HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
30/2011/NQ-HĐND
|
Gia
Lai, ngày 09 tháng 12
năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC QUYẾT ĐỊNH PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA
LAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ HAI
(Từ
ngày 07 đến ngày 09 tháng 12 năm 2011)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân
năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11
ngày 12/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp
môi trường;
Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 về việc
ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho thời kỳ 2011 -2015 trên địa bàn
tỉnh Gia Lai;
Sau khi xem xét Tờ trình số
3731/TTr-UBND ngày 16/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua quy định về phân cấp nhiệm vụ chi
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế -
Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận, nhất trí của các đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp thứ hai, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết
định phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai như nội
dung Tờ trình số 3731/TTr-UBND ngày 16/11/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh:
a) Đảm bảo hoạt động quan trắc và
phân tích chất lượng môi cho hệ thống mạng lưới quan trắc
môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt; xây dựng, thực hiện các chương trình
quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trên địa bàn
tỉnh.
b) Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây
dựng dự án, điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình
hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:
- Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích
do tỉnh quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp
bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường) thuộc danh mục dự án theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm
xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái
môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích.
- Dự án xử lý chất thải cho một số
bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, khu xử lý rác thải, bệnh viện, cơ sở y tế,
trường học do địa phương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
- Các dự án, đề án về bảo vệ môi
trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
c) Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường địa phương; bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và
hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lý
môi trường sau sự cố môi trường.
d) Quản lý bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo tồn và phát triển bền vững các loài
sinh vật, bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền trên địa bàn tỉnh.
đ) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường địa phương (bao
gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi
trường cộng đồng.
e) Xây dựng báo cáo môi trường định
kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cấp tỉnh; điều
tra, khảo sát, dự báo diễn biến môi trường; điều tra, thống kê, đánh giá chất
thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.
f) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi
trường ở địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
g) Hoạt động nghiệp vụ thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương.
h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.
k) Chi giải thưởng,
khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng
góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.
l) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban
điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế, cơ quan trung
ương hỗ trợ tỉnh về bảo vệ môi trường (nếu có).
m) Hỗ trợ Quỹ
Bảo vệ môi trường của tỉnh (nếu có).
n) Hỗ trợ cho các địa phương theo các
dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
p) Thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường (sau khi có văn bản quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường thì sẽ bố trí chi từ nguồn thu phí được để lại để thực
hiện).
q) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Nhiệm vụ chi của ngân
sách cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp
huyện):
a) Xây dựng báo cáo môi trường định
kỳ, đột xuất; điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường trên địa bàn.
b) Tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
c) Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện
thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp rác thải, vệ sinh môi trường khu dân
cư, nơi công cộng trên địa bàn.
d) Hỗ trợ xử lý chất thải cho các cơ sở y tế, trường học của nhà nước
do huyện, thị xã, thành phố quản lý không có nguồn thu
hoặc nguồn thu thấp.
đ) Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền.
e) Xây dựng chương trình, kế hoạch về
bảo vệ môi trường; hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; xác nhận cam kết
bảo vệ môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn.
f) Hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường; cấp huyện.
g) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp
có thẩm quyền quyết định.
h) Chi giải thưởng, khen thưởng về
bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích
đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cấp có thẩm
quyền quyết định.
k) Các hoạt động khác có liên quan
đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quyết
định của UBND cấp huyện đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Nhiệm vụ chi của ngân
sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã):
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về môi trường trên địa bàn xã.
b) Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp xã.
c) Hỗ trợ hoạt động giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, tái
chế, xử lý rác thải trên địa bàn.
d) Hợp đồng lao động thực hiện nhiệm
vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp xã.
đ) Các hoạt động khác có liên quan
đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn do UBND cấp huyện giao.
Điều 2.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định về phân cấp
nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Gia Lai khóa X, Kỳ họp thứ
Hai thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể
từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội; VPQH;
- Thủ tướng CP; VPCP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐNĐ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh;
- VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP. UBND tỉnh (đăng công báo);
- Cục kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu VT-CTHĐ (HL170).
|
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Thu
|