ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1282/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 15 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI THÔNG QUA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ
BƯU ĐIỆN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính
phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1862/TTr-LĐTB&XH
ngày 22/7/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án chi trả trợ cấp xã hội
thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
(Kèm theo Quyết định này).
Điều 2.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án
theo quy định.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước tỉnh, Bưu điện tỉnh, UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KGVX.
Bản điện tử:
- Chủ tịch và các PCT UBND
tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH, KT, TPKGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ánh Dương
|
ĐỀ ÁN
CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI THÔNG QUA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN TỈNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Giang)
Phần 1
THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC CHI TRẢ TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thực
trạng tình hình về đối tượng bảo trợ xã hội và công tác chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối
tượng trên địa bàn tỉnh.
Cùng với sự phát
triển chung của toàn xã hội, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
đến đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng bảo trợ xã hội gồm: Trẻ em mồ
côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người từ đủ
80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp xã hội, người
khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ
côi, người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con dưới 16 tuổi... và những người
gặp rủi ro đột xuất có hoàn cảnh ĐBKK khác thông qua các chính sách trợ giúp xã hội.
Thực hiện Luật
Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã
hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của
Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Thời gian qua dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động- TB&XH đã chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn,
triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời các chế độ chính sách cho đối tượng.
Tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh thực hiện trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho
55.873 đối tượng theo mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội
là 270 ngàn đồng/người/tháng; trong đó có: 27.158 người cao tuổi, 18.599 người
khuyết tật, nhóm đối tượng khác còn lại 10.116 người. Kinh phí thực hiện chi trả
khoảng 180 tỷ đồng/năm.
Về lệ phí chi trả được thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 39/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Giang về việc quy định mức
chi thù lao cho cá nhân và số người trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng
cho đối tượng bảo trợ xã hội ở cộng đồng:
- Mức chi thù lao cho cá nhân làm
công tác chi trả: 350.000 đồng/tháng/xã;
- Số lượng người
làm công tác chi trả: 01 người/xã, phường, thị trấn.
Việc thực hiện chi trả cho các đối tượng
bảo trợ xã hội tại cộng đồng do cán bộ Lao động - TBXH cấp
xã trực tiếp chi trả bằng tiền mặt cho đối tượng tại hộ gia đình hàng tháng. Định kỳ hàng năm Sở Lao động - TB&XH chủ trì phối
hợp với Sở Tài chính, UBND
các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ở cơ
sở nhất là việc chi trả chế độ cho đối tượng. Qua kiểm tra cho thấy việc thực
hiện chính sách toàn tỉnh cơ bản kịp thời, đúng quy trình, thủ tục quy định;
chi trả trợ cấp thực hiện hàng tháng, quản lý bằng sổ theo dõi trợ cấp và phần
mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội. Các chính sách trợ giúp khác về cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh; mai táng phí cho đối tượng bị chết; hỗ trợ sách giáo
khoa, đồ dùng học tập cho đối tượng đang đi học... được thực
hiện đầy đủ. Đội ngũ cán bộ chi trả ở cấp xã được quan tâm củng cố kiện toàn.
Công tác tập huấn, triển khai chính sách mới thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng
quy định. Đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện có vụ việc sai phạm nào thuộc
lĩnh vực chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội
phải xem xét xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên do sự phát triển của kinh tế
- xã hội, chính sách xã hội ngày càng được mở rộng; đối tượng hưởng trợ giúp xã
hội (TGXH) ngày càng tăng. Trước năm 2000 chỉ có 3 nhóm đối tượng là người già
cô đơn, người tàn tật nặng, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Từ năm 2000 -
2007, TGXH mở rộng lên 7 nhóm đối tượng và từ năm 2007 đến nay, cho 9 nhóm đối
tượng. Số đối tượng được hưởng trợ cấp tiền mặt thường
xuyên đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2011, toàn tỉnh thực hiện trợ cấp thường
xuyên tại cộng đồng cho 40.000 đối tượng, đến hết năm 2015
đã tăng lên trên 55.000 đối tượng. Mức TGXH năm 2007 là 120.000 đồng/tháng, năm 2010 tăng lên 180.000 đồng/tháng và
đến năm 2015 là 270.000 đồng/tháng. Nhiều chế độ chính sách được phân cấp cho
cơ sở thực hiện; đội ngũ cán bộ Lao động - TBXH cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều công việc, vừa làm công tác chuyên môn trực tiếp thẩm định hồ sơ
xét duyệt trợ cấp xã hội cho đối tượng, vừa là người trực tiếp chi trả trợ cấp
cho đối tượng do đó phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu công khai minh bạch, khách
quan trong yêu cầu thực hiện chế độ chính sách hiện nay. Địa bàn chi trả rộng,
đi lại khó khăn nhất là các xã vùng cao, miền núi... mất nhiều thời gian cho việc
chi trả làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chuyên môn của cán bộ cơ sở.
