ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2014/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 27 tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN CHƯƠNG TRÌNH 135 CHO CÁC
XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày
30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn
2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn
2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013
của Ủy ban Dân tộc Quyết định công nhận thôn ĐBKK, xã khu vực I, II, III thuộc
vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tại Tờ
trình số 26/TTr-BDT ngày 28 tháng 11 năm 2013 về việc đề nghị ban hành Quyết định
quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn chương trình 135 cho các xã, thôn bản đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, định mức
phân bổ vốn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển
sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn
2016-2020.
Điều 2. Giao cho Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc các
Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động
Thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
có xã, thôn đặc biệt khó khăn, các Chủ đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VP: LĐ và CV;
- Lưu VT, XDKH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
|
QUY ĐỊNH
TIÊU
CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN CHƯƠNG TRÌNH 135 CHO CÁC XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2014 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Đối tượng áp dụng
Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ
và Ủy ban Dân tộc phê duyệt vào diện đầu tư của Chương trình 135.
2. Phạm vi điều chỉnh
Quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn được thực
hiện làm cơ sở để phân bổ vốn trên tổng mức vốn theo định mức hỗ trợ bình quân
của một xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) cộng lại của từng huyện, thị xã cho Dự
án hỗ trợ phát triển sản xuất và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo Quyết định
551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã
đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK giai
đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020.
II. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn
1. Phân bổ nguồn vốn của ngân sách Chương trình 135
thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện
hành; các tiêu chí định mức chung của Trung ương được áp dụng vào tình hình thực
tế của tỉnh; bố trí vốn tập trung, đảm bảo hiệu quả đầu tư và phục vụ cho nhiều
hộ dân được hưởng lợi.
2. Chỉ bố trí nguồn vốn của Chương trình 135 hàng
năm cho các xã, thôn ĐBKK đã có các dự án, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
3. Bố trí nguồn vốn đảm bảo ưu tiên đầu tư tập
trung cho các xã, thôn ĐBKK có nhiều khó khăn hơn. Không đầu tư dàn trải, không
chia vốn bình quân. Đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng việc phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn từng huyện, thị xã.
4. Bố trí điều chỉnh theo tiêu chí phân bổ vốn Chương
trình 135 dựa trên tổng mức theo định mức bình quân cộng lại của từng huyện, thị
xã có tổng số xã, thôn bản ĐBKK, không điều chỉnh theo tiêu chí phân bổ vốn từ
tổng mức nguồn vốn của huyện, thị xã này sang huyện, thị xã khác.
5. Cách áp dụng tiêu chí Phân bổ vốn theo phương
pháp tính điểm.
III. Tiêu chí phân bổ vốn và
cách tính điểm
1. Tiêu chí phân bổ vốn
Lấy địa bàn xã ĐBKK, thôn ĐBKK của xã khu vực II được
thụ hưởng Chương trình 135 làm căn cứ để xây dựng tiêu chí phân bổ nguồn vốn.
1.1. Đối với xã đặc biệt khó khăn
- Tiêu chí diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của
xã đặc biệt khó khăn;
- Tiêu chí về dân số, gồm 2 tiêu chí: Tổng số dân
và số người dân tộc thiểu số của xã;
- Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo;
- Tiêu chí về số lượng các thôn trong xã;
- Tiêu chí đặc thù;
+ Chưa có nhà văn hóa xã;
+ Chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
+ Xã có tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh nhỏ
hơn 50%;
+ Xã có thôn chưa có điện;
+ Xã lần đầu được đầu tư hỗ trợ chương trình 135.
1.2. Đối với thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã
khu vực II
- Tiêu chí dân số, gồm 2 tiêu chí: tổng số dân và số
người dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo;
- Tiêu chí đặc thù;
+ Thôn có tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh nhỏ
hơn 50%;
+ Chưa có điện đến thôn bản;
+ Thôn lần đầu được đầu tư hỗ trợ chương trình 135.
2. Xác định số điểm của từng tiêu chí
2.1. Số điểm mỗi tiêu chí đối với xã đặc biệt
khó khăn trong phạm vi của huyện, thị xã
2.1.1. Thang điểm về diện tích
+ Những xã có diện tích ≤ diện tích bình quân của
các xã ĐBKK: 5 điểm.
+ Những xã có diện tích > diện tích bình quân
các xã ĐBKK: được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
2.1.2. Thang điểm về dân số
* Dân số chung
- Những xã có dân số ≤ bình quân dân số của các xã
ĐBKK: 5 điểm.
- Những xã có dân số > bình quân dân số các xã
ĐBKK: được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm 6 điểm.
* Dân số người dân tộc thiểu số
- Những xã có dân số người dân tộc thiểu số ≤ bình
quân dân số người dân tộc thiểu số các xã ĐBKK: 5 điểm
- Những xã có dân số người dân tộc thiểu số >
bình quân dân số người dân tộc thiểu số các xã ĐBKK: 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm
2.1.3. Thang điểm về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo
* Tỷ lệ hộ nghèo
- Những xã có tỷ lệ hộ nghèo ≤ bình quân tỷ lệ hộ
nghèo của các xã ĐBKK: 5 điểm.
