HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
309/NQ-HĐND
|
Gia Lai,
ngày 08 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
VIỆC PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NĂM 2024
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10
tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND
ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Ban hành quy định
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu
chí, và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa
phương cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
Căn cứ Nghị quyết số 68/2023/NQ-HĐND
ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Gia Lai Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi,
nguyên tắc, tiêu chí, và định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia
Lai;
Xét Tờ trình số 3218/TTr-UBND ngày 19
tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phân bổ dự toán ngân
sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2024; Báo cáo thẩm
tra số
404/BC-BKTNS
ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và
ý
kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương (NSĐP) và phương án
phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2024 như sau:
(Kèm theo Bảng dự toán thu, chi ngân
sách và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2024)
I. Dự toán ngân sách
nhà nước (NSNN)
1. Dự toán
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Thu cân đối NSNN trên địa bàn Trung
ương dự kiến giao: 5.624.500 triệu đồng.
Địa phương xây dựng thu NSNN trên địa
bàn 5.815.000 triệu đồng, tăng 190.500 triệu đồng so dự toán trung ương dự kiến giao (trong
đó, thu từ khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 45.000 triệu đồng; thu tiền sử dụng đất tăng 122.000 triệu
đồng; thu thu từ xổ
số
kiến thiết tăng 15.000 triệu đồng; thu khác ngân sách tăng 8.500
triệu đồng) và
tăng 11,18% so với ước thực hiện năm 2023.
2. Tổng thu NSĐP:
16.171.546 triệu đồng
- Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp:
5.394.300
triệu
đồng
- Thu NSTW bổ sung (số liệu của Bộ Tài
chính): 9.976.695
triệu
đồng
+ Bổ sung cân đối ngân sách: 7.448.872 triệu đồng
+ Bổ sung có mục tiêu: 2.527.823 triệu đồng
Vốn đầu tư 1.727.587 triệu đồng; vốn sự
nghiệp 800.236 triệu đồng, giảm 18,4% so dự toán năm 2023, số tuyệt đối giảm
-572.015 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư giảm -511.103 triệu đồng; vốn sự nghiệp giảm
-60.912 triệu đồng, cụ thể:
(1) Vốn thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia: 1.290.791
triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 817.827 triệu đồng; vốn sự nghiệp 472.964
triệu đồng. Cụ thể:
* Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững 181.476 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 79.328 triệu đồng; vốn sự
nghiệp 102.148 triệu đồng.
* Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng
nông thôn mới 399.765 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư 327.982 triệu đồng; vốn sự
nghiệp 71.783 triệu đồng.
* Chương trình mục tiêu quốc gia Phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 709.550 triệu
đồng, gồm: vốn đầu tư 410.517 triệu đồng, vốn sự nghiệp 299.033 triệu đồng.
(2) Vốn Trung ương bổ sung thực hiện mục
tiêu nhiệm vụ: 1.237.032 triệu đồng, giảm 24,5% so dự toán giao năm
2023, số tuyệt đối giảm 402.099 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 909.760 triệu đồng,
vốn sự nghiệp 327.272 triệu đồng.
- Thu kết dư: 88.407 triệu đồng
Gồm: Từ nguồn kết dư tiền sử dụng đất
46.337 triệu đồng; kết dư nguồn kinh phí còn lại trong quá trình thực hiện dự
toán chi thường xuyên năm 2022 ngân sách 17.570,25 triệu đồng; kết dư từ nguồn
xổ sổ kiến thiết năm 2023 là 24.500 triệu đồng.
- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển
sang: 712.144 triệu đồng
Gồm: Chuyển nguồn kinh phí thực hiện cải
cách tiền lương theo quy định 655.406 triệu đồng bằng số trung ương giao; nguồn
còn lại năm 2023 để hỗ trợ thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ:
40.149 triệu đồng; nguồn còn lại năm 2023 để thực hiện Nghị quyết quyết định
quy mô tín dụng các Chương trình mục tiêu quốc gia: 16.589 triệu đồng.
