Thực hiện Nghị quyết số
25/2010/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận
về việc thông qua nội dung và mức chi đối với các hoạt động phổ cập giáo dục
trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015;
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
quy định nội dung và mức chi đối với các hoạt động phổ cập giáo dục trên địa
bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Các xã, phường thuộc địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm.
2. Học
viên có độ tuổi từ 15 đến 21 tuổi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm; đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nguyện vọng học ở cấp
trung học theo chương trình giáo dục thường xuyên trung học phổ thông tại các lớp
phổ cập giáo dục trung học, đều có quyền đến các cơ sở giáo dục để đăng ký học
phổ cập giáo dục trung học.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường
trung học phổ thông (THPT), các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), Trung tâm
Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH-HN) trên địa bàn để triển khai các hoạt
động phổ cập giáo dục trung học.
Điều 2.
Nguyên tắc mở lớp và định mức học sinh
1. Định mức học viên: mỗi lớp tối
thiểu 25 học viên và tối đa 45 học viên.
- Trường hợp đặc biệt, nếu khối đó
chỉ có một lớp mà có số dư trên mức tối đa hoặc chưa thể huy động đủ số học
viên tối thiểu do điều kiện về nơi mở lớp, về điều kiện địa lý, ... thì vẫn được
mở lớp nhưng với điều kiện phải có từ 15 học viên trở lên nhưng phải là học
viên trong độ tuổi phổ cập;
- Những học viên trên 21 tuổi muốn
học tại các lớp phổ cập phải đóng tiền học phí theo mức quy định như đối với học
viên cùng lớp ở hệ giáo dục thường xuyên trong cùng cấp học và tự túc các chi
phí khác liên quan đến học tập.
2. Thực hiện đào tạo theo số môn
và chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Kế hoạch giảng dạy do các cơ sở
mở lớp xây dựng và phải được cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp phê
duyệt trước khi thực hiện.
Học viên học phổ cập được tổ chức
thành lớp theo định mức quy định, địa điểm học tại tất cả các trường trung học
phổ thông (kể cả trường THPT Ninh Hải), Trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN đóng
trên địa bàn thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy, người học
và công tác quản lý đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo.
Các lớp phổ cập giáo dục trung học
(ngoài nhà trường phổ thông) thực hiện dạy - học theo số môn và chương trình
giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; tổng số 32 tuần học,
mỗi tuần từ 3 - 4 buổi tùy theo kế hoạch của học kỳ, năm học và tình hình thực
tế về cơ sở vật chất, giáo viên để mở lớp nhưng thời gian kết thúc năm học phải
theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo
viên chuyên trách về công tác phổ cập tại các xã, phường của thành phố để thực
hiện công tác phổ cập giáo dục trung học, cụ thể như sau:
- Mỗi xã, phường được bố trí 02
giáo viên để thực hiện công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ; trong đó: 01
giáo viên chuyên trách về phổ cập giáo dục trung học (gọi tắt là THCS và THPT),
01 giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ); số giáo
viên này thuộc biên chế các trường trung học cơ sở và trường tiểu học trên địa
bàn và phải dạy số tiết (buổi)/tuần bằng số tiết (buổi)/tuần mà Nhà nước quy định
đối với chức danh Phó Hiệu trưởng và được hưởng phụ cấp ưu đãi như đối với giáo
viên cùng cấp học;
- Ngoài các chế độ hiện hành, cán
bộ, giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục trung học còn được hưởng phụ cấp
kiêm nhiệm là 30% (mức lương cơ bản + phụ cấp ưu đãi).
Trong trường hợp thiếu giáo viên để
thực hiện công tác phổ cập giáo dục, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm được hợp đồng thêm giáo viên để thực hiện công tác phổ cập
giáo dục trung học và phải đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực
công tác, phẩm chất đạo đức và nhiệt tình với phong trào phổ cập.
