ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1321/QĐ-UBND
|
Bà Rịa-Vũng
Tàu, ngày 25 tháng 6 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ
CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP CỦA CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA
NƯỚC ĐÁ ĐEN, HUYỆN CHÂU ĐỨC VÀ TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH
SỐ 72/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm
2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định
số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02
năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị
định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của về quản lý an toàn đập; Nghị
định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý bảo vệ khai thác
tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi;
Căn cứ các văn bản của Bộ Xây dựng: Thông tư
số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 về quy định chi tiết một số nội dung
của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 về
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số
03/2011/TT-BXD ngày 06 tháng 4 năm 2011 về việc hướng dẫn hoạt động kiểm định,
giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự
phù hợp về chất lượng công trình xây dựng và Quyết định số 957QĐ-BXD ngày 29 tháng
9 năm 2009 về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
công trình;
Căn cứ các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn
thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ về quản lý an toàn đập và Văn bản số 369/BNN-TCTL ngày 31 tháng
01 năm 2013 về việc kiểm định an toàn đập theo Nghị định 72/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 19
tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu
- chi ngân sách nhà nước năm 2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 181/TTr-SNN-KH ngày 09 tháng
6 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán
kinh phí kiểm định đánh giá an toàn đập của công trình hồ chứa nước Đá Đen,
huyện Châu Đức và Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Nghị định số
72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập,
với nội dung chính như sau:
1. Tên công trình: Kiểm định đánh giá an toàn
đập hồ chứa nước Đá Đen.
2. Thuộc dự án: Kiểm định đánh giá an toàn đập
theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý an toàn đập.
3. Tên chủ đầu tư: Trung tâm Quản lý, Khai thác
công trình thủy lợi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Tổ chức tư vấn lập đề cương và dự toán kinh
phí: Công ty cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật tài nguyên nước.
5. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác kiểm định:
- Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
đập nắm được hiện trạng chất lượng đập và công tác quản lý đập qua quá trình
vận hành khai thác công trình, để có biện pháp củng cố, tăng cường công tác
quản lý nhà nước về an toàn đập, chỉ đạo việc đảm bảo an toàn đập trong quá
trình quản lý vận hành khai thác công trình, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
- Giúp cho chủ đập củng cố và tăng cường công
tác quản lý an toàn đập, thông qua các nội dung về kiểm định thấy được hiện
trạng chung về chất lượng đập và công tác quản lý đập, tăng cường nhận thức về
trách nhiệm của chủ đập đối với việc đảm bảo an toàn đập và an toàn cho vùng hạ
du đập; tạo thuận lợi để tiếp nhận sự giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nước về
an toàn đập theo các quy định hiện hành.
- Thiết lập và tăng cường trách nhiệm giữa cơ
quan quản lý nhà nước về an toàn đập và chủ đập, nâng cao hiệu lực thực thi
pháp luật và hiệu quả quản lý.
6. Nội dung công việc thực hiện:
Áp dụng đối với đập của các hồ chứa nước có dung
tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10.000.000 m3 (theo quy định tại khoản 1, Điều 17,
Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an
toàn đập).
Thực hiện kiểm định lần đầu, bao gồm các nội
dung sau:
- Đánh giá kết quả công tác quản lý đập.
+ Việc tổ chức thực hiện Quy trình vận hành hồ
chứa nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Việc thực hiện quy trình thao tác và vận hành
cửa van tràn xả lũ, cửa lấy nước; công tác ghi chép quá trình vận hành, vận
hành thử cửa van các công trình (sổ theo dõi vận hành công trình);
+ Việc tổ chức đo đạc, quan trắc, thu thập các
yếu tố khí tượng, thuỷ văn trên lưu vực hồ chứa; các diễn biến về thấm, rò rỉ
nước qua thân, nền, vai đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại
thân, nền và phạm vi lân cận công trình; tình trạng bồi lắng của hồ chứa;
+ Việc thực hiện các quy định về duy tu, bảo
dưỡng công trình, bộ phận công trình và các thiết bị liên quan đến an toàn đập;
+ Việc kiểm tra đập: kiểm tra thường xuyên; kiểm
tra định kỳ truớc và sau mùa mưa lũ; kiểm tra đột xuất, khảo sát chi tiết đập;
+ Việc khôi phục, sửa chữa nâng cấp đập.
- Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc
đập.
