HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2024/NQ-HĐND
|
Tuyên Quang, ngày
26 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH MỨC CẤP KINH PHÍ, MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; đã được Sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 56/2024/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày
15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định
số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật; Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số
154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng
7 năm 2024 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu
tư trong lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số
55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Thông tư số
75/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ
Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn
ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Thông tư số
22/2024/TT-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định một số nội dung về lâm nghiệp thực hiện Chương trình
phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 155/TTr-UBND
ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết Quy
định mức cấp kinh phí, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện một số chính
sách về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Báo cáo thẩm
tra số 248/BC-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân
tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định mức
cấp kinh phí, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện một số chính sách về
bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo quy định tại các
Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 21, 22 và 23 Nghị định số 58/2024/NĐ
-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ Về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
2. Nội dung không quy định tại
Nghị quyết này thực hiện theo các quy định khác tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP
và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có liên quan đến các hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP .
Điều 3. Nguyên tắc
1. Nguồn kinh phí thực hiện:
Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh (bao gồm cả vốn
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia), ngân sách địa phương và các
nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các xã khu vực II, khu vực
III trong Nghị quyết này bao gồm các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định về
tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quy định cụ thể mức
cấp, hỗ trợ kinh phí
1. Mức cấp kinh phí bảo vệ rừng
đặc dụng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng,
Ban quản lý rừng phòng hộ được cấp kinh phí bảo vệ rừng theo các mức: 180.000 đồng/ha/năm
trên tổng diện tích rừng được giao thuộc các xã khu vực II, khu vực III;
150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao tại xã thuộc các khu vực
còn lại.
b) Cộng đồng dân cư, các đối
tượng theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp được
cấp kinh phí bảo vệ rừng theo các mức: 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích
rừng được giao thuộc các xã khu vực II, khu vực III; 500.000 đồng/ha/năm trên
tổng diện tích rừng được giao tại xã thuộc các khu vực còn lại.
c) Chi phí để Ủy ban nhân dân
cấp xã lập hồ sơ bảo vệ rừng lần đầu đối với cộng đồng dân cư là 50.000
đồng/ha; quản lý, kiểm tra, nghiệm thu là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ
rừng hằng năm.
2. Mức cấp kinh phí khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ
sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
a) Khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh tự nhiên được cấp 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm.
b) Khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh tự nhiên có trồng bổ sung được cấp 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu; 1.000.000
đồng/ha/năm trong 3 năm tiếp theo.
c) Chi phí lập hồ sơ lần đầu
cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 50.000 đồng/ha; chi phí lập hồ sơ
thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được cấp
theo dự toán được phê duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được cấp
bằng 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.
3. Mức đầu tư trồng rừng, nuôi
dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Bằng 100% chi phí
theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Mức cấp kinh phí bảo vệ rừng
phòng hộ:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ,
doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các đối tượng
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp được cấp kinh phí bảo vệ
rừng theo các mức: 600.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao tại xã
khu vực II, khu vực III; 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao
tại xã thuộc các khu vực còn lại.
b) Ban quản lý rừng đặc dụng,
Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý rừng chưa giao, chưa cho thuê được cấp kinh
phí bảo vệ rừng theo các mức: 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được
giao tại xã khu vực II, khu vực III; 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng
được giao tại xã thuộc các khu vực còn lại.
c) Chi phí để Ủy ban nhân dân
cấp xã lập hồ sơ bảo vệ rừng lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư là 50.000 đồng/ha; quản lý, kiểm tra, nghiệm thu là 7% trên tổng kinh
phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
5. Mức hỗ trợ kinh phí bảo vệ
rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng,
Ban quản lý rừng phòng hộ, Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý rừng chưa giao,
chưa cho thuê được hỗ trợ theo các mức: 180.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích
rừng được giao tại xã khu vực II, khu vực III; 150.000 đồng/ha/năm trên tổng
diện tích rừng được giao tại xã thuộc các khu vực còn lại.
b) Doanh nghiệp nhà nước được
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019,
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, các đối tượng khác theo quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp được hỗ trợ theo các mức: 600.000 đồng/ha/năm
trên tổng diện tích rừng được giao tại xã khu vực II, khu vực III; 500.000
đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao tại xã thuộc các khu vực còn lại.
c) Chi phí để Ủy ban nhân dân
cấp xã lập hồ sơ bảo vệ rừng lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu là 7% trên
tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
6. Mức hỗ trợ khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng
tự nhiên là 8.000.000 đồng/ha. Đối tượng thực hiện việc lập hồ sơ: Chi phí lập
hồ sơ thiết kế, dự toán được cấp theo dự toán được duyệt; kinh phí quản lý,
kiểm tra, nghiệm thu là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm.
7. Mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng
sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ:
a) Hỗ trợ một lần 15.000.000 đồng/ha/chu
kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản
ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng.
b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến
lâm là 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
c) Hỗ trợ một lần toàn bộ chi
phí khảo sát, thiết kế và chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán
được duyệt.
8. Mức hỗ trợ lãi suất vay tín
dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn: Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí cho chủ
rừng là hộ gia đình, cá nhân bằng 100% chênh lệch lãi suất cho vay thương mại
đối với các dự án trồng rừng gỗ lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tính
trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ.
9. Mức hỗ trợ kinh phí xây dựng
phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 400.000
đồng/ha.
10. Mức kinh phí khoán bảo vệ
rừng: Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là
rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước: 600.000 đồng/ha/năm đối với diện tích rừng
tại xã khu vực II, khu vực III; 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích rừng tại
xã thuộc các khu vực còn lại.
Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho
khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu là
7% trên tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng hằng năm.
11. Mức trợ cấp gạo bảo vệ và
phát triển rừng là 15 kg gạo/khẩu/tháng, cụ thể theo các trường hợp:
a) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia
đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm là 06 tháng/năm và tối
đa không quá 450 kg/năm/hộ.
b) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia
đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm là 04 tháng/năm và tối đa
không quá 300 kg/năm/hộ.
c) Đối với hộ gia đình thực
hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát
triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp gạo quy định tại điểm a khoản này.
12. Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản
xuất giống cây trồng lâm nghiệp: Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án
hoặc công trình đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, cụ thể theo
các mức sau:
a) Không quá 55.000.000 đồng/ha
đối với trường hợp xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên,
vườn giống trồng mới có diện tích từ 1,0 ha trở lên.
b) Không quá 25.000.000 đồng/ha
đối với trường hợp xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1,0 ha trở
lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500 m2.
c) Không quá 5.000.000.000 đồng
đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng
chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 01 triệu cây/năm.
d) Không quá 300.000.000 đồng
đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp
bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5
ha.
13. Mức hỗ trợ trồng cây phân
tán là 15.000.000 đồng/ha cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để mua cây giống,
phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động
quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết này, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX, Kỳ họp chuyên đề thứ mười một thông qua
ngày 26 tháng 12 năm 2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm
2025./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Tuyên Quang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo Tuyên Quang;
- Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, (Nam).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Minh Xuân
|