Tiền công, các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đối với giáo viên hợp đồng để làm cán
bộ chuyên trách được tính tương đương với mức lương khởi điểm của giáo viên
biên chế cùng cấp học theo quy định của Nhà nước và được hưởng phụ cấp ưu đãi đối
với giáo viên đứng lớp tương ứng với từng cấp học, được tăng lương và tiền thưởng
theo quy định của pháp luật; ngoài tiền lương (tiền công) và phụ cấp theo quy định
người được hợp đồng làm công tác phổ cập giáo dục trung học còn được hưởng thêm
phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Giáo viên được phân công giảng
dạy hoặc người được hợp đồng giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học (thủ
trưởng các cơ sở giáo dục xem xét về trình độ và năng lực của người đăng ký giảng
dạy, nếu đủ điều kiện thì ký hợp đồng giảng dạy theo quy định của pháp luật),
được thanh toán tiền giảng dạy theo định mức quy định.
3. Mỗi lớp phổ cập giáo dục trung
học được bố trí 01 giáo viên chủ nhiệm và được tính 03 tiết/tuần/giáo viên.
4. Mỗi bộ môn có 01 giáo viên phụ
trách (gọi chung là tổ trưởng bộ môn), mỗi tuần được tính 02 tiết/bộ môn/tuần.
5. Công tác quản lý: các trường
THPT hoặc cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ cập
giáo dục trung học phải phân công 01 cán bộ trong lãnh đạo (trường THPT hoặc
Trung tâm) và 02 cán bộ (01 cán bộ làm công tác giáo vụ và 01 cán bộ làm công
tác tài vụ, hành chính của đơn vị) để phụ trách và tham gia quản lý tại một điểm
mở lớp và được tính 03 tiết/tuần/chức danh.
6. Mức chi 01 tiết đối với giáo
viên chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, ... bằng mức chi đối với giáo viên dạy phổ cập
giáo dục trung học.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chi cho giờ giảng và quản lý cơ
sở:
a) Chi cho giờ giảng của giáo
viên: 45.000 đồng/tiết; cơ cấu tiết giảng bao gồm: chi thù lao cho giáo viên trực
tiếp đứng lớp, chi phí tự vận chuyển (tự đi lại), nghiên cứu soạn bài, chấm điểm,
vào sổ, đánh giá chất lượng học sinh, tham gia hội họp chuyên môn, ...;
b) Giờ quản lý: 35.000 đồng/tiết để
thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành công tác phổ cập giáo dục trung học tại
cơ sở mở lớp.
Mức chi đối với giờ giảng và giờ
quản lý được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu là 730.000 đồng; khi Nhà nước
điều chỉnh mức lương tối thiểu thì các đơn vị được quyền điều chỉnh mức chi/tiết
theo tỷ lệ tương ứng với mức lương tối thiểu tăng.
2. Chi sách giáo khoa, tài liệu
cho giáo viên và học viên:
a) Sách giáo khoa, sách giáo viên
và tài liệu phục vụ cho giảng dạy, bao gồm trang bị cho giáo viên và lưu tại thư
viện; mỗi giáo viên bộ môn được mượn sách giáo khoa và sách giáo viên theo từng
môn học;
b) Chi hỗ trợ sách giáo khoa cho học
viên thuộc diện chính sách: mỗi học viên được mượn không thu phí 01 bộ sách
giáo khoa, sau mỗi năm học học viên phải trả lại cho trường để quản lý và cho học
viên lớp sau mượn học tập. Nếu bị mất, hư hỏng thì người học phải đền bù theo
giá sách mới cho cơ sở mở lớp, số tiền thu được các cơ sở mở lớp phải nộp ngân
sách Nhà nước theo quy định;
c) Trang bị sách thư viện dùng
chung toàn trường: ngoài số sách trang bị để giáo viên bộ môn mượn để nghiên cứu
và giảng dạy; hằng năm, ngân sách Nhà nước sẽ trang bị bổ sung cho thư viện các
trường học những loại sách chưa được trang bị, sách bị hư hỏng do nguyên nhân
khách quan. Các đơn vị mở sổ sách theo dõi và quản lý tài sản theo quy định hiện
hành, nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát thuộc nguyên nhân chủ quan thì thủ trưởng
cơ sở, người quản lý trực tiếp và người mượn phải đền bù đúng bằng giá trị bị
thiệt hại, số tiền thu về đền bù sách đơn vị phải mở sổ sách kế toán, hạch toán
kế toán và nộp ngân sách theo quy định về quản lý tài sản.
