QUY ĐỊNH
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ
ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2015/QĐ-UBND ngày 22/04/2015 của UBND
tỉnh Quảng Bình)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển
sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2015 theo
Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,
hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 (sau đây gọi tắt
là Dự án).
2. Đối
tượng áp dụng
a) Hộ nghèo,
hộ cận nghèo: Áp dụng theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
ngày 30/01/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015.
b) Nhóm hộ: Áp
dụng theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 4 Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013
của liên bộ: Ủy ban dân tộc, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1.
Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 thực hiện các hoạt động
thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn,
bản đặc biệt khó khăn, tăng cường hiệu quả đầu tư, phát triển kinh tế, giảm
nghèo bền vững.
2.
Công khai, dân chủ về mức vốn kế hoạch, nội dung hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng,
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả Dự án:
a)
Nội dung hỗ trợ: Lựa chọn những nội dung thiết thực nhất, phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
nông thôn mới và phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh;
ưu tiên sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi trong danh mục sản phẩm chủ lực
của địa phương, gắn với thị trường, đảm bảo tính bền vững.
b)
Đối tượng hỗ trợ: Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, tổ chức họp dân bình xét công khai từ thôn, bản để lựa chọn đối
tượng hỗ trợ; ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ có khả năng
phát triển sản xuất để tăng hiệu quả đầu tư.
3.
Đa dạng hóa nguồn vốn đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, của ngân sách các cấp địa phương theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt
của cấp có thẩm quyền và lồng ghép các Chương trình, dự án khác trên địa bàn.
Huy động sự tham gia đóng góp của người dân vào phát triển sản xuất, nâng cao
hiệu quả của Dự án.
Chương
II
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ
Điều 3. Nội dung và định mức hỗ trợ
1. Nâng cao
kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường cho nông dân
a) Hỗ trợ tổ
chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Định mức hỗ
trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày
15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động
khuyến nông.
- Hỗ trợ 100%
chi phí tài liệu học cho người sản xuất và người hoạt động khuyến nông tham gia
các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Hỗ trợ chi
phí thuê chỗ ở tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày (nếu có).
- Hỗ trợ tiền
ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn,
đào tạo tổ chức tại tỉnh, thành phố; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người
đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện, thị xã; không quá 25.000
đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã,
phường, thị trấn.
- Hỗ trợ tiền
đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000
đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; hỗ trợ
tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học đối với nơi không có phương tiện
giao thông công cộng.
b) Hỗ trợ người
nghèo, cận nghèo tham quan học tập, khảo sát các mô hình sản xuất đang áp dụng
thành công trong nước:
- Hỗ trợ tiền
ăn trong thời gian tham quan, học tập, khảo sát, tối đa không quá 100.000
đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ 100%
chi phí chỗ ở trong trường hợp không thuê được chỗ ở cho học viên.
- Hỗ trợ tiền
tàu xe đi và về theo giá vé tàu xe của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.
Trường hợp thuê phương tiện đưa, đón học viên đi tham quan, khảo sát thực tế
được thanh toán theo hợp đồng, chứng từ thực tế.
2. Hỗ trợ
giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất chính
a) Hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ đối với hộ nghèo là đồng bào
dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
b) Hỗ trợ tối đa không quá 09 triệu đồng/hộ đối với hộ nghèo người Kinh
và hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó
khăn.
c) Hỗ trợ tối đa không quá 08 triệu đồng/hộ đối với hộ cận nghèo người
Kinh đang sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
3. Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả,
tiên tiến
a) Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn:
- Hỗ trợ 100% chi phí giống và các loại vật tư thiết yếu (bao gồm các
loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản) cho mô hình ở địa
bàn khó khăn, huyện nghèo.
- Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu cho
mô hình ở địa bàn miền múi.
- Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu cho
mô hình ở địa bàn đồng bằng.
b) Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, nghề muối và
ngành nghề nông thôn:
- Hỗ trợ 100% chi phí mua công cụ, dụng cụ, máy cơ khí, thiết bị nhưng
tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo.
- Hỗ trợ tối đa 75% chi phí nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình ở địa
bàn trung du, miền núi.
- Hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình ở địa bàn đồng
bằng.
c) Mô hình ứng dụng công nghệ cao: hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực
hiện mô hình nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.
d) Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp
hiệu quả và bền vững: hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
đ) Hỗ trợ kinh phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính
bằng mức lương tối thiểu/22 ngày nhân (X) với số ngày thực tế thuê.
e) Hỗ trợ kinh phí triển khai mô hình trình diễn bao gồm tập huấn cho
người tham gia mô hình, tổng kết mô hình và chi khác (nếu có), tối đa không quá
12 triệu đồng/mô hình; riêng mô hình đòi hỏi công nghệ cao tối đa không quá 15
triệu đồng/mô hình. Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn
không quá 25.000 đồng/người/ngày.
f) Hỗ trợ kinh phí nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra
diện rộng bao gồm kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ.
