Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 91/2023/QH15 phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2021

Số hiệu: 91/2023/QH15 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 19/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Quốc hội thông qua Nghị quyết 91/2023/QH15 ngày 19/6/2023 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.387.906 tỷ đồng (hai triệu, ba trăm tám mươi bẩy nghìn, chín trăm linh sáu tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.484.439 tỷ đồng (hai triệu, bốn trăm tám mươi tư nghìn, bốn trăm ba mươi chín tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022.

- Bội chi ngân sách nhà nước là 214.053 tỷ đồng (hai trăm mười bốn nghìn, không trăm năm mươi ba tỷ đồng), bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 455.927 tỷ đồng (bốn trăm năm mươi lăm nghìn, chín trăm hai mươi bẩy tỷ đồng).

Đồng thời, giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:

- Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước;...

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định;

- Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí;...

Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 91/2023/QH15 ngày 19/6/2023.

 

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 91/2023/QH15

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14;

Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2020 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Nghị quyết số 82/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022;

Sau khi xem xét Báo cáo số 241/BC-CP ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ, Báo cáo số 38/BC-KTNN ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Kiểm toán nhà nước, Báo cáo thẩm tra số 1242/BC-UBTCNS15 ngày 20 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 497/BC-UBTVQH15 ngày 18 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, nhiều địa phương phải thực hiện biện pháp giãn cách, giao thông, du lịch, dịch vụ bị đình trệ, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại trong nước, tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực chậm lại, Chính phủ đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, kịp thời ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chính sách phòng, chống dịch, an sinh xã hội. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 17,2% so với dự toán, trong đó: thu nội địa vượt 15,9%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 21,2%. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2021 chủ động, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Bội chi ngân sách nhà nước được điều hành quản lý chặt chẽ và thấp hơn dự toán Quốc hội giao. Tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ giảm, kỳ hạn nợ được kéo dài, chi phí huy động vốn giảm, góp phần củng cố an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Bên cạnh kết quả đạt được, kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành các quy định pháp luật và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước còn chưa nghiêm, các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục. Dự toán thu tiền sử dụng đất của nhiều địa phương chưa sát so với thực hiện. Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm. Công tác chuẩn bị đầu tư tại nhiều Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa được quan tâm, chú trọng; giải ngân vốn đầu tư công chậm; phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản lớn; chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi. Nhiều Bộ, cơ quan trung ương, địa phương lập, xét duyệt, gửi quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời gian quy định. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị còn chậm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm. Việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo các Nghị quyết của Quốc hội thực hiện chưa nghiêm.

Điều 2. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021

1. Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.387.906 tỷ đồng (hai triệu, ba trăm tám mươi bẩy nghìn, chín trăm linh sáu tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.484.439 tỷ đồng (hai triệu, bốn trăm tám mươi tư nghìn, bốn trăm ba mươi chín tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022.

3. Bội chi ngân sách nhà nước là 214.053 tỷ đồng (hai trăm mười bốn nghìn, không trăm năm mươi ba tỷ đồng), bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 455.927 tỷ đồng (bốn trăm năm mươi lăm nghìn, chín trăm hai mươi bẩy tỷ đồng).

(Kèm theo các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII)

Điều 3. Giao Chính phủ

1. Công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:

a) Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trong Báo cáo tiếp thu, giải trình số 497/BC-UBTVQH15 ngày 18 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo thẩm tra số 1242/BC-UBTCNS15 ngày 20 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và Báo cáo số 38/BC-KTNN ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Kiểm toán nhà nước và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định;

b) Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí;

c) Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Đẩy nhanh công tác thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán các chương trình, dự án. Rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

d) Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm. Trong năm 2023: (i) Thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá thời hạn quy định; (ii) Tiếp tục rà soát các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 sang năm 2022, trong đó làm rõ khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2). Hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định; thu hồi toàn bộ các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương năm 2022 và năm 2021 trở về trước quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân để cắt giảm bội chi ngân sách trung ương.

Không chuyển nguồn sang năm 2023 các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân, phải hủy dự toán, thu hồi về ngân sách trung ương. Rà soát, báo cáo Quốc hội chi tiết số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 đảm bảo đúng quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và của cấp có thẩm quyền cho phép; các khoản tạm ứng theo chế độ quá thời hạn quy định; nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại ngày 31 tháng 12 năm 2022;

đ) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng để vừa bảo đảm sử dụng đúng mục đích theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, vừa bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng không đúng quy định.

Tổng hợp báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023) trong nội dung báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15;

e) Tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước. Phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với khả năng giải ngân chi ngân sách nhà nước, trả nợ gốc của ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngân quỹ nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và pháp luật về quản lý ngân quỹ nhà nước; bố trí nguồn để hoàn trả các khoản vay ngân quỹ nhà nước kéo dài nhiều năm;

g) Khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước. Trong năm 2023, xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản thu, chi, chuyển nguồn ngân sách nhà nước không đúng quy định theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong niên độ ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước nhưng chưa xử lý theo quy định tại Điều 73 của Luật Ngân sách nhà nước;

h) Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong lập, xét duyệt, thẩm định, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Không trình và xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với: (i) Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định; (ii) Các khoản thu, chi đã được Kiểm toán nhà nước kết luận, kiến nghị xử lý trong niên độ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước thời điểm thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm và các năm trước nhưng chưa xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước.

3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ và xem xét xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2023 bảo đảm đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; tổng kết thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội theo quy định.

4. Gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm sau đúng thời gian quy định.

5. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023) để tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

6. Báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các điểm a, d, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều này khi trình quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Điều 4. Giao Kiểm toán nhà nước

1. Tiếp tục đôn đốc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

2. Tăng cường kiểm toán các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước khi thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm tại các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Lồng ghép tổ chức kiểm toán khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2); kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán liên quan đến các khoản phải hủy nguồn, hoàn trả ngân sách trung ương năm 2022 trở về trước để kịp thời kiến nghị, xử lý, thu hồi các khoản chuyển nguồn không đúng quy định.

3. Tập trung kiểm toán hoạt động khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.

4. Tiếp tục thực hiện công khai kết quả kiểm toán của các cuộc kiểm toán và kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

5. Tiếp tục nâng cao chất lượng ý kiến về dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước để làm căn cứ Quốc hội quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm trước thời điểm cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước cần nêu rõ các khoản không đủ điều kiện quyết toán ngân sách nhà nước làm cơ sở cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

6. Báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trong Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Điều 5. Giao Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, bảo đảm sử dụng kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương cấp tỉnh hàng năm.

Điều 6. Giám sát thực hiện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2023.

Epas: 119394

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 91/2023/QH15 ngày 19/06/2023 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Quốc Hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.042

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.12.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!