Để khắc phục những khó khăn tồn tại
trong công tác chi trả trợ cấp nêu trên. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua cơ quan cung cấp dịch vụ trên địa bàn xã,
phường, điểm dân cư (Bưu điện, Bưu cục xã phường, thị trấn) của một số tỉnh,
thành phố đã và đang thực hiện là một trong những phương án hiệu quả để thực hiện
chi trả trợ cấp thuận tiện cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
2. Thực trạng về cơ sở
hạ tầng và khả năng thực hiện dịch vụ chi trả của Bưu điện
tỉnh
2.1. Về cơ sở hạ tầng
Bưu điện tỉnh Bắc Giang có 10 Bưu điện
huyện, thành phố trực thuộc, mạng lưới các điểm phục vụ rộng khắp đến cấp xã và
thôn trên toàn tỉnh. Điểm phục vụ của Bưu điện tỉnh như sau:
- 35 Bưu cục, trong đó: 01 Bưu cục
giao dịch tại trung tâm thành phố Bắc Giang; 09 Bưu cục giao dịch tại trung tâm
các huyện; 25 Bưu cục tại các địa bàn xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh;
- 195 Điểm Bưu điện văn hóa xã; 05 Đại
lý Bưu điện; 503 Điểm chi trả Bảo hiểm xã hội.
Hệ thống điểm giao dịch được xây dựng
tại các vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch của người dân. Các điểm giao dịch đều được trang bị máy tính, máy in, két sắt; các bưu cục, điểm
Bưu điện văn hóa xã có lượng giao dịch tiền mặt lớn còn được trang bị thêm máy
đếm tiền, máy soi kiểm tiền..., đảm bảo các giao dịch được an toàn, chính xác.
Mỗi Bưu điện huyện đều có xe ô tô, xe bưu chính chuyên dùng để vận chuyển túi,
gói trên các tuyến đường thư cấp 2, 3.
2.2. Về nhân lực
Toàn mạng lưới Bưu điện tỉnh có hơn
571 lao động, bao gồm cả số lao động làm việc tại các điểm Bưu điện Văn hóa xã và
các lao động phát tại các xã, phường, thị trấn. Đội ngũ lao động của Bưu điện
được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm lâu năm trong
việc cung cấp các dịch vụ Chuyển phát và Tài chính Bưu chính.
2.3. Hệ thống công nghệ thông tin
Bưu điện Bắc Giang đã ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc khai thác, quản
lý và điều hành tất cả các dịch vụ. Trong hệ thống các điểm giao dịch của Bưu
điện tỉnh có trên 42 điểm giao dịch có kết nối mạng Online. Các điểm không được
kết nối Online phải thực hiện cập nhật số liệu hàng ngày vào hệ thống công nghệ thông tin để quản lý. Hệ thống máy chủ, thiết
bị lưu trữ và mạng kết nối có tính sẵn sàng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển kinh doanh, nhu cầu quản lý các dịch vụ mới. Hệ thống mạng tin học luôn
được mở rộng theo nhu cầu cung cấp dịch vụ và được nâng cấp dung lượng phục vụ.