Mức chi 15 triệu đồng/mô hình điển hình tiên tiến.
4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất,
chế biến, bảo quản sản phẩm, chuồng trại gia súc
a) Hỗ trợ 50% chi phí mua trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến bảo
quản sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản cho các hộ và nhóm hộ tham gia thực
hiện Dự án, tối đa không quá 07 triệu đồng/hộ và 30 triệu đồng/nhóm hộ.
b) Hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc (trâu, bò): hỗ trợ 01 lần tiền
xây dựng chuồng trại, tối đa không quá 02 triệu đồng/hộ.
c) Hỗ trợ cải tạo ao nuôi thủy sản: hỗ trợ 01 lần tiền cải tạo ao nuôi
thủy sản, tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
5. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho
gia súc, gia cầm
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100%
kinh phí tiêm vắc xin, bảo quản vắc xin để tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đối
với các dịch bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng; tụ huyết trùng trâu, bò,
lợn; dịch tả; dịch tai xanh ở lợn; cúm gia cầm.
6. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật cấp xã, huyện tham gia chỉ đạo, quản lý Dự án
Nội dung và
định mức hỗ trợ áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 và Khoản 1, Điều 3
của Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc
lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Chương III
QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 4. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện
Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất
Nội dung xây
dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày
05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một
số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg
ngày 04/4/2013 của Chính phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Điều 5. Hồ sơ, thủ t
ục và biểu
mẫu
Áp dụng theo
phụ lục 01; 02; 03; 04; 05 tại Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014
của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát
triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2014 của Chính
phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Chương IV
NGUỒN
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Vốn ngân
sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2014
của Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,
các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
2. Vốn ngân
sách địa phương và lồng ghép các chương trình dự án khác đang triển khai trên
địa bàn.
3. Vốn huy động
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và vốn đóng góp của các hộ gia đình.
Điều 7. Kinh phí quản lý chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối
Mức kinh phí
quản lý được đảm bảo từ nguồn Ngân sách địa phương hàng năm tương ứng không quá
0,5% tổng kinh phí Ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện Chương trình 135,
nhưng tối thiểu 50 triệu đồng/năm, tối đa 500 triệu đồng/năm.
Chương V
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và
hướng dẫn việc triển khai Dự án.
- Đào tạo, bồi
dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tham gia
thực hiện Dự án.
- Tổng hợp,
đánh giá và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
kết quả thực hiện Dự án.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh
lồng ghép nguồn vốn Dự án với nguồn vốn từ các Chương trình, dự án đang triển
khai trên địa bàn.
3. Sở Tài
chính
- Cân đối ngân
sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Dự án và kinh phí
quản lý chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối.
- Chủ trì,
hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện thanh, quyết toán nguồn kinh phí
thực hiện Dự án.
4. Ủy ban
nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo thực
hiện các dự án, mô hình và các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn
huyện. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý, điều hành thực hiện Dự
án, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn.
- Đào tạo, bồi
dưỡng, hỗ trợ UBND các xã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ đầu tư.
- Lồng ghép và
huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Dự án trên địa bàn.
- Tổng hợp,
đánh giá và gửi báo cáo định kỳ 06 tháng, cả năm theo các biểu mẫu quy định về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thường trực Chương trình 135.
5. Ủy ban
nhân dân các xã thụ hưởng chương trình 135
- Quản lý, chỉ
đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tất cả các nội dung của Dự án
thuộc cấp xã quản lý sau khi được UBND huyện phê duyệt.
- Xây dựng, tổ
chức thực hiện Dự án đảm bảo dân chủ, công khai, đúng đối tượng.
- Kiểm tra,
đôn đốc các hộ, nhóm hộ thực hiện các nội dung của Dự án.
- Tổng hợp,
đánh giá và gửi báo cáo định kỳ 06 tháng, cả năm kết quả thực hiện Dự án về
UBND huyện theo nội dung, biểu mẫu quy định.
6. Trách
nhiệm của hộ nghèo, cận nghèo, nhóm hộ tham gia thực hiện Dự án Hỗ trợ phát
triển sản xuất
Sử dụng kinh
phí được hỗ trợ đúng mục đích, đạt hiệu quả và tuân thủ các quy định của Pháp
luật hiện hành.