghiệp lập Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR theo Mẫu
số 03 đính kèm Quyết định số .../QĐ-UBND
ngày …/…/…. của UBND
tỉnh Lào Cai.
- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết
thúc kế toán năm, đơn vị trả tiền DVMTR lập tờ khai tự quyết toán tiền DVMTR
theo Mẫu số 04 đính kèm Quyết định số .../QĐ-UBND ngày …/…/… của UBND tỉnh Lào Cai.
b) Hình thức thanh toán: Bên A chuyển
khoản hoặc tiền mặt số tiền chi trả DVMTR vào tài khoản của bên B.
c) Kỳ hạn thanh toán:
Bên A chuyển trả
tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên B theo từng quý, thời gian thanh toán chậm
nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời gian chi trả quý IV của năm chậm
nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
a) Quyền hạn
- Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh thông báo kết quả sử dụng nguồn tiền DVMTR đơn vị
đã chi trả.
- Trong trường hợp gặp rủi ro, bất khả
kháng thì được xem xét miễn giảm tiền chi trả DVMTR theo Thông tư số
80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cung cấp biên lai thu tiền và kèm theo thông báo xác nhận số tiền làm cơ sở để
thanh quyết toán theo quy định.
b) Nghĩa vụ
- Tự kê khai số tiền dịch vụ môi trường
rừng phải chi trả ủy thác vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai;
- Thực hiện việc thanh toán tiền
DVMTR đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
tỉnh Lào Cai;
- Trường hợp vi phạm các quy định tại
điểm b, Khoản 1 Điều này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
a) Quyền hạn
- Được các cơ sở sản xuất công nghiệp
ủy thác và thực hiện việc chi trả tiền sử dụng DVMTR đầy đủ và đúng kỳ hạn.
- Được quyền kiểm tra và yêu cầu các
cơ sở sản xuất công nghiệp giải trình về việc tự kê khai, quyết toán tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng.
b) Nghĩa vụ:
- Thực hiện việc chi trả ủy thác tiền
DVMTR chi cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp; Hỗ trợ thực hiện các chương
trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án do UBND
tỉnh phê duyệt.
- Trường hợp sử dụng không đúng mục
đích tiền chi trả DVMTR thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Thời hạn của hợp đồng
Hợp đồng này là hợp đồng không có thời
hạn.
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng
1. Đối với Bên A:
- Xử lý theo quy định tại Thông tư số
80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phương
pháp xác định tiền chi trả DVMTR.
- Xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ và Nghị định số
40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát
triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
2. Đối với Bên B: được miễn trừ trách
nhiệm trong các trường hợp xảy ra thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất
khả kháng.
Điều 5. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các Bên sẽ
cùng nhau tiến hành giải quyết qua thương lượng. Trong trường hợp không tự giải
quyết được một trong hai Bên có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp một trong hai Bên không
chấp nhận Quyết định của cơ quan thẩm quyền
thì trong vòng 15 ngày sau khi nhận được Quyết định có quyền khởi kiện ra Tòa
án hành chính hoặc Tòa án kinh tế để giải quyết nhưng phải thông báo cho Bên kia biết trước khi khởi kiện. Quyết định của
tòa án là quyết định cuối cùng các Bên có nghĩa vụ phải
thi hành.
Điều 6. Điều khoản cuối cùng.
1. Hai Bên thống nhất thông qua tất cả
các điều khoản trên của bản Hợp đồng, cam kết thực hiện thực hiện tốt các thỏa
thuận trong bản Hợp đồng này và các quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 của Chính phủ; Quyết định số .../…../QĐ-UBND
ngày …/…/… của UBND tỉnh Lào Cai.
2. Hợp đồng được lập thành 04 bản tiếng
Việt, mỗi bản có .... trang. Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản, 01 bản được gửi
Tổng cục Lâm nghiệp, 01 bản gửi UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo thực hiện./.
ĐẠI
DIỆN BÊN A
|
ĐẠI
DIỆN BÊN B
|