2.4. Công tác quản lý dòng tiền
Các quy định về quản lý dòng tiền được
tuân thủ chặt chẽ theo các quy định thống nhất trên toàn hệ thống đối với các dịch
vụ Tài chính bưu chính. Bưu điện tỉnh sử dụng hệ thống tài khoản mở tại các
ngân hàng Vietinbank, Agribank, LiênVietPostbank, thông suốt từ cấp Bưu điện tỉnh
đến các huyện để thực hiện việc điều chuyển tiền hằng ngày, với lưu lượng tiền bình quân khoảng gần 4 tỷ đồng/ngày. Cùng với ứng dụng công
nghệ thông tin, các báo cáo thu nộp tiền
của các dịch vụ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo sự theo dõi, quản lý sát
sao về các nguồn tiền phát sinh trên toàn hệ thống.
3. Mối quan hệ giữa Bưu điện với Chính quyền địa phương
Bưu điện tỉnh Bắc Giang là doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh đang thực hiện các nhiệm vụ bưu chính công ích, trong đó có
nhiệm vụ chuyển phát thư báo, công văn cho các cơ quan chính quyền địa phương từ
cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, ngành Bưu điện Bắc Giang đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ,
mật thiết với chính quyền các cấp cũng như nhân dân tại các địa phương trong tỉnh.
4. Kinh nghiệm cung cấp
dịch vụ
4.1. Các dịch vụ truyền thống
Ngoài dịch vụ Bưu
chính chuyển phát, Bưu điện tỉnh Bắc Giang đang tập trung phát triển mạnh các dịch
vụ Tài chính Bưu chính như chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, dịch vụ thu hộ, chi
hộ cho nhiều đối tác lớn Bảo Việt Nhân Thọ, Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential, Ngân
hàng HSBC các Hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, AirMekong, các công ty cho vay tài chính... Đặc biệt, từ
năm 2013 Bưu điện Bắc Giang đã tham gia mạnh mẽ vào việc triển khai cung cấp
các dịch vụ công trên mạng lưới, như chi trả lương hưu, trợ
cấp BHXH, thu BHXH, BHYT tự nguyện chuyển phát hồ sơ chứng minh thư, hộ chiếu, giấy phép lái xe ... mang lại nhiều tiện ích cho
người dân.
4.2. Dịch vụ chi trả lương hưu và trợ
cấp BHXH qua hệ thống Bưu điện
Công tác quản lý người hưởng, chi trả
lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua hệ thống Bưu điện được triển
khai trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang từ 01/8/2013. Sau gần
3 năm triển khai, đã thực hiện chi trả số tiền gần 5.270 tỷ đồng với khoảng
1.700.000 lượt đối tượng thụ hưởng đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời. Hàng năm Bảo hiểm Xã hội tỉnh và Bưu điện tỉnh đã tổ chức
đánh giá tình hình thực hiện và thống nhất đánh giá công tác chi trả đã đạt được
những kết quả rất tốt. Cho đến nay, công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo
hiểm xã hội hàng tháng qua Bưu điện đã được người dân, và
chính quyền các cấp, các ngành và đặc biệt được đông đảo các cụ hưu ủng hộ và
nhất trí cao.
II. CĂN CỨ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC
CHI TRẢ TRỢ CẤP VÀ LỰA CHỌN ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ
1. Căn cứ thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội tại Điều 8, Thông tư Liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ: Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
136/2013/NĐ-CP của Chính phủ: "Chủ tịch UBND
cấp tỉnh quyết định phương thức chi trả phù
hợp với thực tế của địa phương theo hướng chuyển đổi chi trả chính sách trợ giúp xã hội từ cơ quan nhà
nước sang tổ chức dịch vụ chi trả". Thông báo kết luận số 147/TB-UBND ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện chuyển đổi chi trả chính sách trợ
giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ cơ quan quản lý nhà nước về chính
sách bảo trợ xã hội sang tổ chức dịch vụ chi trả nhằm từng
bước thực hiện cải cách hành chính công đảm bảo cho người dân tiếp cận nhanh
chóng, thuận tiện và hiệu quả các dịch vụ xã hội công trên địa bàn tỉnh.
