ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 105/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 17
tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT NỘI DUNG KẾ HOẠCH XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP NĂM 2023 CỦA THANH
TRA TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Phòng chống tham nhũng ngày 22 tháng
11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham
nhũng;
Căn cứ Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng
10 năm 2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Căn cứ Văn bản số 2220/TTCP-C.IV ngày 15 tháng
12 năm 2022 của Thanh tra Chính phủ về định hướng xác minh tài sản, thu nhập
năm 2023;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ
trình số 02/TTr-TT ngày 10 tháng 01 năm 2023 về việc phê duyệt kế hoạch xác
minh tài sản, thu nhập năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung
Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 của Thanh tra tỉnh Đồng Nai theo số
01/KH-TT ngày 10 tháng 01 năm 2023.
Điều 2. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện có
hiệu quả những nhiệm vụ theo nội dung kế hoạch đã được phê duyệt. Giao Thanh
tra tỉnh xây dựng chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập
năm 2023 trình Sở Tài chính xem xét, bố trí kinh phí ngoài khoán để thực hiện tốt
nội dung theo kế hoạch được duyệt (nếu có).
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Cục III, Cục IV - Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, THNC.
|
CHỦ TỊCH
Cao Tiến Dũng
|
…
Chương V
XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT KẾ
HOẠCH XÁC MINH TÀI SẢN, THU NHẬP
Điều 14. Xây dựng kế hoạch xác
minh hằng năm
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
a) Tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống
tham nhũng ở các ngành, lĩnh vực và địa phương;
b) Các yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Định hướng xây dựng kế hoạch xác minh do Thanh
tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
d) Khả năng, điều kiện thực hiện các mục tiêu xác minh
quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
2. Căn cứ vào khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cơ quan thanh tra
xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm; nơi không có cơ quan thanh
tra thì chỉ đạo đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ thực hiện.
3. Kế hoạch xác minh phải có các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu của kế hoạch xác minh;
b) Số lượng và tên cơ quan, đơn vị được xác minh;
c) Tổng số người được xác minh, số lượng người được
xác minh phân bổ theo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc;
d) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xác minh, người
được phân công chỉ đạo việc thực hiện, đơn vị được phân công tiến hành xác
minh, nguồn lực để thực hiện xác minh.
Điều 15. Phê duyệt và thực hiện
kế hoạch xác minh
1. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, người đứng đầu
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều
30 của Luật Phòng, chống tham nhũng phê duyệt nội dung và ban hành kế hoạch xác
minh hằng năm; Chánh thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch xác minh hằng, năm sau
khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch.
2. Kế hoạch xác minh hằng năm của Cơ quan kiểm soát
tài sản, thu nhập phải bảo đảm số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác
minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát
của mình; riêng đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính
phải bảo đảm tối thiểu bằng 10%.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kế hoạch xác
minh được ban hành, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu
nhiên người được xác minh. Việc lựa chọn được thực hiện công khai bằng hình thức
bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập mời đại diện Ủy
ban kiểm tra Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự và chứng kiến
việc lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh.
Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên
phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ
quan, tổ chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng
đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 16. Tiêu chí lựa chọn người
được xác minh theo kế hoạch
Việc lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác
minh theo kế hoạch hằng năm phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng thuộc diện
phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm.
2. Người có nghĩa vụ kê khai chưa được xác minh về
tài sản, thu nhập trong thời gian 04 năm liền trước đó.
3. Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc một trong
các trường hợp sau:
a) Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan
y tế có thẩm quyền xác nhận;
c) Người đang học tập, công tác ở nước ngoài từ 12
tháng trở lên.
Chương VI
BẢO VỆ, LƯU TRỮ, KHAI
THÁC, CUNG CẤP THÔNG TIN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP
Điều 17. Nguyên tắc bảo vệ,
lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài
sản, thu nhập
1. Thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát
tài sản, thu nhập phải được lưu trữ đầy đủ, chính xác; khai thác, sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; bảo đảm yêu cầu của việc kiểm
soát tài sản, thu nhập, công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng và
công tác quản lý cán bộ.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu
nhập phải được bảo vệ nghiêm ngặt, an toàn theo quy định của pháp luật; tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin; bảo đảm sự tương
thích, an toàn, thông suốt trong toàn hệ thống các cơ sở dữ liệu về kiểm soát
tài sản, thu nhập.
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ,
lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách vận hành
Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn
thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
d) Thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng để bảo
đảm khả năng khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu;
đ) Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng để bảo
đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập hoạt động thường
xuyên, ổn định.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền
thông có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc bảo
vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Điều 19. Khai thác, cung cấp
thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài
sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu
nhập theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại
các điểm đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 42 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài
sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu
nhập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ,
kiểm tra có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức
chính trị - xã hội.