+ Thu thập số liệu đo đạc và quan trắc đập, các
công trình ở tuyến đầu mối kể từ khi thi công, vận hành đến thời điểm lập báo
cáo kiểm định;
+ Liệt kê danh mục các thiết bị quan trắc đã lắp
đặt, số lượng, tình trạng hoạt động hoặc hư hỏng, thời gian sửa chữa, khôi
phục, đánh giá phương pháp đo đạc, độ tin cậy của phương pháp đo, chu kỳ đo;
+ Phân tích, đánh giá các số liệu đo đạc và quan
trắc đập ở từng điểm quan trắc của tuyến đo, số liệu quan trắc được thể hiện
dưới dạng bảng và biểu đồ. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá về tình trạng làm
việc của công trình, dự báo xu hướng phát triển các chuyển vị đập (chuyển vị
đứng, chuyển vị ngang...), các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới giá trị quan
trắc khi số đo có thay đổi đột biến;
+ Thiết lập đường bão hòa thực đo và đánh giá so
với đường bão hòa thiết kế;
+ Trên cơ sở các số liệu quan trắc đập từ giai
đoạn thi công đánh giá tình trạng an toàn đập và dự báo mức giảm độ an toàn đập;
+ Các đề xuất, kiến nghị về công tác quan trắc,
đo đạc cho thời gian tới như về thiết bị, điểm quan trắc bổ sung (dạng quan
trắc, số lượng), các sửa chữa, khôi phục độ tin cậy các thiết bị đo hiện có,
chu kỳ đo.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và sự an toàn
của đập.
+ Tính toán kiểm tra ổn định đập theo hiện trạng
công trình ứng với trường hợp mức nước gia cường (mức nước lũ thiết kế, kiểm
tra) và các trường hợp khác phù hợp với quy định về thiết kế công trình;
+ Tính toán kiểm tra cho đập hoặc bộ phận kết
cấu công trình mà trạng thái làm việc có dấu hiệu thay đổi bất thường thể hiện
qua các kết quả quan trắc thấm, chuyển vị của đập, hoặc đập bị hư hỏng nặng
hoặc các hư hỏng đã có từ trước và diễn biến theo chiều hướng xấu;
+ Đề xuất các biện pháp tăng cường đảm bảo ổn
định, an toàn công trình.
- Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa.
+ Phân tích, đánh giá về tình trạng bồi lắng của
hồ chứa trên cơ sở các số liệu quan trắc, đo đạc trong quá khứ; phân bố bồi
lắng theo các mặt cắt quan trắc bồi lắng trên hồ, dự báo bồi lắng và tuổi thọ
hồ chứa;
+ Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân gây ra
sự gia tăng hoặc giảm thiểu lượng phù sa bồi lắng về hồ chứa;
+ Đề xuất chu kỳ đo đạc, quan trắc bồi lắng lòng
hồ: Số lượng và vị trí các tuyến đo đạc, quan trắc bồi lắng.
- Tính toán lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa.
+ Thu thập bổ sung số liệu khí tượng, thủy văn
và các thay đổi về địa hình, địa mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực
hồ chứa kể từ giai đoạn thiết kế đến thời điểm lập báo cáo kiểm định an toàn đập;
+ Tính toán kiểm tra lại dòng chảy lũ thiết kế,
lũ kiểm tra với việc cập nhật các số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn trong
giai đoạn vận hành;
+ Tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của đập với
dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra.
- Đánh giá kết quả thực hiện
công tác phòng, chống lụt, bão tại công trình.
- Kết luận/đánh giá về an toàn đập: Từ các kết quả
kiểm tra, tổ chức kiểm định sẽ có đánh giá về mức độ an toàn của đập, đề xuất
với Chủ đập các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập trong quá trình khai
thác, sử dụng.
7. Phương pháp thực hiện:
- Thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích, so
sánh đánh giá.
- Khảo sát, quan sát, kiểm tra thực tế trên thực
địa.
- Tính toán, phân tích lựa chọn kết quả để đánh
giá và lập báo cáo kết quả kiểm định an toàn đập.
8. Giá trị dự toán: 491.244.000 đồng (Bốn trăm
chín mươi mốt triệu, hai trăm bốn mươi bốn ngàn đồng).
9. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh (nguồn thu
từ tiền nước thô).
10. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực
tiếp quản lý.
11. Thời gian thực hiện: 60 ngày, kể từ ngày
hợp đồng được ký kết.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy
lợi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện nội dung được phê duyệt duyệt
tại Điều 1; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định
hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc
Trung tâm Quản lý, Khai thác công trình thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Thới
|