HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2014/NQ-HĐND
|
Phú Thọ,
ngày 15 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN; DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP
TỈNH NĂM 2015
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ
Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy
chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ
Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định
về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị
trấn;
Căn cứ
Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết
định số 3043/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự
toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015;
Sau khi
xem xét Tờ trình số 5124/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và
thảo luận,
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015:
I. Dự toán
thu, chi ngân sách năm 2015:
1. Tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 3.388.147 triệu đồng:
- Thu nội địa:
3.150.000 triệu đồng;
- Thu phí
sử dụng đường bộ đối với xe mô tô: 18.147 triệu đồng;
- Thu từ
hoạt động xuất, nhập khẩu: 200.000 triệu đồng;
- Thu xổ
số kiến thiết: 20.000 triệu đồng;
2. Tổng
thu ngân sách địa phương: 9.127.852 triệu đồng, bao gồm:
- Các
khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 3.124.043 triệu đồng;
- Thu bổ
sung từ ngân sách trung ương: 5.703.809 triệu đồng;
- Dự kiến
huy động đầu tư theo khoản 3, Điều 8, Luật Ngân sách nhà nước: 300.000 triệu đồng.
3. Thu
phản ánh qua NSNN (Thu xổ số): 20.000 triệu đồng.
4. Tổng
chi ngân sách địa phương: 9.127.852 triệu đồng, bao gồm:
a. Chi cân
đối NSĐP: 7.758.642 triệu đồng:
- Chi đầu
tư phát triển: 527.400 triệu đồng;
- Chi
thường xuyên: 6.781.612 triệu đồng;
- Chi dự
phòng ngân sách: 148.430 triệu đồng;
- Chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng.
- Dự kiến chi từ nguồn huy động đầu tư
theo Khoản 3 Điều 8: 300.000 triệu đồng;
b. Chi từ
nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW: 1.369.210 triệu đồng.
5. Phương
án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 8.196.268 triệu đồng:
a. Chi cân
đối ngân sách cấp tỉnh: 3.321.298 triệu đồng, gồm:
- Chi đầu
tư phát triển: 312.900 triệu đồng;
- Chi
thường xuyên: 2.610.198 triệu đồng;
- Chi dự
phòng ngân sách: 97.000 triệu đồng;
- Chi bổ
sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
- Chi từ
nguồn dự kiến huy động đầu tư theo khoản 3 - Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước:
300.000 triệu đồng;
b. Chi bổ
sung cân đối cho ngân sách huyện: 3.505.760 triệu đồng.
c. Chi
thực hiện chương trình mục tiêu: 1.369.210 triệu đồng.
6. Chi từ
nguồn thu phản ánh qua NSNN (Thu xổ số): 20.000 triệu đồng.
(Có các
phụ biểu chi tiết kèm theo)
II. Các
giải pháp chủ yếu
1. Về thu
ngân sách
- Tập
trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng
trưởng, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, bền vững:
+ Tập
trung nguồn lực phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện tái cơ cấu nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khuyến khích đưa khoa học công nghệ vào
sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết
chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với doanh nghiệp, với thị trường để đưa nông
nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị tăng cao.
+ Hoàn
thiện các chính sách còn vướng mắc để cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh
cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường cung cấp
thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến
sản xuất kinh doanh, đầu tư nhất là thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập, giải
thể doanh nghiệp theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tăng cường quản lý
và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tập trung đẩy mạnh việc
thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế
qua mạng điện tử.
+ Rà soát,
sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn,
tín dụng đầu tư.
- Tổ chức
triển khai tốt Luật thuế, tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai
thuế, quyết toán thuế của các tổ chức cá nhân:
+ Làm tốt
công tác tuyên truyền triển khai kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2011-2015; Luật Quản lý thuế và các Luật thuế sửa đổi, bổ sung; các quy định về
sử dụng hóa đơn, chứng từ; các Chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp.
+ Đẩy mạnh
kiểm tra, giám sát việc kê khai nộp thuế hàng tháng, xử lý nghiêm các trường
hợp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế.; Việc quyết toán thuế và kiểm tra hoàn
thuế để kịp thời xử lý vi phạm theo quy định và truy thu thuế, thu hồi hoàn
thuế vào NSNN.
+ Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu về thuế, chú trọng thanh tra,
kiểm tra đối với hoàn thuế GTGT, những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và
các lĩnh vực trọng điểm như: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển
giá, doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ,..., kịp thời
xử lý những vấn đề vướng mắc trong quá trình thanh tra, kiểm tra và xử lý thu
ngay các khoản phát sinh vào ngân sách.
- Tăng
cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh
tế, hoàn thiện bổ sung các chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến
khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham
gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn.
- Tiếp tục
duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương về giải quyết các
nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu; UBND tỉnh chỉ đạo
các ngành có liên quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình
mục tiêu tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giai đoạn
2011-2015 về mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả sử dụng vốn, trên cơ sở đó đề xuất,
kiến nghị Bộ, ngành trung ương cho giai đoạn 2016-2020.
2. Về chi
ngân sách:
- Tiếp tục
cơ cấu lại chi NSNN, theo hướng ưu tiên đảm bảo các chính sách chế độ đã ban
hành cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bố trí chi cho các
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, y tế, sự
nghiệp bảo vệ môi trường,...theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Chi đầu tư phát
triển ưu tiên bố trí chi trả các khoản nợ đến hạn; Kết hợp triển khai quyết
liệt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng
thời đẩy mạnh quản lý sự dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, công
sản, Chi thường xuyên bố trí đủ đảm bảo chế độ cho con người và những yêu cầu
thiết yếu để vận hành bộ máy quản lý Nhà nước; Trong đó yêu cầu tập trung cắt
giảm các chi phí tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, tiết kiệm giảm
chi phí công tác trong nước và ngoài nước.
- Quản lý
ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế thành lập các quỹ ngoài ngân
sách mà nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ Ngân sách; Tăng cường huy động các
nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế; tiếp tục nâng cao
hiệu lực, hiệu quản lý Nhà nước, thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước.
- Khẩn
trương triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với
lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Phân định rõ loại hình dịch
vụ do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, loại dịch vụ do các đơn vị ngoài công
lập thực hiện; phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo các mức
giá, phí dịch vụ để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách cho phù hợp. Từng bước
chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập sang cơ chế đặt hàng; đồng thời nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đối
tượng chính sách khi điều chỉnh tăng giá dịch vụ công.
- Tăng
cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết
kiệm chống lãng phí: rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo trong
phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng chế độ quy định.
Chỉ đạo
thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các cơ quan Thanh tra, kiểm toán.
Điều 2. Hội
đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết
này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ Chín thông qua
ngày 11 tháng 12 năm 2014./.