2. Nhằm khắc phục được những tồn tại
và bất cập nêu trên trong công tác chi trả trợ cấp xã hội
hiện nay, việc tách công tác quản lý nhà nước về giải quyết chế độ, chính sách
cho đối tượng bảo trợ xã hội của ngành Lao động - TB&XH với dịch vụ chi trả
trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội của Bưu điện tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh tại các xã, phường, thị trấn là phương án hiệu
quả, khách quan và mang tính chuyên nghiệp.
3. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch
vụ:
Bưu điện có mạng lưới các điểm phục vụ
rộng khắp đến cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố trên toàn tỉnh. Các điểm giao dịch đều được xây dựng
khang trang, sạch sẽ có đầy đủ phương tiện để phục vụ đón tiếp khách hàng, là
nơi cung cấp các dịch vụ công ích, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân; tất
cả các điểm giao dịch của Bưu điện đều đặt tại nơi trung tâm dân cư, thuận tiện
giao thông và giao dịch của khách hàng. Đảm bảo an toàn
trong công tác quản lý tiền mặt. Đội ngũ lao động của Bưu điện được đào tạo cơ
bản, có kinh nghiệm lâu năm trong việc
cung cấp các dịch vụ Chuyển phát và Tài chính Bưu chính. Ngành
Bưu điện tỉnh đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với cấp ủy,
chính quyền địa phương và được nhân dân đồng thuận ủng hộ.
Do vậy việc lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ chi trả là Bưu điện tỉnh Bắc Giang là phù hợp với tình
hình thực tế và đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi phục vụ đối
tượng ngày càng tốt hơn và cải cách hành chính công của tỉnh.
Phần 2
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
CHI TRẢ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ TẠI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội;
- Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC
ngày 24/10/2014 của Liên Bộ: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư Liên tịch số
06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/5/2016 của Liên Bộ: Bộ Lao động - TB&XH, Bộ
Tài chính sửa đổi bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 11 Thông tư Liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Tài chính.
- Công văn số 81/BC-LĐTBXH ngày
06/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc báo cáo tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các Bộ, địa
phương về thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thông qua hệ thống Bưu điện;
- Công văn số 8381/VPCP-KGVX ngày
14/10/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội hằng
tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục
tiêu của Đề án
Đề án chi trả trợ cấp xã hội thông
qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh Bắc Giang nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác chi trả, đảm bảo tính chuyên nghiệp giữa cơ quan quản lý (ngành Lao
động - Thương binh và xã hội) trong quản lý, giám sát, theo dõi, cập nhật đối tượng và cơ quan cung
cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh Bắc Giang trong
việc chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi của đối tượng hưởng lợi;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công,
thực hiện cải cách hành chính công trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng và phạm vi của Đề án
Đối tượng được thực hiện chi trả trợ
cấp xã hội thông qua dịch vụ chi trả của Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang là:
- Cá nhân, hộ gia đình có người hưởng chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên, hàng tháng tại cộng
đồng.
- Chi trả hỗ trợ mai táng phí cho đối
tượng bảo trợ xã hội bị chết.
3. Đơn vị tham gia Đề án
- Cơ quan chủ trì Đề án: Sở Lao động
- TB&XH Bắc Giang;
- Cơ quan thực hiện Đề án: UBND
và Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố;
- Cơ quan cung cấp
dịch vụ: Bưu điện tỉnh Bắc Giang (đơn vị có các mạng lưới điểm Bưu điện/bưu cục ở khu vực dân cư
trên địa bàn tất cả các xã, phường, thị trấn);
- Cơ quan phối hợp chỉ đạo thực hiện Đề án: Sở Tài chính.