3. Chi cho công tác tuyên truyền,
vận động và bồi dưỡng Ban chỉ đạo sau khi hoàn thành năm học (không bao gồm tiền
công tác phí):
Nội dung chi và đối tượng được hưởng:
chi cho cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động học viên ra lớp và
theo dõi việc đến lớp của học viên trên địa bàn nhằm đảm bảo duy trì sĩ số của
lớp đến khi kết thúc mỗi năm học, bao gồm hỗ trợ tiền xăng xe, hoạt động tuyên
truyền tại xã, phường và thành phố, công tác hội họp liên quan đến công tác phổ
cập; chi phí cho các hoạt động của các thành viên trong Ban chỉ đạo tham gia trực
tiếp đến công tác phổ cập giáo dục trung học, mức chi cụ thể như sau:
a) Đối với cấp thành phố: mức chi
30.000 đồng/học viên có mặt tại thời điểm kết thúc năm học;
b) Cấp xã, phường: mức chi 30.000
đồng/học viên của địa phương tham gia học phổ cập giáo dục trung học phổ thông
có mặt tại thời điểm kết thúc năm học.
4. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh: hoạt động
của Ban chỉ đạo cấp tỉnh theo chương trình và kế hoạch đã được Trưởng ban phê
duyệt và sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu để chi cho các hoạt động thanh
tra, kiểm tra, công tác phí, hội nghị, hội thảo, làm thêm ngoài giờ (nếu có) và
công tác thi đua khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
5. Chi văn phòng phẩm, ấn phẩm,
trang thiết bị và chi khác:
a) Chi văn phòng phẩm và tài liệu
chuyên môn của giáo viên:
Mỗi giáo viên mỗi năm học được cấp
02 quyển vở 200 trang, 02 cây viết bíc (xanh, đỏ), các loại sổ: sổ chủ nhiệm, lịch
báo giảng, sổ điểm giáo viên, sổ dự giờ, ... theo quy định của ngành giáo dục
và đào tạo.
Tùy theo tình hình thực tế mà các
cơ sở cấp bằng hiện vật hay bằng tiền để giáo viên thực hiện nhiệm vụ, việc cấp
tiền mặt phải được kiểm tra khảo sát giá theo đúng nguyên tắc tài chính và phải
có sự giám sát của Ban Thanh tra nhân dân cơ sở; riêng các loại sổ sách chuyên
môn phải cấp bằng hiện vật theo mẫu của ngành giáo dục và đào tạo để đảm bảo
tính thống nhất về chuyên môn;
b) Hỗ trợ văn phòng phẩm cho học
viên: học viên thuộc diện chính sách được Nhà nước hỗ trợ các loại văn phòng phẩm
để phục vụ học tập, các cơ sở mở lớp căn cứ vào số môn cần đào tạo trong năm học
để cấp cho học viên bằng hình thức cấp bằng hiện vật; mỗi học viên được hỗ trợ
mỗi năm học 02 quyển vở 200 trang/môn, 02 cây viết bíc/môn, 01 cây viết chì;
c) Phấn (trắng và màu) và vật tư
phục vụ giảng dạy: chi theo thực tế nhưng tối đa mỗi lớp không quá 15.000 đồng/tháng/môn,
thời gian học 09 tháng;
d) Chi nước uống, nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường: mỗi lớp 01 bình 20 lít/tuần thanh toán theo giá thực tế;
nước máy 2m3/lớp/tháng; tiền vệ sinh - môi trường và chi theo thực tế
nhưng không quá 30.000 đồng/tháng/lớp;
e) Chi tiền điện và điện thắp sáng: phục vụ cho các loại
thiết bị trong lớp học (bóng điện, quạt, máy chiếu, máy tính và thiết bị khác,
định mức 03kw/lớp/ngày x 4 ngày/tuần x 32 tuần;
g) Thiết bị dạy - học: các cơ sở sử
dụng thiết bị của trường THPT hiện đang mở lớp để phục vụ dạy - học, không
trang bị riêng cho các lớp phổ cập.