(Kèm theo Biểu
số 01)
3. Dự toán chi NSĐP năm
2024
3.1. Nguyên tắc phân bổ
Tiếp tục thực hiện: Nghị quyết số
01/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Quy định về
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên NSNN năm 2022”; Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng
10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành các
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên
NSNN năm 2022”; Nghị quyết số
05/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
Khóa XII, Kỳ họp thứ Tư “Ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi,
nguyên tắc, tiêu
chí, và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên
NSĐP cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai” bảo đảm các nguyên tắc
như sau:
a) Việc bố trí vốn NSNN năm 2024 phải
đảm bảo thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước,
Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024.
Phân bổ dự toán chi thường
xuyên năm 2024 theo tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP
cho thời kỳ 2022-2025.
b) Phù hợp với khả năng cân đối NSNN
năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm giai đoạn 2024-2026, kế hoạch tài
chính 05 năm giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển trên cơ
sở tăng tỷ trọng đầu tư
phát triển của NSNN và khả năng giải ngân từng nguồn vốn. Ưu tiên nguồn lực để
thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm
2018 của Ban chấp hành trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy từng bước
nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên,
góp phần cơ cấu lại NSNN, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tinh giản biên chế,
thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan và địa phương.
c) Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả
NSNN; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm
mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính
sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp
công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội.
- Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường
xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định của các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước ngay từ khâu xây dựng dự toán (trừ các khoản chi tiền
lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các
khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm
như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã ký kết từ trước
và tiếp tục thực hiện trong năm 2024) để dành nguồn tăng
chi đầu tư phát triển
và các nhiệm vụ cấp bách khác thuộc trách nhiệm chi của các cấp ngân sách theo
phân cấp.
- Tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo
nguồn thực hiện cải cách tiền lương
năm 2024 để thực hiện cải cách tiền lương theo đúng quy định.
d) Bố trí chi trả lãi vay đầy đủ, đúng
hạn; quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khoản vay.
e) Chỉ tổng hợp đưa vào dự toán đối với
các nhiệm vụ chi không thường xuyên khi đã được cấp có thẩm quyền cho chủ
trương. Đối với những nhiệm vụ chi đã có chủ trương của cấp có thẩm quyền,
nhưng chưa được phê duyệt kế hoạch, chương trình, đề án, dự toán, quy hoạch,
thì bố trí kinh phí
dự kiến theo từng
lĩnh vực đến từng đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị chỉ được sử dụng sau khi kế hoạch,
chương trình, đề án,... được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Riêng các nội dung dự kiến phát sinh
nhưng chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền, căn cứ quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật và tình hình thực tế ở địa phương
thực hiện như sau: Tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền, sau khi được Ủy
ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I ở địa
phương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và dự kiến nhiệm vụ
giao cho các đơn vị để thực hiện giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc;
đồng thời, trong quyết định giao dự toán ghi rõ các nội dung dự kiến phát sinh
nhưng chưa có chủ trương của Ủy ban nhân dân cho phép thực hiện đồng thời gửi
cho cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và chỉ được thực hiện khi được cấp
có thẩm quyền giao nhiệm vụ.
f) Đảm bảo cân đối nguồn thu và nhiệm
vụ chi của NSĐP để thực hiện các chế độ, chính sách của trung ương và địa
phương ban hành theo đúng quy định:
Năm 2024 là năm thứ hai trong thời kỳ ổn
định ngân sách 2023-2025. Dự toán chi cân đối NSĐP năm 2024 được xác định trên
cơ sở dự toán thu cân đối NSĐP được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối
từ NSTW cho NSĐP (nếu có) và các chế độ chính sách theo quy định. Tuy nhiên, với
dự toán NSNN thu năm 2024 Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh, có
tới 11/17 địa phương giảm thu cân đối NSĐP 53,597 tỷ đồng, trong khi khả năng
phấn đấu tăng thu là rất khó khăn vì điều kiện phát triển kinh tế còn hạn hẹp.
Để tạo sự chủ động của các địa phương và để có thêm nguồn lực đáp ứng các nhiệm
vụ chi quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
trên địa bàn, cần thiết có sự hỗ trợ của ngân sách; do đó, căn cứ quy định tại
khoản 7 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước, khả năng cân đối dự toán NSNN năm 2024,
Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tăng số bổ sung cân đối cho
các địa phương 1% tương ứng số tiền 63,092 tỷ đồng so với dự toán năm 2023 để
góp phần cho các địa phương đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách tăng
thêm; hỗ trợ vốn đối ứng để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng
thời, yêu cầu các địa phương căn cứ điều kiện thực tế và khả năng cân đối của địa
phương, các địa phương chủ động bố trí cơ cấu chi NSĐP năm 2024 theo nguyên tắc
triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung nguồn lực tăng chi đầu tư phát
triển, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và thực hiện
các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo; đảm bảo phân bổ đầy đủ, đúng chính
sách, chế độ; thực hiện sắp xếp các khoản chi để đảm bảo kinh phí thực hiện các
nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2024.