- Những xã có tỷ lệ hộ nghèo > tỷ lệ bình quân hộ
nghèo của các xã ĐBKK được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm
* Hộ cận nghèo
- Những xã có tỷ lệ hộ cận nghèo ≤ bình quân tỷ lệ
hộ cận nghèo của các xã ĐBKK: 5 điểm.
- Những xã có tỷ lệ hộ cận nghèo > tỷ lệ bình
quân hộ cận nghèo của các xã ĐBKK được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
2.1.4. Thang điểm về số lượng các thôn bản của
xã
- Những xã có số thôn ≤ số thôn bình quân của các
xã ĐBKK: 5 điểm.
- Những xã có số thôn > số thôn bình quân của
các xã ĐBKK, được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
2.1.5. Thang điểm về tiêu chí đặc thù
- Đối với xã chưa có nhà văn hóa cộng thêm 2 điểm.
- Đối với xã chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia cộng thêm 2 điểm.
- Xã có tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh nhỏ
hơn 50% cộng thêm 2 điểm.
- Xã có thôn chưa có điện, mỗi thôn cộng thêm 1 điểm.
- Xã mới được hỗ trợ chương trình 135 lần đầu cộng
thêm 2 điểm.
2.2. Số điểm mỗi tiêu chí đối với thôn đặc biệt
khó khăn trong phạm vi của huyện, thị xã
2.2.1. Thang điểm về dân số
- Những thôn có dân số ≤ bình quân dân số của các
thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II: 5 điểm.
- Những thôn có dân số > bình quân dân số của
các thôn ĐBKK được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
2.2.2. Thang điểm về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo
* Tỷ lệ hộ nghèo
- Những thôn có tỷ lệ hộ nghèo ≤ bình quân tỷ lệ hộ
nghèo của các thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II: 5 điểm.
- Những thôn có tỷ lệ hộ nghèo > bình quân tỷ lệ
hộ nghèo của các thôn ĐBKK: được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
* Hộ cận nghèo
- Những thôn tỷ lệ hộ cận nghèo ≤ bình quân tỷ lệ hộ
cận nghèo của thôn ĐBKK: 5 điểm.
- Những thôn có tỷ lệ hộ cận nghèo > bình quân tỷ
lệ hộ cận nghèo của thôn ĐBKK: được cộng thêm 1 điểm, tổng số điểm: 6 điểm.
2.2.3. Thang điểm về tiêu chí đặc thù
+ Thôn có tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh nhỏ
hơn 50% cộng thêm 2 điểm;
+ Thôn chưa có điện được cộng 1 điểm;
+ Thôn mới được đầu tư hỗ trợ chương trình 135 lần
đầu cộng 1 điểm
3. Tổng số điểm (số học) phân bổ vốn
cho từng xã, thôn: là tổng cộng điểm được xác định theo các tiêu chí.
3.1. Tổng số điểm của từng xã
Tổng số
điểm của từng xã
|
=
|
Điểm tiêu chí về
diện tích
|
+
|
Điểm tiêu chí dân
số (số dân + số người DTTS)
|
+
|
Điểm tiêu chí tỷ lệ
hộ nghèo + cận nghèo
|
+
|
Điểm tiêu chí số
lượng thôn
|
+
|
Điểm tiêu chí đặc
thù
|
3.2. Tổng số điểm của từng thôn
Tổng số điểm của
từng thôn
|
=
|
Điểm tiêu chí dân
số
|
+
|
Điểm tiêu chí tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo
|
+
|
Điểm tiêu chí đặc
thù
|
IV. Xác định mức vốn phân bổ cho
từng xã, thôn ĐBKK
1. Mức vốn phân bổ bình quân cho một điểm (số học)
tính theo công thức sau:
Trong đó:
K: Mức vốn bình quân cho một điểm (số học)
M: Tổng số vốn dùng để phân bổ theo tiêu chí các xã
ĐBKK của từng huyện theo từng loại dự án.
N: Tổng số điểm (số học) được cộng chung từ
số điểm của các xã ĐBKK hoặc các thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II của từng huyện
theo từng loại dự án.
2. Số vốn được phân bổ cho từng xã ĐBKK hoặc từng
thôn ĐBKK của từng huyện theo từng loại dự án được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Xi: Số vốn phân bổ cho một xã ĐBKK (i)
hoặc cho một thôn (i) theo từng loại dự án của một năm.
- K: Mức vốn bình quân của một điểm (số học)
của xã ĐBKK hoặc thôn ĐBKK theo từng huyện cho từng loại dự án,
- Yi: Tổng điểm (số học) của xã
ĐBKK (i) hoặc tổng điểm (số học) của thôn ĐBKK (i) theo từng huyện cho từng
loại dự án.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát
sinh các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã báo
cáo, đề xuất gửi Ban Dân tộc để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh./.