6. Chế độ đối với nhân viên bảo
vệ, quản lý và nhân viên làm công tác vệ sinh môi trường:
Mỗi cơ sở mở lớp được hợp đồng 02
nhân viên (01 bảo vệ và 01 nhân viên phục vụ) thời gian hợp đồng 9 tháng/năm học;
việc thanh toán tiền lương và phụ cấp (nếu có), các loại bảo hiểm và kinh phí
công đoàn theo quy định hiện hành; người lao động được nhận lương hằng tháng
thuộc nguồn kinh phí chi cho phổ cập giáo dục trung học tại các cơ sở mở lớp.
Riêng Trung tâm GDTX tỉnh nếu mở lớp
tại Trung tâm thì không được hợp đồng thêm nhân viên, nếu thuê các cơ sở khác để
mở lớp (ngoài Trung tâm) thì mỗi điểm trường được hợp đồng thêm số nhân viên
trên và được thanh toán các chế độ theo quy định hiện hành.
7. Sổ sách, tài liệu chuyên môn
dùng chung trong nhà trường: sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, ...
được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thanh toán theo thực
tế. Riêng học bạ, bằng tốt nghiệp và phiếu liên lạc (nếu có) thì học viên phải
mua.
8. Một số khoản chi khác liên quan
trực tiếp đến các hoạt động phổ cập giáo dục trung học.
9. Công tác điều tra cơ bản, điều
tra bổ sung, thống kê; công tác huy động ra lớp, thi đua khen thưởng, ... liên
quan đến phổ cập giáo dục trung học thực hiện từ nguồn ngân sách chi về hoạt động
phổ cập giáo dục theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Học phí:
- Miễn thu học phí đối với những
học viên thuộc đối tượng chính sách;
- Các đối tượng khác phải đóng bằng
100% so với mức thu học phí đối với học viên các lớp giáo dục thường xuyên cấp
trung học phổ thông (hệ bổ túc văn hoá cũ) hiện đang học tại Trung tâm GDTX và
Trung tâm KTTH-HN.
2. Đối tượng được miễn thu học
phí và được mượn sách giáo khoa miễn phí, được hỗ trợ văn phòng phẩm và học phẩm:
a) Người có công với cách mạng
và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có
công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; bao gồm:
- Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh, thương binh loại B (sau đây gọi là thương binh).
- Con của người hoạt động cách
mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày
01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng lao động, con của liệt
sĩ; con của thương binh; con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hoá học;
b) Học viên mồ côi cả cha lẫn mẹ
không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
c) Học viên bị bỏ rơi, mất nguồn
nuôi dưỡng; mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo
quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang
trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
d) Học viên có cha mẹ thuộc diện
hộ nghèo theo quy định của Nhà nước;
e) Học viên là con của hạ sĩ
quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang
nhân dân;
g) Học viên đang học tại các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu
nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;
h) Học viên là con cán bộ, công
nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được
hưởng trợ cấp thường xuyên;
i) Học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở đi học nghề.
3. Các đơn vị cấp biên lai cho
người đóng học phí, số tiền học phí thu được các đơn vị gửi vào Kho bạc Nhà nước
nơi giao dịch để sử dụng thực hiện mở sổ sách, hạch toán kế toán, báo cáo tài
chính với cơ quan cấp trên theo quy định.