Đối với kinh phí thực hiện chính sách
đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người
trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố và khoán kinh phí hoạt động đối
với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị
định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngân sách cấp tỉnh bổ sung trợ cấp cân đối
30% tương ứng với số tiền 61,149 tỷ đồng so với số kinh phí tăng thêm do thực hiện
chính sách đặc thù của của địa phương bảo đảm thực hiện Nghị quyết sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh “Ban hành quy
định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi
thường xuyên NSĐP cho thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia
Lai”.
- Đảm bảo mức chi cho sự nghiệp giáo dục
và sự nghiệp khoa học công nghệ không thấp hơn mức dự toán cấp trên giao.
- Những nhiệm vụ của các bộ, ngành,
đoàn thể trung ương giao sẽ đảm bảo theo khả năng của ngân sách.
- Bố trí đầy đủ vốn đối ứng để thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia (vốn sự nghiệp) theo đúng quy định.
- Bố trí kinh phí cho công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, thu hút đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng
đất và hoàn trả số kinh phí đã tạm ứng từ Quỹ Phát triển đất của tỉnh để phục vụ cho
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
g) Để thực hiện mục tiêu phục hồi phát
triển kinh tế xã hội, năm 2024 tiếp tục không trích 30% từ nguồn thu tiền sử dụng
đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh,
nhằm để tăng thêm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
h) Về khả năng bố trí nguồn thực hiện
cải cách tiền lương:
Nguồn kinh phí cải cách tiền lương dự
kiến còn lại năm 2023 của địa phương báo cáo Bộ Tài chính là 1.331,079 tỷ đồng (trong
đó đã bao gồm
70% kết dư năm 2018, 2019, 2020, 2021 theo kết quả thẩm định của Bộ Tài chính).
Dự kiến nhu cầu thực hiện cải cách tiền
lương năm 2024 từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng khoảng 945,527
tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 182,366 tỷ đồng, ngân sách huyện: 763,161 tỷ đồng).
Dự kiến nguồn thực hiện cải cách tiền
lương năm 2024 là 1.110,347 tỷ
đồng, cụ thể như sau: Tiết kiệm 10% năm 2024 là 296,321 tỷ đồng (ngân sách cấp
tỉnh: 105,654 tỷ đồng, ngân sách huyện: 190,667 tỷ đồng); nguồn 50% tăng
thu dự toán trung ương giao, năm 2024 so với dự toán trung ương giao năm 2023
là 90,7 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 64,927 tỷ đồng, ngân sách huyện: 25,773
tỷ đồng); dự kiến nguồn thu để lại theo chế độ để thực hiện cải cách tiền
lương năm 2024 là 14,548 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 1,411 tỷ đồng, ngân
sách huyện: 13,137 tỷ đồng); nguồn thu để lại theo chế độ thực hiện cải
cách tiền lương năm 2023 chuyển sang năm 2024 tại các đơn vị cấp tỉnh là 15,922
tỷ đồng; nguồn cải cách tiền lương năm 2023 chuyển sang 2024 là 655,406 tỷ đồng
(ngân sách cấp tỉnh: 299,251 tỷ đồng, ngân sách huyện: 356,155 tỷ đồng);
70% tăng thu dự toán năm 2024 Hội đồng nhân dân tỉnh giao so với trung ương
giao năm 2024 là 37,45 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 24,333 tỷ
đồng, ngân sách huyện: 13,117 tỷ đồng).