4. Thời gian, lộ
trình thực hiện Đề án
Đề án được thực hiện làm 02 giai đoạn
như sau:
a) Giai đoạn 1: Tổ chức làm thí điểm:
Tổ chức làm thí điểm chi trả trợ cấp
xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội qua hệ thống dịch vụ của Bưu điện tỉnh
tại 02 địa bàn Thành phố Bắc Giang và huyện Lục Ngạn: Bắt đầu thực hiện từ
tháng 9/2016 kết thúc vào tháng 6/2017. Trong quá trình thực hiện đến cuối quý I/2017, tổ chức rút kinh nghiệm lần 1 và khi kết thúc giai đoạn làm thí
điểm Sở Lao động - TB&XH chủ trì phối hợp với Bưu điện tỉnh và UBND huyện Lục
Ngạn, Thành phố Bắc Giang tổ chức rút kinh nghiệm để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh nếu thấy hiệu quả sẽ tiếp tục cho triển
khai thực hiện trong toàn tỉnh.
b) Giai đoạn 2: Tổ chức triển
khai thực hiện trong toàn tỉnh:
Bắt đầu thực hiện từ tháng 07/2017 trở
đi.
5. Hình thức triển khai thực
hiện chi trả trợ cấp
Cơ quan cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện
chi trả theo 2 hình thức sau:
- Chi trả tại điểm bưu cục hoặc điểm
bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn: đối với các đối tượng hưởng lợi hoặc người
được ủy quyền đến nhận tiền tại bưu cục xã/phường/thị trấn;
- Chi trả theo địa chỉ (tại nhà đối tượng): Các đối tượng đặc biệt
không thể đi lại để nhận tiền tại điểm bưu điện/bưu cục
như người cao tuổi, người khuyết tật nặng,... trong trường hợp này cán bộ bưu điện sẽ trả tiền tại nhà cho đối tượng.
6. Quy trình thực hiện chi
trả thông qua tổ chức dịch vụ Bưu điện
6.1. Căn cứ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Hàng năm Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi ngân sách nhà nước
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ký Hợp đồng về việc chi trả chế độ chính
sách trợ giúp xã hội với Bưu điện cấp huyện (Bưu điện huyện). Nội dung Hợp đồng
nêu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên; quy trình chuyển tiền và thanh quyết
toán; quy trình, địa điểm, thời gian chi trả và mức phí
chi trả. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng
và xử lý tranh chấp hợp đồng về việc chi trả chế độ chính sách trợ giúp xã hội
được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.2. Chuyển tiền thực hiện chi trả
a) Hàng tháng, Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm
đối tượng tăng, giảm so với tháng trước); số kinh phí chi trả cho đối tượng trợ
giúp xã hội trong tháng (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng);
thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, lập ủy nhiệm chi chuyển tiền (bao gồm
kinh phí trợ cấp chi trả cho đối tượng xã hội, phí dịch vụ chi trả) và gửi danh sách chi trả cho Bưu điện huyện để thực hiện chi trả cho đối tượng.
b) Thời gian làm thủ tục chuyển tiền
cho Bưu điện cấp huyện theo Hợp đồng đã ký giữa 02 bên được thực hiện trước
ngày 29 hàng tháng;
6.3. Địa điểm và thời gian chi trả
a) Địa điểm chi trả chế độ chính sách
tập trung tại điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn hoặc
tại nơi ở của người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người cao
tuổi... không có người nhận trợ cấp thay;
b) Thời gian chi trả từ ngày 03 đến
ngày 08 hàng tháng.
6.4. Thực hiện chi trả
a) Căn cứ danh sách chi trả hàng
tháng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, Bưu điện huyện lập
danh sách chi trả cho các đối tượng và hộ gia đình tại điểm giao dịch gần nơi đối tượng cư trú (thuận tiện cho đối tượng đến nhận tiền)
và chuyển danh sách đối tượng cho các điểm giao dịch trên địa bàn xã, phường,
thị trấn được phân công chi trả; Thông báo cho UBND
xã, phường, thị trấn và đối tượng biết địa điểm và thời gian chi trả.
