HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/2022/NQ-HĐND
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG HẰNG NĂM CỦA ĐẠI DIỆN CÁC BAN
LIÊN LẠC TÙ CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NỘI DUNG, MỨC TẶNG QUÀ CỦA THÀNH PHỐ
TỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN; KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ
27/7; NGÀY QUỐC KHÁNH 02/9; NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI VÀ TẾT TRUNG THU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng
11 năm 2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
ngày 09 tháng 12 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21
tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 405/TTr-UBND ngày
18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề nghị ban hành Nghị
quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm của Đại diện các Ban
liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội và nội dung, mức tặng quà của Thành phố
tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm
ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7; ngày Quốc khánh 02/9; ngày Quốc tế thiếu nhi
và ngày Tết Trung thu; báo cáo thẩm tra số
79/BC-VHXH ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân
Thành phố; báo cáo giải trình, tiếp thu số
439/BC-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội
đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt
động hàng năm của Đại diện các Ban liên lạc tù chính trị
thành phố Hà Nội; mức hỗ trợ kinh phí hàng năm, các năm chẵn và năm tròn đối với
các Ban liên lạc tù chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội;
b) Quy định nội dung và mức tặng quà
của thành phố Hà Nội tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm ngày
Thương binh - Liệt sĩ 27/7; ngày Quốc khánh 02/9;
c) Quy định nội dung và mức tặng quà
của thành phố Hà Nội tới các đối tượng nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và ngày
Tết Trung thu.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đại diện các Ban liên lạc tù chính
trị thành phố Hà Nội
- Ban Đại diện các chiến sỹ cách mạng
bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội.
- Các Ban liên lạc tù chính trị trên
địa bàn thành phố Hà Nội (14 Ban), bao gồm: Nhà tù Côn Đảo; Nhà tù Sơn La; Nhà
tù Khám lớn Sài Gòn; Nhà tù Hỏa Lò; Nhà tù Nhà Tiền; Nhà tù Thanh Liệt; Nhà tù
Nhà Rượu Gia Lâm; Nhà tù Sở Mật thám; Nhà tù Quảng Nam Đà Nẵng; Nhà tù Thừa Thiên Huế; Nhà tù Hạnh Thông Tây;
Nhà tù Cam Ranh; Nhà tù Phú Quốc; Nhà tù Căng 41.
b) Đối tượng tặng quà nhân dịp Tết
Nguyên đán; kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; ngày Quốc khánh 02/9
- Nhân dịp Tết Nguyên đán: các đối tượng
hưởng chính sách thuộc lĩnh vực người có công; người đang
hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối
tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các tổ chức
tiêu biểu; các cá nhân tiêu biểu; cán bộ trực Tết Nguyên đán và đối tượng tại
các trung tâm nuôi dưỡng, chữa trị tập trung trực thuộc Sở Lao động Thương binh
và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế.
- Nhân dịp Kỷ niệm ngày Thương binh -
Liệt sĩ 27/7: Các đối tượng hưởng chính sách thương binh, bệnh binh, người hưởng
chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,
gia đình liệt sĩ; các tổ chức tiêu biểu; các cá nhân tiêu biểu.
- Nhân dịp Kỷ niệm ngày Quốc khánh
02/9: người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 (Lão thành cách mạng); người
hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 (Tiền
khởi nghĩa); người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi
công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng kỷ niệm
chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; các cá nhân tiêu biểu;
các cơ sở cách mạng.
c) Đối tượng tặng quà nhân ngày Quốc
tế thiếu nhi 01/6 và ngày Tết Trung thu.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Các cơ
sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Điều 2. Nội dung
và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm
của Đại diện các Ban liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội
a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban
Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội: Mức hỗ trợ:
50.000.000 đồng/năm;
b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với
hội viên của các Ban liên lạc tù chính trị Hà Nội: Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/hội
viên/năm;
c) Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với
hội viên của các Ban liên lạc tù chính trị Hà Nội tổ chức kỷ niệm vào các các
năm chẵn và năm tròn:
Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/hội viên
(ngoài mức hỗ trợ hàng năm cho hoạt động của các hội viên Ban liên lạc tù chính
trị).
