Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương Hòa Bình 2017 2020

Số hiệu: 26/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Trần Đăng Ninh
Ngày ban hành: 05/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2016/NQ-HĐND

Hoà Bình, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 124/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật./.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Đăng Ninh

 

QUY ĐỊNH

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

1. Kế thừa kết quả đạt được trong việc thực hiện định mức chi thường xuyên giai đoạn 2011 - 2016.

2. Đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020.

3. Đảm bảo phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương năm 2017 và cả giai đoạn 2017 - 2020.

4. Phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương.

5. Tiêu chí của định mức phân bổ dự toán ngân sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ kiểm tra.

6. Thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, khuyến khích xã hội hóa và huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội.

Điều 2. Nguyên tắc

1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của từng sở, ban, ngành thuộc ngân sách cấp tỉnh; dự toán chi ngân sách cấp huyện, thành phố. Đối với ngân sách cấp huyện, cấp xã, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được hiểu là định mức dùng để phân bổ kinh phí ngân sách cho từng cấp trong tổng số ngân sách tỉnh có được từ việc thực hiện nhiệm vụ thu được giao, số bổ sung từ ngân sách Trung ương, không thể xem là định mức chi tiêu, bởi định mức chi tiêu đã được quy định, điều chỉnh từ các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý tài chính - ngân sách. Căn cứ vào nguồn kinh phí tính theo định mức này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách cấp mình và cấp dưới có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức này cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Định mức phân bổ chi khác được tính dựa trên tiêu chí biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao, số lượng đơn vị hành chính và các tiêu chí đặc thù khác.

3. Định mức phân bổ chi khác đã bao gồm:

a) Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên của các đơn vị như: Tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...

b) Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên như: Chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra theo ngành, lĩnh vực; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên,...

c) Các khoản chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; kinh phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của đơn vị.

d) Chi các khoản phí, lệ phí; chi tiếp khách; chi mua bảo hiểm phương tiện; Chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, Chi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tổ hoà giải, Chi hoạt động của bộ phận một cửa; Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tủ sách pháp luật, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị.

đ) Kinh phí hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng các cấp theo quy định.

e) Trang phục ngành (trừ trang phục của Thanh tra nhà nước tỉnh, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm).

e) Chi thực hiện tăng lương thường xuyên, tăng biên chế phát sinh trong năm (nếu có).

4. Định mức phân bổ chi khác không bao gồm:

a) Chi lương và các khoản có tính chất lương: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

b) Các khoản phụ cấp đặc thù theo ngành.

c) Chi bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

d) Chi đại hội nhiệm kỳ của các đoàn thể.

đ) Kỷ niệm các ngày lễ lớn của cả nước, của tỉnh.

e) Chi đoàn ra, đoàn vào và đối ngoại.

g) Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản có giá trị, mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ mới được bổ sung biên chế, phương tiện phục vụ hoạt động công tác.

h) Chi thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch, Đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

i) Chi thực hiện các nhiệm vụ được giao ngoài kế hoạch (đối với các đơn vị thuộc khối tỉnh).

k) Các chế độ, chính sách khác liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ,...

5. Định mức không bao gồm nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Các nhiệm vụ chi phát sinh chưa có trong định mức này mà sau khi rà soát, sắp xếp lại trong nguồn kinh phí đã giao tính theo định mức mà không đáp ứng được, căn cứ khả năng ngân sách, địa phương các cấp bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

Điều 3. Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên

1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục

a) Cấp tỉnh: Chi khác 20 triệu đồng/biên chế/năm, riêng đối với Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh 22 triệu đồng/biên chế/năm.

b) Cấp huyện: Chi khác 18 triệu đồng/biên chế/năm.

c) Cấp xã

Trung tâm Học tập cộng đồng:

- Chi phụ cấp: Giám đốc trung tâm 40% mức lương cơ sở, Phó Giám đốc trung tâm 30% mức lương cơ sở.

- Chi hoạt động: 28 triệu đồng/xã/năm.

2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo

a) Cấp tỉnh

- Hệ cao đẳng: 11 triệu đồng/sinh viên/năm.

- Hệ trung cấp: 10 triệu đồng/học sinh/năm.

- Trường Phổ thông năng khiếu Thể dục, thể thao: 2,5 triệu đồng/học sinh/tháng.

- Hệ sơ cấp: 6 triệu đồng/học sinh/năm.

- Trường Chính trị: 25 triệu đồng/biên chế/năm.

b) Cấp huyện

- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên: Chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động (bao gồm cả cấp xã) cụ thể:

+ Các huyện: Cao Phong, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ, thành phố Hoà Bình mức chi 550 triệu đồng/năm;

+ Các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn mức chi 650 triệu đồng/năm;

+ Các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi mức chi 750 triệu đồng/năm.

3. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế

a) Chữa bệnh: Định mức chi phí gián tiếp và các chi phí hợp pháp khác 05 triệu đồng/giường bệnh/năm. Ngoài định mức nêu trên, căn cứ nguồn thu dịch vụ trên cơ sở lộ trình thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Liên Bộ: Y tế - Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tính toán chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù, tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp, các khoản đóng góp, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho các đơn vị mà nguồn thu không đáp ứng được nhiệm vụ chi trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm. Kết thúc năm tài chính, Sở Y tế, Sở Tài chính kiểm tra, rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch giường bệnh của các đơn vị được ngân sách nhà nước hỗ trợ để bù trừ vào dự toán năm sau.

b) Trong năm có biến động về số thu làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có phương án xử lý để đảm bảo kịp thời chế độ, chính sách cho người lao động trong trường hợp giường bệnh thực tế không đạt giường bệnh kế hoạch.

- Định mức chi ngân sách cho Trạm y tế cấp xã: 75 triệu đồng/trạm/năm (đã bao gồm phụ cấp thường trực, hỗ trợ tiền ăn theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- Phòng bệnh và các hoạt động y tế khác:

+ Định mức chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Kinh phí kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm: 900 triệu đồng/năm.

4. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính

a) Cấp tỉnh

- Định mức chi khác (tính theo bậc thang):

+ Từ 20 biên chế trở xuống: 36 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Từ biên chế thứ 21 đến 30: 34 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Từ biên chế thứ 31 đến 40: 32 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Từ biên chế thứ 41 trở lên: 30 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Đối với các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể, định mức chi khác giảm 2 triệu đồng/người/năm so với mức nêu trên.

- Định mức hỗ trợ đối với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (để chi chung) với mức 20 - 30 triệu đồng/Ban chỉ đạo/năm (tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ban chỉ đạo).

- Ngoài định mức nêu trên, đối với 4 văn phòng (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh) thực hiện nhiệm vụ chính trị chung toàn tỉnh, mang tính đặc thù, căn cứ khả năng ngân sách được bổ sung kinh phí để đảm bảo hoạt động tối thiểu theo mức như sau:

+ Văn phòng Tỉnh ủy: 7.500 triệu đồng/năm.

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh: 5.000 triệu đồng/năm.

+ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 7.500 triệu đồng/năm.

+ Văn phòng Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh: 550 triệu đồng/năm.

- Đối với các cơ quan tổng hợp đầu mối, hàng năm căn cứ khả năng ngân sách để hỗ trợ tăng thêm ngoài định mức, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

b) Cấp huyện

- Định mức chi khác 36 triệu đồng/biên chế/năm.

- Ngoài định mức nêu trên, đối với 02 văn phòng (Văn phòng Huyện ủy, Thành ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) thực hiện nhiệm vụ chính trị chung, mang tính đặc thù trong hoạt động, căn cứ vào số lượng đơn vị hành chính cấp xã, vị trí địa lý, được bổ sung kinh phí để đảm bảo hoạt động, cụ thể:

+ Các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi: Văn phòng Huyện ủy 2.200 triệu đồng/năm; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2.000 triệu đồng/năm.

+ Các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, thành phố Hòa Bình: Văn phòng Huyện ủy, Thành ủy 2.050 triệu đồng/năm; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 1.850 triệu đồng/năm.

+ Các huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn: Văn phòng Huyện ủy 1.900 triệu đồng/năm; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 1.700 triệu đồng/năm.

c) Cấp xã

- Định mức chi khác đối với xã loại 1: 625 triệu đồng/xã/năm.

- Định mức chi khác đối với xã loại 2: 600 triệu đồng/xã/năm.

- Định mức chi khác đối với xã loại 3: 575 triệu đồng/xã/năm.

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hoá, thông tin, du lịch

a) Cấp tỉnh

- Định mức chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức chi hoạt động sự nghiệp văn hoá 600 triệu đồng/năm.

- Định mức chi hoạt động sự nghiệp du lịch 300 triệu đồng/năm.

- Định mức chi hoạt động sự nghiệp thông tin 300 triệu đồng/năm.

- Định mức chi đối với Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp 500 triệu đồng/đoàn/năm.

- Định mức chi đối với Đội thông tin lưu động 250 triệu đồng/đội/năm.

b) Cấp huyện

- Định mức phân bổ chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức chi hoạt động sự nghiệp 25 triệu đồng/xã/năm.

- Định mức chi đối với Đội thông tin lưu động 250 triệu đồng/đội/năm.

c) Cấp xã: Định mức chi hoạt động sự nghiệp 25 triệu đồng/năm.

d) Điểm, khu du lịch quốc gia.