b) Các điểm giao dịch thực hiện chi
trả của ngành Bưu điện yêu cầu đối tượng nhận tiền hoặc người được ủy quyền nhận
tiền ký nhận và ghi rõ họ và tên vào danh sách chi trả; đồng thời, cán bộ chi
trả ký xác nhận vào Sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp của đối tượng, Trường hợp người nhận tiền không có khả năng ký
nhận được dùng ngón tay để điểm chỉ. Trường hợp
hộ gia đình không đến lĩnh tiền trợ cấp hoặc trường hợp cán bộ đến chi trả tại nhà nhưng không có người nhận, cán bộ chi trả nộp lại số kinh phí chưa chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả để chuyển trả vào tháng
sau;
c) Trường hợp 2 tháng liên tục, đối
tượng không nhận tiền, cán bộ chi trả có trách nhiệm phối hợp với cán bộ Lao động-
TB&XH cấp xã tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu do đối tượng chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn,
tổ chức dịch vụ chi trả có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
biết để giải quyết (làm các thủ tục cắt trợ cấp hoặc tạm dừng chi trả trợ cấp
theo quy định).
6.5. Báo cáo và quyết toán.
a) Bưu điện huyện
tổng hợp danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả và danh sách đối
tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau cho Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân
cấp xã trước ngày 15 hàng tháng;
b) Trước ngày 25 hàng tháng, Bưu điện
huyện chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận) quyết toán kinh phí đã chi trả cho
các đối tượng và chuyển trả phần kinh phí không chi hết cho Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội để làm cơ sở quyết toán ngân sách nhà nước.
7. Kinh phí thực hiện
7.1. Phí cung cấp dịch vụ chi trả
Phí dịch vụ chi trả trợ cấp được
trích từ nguồn đảm bảo xã hội Ngân sách nhà nước của các huyện, thành phố. Mức
phí dịch vụ chi trả trợ cấp cụ thể như sau:
a) Giai đoạn 1: Tổ chức làm thí điểm:
Mức 350.000 đồng/tháng/xã, phường, thị trấn (01 người/xã, phường,
thị trấn).
b) Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thực
hiện trong toàn tỉnh: Sau thời gian thí điểm thì mức chi thù lao sẽ thực hiện
theo Thông tư 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ: Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính:
Mức chi thù lao là: 500.000 đồng/tháng/xã,
phường, thị trấn (01 người/xã, phường, thị trấn).
7.2. Kinh phí chi trả trợ cấp cho đối
tượng xã hội
Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo
trợ xã hội được chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ cấp cho các huyện,
thành phố theo Kế hoạch ngân sách hàng năm của UBND
tỉnh.
7.3. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án: 54.000.000 đồng (Năm mươi tư triệu đồng chẵn),
trong đó:
- Kinh phí in sổ lĩnh tiền trợ cấp
hàng tháng cho đối tượng:
8.200 sổ lĩnh tiền x 3.000 đồng/sổ = 24.000.000 đồng;
- Kinh phí tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ chi trả của Bưu điện tỉnh: 02 lớp = 30.000.000 đồng.
Ngân sách tỉnh cấp
bổ sung cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2016 để triển khai thực
hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - TB&XH
- Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát tổ chức
thực hiện Đề án thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thông qua việc thực hiện dịch vụ
chi trả của ngành Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh.
- Thông báo công khai danh sách, địa
chỉ các điểm bưu điện, bưu cục dự kiến chi trả tại các xã, phường, thị trấn.
- Hàng năm, vào thời điểm lập dự
toán, tổng hợp số đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên của các huyện, thành phố, dự toán nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài
chính xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền
quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo
quy định. Tổng hợp dự toán kinh phí thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh vào dự toán ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung kinh phí trong năm 2016 cho Sở Lao động -
TB&XH theo quy định tại điểm 7.3, khoản 7, mục II, phần II của Đề án để triển
khai thực hiện.
3. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ vào Đề án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và hướng dẫn của Sở Lao động
- TBXH, chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH tổ chức ký hợp đồng với Bưu điện huyện
về việc thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội
trên địa bàn quản lý;
- Chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH
hàng tháng lập, gửi danh sách chi trả trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội và chuyển
tiền cho Bưu điện huyện để thực hiện chi trả cho đối tượng;
- Kiểm tra và giám sát Bưu điện huyện
trong việc triển khai công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng. Tổng hợp quyết
toán với Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. Định kỳ tổng hợp báo cáo Sở Lao động - TB&XH.