2. Quy định nội dung và mức tặng quà
của thành phố Hà Nội tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm ngày
Thương binh - Liệt sĩ 27/7; ngày Quốc khánh 02/9.
a) Nhân dịp Tết Nguyên đán:
- Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động
trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính
sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ
thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi
dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; người hoạt động cách mạng trước
ngày 01/01/1945 (Lão thành cách mạng); người hoạt động
cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi
nghĩa); người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng (trường hợp
người đứng tên trong gia đình được tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi
công" hoặc Bằng "Có công với nước" đã mất thì đại diện vợ, chồng,
con được nhận); đại diện thân nhân của liệt sĩ (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người
có công nuôi); thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
Trường hợp 01 cá nhân thuộc các đối
tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 01 suất quà tặng của Thành phố.
- Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người:
Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp
hằng tháng; con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của
thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền
kề; đại diện thờ cúng liệt sĩ (01 liệt sĩ/01 suất quà); quân nhân tham gia
kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục
viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008
đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng
chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất
ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 đang hưởng
trợ cấp hàng tháng; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc
tế ở Cam-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất
ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 đang hưởng trợ
cấp hằng tháng.
- Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người:
Nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cô đơn, không hưởng
trợ cấp hàng tháng) theo đề xuất của Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố Hà
Nội.
- Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người
cao tuổi (bằng tiền mặt):
1.200.000 đồng/người: Người cao tuổi
trên 100 tuổi;
1.500.000 đồng/người (đã bao gồm 5
mét vải lụa): Người cao tuổi tròn 100 tuổi;
1.000.000 đồng/người: Người cao tuổi
tròn 90, 95 tuổi;
700.000 đồng/người: Người cao tuổi ở
tuổi 70, 75, 80, 85.
- Mức quà (bằng tiền mặt) 500.000 đồng/người:
Người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (theo đề xuất của Liên đoàn Lao động
thành phố Hà Nội).
- Mức quà (bằng tiền mặt) 300.000 đồng/người:
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; đối tượng Bảo
trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng.
- Mức quà (bằng
tiền mặt): 500.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo; 300.000 đồng/hộ đối với hộ cận
nghèo;
- Các tổ chức tiêu biểu:
Mức quà 16.000.000 đồng/đơn vị (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng): các đơn vị do đoàn lãnh đạo
Thành phố đi thăm tặng bao gồm: Khu điều dưỡng cán bộ tại Đại Lải; câu lạc bộ
Thăng Long; Ban đại diện các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù, đày thành phố
Hà Nội; đại diện 01 trung tâm nuôi dưỡng điều dưỡng người có công Hà Nội, 01 cơ
sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Mức quà 16.000.000 đồng (trong đó túi
quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng): Trường giáo dưỡng Bộ Công an -
Ninh Bình; UBND huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ;
Mức quà 11.000.000 đồng/đơn vị (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 10.000.000 đồng): Các trung tâm điều dưỡng
người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi
dưỡng (7 đơn vị); làng Hữu nghị Việt Nam; Ban phục vụ lễ tang Hà Nội; Hội nạn
nhân chất độc da cam Thành phố; Hội Cựu thanh niên xung phong Thành phố; các
đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, đối tượng chính sách xã hội tập
trung và các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử
dụng 30% tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh, bệnh binh trên địa bàn Thành phố;
Mức quà 6.000.000 đồng/đơn vị (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 5.000.000 đồng): Ban quản lý các nghĩa
trang của Thành phố (Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Nhổn; Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi; Ban quản lý nghĩa trang Mai Dịch); Hội người khuyết
tật Thành phố; Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố; Hội Cứu trợ
trẻ em khuyết tật Thành phố; Hội Người mù Thành phố; các trung tâm phục hồi chức
năng; các cơ sở trợ giúp xã hội; các đơn vị sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm
quyền công nhận sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
trên địa bàn Thành phố.
- Mức quà 6.000.000 đồng/suất (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 5.000.000 đồng): gia đình người có công
tiêu biểu (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 02 gia đình) và
các cá nhân tiêu biểu do đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng bao gồm: các đồng
chí Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhân sỹ, trí thức, gia đình
chính sách, công nhân lao động, công dân ưu tú, người tốt việc tốt, hộ nghèo trên địa bàn Thành phố (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 03 trường hợp).
- Mức quà (bằng tiền mặt) 500.000 đồng/người:
Bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp; bổ sung thêm tiền ăn cho
các đối tượng đang được chữa trị, nuôi dưỡng tập trung trong các ngày Tết tại
các Trung tâm chữa trị và nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung trực thuộc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội, Bệnh viện 09 - Sở Y tế.