- Khu du lịch quốc gia: 4.000 triệu đồng/khu/năm.

- Điểm du lịch quốc gia: 3.000 triệu đồng/điểm/năm.

6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

a) Cấp tỉnh: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: 13.500 triệu đồng/năm (Trong đó có Vinasats là 2,5 tỷ đồng).

b) Cấp huyện

- Định mức chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức chi hoạt động 300 triệu đồng/năm.

- Định mức chi Trạm phát lại 20 triệu đồng/trạm/năm.

7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục, thể thao

a) Cấp tỉnh

- Định mức chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Chi hoạt động thể dục, thể thao mang tính chất thường xuyên và giải phong trào do tỉnh tổ chức hàng năm được bổ sung 1.200 triệu đồng/năm.

b) Cấp huyện

- Định mức chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức chi hoạt động 25 triệu đồng/xã/năm.

c) Cấp xã: Định mức chi hoạt động 25 triệu đồng/năm.

8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khác

Định mức phân bổ chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm (áp dụng đối với cả cấp tỉnh và cấp huyện).

9. Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội

a) Cấp tỉnh: Định mức phân bổ chi khác 25 triệu đồng/biên chế/năm.

b) Cấp huyện: Định mức chi hoạt động 20 triệu đồng/xã/năm.

c) Cấp xã: Định mức chi hoạt động 20 triệu đồng/năm.

10. Định mức phân bổ chi quốc phòng

a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

b) Ngân sách huyện

- Định mức chi cụ thể:

+ Đối với các huyện: Cao Phong, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ, thành phố Hoà Bình định mức chi 1.000 triệu đồng/năm;

+ Đối với các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi định mức chi 1.200 triệu đồng/năm.

- Căn cứ khả năng ngân sách để hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch của tỉnh.

11. Định mức phân bổ chi an ninh

a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

b) Ngân sách huyện

- Định mức chi cụ thể:

+ Đối với các huyện: Cao Phong, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ, thành phố Hoà Bình định mức chi 800 triệu đồng/năm;

+ Đối với các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi định mức chi 1.000 triệu đồng/năm.

- Căn cứ khả năng ngân sách để hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện diễn tập phòng chống khủng bố theo kế hoạch của tỉnh.

12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

b) Ngân sách huyện

- Định mức chi hoạt động 0,8% tổng các lĩnh vực chi từ Mục 1 đến Mục 11 của ngân sách cấp huyện, cấp xã.

- Bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi khắc phục hậu quả do khai thác khoáng sản theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định s 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bằng 50% so với số thực hiện năm trước năm báo cáo.

- Sự nghiệp môi trường tại Thành phố Hoà Bình: Ngoài định mức nêu trên, căn cứ vào khả năng ngân sách, bố trí thêm một khoản kinh phí để đảm bảo các hoạt động như: Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; cây xanh; xử lý nước thải sinh hoạt,…

13. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

a) Cấp tỉnh: Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

b) Ngân sách huyện

- Định mức chi 7% tổng các lĩnh vực chi từ Mục 1 đến Mục 12 của ngân sách cấp huyện, cấp xã. Riêng đối với các đơn vị thuộc vùng động lực, định mức chi như sau: Huyện Lạc Thuỷ 7,5%; huyện Kỳ Sơn 8%; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn 8,5%.

- Ngoài định mức nêu trên, bổ sung thêm tiêu chí đô thị, cụ thể: đô thị loại III mức chi 12.750 triệu đồng, đô thị loại IV mức chi 8.500 triệu đồng; đô thị loại V mức chi 5.000 triệu đồng.

14. Định mức phân bổ chi thường xuyên khác

a) Cấp tỉnh

- Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

- Căn cứ vào khả năng ngân sách và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngân sách cấp tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.

b) Ngân sách huyện

- Định mức 0,5% tổng các lĩnh vực chi từ Mục 1 đến Mục 13 của ngân sách cấp huyện, cấp xã.

- Căn cứ vào khả năng ngân sách và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngân sách cấp huyện bố trí kinh phí hỗ trợ các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn.

15. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học

a) Cấp tỉnh: Định mức chi 80% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

b) Cấp huyện: Định mức chi 20% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

16. Định mức phân bổ đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ

Định mức chi khác 15 triệu đồng/người/năm. Riêng sự nghiệp giáo dục - đào tạo định mức chi khác 12 triệu đồng/người/năm.

17. Dự phòng ngân sách: Theo số giao dự toán hằng năm của Thủ tướng Chính phủ.

18. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách

Ngoài định mức nêu trên, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét hỗ trợ, bổ sung một phần kinh phí theo khả năng của ngân sách cấp mình để giảm bớt khó khăn cho các đơn vị dự toán trực thuộc và ngân sách cấp dưới./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.323

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.166.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!