4. UBND các xã, phường, thị
trấn: Theo dõi và giám sát việc chi trả đối với đơn vị
cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp cho đối tượng Bảo trợ xã hội. Tổng hợp và báo
cáo Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố ý kiến phản hồi của người
dân đối với dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội của Bưu điện tỉnh.
5. Bưu điện tỉnh (Đơn vị
cung cấp dịch vụ)
- Chỉ đạo Bưu điện huyện ký hợp đồng
cung cấp dịch vụ với Phòng Lao động - TB&XH các huyện,
thành phố. Cam kết phục vụ đối tượng tận tâm, chất lượng, đảm bảo uy tín; thực
hiện việc chi trả đầy đủ, kịp thời đúng quy định, không để xảy ra tình trạng trả chậm, trả thiếu, chiếm dụng vốn gây ảnh hưởng đến
đời sống của đối tượng.
- Tiếp nhận, quản lý tiền chuyển theo
tháng vào tài khoản của đơn vị; Hàng tháng tiến hành chi trả trợ cấp đến đối tượng
tại điểm bưu điện gần nơi đối tượng cư trú theo danh sách và địa chỉ do Phòng
Lao động - TB&XH các huyện, thành phố cung cấp (không được thu thêm bất
kỳ một loại khoản
phí nào của đối tượng);
- Trường hợp đơn vị cung ứng dịch vụ
không chi trả được trợ cấp xã hội do đối tượng hoặc người được ủy quyền không ra điểm Bưu điện/bưu cục
xã, phường, thị trấn nhận trợ cấp theo thời gian quy định (trong thời
hạn 02 tháng), đơn vị có trách
nhiệm phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tìm hiểu
nguyên nhân:
+ Đối với những trường hợp người khuyết
tật, người già không đến được điểm Bưu điện văn hóa xã để lĩnh trợ cấp thì Bưu
điện có trách nhiệm chuyển, phát tiền theo địa chỉ đối tượng;
+ Đối với những trường hợp không lĩnh
trợ cấp với lý do chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn không thông báo, thì
Bưu điện thông báo cho cán bộ Lao động - TB&XH cấp xã và phòng Lao động -
TB&XH biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tổ chức dịch vụ chi trả của ngành
Bưu điện tỉnh có trách nhiệm thực hiện theo quy trình thực hiện chi trả quy định
trong Đề án này. Trường hợp xảy ra mất tiền
trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả hoặc chi trả không đúng đối tượng, chế
độ, thì tổ chức dịch vụ chi trả có trách nhiệm thu hồi, bồi
hoàn cho đối tượng hoặc cho Phòng Lao động - TB&XH cấp huyện và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
- Cung cấp danh sách, địa chỉ các điểm bưu điện, bưu cục dự kiến chi trả tại các xã, phường,
thị trấn cho Sở Lao động - TB&XH để thông báo công khai.
Phần 3
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ
ÁN
1. Chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo
trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho đối tượng khi nhận tiền trợ cấp, đối tượng không bị ràng buộc bởi thời gian
đến lĩnh tiền trợ cấp, những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt được cơ quan cung
cấp dịch vụ phục vụ chi trả đến tận gia đình nhưng không
phải tăng phí chi trả cho đối tượng.
2. Khi thực hiện phương thức chi trả
này, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
cấp phát ngân sách và thực hiện chi trả cho đối tượng, góp
phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, công khai, minh bạch trong
việc thực hiện các chính sách xã hội. Phấn đấu đạt được môi trường thanh toán
an toàn, hiệu quả về cơ sở pháp lý.
3. Giảm bớt một phần công việc cho
cán bộ Lao động - TB&XH cấp xã, tập trung cho công tác chuyên môn, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời giảm số đối tượng tập trung đến
trụ sở UBND cấp xã, góp phần cải cách hành chính công.
4. Trên cơ sở thực hiện Đề án, đơn vị
cung cấp dịch vụ có điều kiện tích hoạt thêm dịch vụ phục vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.