Sau khi đảm bảo nhu cầu tăng lương từ
1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng là 945,527 tỷ đồng. Nguồn kinh
phí còn lại dự kiến tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2024 là 164,820 tỷ đồng
(1.110,347 tỷ đồng - 945,527 tỷ đồng), gồm: Ngân sách tỉnh 151,703 tỷ đồng,
ngân sách huyện 13,117 tỷ đồng. Cụ thể: 70% tăng thu dự toán năm 2024 Hội đồng
nhân dân tỉnh giao so với trung ương giao năm 2024 dự kiến là
37,45 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 24,333 tỷ đồng, ngân sách huyện: 13,117 tỷ
đồng); nguồn cải cách tiền lương ngân sách tỉnh năm 2023 chuyển sang năm
2024 còn lại 127,37 tỷ đồng.
3.2. Tổng chi NSĐP: 16.176.146 triệu đồng
Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 4.281.407 triệu
đồng
Bằng 92,4% (4.281.407/4,634.593 triệu
đồng) so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2023, số tuyệt đối giảm
-353.186 triệu đồng (vốn cân đối NSĐP tăng 157.917 triệu đồng1;
vốn các Chương
trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, nhiệm vụ giảm -511.103 triệu đồng),
chiếm tỷ trọng 26,47% so với tổng chi NSĐP năm 2024 (năm 2023 chiếm 29,41%).
- Chi thường xuyên: 11.422.847 triệu đồng
Bằng 106,08% (11.422.847/10.768.184
triệu đồng) so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2023, số tuyệt đối tăng
654.663 triệu đồng (vốn cân đối NSĐP tăng 715.575 triệu đồng; các
Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, nhiệm vụ giảm -60.912
triệu đồng), chiếm tỷ
trọng 70,62% so với tổng chi NSĐP năm 2024 (năm 2023 chiếm 68,33%), gồm:
a) Tổng chi cân đối
NSĐP: 13.648.323 triệu đồng
Tăng 7,82% so dự toán Hội đồng nhân
dân tỉnh giao năm
2023, số tuyệt đối tăng 990.129 triệu đồng. Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 2.553.820 triệu
đồng
Tăng 6,59% so với dự toán của Hội đồng
nhân dân tỉnh giao năm 2023, số tuyệt đối tăng 157.917 triệu đồng (gồm: Tăng chi đầu tư từ
nguồn vốn phân theo
tiêu chí 34.310 triệu đồng;
tăng chi đầu tư từ nguồn sử dụng đất 22.000 triệu đồng; từ nguồn kết dư tiền sử
dụng đất 46.337 triệu đồng; kết dư nguồn kinh phí còn lại trong quá
trình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm 2022 ngân sách 17.570,25 triệu đồng;
kết dư từ nguồn xổ số kiến thiết năm 2023 là 24.500 triệu đồng;
chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách giảm -18.400 triệu đồng; chi cho Ngân
hàng chính sách 20.000
triệu đồng),
chiếm tỷ trọng 18,71% so với tổng chi cân đối năm 2024 (năm 2023 chiếm tỷ trọng
18,92%), gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập
trung:
883.813 triệu đồng
+ Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng
đất:
1.372.000 triệu đồng
+ Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến
thiết:
165.000 triệu đồng
+ Chi từ kết dư năm trước: 88.407 triệu đồng
+ Chi ủy thác qua Ngân hàng chính sách cho
vay các đối tượng: 40.000 triệu đồng
+ Chi từ nguồn bội chi ngân sách: 4.600 triệu đồng
(Bằng số Trung ương dự
kiến giao năm
2024)
- Chi thường xuyên: 10.622.611 triệu đồng
Tăng 7,22% so với dự toán Hội đồng
nhân dân tỉnh giao năm 2023, tăng 715.575 triệu đồng (chủ yếu do tăng
lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng
lên 1,8 triệu đồng/tháng). Chiếm tỷ trọng
77,83% so với tổng chi cân đối năm 2024 (năm 2023 chiếm tỷ trọng
78,27%),
gồm:
+ Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy
nghề: 4.705.373 triệu đồng
Tăng 12,44% so với dự toán Hội đồng
nhân dân tỉnh giao năm
2023, số tuyệt đối tăng 520.622 triệu đồng; tăng 1,65% so với dự toán trung
ương giao năm 2024, số tuyệt đối tăng 76.636 triệu đồng.
+ Sự nghiệp Khoa học và công nghệ:
31.400 triệu đồng
Bằng 91,8% so với dự toán Hội đồng
nhân dân tỉnh giao năm 2023, số tuyệt đối giảm -2.802 triệu đồng; tăng 15,17%
so với dự toán trung ương giao năm 2024, số tuyệt đối tăng 4.137 triệu đồng.
