ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2011/QĐ-UBND
|
Biên Hòa, ngày 12
tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NHỮNG CÁN BỘ
HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, ẤP (KHU PHỐ) TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP
ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những cán bộ hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số
199/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai tại kỳ họp
lần thứ 21, khóa VII về việc thông qua quy định tạm thời về chế độ hỗ trợ đối với
những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) từ ngân sách địa
phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 2220/TTr-SNV ngày 27 tháng 12 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về chế độ hỗ trợ đối
với những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) từ ngân sách
địa phương.
Điều 2. Chế độ hỗ trợ theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng
kể từ ngày 01/01/2011 (Ngày Nghị quyết số 199/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai có hiệu lực thi hành).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố
Biên Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
|
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NHỮNG CÁN BỘ
HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ VÀ ẤP (KHU PHỐ) TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định chế độ hỗ
trợ đối với những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số
182/2010/NQ-HĐND ngày 26/10/2010 của HĐND tỉnh và các chức danh: Phó Trưởng
Công an, Phó Chỉ huy Trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn.
Chương II
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI
VỚI NHỮNG CÁN BỘ HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, ẤP (KHU PHỐ)
Điều 2. Chế độ hỗ trợ từ ngân sách địa phương
Căn cứ Điều 1,
Nghị quyết số 199/2010/NQ-HĐND 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai; Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định tạm thời chế độ hỗ trợ đối với những cán bộ hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ấp (Khu phố) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ ngân
sách địa phương, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ hệ số
0,7 mức lương tối thiểu cho các chức danh:
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra;
- Trưởng ban
Tuyên giáo;
- Trưởng Khối vận;
- Phó Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trường hợp Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng Ban Tuyên giáo, Trưởng Khối vận do Bí thư hoặc Thường
trực Đảng ủy kiêm nhiệm và có bố trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Trưởng
Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng Khối vận chuyên trách thì hưởng hệ số 1,0 mức lương
tối thiểu theo quy định và được hỗ trợ thêm hệ số 0,58 mức lương tối thiểu.
2. Hỗ trợ hệ số
0,58 mức lương tối thiểu cho các chức danh:
- Phó Bí thư Đoàn
TNCSHCM;
- Phó Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ;
- Phó Chủ tịch Hội
Nông dân;
- Phó Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh;
- Phó Trưởng Công
an;
- Chủ tịch Hội
Người cao tuổi;
- Chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ.
3. Hỗ trợ hệ số
0,46 mức lương tối thiểu cho các chức danh:
- Cán bộ Văn
phòng Đảng ủy;
- Cán bộ phụ
trách công tác tiếp dân, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
- Cán bộ phụ
trách kinh tế, kinh tế hợp tác, hợp tác xã;
- Cán bộ phụ
trách công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...;
- Cán bộ phụ
trách Tôn giáo - Dân tộc;
- Cán bộ phụ
trách xã hội, gia đình và trẻ em;
- Cán bộ phụ
trách văn hóa, thông tin, thể thao, đài truyền thanh;
- Cán bộ quản lý
Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Học tập cộng đồng.
4. Hỗ trợ hệ số
0,18 mức lương tối thiểu cho các chức danh:
- Bí thư Chi bộ ấp
(Khu phố);
- Trưởng ấp (Khu
phố).
5. Mức hỗ trợ
đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện:
Những cán bộ hoạt
động không chuyên trách cấp xã và ấp (Khu phố), nếu có tham gia Bảo hiểm Xã hội
tự nguyện theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của
Chính phủ thì hàng tháng ngân sách địa phương hỗ trợ 13%, cá nhân đóng 5% mức
lương hiện hưởng, từ năm 2011 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mỗi năm tăng
2% (Cho đến năm 2014) thì mỗi năm ngân sách hỗ trợ thêm 1%, cá nhân đóng thêm
1%. Đối tượng được hỗ trợ là những cán bộ hoạt động không chuyên trách được quy
định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 182/2010/NQ-HĐND ngày 26/10/2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh và các chức danh: Phó Trưởng Công an, Phó Chỉ huy Trưởng
Quân sự xã, phường, thị trấn.
6. Các chức danh
bố trí tăng thêm theo xã loại 01 và xã loại 02 được hưởng phụ cấp hàng tháng với
hệ số 1,0 mức lương tối thiểu theo quy định và được hỗ trợ thêm hệ số 0,46 mức
lương tối thiểu, được tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản
5, Điều 2 của Quy định này.
Điều 3. Chế độ, chính sách
1. Phụ cấp hàng
tháng: Những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) hàng
tháng hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Quyết định số
69/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 và Phó Công an xã quy định tại Khoản 1, Điều 9
của Quyết định số 70/2010/QĐ-UBND ngày 23/11/2010 của UBND tỉnh; Còn được hưởng
thêm chế độ hỗ trợ từ ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 2 của Quy định
này.
2. Chế độ trợ cấp
nghỉ việc: Những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) tham
gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện thì các chế độ, chính sách được thực hiện theo Luật
Bảo hiểm Xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trường hợp không tham gia Bảo hiểm
Xã hội tự nguyện, sau 05 năm công tác không bị vi phạm kỷ luật từ khiển trách
trở lên, khi được cấp có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp
01 lần cứ mỗi năm công tác bằng 01 tháng mức lương hiện hưởng.
3. Chế độ mai
táng phí: Những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố) không
tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện, kể từ ngày 01/01/2011 khi chết người lo mai
táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung.
Chương III
TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Điều 4. Nguồn hỗ trợ chế độ cho những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp
xã, ấp (Khu phố) chi từ nguồn ngân sách địa phương được cấp phát qua kho bạc
Nhà nước; Hàng tháng Chủ tịch UBND cấp xã lập bảng kê chi trả trực tiếp cho cán
bộ và thanh quyết toán theo mục lục ngân sách Nhà nước theo đúng quy định hiện
hành.
Điều 5. Tổ chức quản lý
Các sở, ban,
ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa phối hợp
hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn cân đối, lập dự toán cấp phát chế độ hỗ
trợ từ ngân sách địa phương và hướng dẫn thực hiện chế độ Bảo hiểm Xã hội tự
nguyện cho những cán bộ không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố).
Về phân cấp quản
lý: Những cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện
chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, tuyển dụng theo quy trình quản lý, tuyển dụng
của cấp ủy cùng cấp; Cán bộ hoạt động không chuyên trách ấp (Khu phố) do UBND cấp
xã quản lý, sử dụng theo quy trình các quy định hiện hành. Việc giải quyết các
chế độ, chính sách những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (Khu phố)
do Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn
cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, căn cứ
tình hình thực tế ở địa phương để chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
tổ chức thực hiện./.