NGUỒN NGÂN SÁCH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1. Trên cơ sở hợp đồng được ký kết,
các cơ sở mở lớp chi trả tiền giờ dạy cho giáo viên hằng tháng theo số tiết thực
dạy.
2. Người dạy phải lập bảng kê
thanh toán, cán bộ chuyên trách phổ cập của thành phố và cán bộ phụ trách giáo
vụ của trường xác nhận, thủ trưởng các cơ sở mở lớp phê duyệt theo thẩm quyền;
người đề nghị, người xác nhận và người phê duyệt phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của chứng từ thanh toán.
Điều 8. Nguồn
ngân sách
- Ngân sách chương trình mục tiêu
quốc gia về giáo dục và đào tạo;
- Ngân sách sự nghiệp giáo dục và
đào tạo;
- Đóng góp của người học và các
nguồn huy động khác theo quy định của pháp luật;
- Các tổ chức, cá nhân tài trợ (nếu
có).
Ngân sách chi về phổ cập giáo dục
trung học sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ và khả năng ngân sách được
giao hằng năm.
Điều 9. Công
tác quản lý
1. Các trường THPT, các Trung tâm
GDTX, Trung tâm KTTH-HN, các cơ sở khác mở lớp phổ cập giáo dục trung học chịu
trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn ngân sách chi về phổ cập giáo dục
trung học (kể cả học phí), thực hiện chi trả tiền lương, tiền công, phụ cấp đối
với cán bộ quản lý, giáo viên và các khoản chi khác liên quan đến phổ cập giáo
dục trung học.
2. Kinh phí chi phổ cập giáo dục trung
học cấp qua Sở Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị sử dụng ngân sách về phổ cập
giáo dục chịu trách nhiệm quản lý chứng từ thanh toán, mở sổ sách kế toán và thực
hiện báo cáo tài chính với đơn vị dự toán cấp I; đơn vị dự toán cấp I tổng hợp
báo cáo với cơ quan Tài chính theo phân cấp quản lý ngân sách.
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 10. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các cơ
quan liên quan triển khai Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát
sinh hoặc vướng mắc các đơn vị báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ phổ cập
giáo dục trung học./.
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
(kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT
|
Nội dung
|
Đề xuất mức
chi (1.000)
|
Ghi chú
|
I. Mức chi cho giờ giảng và quản lý tại cơ
sở
|
1
|
Giờ giảng (đồng/tiết); tổng
467 tiết x 4 lớp = 1.868 tiết/trường
|
45
|
Thực hiện dạy - học 7 môn
(Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa) và tiếp tục triển khai những môn khác
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
2
|
Giờ quản lý cơ sở (đồng/tiết);
tổng 43 tiết/trường
|
35
|
Chi cho các đối tượng là
cán bộ quản lý (01 lãnh đạo, 01 cán bộ chuyên môn và 01 cán bộ tài vụ), tổ
trưởng các bộ môn tại các điểm trường, số tiết theo định mức quy định (tiết/tuần);
cụ thể: lãnh đạo 03 tiết/tuần, giáo viên chủ nhiệm 03 tiết/lớp/tuần, cán bộ
chuyên môn và tài vụ theo dõi điểm trường 3 tiết/người/tuần, tổ trưởng bộ môn
02 tiết/tuần/người. Tổng cộng: 35 tiết/tuần x 32 tuần = 1.120 tiết/năm học.
|
II. Sách giáo khoa, tài
liệu cho học viên và giáo viên (đồng/bộ/học viên)
|
1
|
Sách giáo khoa, sách giáo
viên và tài liệu giảng dạy (đồng/bộ/ giáo viên); 7 môn (7 giáo viên) và 01 bộ
cho thư viện
|
|
Trang bị cho giáo viên bộ
môn mượn 01 bộ (sách giáo khoa và sách giáo viên) phục vụ cho nghiên cứu và
giảng dạy, mức chi theo thực tế tại thời điểm trang bị.