+ Các khoản chi thường xuyên còn lại:
5.885.838 triệu đồng
Tăng 4,05% (5.885.838/5.656.363 triệu
đồng) so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao năm 2023, số tuyệt đối
tăng 229.475 triệu đồng.
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính
quyền địa phương vay:
|
3.037 triệu đồng
|
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính:
(Bằng
số Trung ương dự kiến giao)
|
1.400 triệu đồng
|
- Dự phòng ngân sách:
(Chiếm 2,23% tổng chi cân đối NSĐP)
|
302.635 triệu đồng
|
- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương:
|
164.820 triệu đồng
|
b) Chi từ nguồn bổ
sung có mục tiêu:
|
2.527.823 triệu đồng
|
Gồm: Vốn đầu tư 1.727.587 triệu đồng;
vốn sự nghiệp 800.236 triệu đồng, bằng số Trung ương giao năm 2024, giảm 18,4%
so dự toán năm 2023, số tuyệt đối giảm -572.015 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư giảm
-511.103 triệu đồng; vốn sự nghiệp giảm -60.912 niệu đồng, cụ thể:
(1) Vốn thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia: 1.290.791 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư
817.827 triệu đồng; vốn sự nghiệp 472.964 triệu đồng. Cụ thể:
* Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững: 181.476 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 79.328 triệu đồng; vốn sự
nghiệp 102.148 triệu đồng.
* Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng
nông thôn mới: 399.765 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư 327.982 triệu đồng; vốn sự
nghiệp 71.783 triệu đồng.
* Chương trình Phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 709.550 triệu đồng, gồm: vốn đầu
tư 410.517 triệu đồng, vốn sự nghiệp 299.033 triệu đồng.
(2) Vốn Trung ương bổ sung thực hiện mục
tiêu nhiệm vụ: 1.237.032 triệu đồng, giảm 24,5% so dự toán giao năm
2023, số tuyệt đối giảm
402.099 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư 909.760 triệu đồng, vốn sự nghiệp 327.272
triệu đồng.
2.3. Bội chi NSĐP: 4.600 triệu đồng
Bằng số Trung ương dự kiến giao2.
II. Phương án phân bổ
ngân sách cấp tỉnh
1. Dự toán thu
Tổng thu ngân sách cấp tỉnh:
13.785.374 triệu đồng
Gồm:
- Thu ngân sách cấp tỉnh hưởng theo
phân cấp: 3.364.274 triệu đồng
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:
9.976.695
triệu
đồng
+ Bổ sung cân đối ngân sách: 7.448.872 triệu đồng
+ Bổ sung có mục tiêu: 2.527.823 triệu đồng
- Thu kết dư: 88.407 triệu đồng
- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển
sang: 355.997
triệu
đồng
2. Dự toán chi
Tổng chi ngân sách cấp tỉnh:
13.789.974
triệu
đồng
a) Nhiệm vụ chi của NS cấp tỉnh theo
phân cấp: 6.140.490 triệu đồng
Gồm:
- Chi đầu tư phát triển: 1.258.370 triệu đồng
- Chi thường xuyên: 3.256.175 triệu đồng
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính
quyền địa phương vay: 3.037 triệu đồng
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.400 triệu đồng
- Dự phòng ngân sách: 129.436 triệu đồng
- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 151.703 triệu đồng
- Chi thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
trung ương bổ sung: 1.340.369 triệu đồng
b) Bổ sung cho ngân sách huyện, thị
xã, thành phố: 7.649.484 triệu đồng
Trong đó:
- Bổ sung cân đối ngân sách: 6.273.797 triệu đồng
- Bổ sung có mục tiêu nhiệm vụ: 1.198.257 triệu đồng
- Bổ sung thực hiện cải cách tiền
lương: 177.430
triệu
đồng
3. Bội chi ngân sách tỉnh:
4.600
triệu
đồng
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Gia Lai Khóa XII, Kỳ họp thứ Mười lăm thông qua ngày 08 tháng 12 năm
2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Ủy ban Thường
vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
-
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Gia Lai, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, VP.
|
CHỦ TỊCH
Hồ
Văn Niên
|