Trường hợp tặng quà thuộc đối tượng
chính sách người có công; đối tượng hưởng theo các Quyết định số
142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, số 53/2010/QĐ-TTg ngày
20/8/2010, số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011, thanh niên
xung phong đồng thời là đối tượng bảo trợ xã hội tại Nghị quyết này thì chỉ được
hưởng một chế độ tặng quà cao nhất (trừ quà tặng chúc thọ,
mừng thọ người cao tuổi).
b) Nhân dịp Kỷ niệm ngày Thương
binh - Liệt sĩ 27/7:
- Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính
sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh có tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện
đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; đại diện thân nhân
chủ yếu của liệt sĩ (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp.
Trường hợp 01 cá nhân thuộc các đối
tượng người có công nêu trên thi chỉ nhận 01 suất quà tặng của Thành phố.
- Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người:
Đại diện thờ cúng liệt sĩ (01 liệt sĩ/01 suất quà).
- Các tổ chức tiêu biểu:
Mức quà 16.000.000 đồng/đơn vị (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng): Làng Hữu nghị Việt Nam;
các trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có
công Hà Nội đang được nuôi dưỡng (7 đơn vị); Hội nạn nhân chất độc da cam Thành
phố; Ban phục vụ lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn
nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các đơn vị nuôi dưỡng điều
dưỡng người có công; các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền
công nhận sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn Thành phố;
Mức quà 11.000.000 đồng/đơn vị (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 10.000.000 đồng): Ban quản lý các nghĩa
trang của Thành phố (Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Nhổn, Ban quản lý nghĩa
trang liệt sĩ Ngọc Hồi, Ban quản lý nghĩa trang Mai Dịch).
- Mức quà 6.000.000 đồng/suất (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 5.000.000 đồng): Gia đình người có công
tiêu biểu (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 02 gia đình) và các cá nhân tiêu biểu
do đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng bao gồm: gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tiêu biểu hoặc
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
c) Nhân dịp Kỷ niệm ngày Quốc
khánh 02/9:
- Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người:
Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 (Lão thành cách mạng); người hoạt động
cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi
nghĩa); người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
người có công giúp đỡ cách mạng được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc
Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc
ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” (trường hợp người đứng tên trong kỷ niệm
chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” đã chết thì đại diện vợ, chồng, con được tặng quà).
Trường hợp 01 cá nhân thuộc các đối
tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 01 suất quà tặng của Thành phố.
- Mức quà 16.000.000 đồng/đơn vị
(trong đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng): Các cơ sở cách mạng
do đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng.
- Mức quà 6.000.000 đồng/suất (trong
đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 5.000.000 đồng): Các cá nhân tiêu biểu là
người có công thuộc đối tượng được tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9
do đoàn lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng.
3. Quy định nội dung và mức tặng quà
của thành phố Hà Nội tới các đối tượng nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và
ngày Tết Trung thu
a) Mức quà 500.000 đồng/em/ngày: Trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt.
b) Mức quà 11.000.000 đồng/đơn vị/ngày
(trong đó, túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 10.000.000 đồng): Do đoàn lãnh đạo
Thành phố đi thăm, tặng quà các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ cấp Thành phố.
c) Mức quà 6.000.000 đồng/đơn vị/ngày
(túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 5.000.000 đồng): Do đoàn lãnh đạo cấp huyện,
cấp xã đi thăm, tặng quà các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ cấp huyện, cấp xã.
4. Nguồn kinh phí
Nguồn ngân sách cấp Thành phố, cấp
huyện, cấp xã đảm bảo theo phân cấp.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ
chức thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện đảm
bảo đúng đối tượng, đúng quy định và công khai, minh bạch, tránh các tiêu cực
có thể xảy ra.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân
Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên truyền và
tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
4. Các nội dung Phụ lục số 04, Phụ lục
số 06 kèm theo Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân thành phố Hà Nội khoá XVI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 08 tháng 12 năm
2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu thuộc UBTV Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Lao động-TB&XH, Tài chính, Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực: HĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- VP TU, các Ban Đảng TU;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND; VP UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Công báo Thành phố, Cổng GTĐT Thành phố;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|