|
2
|
Chi hỗ trợ sách giáo khoa
cho học viên thuộc diện chính sách (đồng/bộ/học viên).
|
|
01 bộ sách/7 môn (Văn,
Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa); chi trả theo giá thực tế tại thời điểm thanh
toán.
|
3
|
Sách thư viện chung toàn
trường
|
|
|
III. Mức chi công tác
tuyên truyền, vận động và bồi dưỡng Ban chỉ đạo (cấp huyện, thành phố, cấp
xã, phường) sau khi kết thúc năm học (đồng/học viên)
|
Mức chi Ban chỉ đạo các cấp
là 30.000 đồng/học viên.
|
IV. Chi văn phòng phẩm, ấn
phẩm, trang thiết bị và chi khác
|
1
|
Văn phòng phẩm và tài liêu
chuyên môn của giáo viên (đồng/giáo viên/năm học); 07 giáo viên và 01 lãnh đạo
trường = 08 người
|
|
Chi trả theo thực tế tại thời
điểm thanh toán: tiêu chuẩn mỗi giáo viên/năm học: 02 quyển vở 200 trang, 02
cây viết bíc (xanh - đỏ), sổ chủ nhiệm, lịch báo giảng, sổ điểm giáo viên, sổ
dự giờ, …
|
2
|
Hỗ trợ văn phòng phẩm cho đối
tượng chính sách (đồng/học viên/năm học); ước tính có 90 học viên/trường
|
|
Chi trả theo thực tế tại thời
điểm thanh toán: hỗ trợ 14 quyển vở 200 trang/7 môn, viết bíc 14 cây, bút
chì, dụng cụ khác.
|
3
|
Phấn
(trắng và màu), lau bảng, dụng cụ dạy - học (đồng/tháng/môn)
|
|
Chi theo thực tế nhưng tối
đa không quá 15.000 đồng/tháng/môn/lớp (thời gian 9 tháng).
|
4
|
Văn phòng phẩm chung cho quản
lý tại trường
|
|
Trang bị cho cán bộ quản
lý, tổ bộ môn và hoạt động hành chính khác, chi trả theo thực tế nhưng mức tối
đa là 3.000.000 đồng/năm/trường.
|
5
|
Chi phí nước uống, sinh hoạt
và vệ sinh môi trường (đồng/lớp/tháng); dự tính 04 lớp
|
|
Mỗi tuần 02 bình nước uống
20 lít/lớp theo giá thực tế; chi phí tiền vệ sinh - môi trường theo thực tế
nhưng không quá 30.000 đồng/tháng/lớp/tháng bao gồm cả mua công cụ, dụng cụ;
nước sinh hoạt 2m3/lớp/tháng.
|
6
|
Điện sinh hoạt và thắp sáng
(đồng/lớp/năm học)
|
|
6 giờ/ngày x (8 bóng 1m2,
4 quạt trần, 01 máy Projector, máy tính, thiết bị khác): 03KW/ngày x 4
ngày/tuần x 32 tuần (bao gồm cả điện hành lang).
|
7
|
Thiết bị dạy học
|
|
Sử dụng thiết bị tại các
trường THPT có mở lớp.
|
V. Chế độ đối với nhân
viên bảo vệ, quản lý và nhân viên vệ sinh môi trường (đồng/người/năm)
|
Mỗi điểm trường được thuê
01 bảo vệ trực đêm và 01 nhân viên làm công tác vệ sinh - môi trường. Được trả
lương và các chế độ khác theo chế độ hiện hành; cán bộ quản lý lớp theo định
mức số tiết/lớp/tháng.
|
VI. Sổ sách phục vụ
chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu chuyên môn
dùng chung trong nhà trường (đồng/lớp/năm học)
|
Chi trả theo thực tế tại thời
điểm thanh toán đối với các loại sổ: sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu
bài, … học bạ của học viên do cá nhân đóng góp, chi theo thực tế.
|
|
|
|
|
|